1. CHÀO CỜ TRONG LỚP
- Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.
2. SINH HOẠT:
*Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ .
* GV nhận xét:
a. Về học tập:
- Tuyên dương: .
- Nhắc nhở, phê bình:
b. Lao động – Vệ sinh:
- Tuyên dương:
Tuần 7 Thứ hai ngày 1 tháng 10năm 2012 Tiết 1 Hoạt động tập thể 1. Chào cờ trong lớp - Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ. 2. Sinh hoạt: *Lớp trưởng đánh giá - nhận xét :Ưu điểm, nhược điểm của các tổ . * GV nhận xét: a. Về học tập: - Tuyên dương:.. - Nhắc nhở, phê bình: b. Lao động – Vệ sinh: - Tuyên dương: - Nhắc nhở, phê bình: 3. Hoạt động trọng tâm tuầN Này _____________________________________ Tiết 2 Toán Tiết 31 Luyện tập I- Mục tiêu : Giúp HS củng cố về : - Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ . - Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hặc phép trừ . II- Đồ dùng dạy học : III- Các hoạt động dạy học : 1.HĐ1 : Kiểm tra : (3-5’)Thực hiện bảng con : 80000 – 43956 793315 + 6425 Nêu cách cộng, trừ? 2. HĐ2 : Luyện tập . Bài 1/10 : (7’) HS làm bảng con. - Củng cố cách thử lại phép cộng . Bài 2/40: (7’)HS làm bảng con. - Củng cố cách thử lại phép trừ . Bài 3/41: ( 8-9’)HS làm vở. - Kiến thức : Củng cố cách tìm thành phần chưa biết . - Chốt : Cách tìm số hạng, số bị trừ chưa biết ? Bài 4/41: ( 8-9’)HS làm vở . - Kiến thức : Củng cố giải toán . 3.HĐ3 : Củng cố dặn dò .(3’) - Nêu cách thử lại phép cộng, cách thử lại phép trừ . - Về làm bài 5 . * Sai lầm của HS . - Câu lời giải chưa chính xác Rút kinh nghiệm: . . ________________________ Tiết 3 Tập đọc 13. Trung thu độc lập I. Mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý nghiã của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước về tưong lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. II. Đồ dùng dạy học: Tranh SGK III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - HS đọc bài: Chị em tôi. - Nêu nội dung bài. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài:....ghi tên bài. b. Luyện đọc đúng. - 1 HS khá đọc, cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn. (3 đoạn.) - Đọc nối tiếp đoạn. - Rèn đọc đoạn: + Đoạn 1: đọc đúng: man mác- HS đọc câu. Ngắt hơi đúng: Trăng ngàn...bao la/... trung thu/... các em. Đọc đúng: vằng vặc- HS đọc câu. Đoạn này đọc ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy... , giọng nhẹ nhàng. - HS đọc đoạn theo dãy. + Đoạn 2: Ngắt nghỉ đúng ở dấu chấm, dấu phẩy... , giọng nhẹ nhàng. - Em hiểu nông trường là gì? - HS đọc đoạn theo dãy. + Đoạn 3: Ngắt hơi đúng câu cuối. Đọc đúng câu cảm: cao giọng. Đọc cả đoạn to, rõ ràng, giọng vui. HS đọc đoạn theo dãy. - HS đọc nhóm đôi theo đoạn. - Gv hướng dẫn đọc to cả bài. Đọc giọng nhẹ nhàng, đọc ngắt nghỉ ở đúng dấu chấm, dấu phẩy... - HS đọc cả bài ( 2-3 em) - GV đọc mẫu. c. Hướng dẫn tìm hiểu bài: * Đoạn 1: - HS đọc thầm - Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào? - Trăng trung thu độc lập có gì đẹp? ghi: vằng vặc Giảng tranh: Trong đêm trung thu độc lập đầu tiên, ánh trăng sáng soi toả khắp núi rừng, anh chiến sĩ đứng gác và nhớ tới các em... Vậy, anh nghĩ gì tới ngày mai của các em? * Đoạn 2: - Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao? - Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? - Cuộc sống hiện nay có những gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? - Em mong ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? * Đoạn 3: - Anh chiến sĩ chúc các em điều gì? - Bài văn nói lên điều gì? -> Nội dung bài. d. Hướng dẫn đọc diễn cảm - Gv hướng dẫn đọc từng đoạn- HS đọc từng đoạn theo dãy. Gv hướng dẫn: đọc giọng nhẹ nhàng thể hiến sự tự hào. Đoạn1, 2 giọng ngân dài, chậm rãi. Đoạn 3 giọng nhanh, vui hơn. Nhấn giọng ở từ man mác, tươi đẹp vô cùng... GV đọc mẫu HS đọc đoạn hoặc cả bài. đ.. Củng cố, dặn dò: - Nêu lại nội dung bài. - Chuẩn bị bài: ở vương quốc tương lai. Rút kinh nghiệm: . . ____________________________ Tiết 4 mĩ thuật _________________________________________________________________ Thứ ba ngày 2 tháng 10 năm 2012 Tiết 1 tiếng anh ___________________________________ Tiết 2 toán Tiết 32 Biểu thức có chứa hai chữ I- Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1- HĐ1: Kiểm tra:(5’) - HS làm bảng con: Tính giá trị của biểu thức: 2156 +a với a= 686? - Biểu thức trên gọi là biểu thức gì? 2- HĐ 2: Dạy bài mới: (12-15’) a- HĐ2.1:Giới thiệu bài:...ghi tên bài. b- HĐ2.2:Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ. - GV kẻ bảng như SGK. - HS quan sát. - Anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá. Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá? ...tương tự 1 số ví dụ khác. - HS nêu GV ghi bảng. - Nếu anh câu được a con các, em câu được b con các. Cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá? - a+b là biểu thức có chứa mấy chữ? c- HĐ2.3: Giớithiệu giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. - GV nêu biểu thức a+b. - Nếu a=3 và b= 2 thì a+ b= ? GV: 5 là một giá trị của biểu thức a+b. Tương tự với các trường hợp khác như SGK. -> Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a+b. 3- HĐ3: Luyện tập: Bài 1/42: (6’)HS làm bảng con + vở. - Củng cố cách tính giá trị của biểu thức có chứa hai chữ. => Chốt: GV yêu cầu HS nêu cách làm. Bài 2/42: (6’)HS làm bảng con+ vở. - Củng cố cách tính giá trị của birur thức có chứa hai chữ. Bài 3/42: (4’)HS làm SGK. - Củng cố cách tính giá trị số cuả biểu thức có chứa hai chữ. => Chốt : Cách tính. Bài 4/42: (3-4’)HS làm SGK. - Củng cố cách tính giá trị số cuả biểu thức có chứa hai chữ. => Chốt : Cách tính. * Dự kiến sai lầm của HS: - Trình bày cách tính giá trị của biểu thức chứa hai chữ còn lúng túng. - Tính toán còn sai. 4- HĐ4: Củng cố dặn dò:( 2-3’) - Lấy ví dụ một số biểu thức có chứa hai chữ? Rút kinh nghiêm .. ________________________ Tiết 3 Chính tả (Nhớ – Viết) 7. Gà Trống và Cáo I. Mục tiêu: - Nhớ - viết lại chính xác, trình bày đúng đoạn trích trong bài thơ. - Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu tr/ch. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Viết bảng con 2 từ láy có chứa âm s, x? 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài:..... ghi tên bài. b. Hướng dẫn chính tả: - Gv đọc mẫu. - HS nghe. - 1 HS đọc thuộc – cho HS nhẩm lại bài 2 phỳt - Hướng dẫn viết đúng. Cáo: viết hoa - Loan tin: loan: l/oan. Hồn lạc: lạc: l/ạc - phách: ph/ách (ach ≠ ac) - quắp: qu/ắp - GV đọc từ khó. - HS viết bảng con c. Viết chính tả - Hướng dẫn tư thế ngồi viết. - Gv đọc mẫu - HS đọc thuộc.( HS nhẩm lại bài 2 phỳt) - HS viết bài vào vở. d. Hướng dẫn chấm, chữa. - Gv đọc soát lỗi: 1 lần. - Kiểm tra lỗi , đổi vở KT cho nhau, - GV chấm bài. đ. Luyện tập: Bài 2: (a) - HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng con. HS đọc từ. Bài 3: (a) - HS đọc yêu cầu. - HS làm vở - Gv chấm. e. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Rút kinh nghiệm: . . ___________________________________________________________ Tiết 4 Luyện từ và câu 13. Cách viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam I. Mục tiêu: - Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bản đồ TP Hải Phòng. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: (2-3’) - Thế nào là danh từ chung? Danh từ riêng? Lấy ví dụ. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: ...Ghi tên bài. b. Hình thành kiến thức: * Nhận xét - HS đọc thầm phần nhận xét. - HS trả lời. - Bài yêu cầu gì? Gv nêu: Hãy nhận xét mỗi tên riêng đã cho gồm mấy tiếng? Chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết như thế nào? - HS nêu dựa ghi nhớ -> Khi viết tên người, tên địa lý Việt Nam ta cần viết như thế nào? * ghi nhớ/68 - - HS đọc. * Luyện tập Bài 1/68 - HS đọc yêu cầu. - HS làm bảng con (VBT) Bài 2/68- HS đọc yêu cầu. - HS làm vở. Bài 3/68 : Gv treo bản đồ thành phố. - HS chỉ trên bản đồ theo yêu cầu của bài. d. Củng cố, dặn dò: - Nêu cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam? - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: . . ______________________________________________________________ Thứ tư ngày 3 tháng 10 năm 2012 Tiết 1 Thể dục Bài 14 I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kĩ thuật:Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. YC đi đều đến chỗ vòng không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. đều, đúng khẩu lệnh - Trò chơi:YC tập chung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích II. Chuẩn bị dụng cụ: Sân tập, Còi. 4-->6 Quả bóng. III. Nội dung giảng dạy: Nội dung Định lượng Phương pháp A. Phần mở đầu: 1)Nhận xét: -ổn định tổ chức lớp. -GV nhận lớp phổ biến ND YC tiết học. 2)Khởi động: B. Phần cơ bản: 1.Đội hình đội ngũ: +Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái,đứng lại, đổi chân khi sai nhịp. +Cả lớp tập-GV điều khiển +Chia tổ tập luyện. -GV quan sát phát hiện sai sót, sửa chữa. + Tập cả lớp. +GV quan sát, nhận xét, đánh giá, biểu dương các tổ thi đua tập tốt. 2) Trò chơi: Ném trúng đích. -GV nêu tên trò chơi. -Giải thích cách chơi, luật chơi +GV quan sát, nhận xét, biểu dương những cá nhân chơi đúng luật nhiệt tình. C. Phần kết thúc: 1) Động tác điều hoà: 2) GV nhận xét tiết học. -GV hệ thống bài, nhận xét đánh giá kết quả giờ học. 5 - 8 phút 20 - 22 phút 2- 3 phút 4- 5 phút 3- 5 phút 8- 10 phút 3 - 5 phút - Lớp trưởng tập hợp lớp, báo cáo. -HS chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện -Xoay các khớp : cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai -Chạy nhẹ nhành trên sân trường 100 m rồi đi thường thành vòng tròn hít thở sâu. -HS tập cả lớp. - lớp trưởng điều khiển. -Tổ trưởng điều khiển. -Các tổ thi đua trình diễn -HS tập hợp theo đội hình chơi. -1Nhóm HS chơi mẫu- Lớp quan sát. - Cả lớp chơi. -HS tập một số động tác thả lỏng - Đứng tai chỗ hát Vỗ tay nhịp nhàng. Tiết 2 Toán Tiết 33.Tính chất giao hoán của phép cộng I- Mục tiêu: Giúp HS: - Chính thức nhận biết tính chất giáo hoán của phép cộng . - Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong một số trường hợp đơn giản II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạ ... -Trận đánh diễn ra NTN? -KQ trận đánh ra sao? -HS làm việc cá nhân. -HS Thuật lại diễn biến trận đánh. *GV Chốt KT: GV tóm tắt lại ý chính. *Hoạt động 3: Làm việc cả lớp. - GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận:Sau khi đánh tan quân Nam HánNQ đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa NTN? - HS trao đổi. - HS suy nghĩ trả lời. *Chốt: Mùa xuân năm 939NQ xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước được độc lập sau hơn một nghìn năm bị Phong kiến phương Bắc đô hộ. *Củng cố-Dặn dò: - Em hãy nêu tên một phố, tên đường, đền thờ hoặc một địa danh nào đó nhắc ta nhớ đến chiến thắng Bạch Đằng - GV cho đọc phần ghi nhớ. - HS đọc phần đóng khung - Về nhà chuẩn bị tiết sau. _____________________________________________________________ Thứ năm ngày 4 tháng 10 năm 2012 Tiết 1 toán Tiết 34. Biểu thức có chứa ba chữ I- Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ . - Biết tính giá trị của một số biểu thức đơn giản có chứa ba chữ . II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1- HĐ1: Kiểm tra: (3-5’) - Làm bảng con : Tính giá trị của biểu thức a x b với a = 1070; b = 5 2- HĐ 2: Dạy bài mới:(12-15’) a- HĐ2.1:Giới thiệu bài:...ghi tên bài. b- HĐ2.2: Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ . - GV treo bảng phụ có sẵn ví dụ. - GV vẽ bảng như SGK . - HS đọc . - GV hướng dẫn HS nêu theo mẫu SGK . An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá . Cả 3 người câu được mấy con cá? ..... Tương tự : Nếu An câu được a con cá, Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá .Số cá của 3 bạn là bao nhiêu ? a + b + c là biểu thức có chứa mấy chữ ? c- HĐ2.3 : Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa ba chữ . - GV hướng dẫn HS thay giá trị số - HS đọc SGK và tính kết quả . -> Chốt : Mỗi lần thay chữ .... 3- HĐ3: Luyện tập:( 18-20’) Bài 1/44: HS làm bảng con . - Kiến thức : Củng cố tính chất giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ . - Chốt: 36 gọi là gì ? Bài 2/44: a, HS làm nháp . b, HS làm vở . - Kiến thức : Củng cố tính chất giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ . - Chốt: Khi thay chữ bằng số ta thực hiện như tính giá trịcủa biểu thức . Bài 4/44: HS làm bảng con + làm vở. - Kiến thức : Củng cố cách tính chu vi tam giác, cách tính giá trị số của biểu thức có chứa 3 chữ. - Chốt: Nêu cách tính chu vi của A * Dự kiến sai lầm của HS: - Tính toán sai . 4- HĐ4: Củng cố dặn dò: - Lấy VD biểu thức có chứa 3 chữ ? Rút kinh nghiệm......... .. _________________________________ Tiết 3 Khoa học Bài 13: Phòng bệnh béo phì I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Nhận biết tác hại và dấu hiệu của bệnh béo phì. - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh. - Có ý thức phòng tránh béo phì và vận động người khác cùng phòng, chữa bệnh béo phì. II. Đồ dùng dạy- học: Các hình vẽ SGK Phiếu bài tập III. Các hoạt động dạy học: *Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ. -Nêu các biện pháp phòng bệnh suy dinh dưỡng? +GV giới thiệu bài: - HS mở SGK trang 28 *Hoạt động2: Làm việc với phiếu HT. +MT: Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. +Bước1: Làm viêc nhóm đôi. +GV chia nhóm và phát phiếu HT. - HS thảo luận nhóm đôi với phiếu HT. +Bước 2: - Đại diện Các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình. Nhóm khác bổ sung. *GV kết luận: Như SGV trang 55. *Hoạt động 3: Thảo luận. +MT: Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh do ăn thừa chất dinh dưỡng +Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. GV chia nhóm giao nhiệm vụ. + GV đưa ra gợi ý: (SGV tình huống 1,2) -Mỗi nhóm thảo luận và tự đưa ra một tình huống dữa trên gơi ý của GV. +Bước 2: Làm việc theo nhóm. -Từng nhóm HS làm việc đưa ra tình huống. -Nhóm trưởng điều khiển phan vai theo tình huống đẫ đề ra. -Các vai hội ý lời thoại và diễn suất. Các bạn góp ý. +Bước 3: Trình diễn. -Đại diện các nhóm trình diễn, nhóm khác bổ sung. *GV kết luận: Nhận xét lựa chọn cách ứng xử đúng. - HS đọc mục Bạn cần biết. *Củng cố-Dặn dò: + GV dặn HS cần có ý thức phòng tránh bệnh béo phì. Về chuẩn bị bài sau. ___________________________ Tiết 3 13.Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, Hs tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn ccốt truyện) II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: Hãy kể lại một đoạn trong câu chuyện: Ba lưỡi rìu. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài:..... ghi tên bài. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1/72 - HS đọc thầm. - HS đọc to. - HS nêu 4 sự việc. - Cốt truyện: Vào nghề có mấy sự việc chính? Bài 2/73 : - GV hướng dẫn HS làm miệng đoạn 1. GV treo bảng phụ - Một đoạn văn thường có mấy phần? - Đoạn 1 đã hoàn chỉnh phần nào? phần nào chưa hoàn chỉnh? - Ai xung phong nêu phần mở đầu? - Một em nêu phần diễn biến? - Hãy trình bày cả đoạn hoàn chỉnh? Tương tự, các đoạn còn lại các em làm VBT. - Gv chấm, chữa. c. Củng cố, dặn dò: - Một đoạn văn thường có mấy phần. - Nêu cách viết một đoạn văn. Rút kinh nghiệm: . . _____________________________ Tiết 3 Đạo đức 7. Tiết kiệm tiền của ( 2 tiết) I. Mục tiêu: Học xong bài này HS có khả năng: 1. Nhận thức được: - Cần phải tiết kiệm tiền của NTN. Vì sao phải tiết kiệm tiền của. 2. HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi,... trong sinh hoạt hàng ngày. 3. Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm, không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. II. Đồ dùng dạy- học Sách đạo đức lớp 4 Đồ dùng để chơi đóng vai. MỗiH có 3 tấm bìa : xanh, đỏ, trắng. III. hoạt động dạy- học (Tiết 1) 1) Kiểm tra: -Em hãy nhắc lại ghi ngớ bài trước? 2) Bài mới: *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. -GV chia nhóm. Các nhóm thảo luận các thông tin trong SGK. -Đại diện nhóm trìng bày *GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. *Hoạt động2: Bày tỏ ý kiến thái độ. +Bài tập 1: -GV lần lượt nêu từng ý kiến. -HS bày tỏ thái độ của mình.(Theo phiếu màu đã được quy ước) -HS giải thích rõ lí do lựa chọn của mình. -Cả lớp trao đổi, thảo luận. +GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng. ý kiến a, b, là sai. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. +Bài tập 2: - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các n+HS thảo luận câu hỏi ND bài2 SGK. - Đại diện các nhóm trình bày. - Lớp trao đổi, bổ xung. *GV chốt: Những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. *Ghi nhớ SGK: -2 -> 3 HS đọc ghi nhớ SGK *Hoạt động nối tiếp: + Về nhà sưu tầm các truỵên về tấm gương tiết kiệm tiền của.( BT6) +Tự liên hệ bản thân.( BT7) ______________________________________ Thứ sáu ngày 5 tháng 10năm 2011 Tiết 1 Tiếng anh ___________________________________ Tiết 2 Luyện từ và câu 14. Luyện tập viết tên người, tên địa lý việt nam I. Mục đích, yêu cầu - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra: - Nêu cách viết tên người, tên địa lý. - Viết bảng con: Lê Văn Tám, Hải Phòng. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Để củng cố cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam. Hôm nay, chúng ta luyện tập... b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1/74- HS đọc yêu cầu. - HS đọc đoạn thơ. - HS đọc giải nghĩa từ Long Thành. - Gv hướng dẫn học sinh làm miệng dòng 3 - Hs đọc các từ viết hoa - Gv chấm. => Tại sao các từ đó phải viết hoa? Bài 2/74 - Gv treo bản đồ địa lý Việt Nam. - HS quan sát. - HS đọc yêu cầu bài 2. - HS làm miệng - GV chữa bài: Chơi trò chơi: Chia lớp thành 3 đội lên bảng ghi tên các thành phố, các danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng. - Đội nào ghi đúng, nhiều sẽ thắng. => Gv chốt: Khi viết tên địa lý... c. Củng cố, dặn dò: - Khi viết tên người, tên địa lý em viết như thế nào? - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: . . _________________________________ Tiết 3 Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục đích, yêu cầu: - Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện. - Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Các hoạt động đạy học: 1. Kiểm tra: 2 em đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện: Vào nghề. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài:.... ghi tên bài. b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: - Gv ghi đề bài. - HS đọc đề bài. - Tìm từ quan trọng trong bài? - Gv gạch chân. - Câu chuyện kể là câu chuyện như thế nào? - Nội dung truyện? - Câu chuyện có mấy nhân vật? - HS đọc gợi ý SGK. - Gọi HS trả lời mẫu 3 gợi ý. - HS tập kể trong nhóm. - HS kể cá nhân trước lớp. - Gv nhận xét. c. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: . . ________________________________ Tiết 4 Toán Tiết 35. Tính chất kết hợp của phép cộng I- Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng . - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất . II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III- Các hoạt động dạy học: 1- HĐ1: Kiểm tra: - Làm bảng con dòng 3 phần b bài 4/44 2- HĐ 2: Dạy bài mới: - GV kẻ như bảng như SGK - HS đọc yêu cầu : So sánh giá trị của 2 biểu thức ( a+b)+c và a+(b+c) - GV cho HS thực hiện bảng con các giá trị của biểu thức ( a+b)+c và a+(b+c) - So sánh giá trị của (a+b)+c và a+(b+c) ? - Khi cộng 1 tổng 2 số với số thứ 3 thì ta có thể làm như thế nào ? -> Kết luận SGK Đó chính là tính chất kết hợp của phép cộng . 3- HĐ3: Luyện tập: Bài 1/45: HS làm bảng con . - Kiến thức : Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng để tính nhanh. - Chốt: ( 3254 + 146 + 1698 ) 921 + 898 + 2079 . Tại sao lấy ( 921+2079)+898 ? Bài 2/45: HS làm vở . - Kiến thức : Củng cố cách vận dụng tính chất kết hợp của phép cộng để giải toán - Chốt: Nên lấy 75500000 + 14500000 để tìm nhanh kết quả . Bài 3/45: HS làm SGK. - Kiến thức : Củng cố tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng . - Chốt: Vì sao a+0 =a ? * Dự kiến sai lầm của HS: - Vận dụng tính chất chưa linh hoạt . - Bài toán giải viết số lớn còn sai . 4- HĐ4: Củng cố dặn dò: - Nêu công thức và phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng ? - Về làm VBT Rút kinh nghiệm. ________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: