I- MỤC TIÊU
Học xong bài này , HS có khả năng:
1 . Nhận thức được :
Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào . Vì sao cần tiết kiệm tiền của .
2 . HS biết tiết kiệm giữ gìn sách vở , đồ dùng , đồ chơi , .trong sinh hoạt hằng ngày
3 . Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi , việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của
II- TÀI LIỆU - PHƯƠNG TIỆN - Mỗi HS 3 tấm bìa: Xanh, đỏ, vàng.
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
A- Bài cũ: Nêu ghi nhớ bài 3 (1 HS nêu)
B - Bài mới:
* Hoạt động 1: Thảo luận về các thông tin.
- HS thảo luận nhóm 4 về nội dung, ý nghĩa của các thông tin để rút ra kết luận chung.
Tiết kiệm là 1 thói quen tốt, là biểu hiện con người của xã hội văn minh.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (BT1. SGK)
- GV lần lượt nêu từng ý kiến - HS bày tỏ thái độ theo cách giơ thẻ.
+ Đồng ý: Thẻ đỏ
+ Phân vân: Thẻ vàng
+ Không đồng ý: Thẻ xanh.
- GV đề nghị HS giải thích lý do lựa chọn.
GV kết luận: Có ý kiến c, d là đúng.
Thứ 2.ngày 10.tháng 9.năm 2008 Đạo đức Tiết kiệm tiền của Tiết 1 i- Mục tiêu Học xong bài này , HS có khả năng: 1 . Nhận thức được : Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào . Vì sao cần tiết kiệm tiền của . 2 . HS biết tiết kiệm giữ gìn sách vở , đồ dùng , đồ chơi , .......trong sinh hoạt hằng ngày 3 . Biết đồng tình , ủng hộ những hành vi , việc làm tiết kiệm ; không đồng tình với những hành vi , việc làm lãng phí tiền của II- Tài liệu - phương tiện - Mỗi HS 3 tấm bìa: Xanh, đỏ, vàng. II- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- Bài cũ: Nêu ghi nhớ bài 3 (1 HS nêu) B - Bài mới: * Hoạt động 1: Thảo luận về các thông tin. - HS thảo luận nhóm 4 về nội dung, ý nghĩa của các thông tin để rút ra kết luận chung. Tiết kiệm là 1 thói quen tốt, là biểu hiện con người của xã hội văn minh. * Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (BT1. SGK) - GV lần lượt nêu từng ý kiến - HS bày tỏ thái độ theo cách giơ thẻ. + Đồng ý: Thẻ đỏ + Phân vân: Thẻ vàng + Không đồng ý: Thẻ xanh. - GV đề nghị HS giải thích lý do lựa chọn. GV kết luận: Có ý kiến c, d là đúng. * Hoạt động 3: Thảo luận về các việc nên làm và không nên làm. - GV chia nhóm thành 3 nhóm. HS thảo luận làm bài vào giấy A3 (BT2 - SGk - Các nhóm treo bài làm lên bảng. + Các việc nên làm: - Học xong tắt đi - Khi uống nước, rót đủ uống + Các việc không nên làm: - Học xong để điện cả năm - Mua nhiều bút một lúc.... - HS tự liên hệ. * Ghi nhớ: 3 em đọc *Hoạt động nôí tiếp Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của. Thứ 2.ngày 6.tháng 10.năm 2008. Tuần 7 Tập đọc Trung thu độc lập I - Mục tiêu: 1. Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. 2. Hiểu ý nghĩa của các từ trong bài. ý nghĩa bài: Tình thương mến các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. II- Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh hoạ trong bài. (SGK). III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- Bài cũ: Kiểm tra bài "Chị em tôi": KT 2 HS đọc và nêu ý nghĩa của câu chuyện. B- Bài mới: Trung thu độc lập 1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Hoạt động 1: Luyện đọc. - HS đọc nối tiếp (3 lượt) đoạn. - GV kết hợp giải nghĩa các từ ở SGK: Sáng vằng vặc, và phần ở chú giải. - HD HS ngắt nghỉ ở các câu: "Đêm nay/ anh đứng gác ở trại...các em" "Anh mừng cho các em........sẽ đến với các em." - HS luyện đọc theo cặp. - 2 em đọc cả bài. - GV đọc cả bài: Giọng nhẹ nhàng, tự hào, ước mơ của anh chiến sĩ. b. Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.: - HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK. + Anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em trong hoàn cảnh nào? (Anh đứng gác ở trại trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên) + Trung thu độc lập có gì đẹp? (Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng sáng vằng vặc, chiếu khắp...) ý 1: Cảnh đẹp của đêm trăng Trung thu độc lập đầu tiên. Đoạn 2: HS đọc thầm và rả lời câu hỏi 2, 3 SGk, HS trả lời. GV giảng thêm: Từ ngày đất nước ta giành độc lập 8/1945 - ta đã chiến thắng 2 đế quốc Pháp và Mỹ. Từ năm 175 ta đã bắt tay vào xây dựng đất nước. - Từ ngày anh chiến sĩ mơ ước về các em đến any đã hơn 50 năm qua. ý 2: Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước. Đoạn 3: 1 HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi. ý 3: Lời chúc của anh chiến sĩ đối với thiếu nhi. GV hỏi thêm: Đứng gác dưới trăng, anh bộ đội nghĩ gì về các em? (anh mừng cho các em) ý nghĩa: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta. c. Hoạt động 3: Thi đọc diễn cảm. - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn. - GV HD HS cả lớp luyện đọc đoạn 2. (Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai...vui tươi) (Các từ ngữ cần nhấn giọng: Ngày mai, mơ tưởng, phấp phới, soi sáng, chi chít, cao thẳm, bát ngát, to lớn, vui tươi...) 3. Củng cố - dặn dò: - 1 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - Chuẩn bị bài tiết sau: ở vương quốc tương lai. Thứ 2.ngày 6.tháng 10.năm 2008. Toán Luyện tập I - Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: - Kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. II - Các hoạt động dạy- học chủ yếu: A. Bài luyện tập: Bài 1: a. GV nêu phép cộng mẫu: YC HS làm - 1 HS lên cộng trên bảng. - GV Giúp HS thử lại theo mẫu. - 1 em đọc kết luận SGK. b. HS tự làm bài 6 rồi thử lại. Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1 Bài 3: Tìm x *Mục tiêu: Củng cố kỹ năng thực hiện phép tính cộng, phép tính trừ qua việc tìm thành phần chưa biết của phép tính cộng, phép tính trừ. - HS tự làm - chữa bài: GV hỏi HS nêu cách tìm số hạng chưa biết của phép tính cộng, phép tính trừ. - HS tự làm - tự chữa bài: GV hỏi HS nêu cách tìm số hạng chưa biết; tìm số bị trừ chưa biết. Bài 4: Giải toán *Mục tiêu: Củng cố giải toán có lời văn có liên quan đến phép trừ số TN và so sánh số tự nhiên. Giải Ta có: 3143 > 2428. Vậy núi Phan - xi - păng (Lào Cai) cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn là: 3143 - 2428 = 715 (m) Đáp số: 715 m Hoạt động nối tiếp: BTVN số 3, 4 VBTT Thứ 6ngày10tháng10năm 2008. Mĩ thuật Vẽ tranh theo đề tài phong cảnh quê hương I - Mục tiêu: - HS biết quan sát các hình ảnh và nhận ra vẻ đẹp của phong cảnh quê hương. - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh theo cảm nhận riêng. - HS thêm yêu mến thiên nhiên. II- Chuẩn bị: - SGK, SGV. - Bài vẽ tranh phong cảnh của lớp trước. - Giấy, màu vẽ, chì, tẩy. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: * Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung, đề tài. - GV dùng tranh để giới thiệu để HS nhận biết: + Tranh phong cảnh vẽ đẹp quê hương đất nước. + Tranh phong cảnh vẽ cảnh vật là chính. + Cảnh vật xung quanh là nhà, phố phường, đồng quê, núi... + Tranh phong cảnh không phải là sự sao chụp, chép lại y nguyên phong cảnh thực mà được sáng tạo trên thực tế thông qua cảm xúc của người vẽ. - Gợi ý tiếp cận đề tài. + Xung quanh em có cảnh nào đẹp không?................. + Em sẽ chọn phong cảnh nào để vẽ........................... * Hoạt động 2: Cách vẽ tranh phong cảnh GV giới thiệu cho HS 2 cách vẽ tranh phong cảnh. + Quan sát cảnh thiên nhiên vẽ trự tiếp ( vẽ ngoài trời, công viên, đường phố) + Vẽ bằng cách nhớ lại các hình ảnh đã từng được quan sát. - GV gợi ý các bước vẽ hoặc có thể vẽ trên bảng cho HS quan sát. * Hoạt động 3: Thực hành - Yêu cầu HS chọn cảnh trước khi vẽ - chú ý sắp xếp hình vẽ cân đối trên tờ giấy. - Vẽ hình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau. Nhớ vẽ cảnh là trọng tâm, có thể vẽ thêm người, vật cho sinh động. - GV cần quan tâm, giúp đỡ HS vẽ; vẽ theo ý thích của HS. * Hoạt động 4: Nhận xét - đánh giá. - GV cùng HS nhận xét đánh gía một só bài điển hình về ưu, nhược điểm để nhận xét. + Cách chọn cảnh. + Cách sắp xếp các bố cục. + Cách vẽ hình, vẽ màu. - Nhấn mạnh điểm tốt cần phát huy - điểm chưa tốt cần khắc phục. * Dặn dò: Quan sát các con vật que Thứ.ngày.tháng.năm 2007. Thể dục: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số Trò chơi: Kết bạn I - Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Tập hợp ngang, dóng hàng, điểm số. - Trò chơi: "Kết bạn" yêu cầu phản xạ nhanh, chơi đúng luật, thành thạo, nhiệt tình khi chơi. II - Địa điểm - phương tiện: - Sân bãi đảm bảo an toàn. - Phương tiện: Còi. III - Nội dung và phương pháp lên lớp. 1. Hoạt động 1: Phần mở đầu: 6 / - Gv nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chấn chỉnh đội hình đội ngũ. - Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. - Đứng tại chỗ hát, vỗ tay. 2. Hoạt động 2: Phần cơ bản: (18 - 20/) a) Đội hình đội ngũ - Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. + GV điều khiển lớp tập 1 - 2lượt. + Chia tổ - lớp trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sữa chưa sai sót cho HS. - Cả lớp tập để củng cố. b) Trò chơi vận động: - Trò chơi: "Kết bạn" GV tập hợp cho HS theo đội hình chơi. - Nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi, luật chơi rồi cho HS chơi thử, cho cả lớp chơi. - GV quan sát, nhận xét, xử lý và tổng kết trò chơi. 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc. (4 - 6/) - Cả lớp vừa hát, vừa vỗ tay theo nhịp. - GV cùng HS hệ thống bài, GV nhận xét, đánh giá giờ học. Thứ 3 ngày 7 tháng 10 năm 2008. Toán: Biểu thức có chưa hai chữ I- Mục tiêu: Giúp HS ôn, củng cố về: - Nhận biết một số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ. - Biết tính gía trị của biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ. II- Đồ dùng dạy học - Bảng phụ viết sẵn ví dụ (như SGK) II- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: Hoạt động 1: Giới thiệu biểu thức chứa 2 chữ. - GV nêu VD viết sẵn ở bảng phụ và giải thích cho HS biết mỗi chỗ "." chỉ số con cá do anh (hoặc em hoặc cả 2 anh em) câu được. Vấn đề nêu trong ví dụ là hãy viết số (hoặc chữ) thích hợp vào mỗi chỗ chấm đó. Nên cho HS nêu lại YC, nhiệm vụ cần giải quyết. - GV nêu mẫu như ở bảng SGK trang 41, dòng 1. Tương tự cho HS nêu hết bảng. - GV giới thiệu (HD HS nêu): a + b là biểu thức có chứa 2 chữ, vài HS nêu lại. 2. Hoạt động 2: Giới thiệu gía trị biểu thức có chứa hai chữ. - GV nêu biểu thức có chưa 2 chữ a + b và cho HS nêu như ở SGK. - GV cho HS nhận xét: Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b (vài HS nhắc lại). 3. Hoạt động 3: Thực hành Bài tập 1: Cho HS làm bài rồi tự chữa. Chẳng hạn: BT1. Nếu c = 15 cm và d = 45 cm Thì c + d = 15 + 45 = 60 (cm) Bài 2: Tương tự bài 1. Bài 3: GV kẻ sẵn bảng (như SGK) cho HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài. Bài 4: Cho HS làm bài - Chữa bài. 4. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: BTVN Thứ 4 ngày 8 tháng 10 năm 2008. Tập làm văn Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện I - Mục tiêu: - Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện XD hoàn chỉnh đoạn văn của một câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện). II - Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ viết các đề TLV. - Tranh minh hoạ truyện "Ba lưỡi rìu" (SGK). III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu. A. Bài cũ: KT 2 HS phát triển ý kiến nêu dưới mỗi tranh minh hoạ của bài văn "Ba lưỡi rìu" thành một đoạn văn hoàn chỉnh. 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp a. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT. Bài tập 1: - HS đọc cốt truyện vào nghề. Cả lớp theo dõi SGK. - GV giới thiệu tranh minh hoạ. ... + 0 + 0 = 0 - HS thảo luận nhóm đôi - 2 HS lên chữa bài. Củng cố - Dặn dò - Nêu lại cách tính giá trị biểu thức có chứa ba chữ. - BTV: Số 4 tr 44 SGK. - GV nhận xét giờ học. Thứ 3 .ngày 7 tháng 10 năm 2008. Lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (938) I- Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Tại sao có trận Bạch Đằng. - Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng. - Trình bày được ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc. II- Đồ dùng dạy học: - Hình trong SGK. - Phiếu học tập. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. - GV nêu yêu cầu HS điền đấu vào 0 những thông tin đúng về Ngô Quyền. + Ngô Quyền là người Đường lâm (Hà Tây) 0 + Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ 0 + Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán 0 + Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua 0 - 1 vài HS báo cáo đọc kết quả và giới thiệu 1 số nét về tiểu sử Ngô Quyền. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân. - 1 HS đọc SGK đoạn: "Sang đánh nước ta....hoàn toàn thất baị" để trả lời các câu hỏi sau: + Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào? + Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì? + Trận đánh diễn ra như thế nào? - GV yêu cầu HS dựa vào kết quả thuật lại trận đánh. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp - GV nêu vấn đề cho HS thảo luận. Sau khi đánh tan quân Nam Hán Ngô Quyền đã làm gì? điều đó có ý nghĩa như thế nào? - Lớp trao đổi thảo luận. Kết luận: Mùa xuân năm 939 Ngô Quyền xưng vương đóng đô ở Cổ Loa. Đất nước ta độc lập sau hơn một ngìn năm bị phong kiến Phương Bắc đô hộ. IV- Củng cố - dặn dò:1 em nêu lại ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng,GVNX giờ học Kể chuyện Lời ước dưới trăng I- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng nói: Dựa vào lời kể của cô - tranh minh hoạ để kể lại câu chuyện "Lời ước dưới trăng" phối hợp kể với điệu bộ, nét mặt. - Hiểu chuyện - biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện (những điều ước cao đẹp mang lại hạnh phúc, niềm vui cho con người) Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe cô, bạn kể; biết nhận xét lời kể của bạn và kể trực tiếp được lời bạn kể. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK A. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS : Kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em được đọc, được nghe. B. Bài mới: Hoạt động 1: - HS sưu tầm 1 số mẫu chuyện về lòng tự trọng. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Bài cũ: Kiểm tra 2 HS : Kể lại câu chuyện về lòng tự trọng mà em được đọc, được nghe. B- Bài mới: Hoạt động 1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu bài trực tiếp. Hoạt động 2.GV kể chuyện "Lời ước dưới trăng" Giọng chậm, nhẹ nhàng; lời cô bé, tò mò, hồn nhiên, lời chị Ngân dịu dàng, đôn hậu - GV kể lần 1: SH nghe - GV kể lần 2: Chỉ vào tranh minh hoạ. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS kể chuyện - rút ra ý nghĩa chung. - HS tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập. a) Kể trong nhóm. b) Thi kể chuyện trước lớp. Hoạt động 4: Củng cố - dặn dò: HS trao đổi nêu ý nghĩa câu chuyện: Những lời ước mơ đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho con người nói điều ước cho tất cả mọi người.) - GV nhận xét tiết học. Thứ 4 ngày 8 tháng 20 năm 2008 Địa lý Một số dân tộc ở Tây Nguyên I- Mục tiêu: Học xong bài này HS biết: - Một số các dân tộc ở tây Nguyên. - Trình bày được các đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, rtang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Mô tả về nhà Rông ở Tây Nguyên. - Dựa vào lược đồ, tranh, hình để tìm kiến thức. II- Đồ dùng dạy học: - Tranh ảnh về nhà, buôn làng, trang phục lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của Tây Nguyên (nếu có). III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 1. Tây Nguyên - nơi có nhiều dân tộc chung sống. * Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. Bước 1: GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK để trả lời các câu hỏi sau: + Kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên? + Trong các dân tộc kể trên thì dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến + Các dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? (tiếng nói, lễ hội, tập quán sinh hoạt). - Để Tây Nguyên đẹp thêm nhà nước và nhân dân (dân tộc) ở đây cần làm gì? Bước 2: Vài HS báo cáo kết quả. - Lớp bổ sung - nhận xét - GV kết luận. GV nói: Tây Nguyên tuy có rất nhiều dân tộc sinh sống nhưng đây lại là nơi thưa dân nhất nước ta. 2. Nhà Rông ở Tây Nguyên. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - HS dựa vào mục 2 SGK để trả lời câu hỏi: + Mỗi buôn (làng) Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt? + Nhà rông được dùng để làm gì? Mái nhà cao hay thấp? + Sự to đẹp của Nhà Rông biểu hiện điều gì? Bước 2: Báo cáo kết quả làm việc. - GV cho lớp nhận xét - bổ sung. 3. Trang phục - lễ hội: * Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm. Bước 1: Các nhóm quan sát hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 và mục 3 SGK để thảo luận theo gợi ý. + Người dân Tây Nguyên nam nữ thường mặc như thế nào? + Nhận xét trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3? + Lễ hội ở Tây Nguyên thường tổ chức vào khi nào? + Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên. + Người dân Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội (múa, hát,, uống rượu + ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng các nhạc cụ nào? Bước 2: Đại diện nhóm lên báo cáo - lớp nhận xét - bổ sung. c. Tổng kết - dặn dò: GV trình bày tóm tắt về dân cư, buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây Nguyên. - Nhận xét giờ học. Thứ 6 ngày 10 tháng 10.năm 2008. Toán Tính chất kết hợp của phép cộng I- Mục tiêu: Giúp HS: - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. II- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A- Bài cũ: - Nêu tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. - Kiểm tra 1 HS: a + b = b + a B- Bài mới: 1. Hoạt động 1: Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - GV kẻ bảng như SGK. Cho HS nêu giá trị cụ thể của a, b, c. VD: a = 5; b = 4; c = 6 HS tự tính giá trị của (a + b) + c và a + (b + c) rồi so sánh kết quả tính được rồi rút ra kết luận: (a + b) + c = a +(b + c). - Tương tự với từng bộ giá trị khác của a, b, c. Giúp cho HS viết ra : (a + b) + c = a (b + c) rồi nêu (diễn đạt) bằng lời: "Khi cộng một tổng 2 số với số thứ 3 ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và thứ ba". Lưu ý: a + b + c = (a + b) + c = a + (b + c) 2.Hoạt động 2: Thực hành. Bài tập 1a: HS cả lớp tự làm. * Mục tiêu: Củng cố kỹ năng làm tính cộng. a) 3254 + 146 + 1698 = 3400 + 1698 = 5098 Chữa bài: Yêu cầu HS giải thích cách làm. Bài tập 2: Cho HS làm rồi chữa bài Mục tiêu: Củng cố cách vận dụng tính cộng Bài tập 3: HS tự làm rồi chữa bài. Mục tiêu: củng cố tính chất cộng với 0; cộng với một số không đổi và tính chất giao hoán của phép cộng. a) a + 0 = 0 + a = a; b) 5 + a = a + 5 c) (a = 28) + 2 = a +(28 + 2) = a + 30 C. Dặn dò: BTVN 2, 3 VBTT Thứ 6.ngày 10.tháng 10.năm 2008. Khoa học Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá I- Mục tiêu: Sau bài học HS có thể: - Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm cảu bệnh này. - Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mội người cùng thực hiện. II- Đồ dùng: Hình trang 30 - 31 SGK. III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Hoạt động 1: Tìm hiểu một số bệnh lây qua đường tiêu hoá. * Mục tiêu: Kể tên một số bệnh lây qua đơừng tiêu hoá và nhận thức được mói quan hệ của căn bệnh này. - GV hỏi: + Đã có bạn nào từng bị đau bụng tiêu chảy? Khi đó em cảm thấy như thế nào? (Lo lắng, khó chịu, mệt, đau...) + Kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá mà em biết? (tả, lị...) GV giảng thêm 1 số triệu chứng của các bệnh (tiêu chảy, tả, lị...như SGV nêu) GV kết luận như ở SGK nêu. Hoạt động 2: Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Mục tiêu: Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá. - Làm việc thảo luận theo nhóm. HS quan sát tranh trang 30 - 31 SGK và trả lời câu hỏi. Chỉ nêu nội dung từng hình. + Việc làm nào của bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao? + Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh qua đường tiêu hoá. - Đại diện nhóm lên báo cáo kết quả - lớp nhận xét bổ sung. Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động - Chia lớp 3 tổ. + Các nhóm giao nhiệm vụ từng cá nhân của nhóm vẽ (bạn viết nội dung, bạn vẽ tranh, bạn viết cam kết vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá) -Thực hành: Các tổ tiến hành vẽ tranh dưới sự chỉ đạo hướng dẫn của tổ trưởng. - Trình bày, đánh giá. + Các nhóm treo sản phẩm. + Đại diện nhóm lên trình bày- các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương các sáng kiến của tranh cổ động được mọi người cùng giữ vệ sinh phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá. Củng cố - dặn dò: Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét giờ học. Thứ 5 ngày 9 tháng 10.năm 2008. Luyện từ và câu Luyện viết tên người, tên địa lý Việt Nam I- Mục tiêu: 1. Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng một số tên riêng Việt Nam. - 3 tờ giấy to kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2. II - Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ đia lý Việt Nam. - 3 tờ giấy to kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2. III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu: A. Bài cũ: Kiểm tra 1 HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bắc cầu từ bài cũ. 2. Hướng dẫn HS làm BT . Bài tập 1: Cm yêu cầu đề bài và giải nghĩa "Long Thành" - Cả lớp đọc thầm bài ca dao, phát hiện những tên riêng không đúng và sửa lại viết đúng vào VBT. - Phát phiếu cho 3 em. mỗi em sửa một phần bài ca dao. Kết quả: Hàng Bồ, Hàng Lạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, Hàng Bài, Hàng Giầy, Hàng Mã, Hàng Gà... Bài tập 2: Trò chơi: Du lịch trên bản đồ Mục tiêu: Giúp HS tìm được tên các tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh trên đất nước ta. - Viết lại cho đúng chính tả. - GV phát phiếu giấy to ghi nội dung BT2 cho 3 nhóm thi làm bài. Kết quả: + Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hải Dương... +Thành phố thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ. - Di tích lịch sử: Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế. - GV nhận xét, công bố kết quả tổ thắng cuộc. 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - 2 em nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam. - Dặn HS xem trước bài tiết 8- Nhận xét giờ học.
Tài liệu đính kèm: