Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Thủy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Thủy

I. Mục tiêu:

Giúp học sinh hiểu:

- Mọi người ai cũng phải tiết kiệm tiền của vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.

- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người.

- Tiết kiệm tiền của là biết cách sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.

- Biết tôn trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.

- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. Phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV :- Bảng phụ ghi các thông tin ở HĐ1.

 H: - Bìa xanh - đỏ - vàng.

III. Các hoạt động dạy - học.

1. HĐ1: KT bài cũ

- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em? Em cần thực hiện quyền đó ntn?

2. HĐ2: Tìm hiểu thông tin.

- Cho H đọc thông tin

+ ở nhiều cơ quan công sở hiện nay của nước ta có rất nhiều bảng thông báo: Ra khỏi phòng nhớ tắt điện,.

+ ở Đức, người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.

+ ở Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.

- H đọc và thảo luận nhóm 2.

* Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện, thực hành chống lãng phí.

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Thu Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Ngày soạn: 21/9/ 2009 
Ngày giảng: Thứ hai ngày 28 tháng 9 năm 2009
Chào cờ 
Tập trung toàn trường
______________________________
Đạo đức
tiết kiệm tiền của
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh hiểu:
- Mọi người ai cũng phải tiết kiệm tiền của vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.
- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người.
- Tiết kiệm tiền của là biết cách sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.
- Biết tôn trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. Phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV :- Bảng phụ ghi các thông tin ở HĐ1.
 H: - Bìa xanh - đỏ - vàng.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. HĐ1: KT bài cũ 
- Tại sao trẻ em cần được bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến trẻ em? Em cần thực hiện quyền đó ntn?
2. HĐ2: Tìm hiểu thông tin.
- Cho H đọc thông tin
+ ở nhiều cơ quan công sở hiện nay của nước ta có rất nhiều bảng thông báo: Ra khỏi phòng nhớ tắt điện,...
+ ở Đức, người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
+ ở Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.
- H đọc và thảo luận nhóm 2.
* Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện, thực hành chống lãng phí.
- Theo em, có phải do dân nghèo nên dân tộc các cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không?
- Không phải do nghèo
- Họ tiết kiệm để làm gì?
- Tiết kiệm là thói quen của con người, có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.
- Tiền của do đâu mà có?
- Tiền của là do sức lao động của con người mới có.
* Gv kết luận chốt ý
3. Hoạt động 3: Thế nào là tiết kiệm tiền của.
- Gv nêu các ý kiến
- H giơ thẻ
đỏ: đồng ý; xanh: không đồng ý; vàng phân vân.
(1) Keo kiệt bủn xỉn là tiết kiệm.
(2) Tiết kiệm thì phải ăn tiêu dè xẻn.
(3) Giữ gìn đồ đạc cũng là tiết kiệm.
(4) Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của vào đúng mục đích.
(5) Sử dụng tiền của vừa đủ, hợp lí, hiệu quả cũng là tiết kiệm.
(6) Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
(7) Ăn uống thừa thãi là chưa tiết kiệm.
(8) Tiết kiệm là quốc sách.
(9) Chỉ những nhà nghèo mới cần tiết kiệm
(10) Cất giữa tiền của không chi tiêu là tiết kiệm.
- Câu 3, 4, 5, 6, 7, 8 là đúng ị thẻ đỏ
- Câu 1, 2, 9, 10 là sai ị thẻ xanh
* Thế nào là tiết kiệm tiền của?
- Tiết kiệm tiền của là sử dụng đúng mục đích, hợp lí, có ích, không sử dụng thừa thãi.
4. Hoạt động 4: Em có biết tiết kiệm.
- Gv yêu cầu học sinh viết ra giấy 3 việc làm em cho là tiết kiệm tiền của.
- 3 việc làm chưa tiết kiệm tiền của.
- H tự nêu
Lớp nhận xét - bổ sung.
- Trong ăn uống cần tiết kiệm ntn?
- Ăn uống vừa đủ không thừa thãi.
- Trong mua sắm cần tiết kiệm ntn?
- Chỉ mua thứ cần dùng.
- Có nhiều tiền cần chi tiêu thế nào cho tiết kiệm?
- Chỉ giữ đủ dùng, phần còn lại thì cất đi hoặc gửi tiết kiệm.
- Sử dụng đồ đạc ntn là tiết kiệm?
- Giữ gìn đồ đạc, đồ cũ cho hỏng mới dùng đồ mới.
- Sử dụng điện nước như thế nào là tiết kiệm?
- Lấy nước đủ dùng, khi không cần điện thì tắt.
* Vậy những việc nào nên làm, việc nào không nên làm?
5. Hoạt động 5: Hướng dẫn thực hành. 
- Qsát trong gia đình em và liệt kê các việc làm tiết kiệm và chưa tiết kiệm thành 2 cột.
- Nhận xét giờ học.
- H tự nêu.
 ______________________________________ 
Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp học sinh :
- Củng cố kỹ năng thực hiện tính cộng, tính trừ các số tự nhiên và cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ số tự nhiên.
- Củng cố kỹ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính giải toán có lời văn.
- HS yếu biết thực hiện tính cộng, tính trừ số có 2 chữ số và thử lại.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu bài tập 
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ: không KT
3. Bài mới:
a. GT bài: Ghi đầu bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 1:
2416 + 5164
- Nêu cách tính tổng.
- Gv cho H nhận xét bài của bạn.
- Vì sao em khẳng định bài của bạn đúng (sai)?
- Gv nêu cách thử của phép cộng.
- Cho H thử lại phép cộng trên.
* Kết luận và cho HS đọc phần in nghiêng trang 40
* Phần b
- Yêu cầu HS tính rồi thử lại 
* Bài 2
- Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn HS làm bài 
- muốn thử lại phép trừ ta làm như thế nào?
* Bài 3
- Bài tập yêu cầu gì?
- phần a
- Nêu lại thành phần của phép tính cộng
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
- phần b
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
* Bài 4: yêu cầu đọc đề
- bài toán cho biết gì?
- bài toán hỏi gì?
4. Củng cố - dặn dò:
- Nêu mối quan hệ của phép cộng và phép trừ.
- NX giờ học.
- Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài giờ sau.
- Đặt tính: chữ số trong từng hàng thẳng cột với nhau
- Thực hiện tính từ phải sang trái 
- Thử lại cách tính 
- Lấy tổng trừ đi một số hạng 
- HS lên bảng tính: 2 em
- lớp làm vào nháp 
 thử lại
+
 62981
-
 27519
69108
+
 2074
 71182
thử lại
71182
- 
69108
 2074
- Thử lại phép trừ 
- HS lên bảng thử lại 
6839
- 
 482
6357
6357
+
 482
6839
4025
-
 312
3713
thử lại
3713
+
 312
4025
- Lấy hiệu cộng với số trừ 
- Tìm x
- số hạng, số hạng, tổng
- Lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.
x + 262 = 4848
 x = 4848 – 262
 x = 4586
- lấy hiệu cộng với số trừ
 x – 707 = 3535
 x = 3535 + 707
 x = 4242
- Núi Phan-xi-păng: 3143 m
- Núi Tây Côn Lĩnh: 2428 m
- Núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu m
Giải
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh và cao hơn là:
3143 - 2428 = 715 (m)
 Đ. Số: 715 m
_________________________________________________
 Tập đọc
Trung thu độc lập
I. mục đích - yêu cầu:
1. Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
2.Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
- Hiểu ý nghĩa của bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sỹ, ước mơ của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV : Tranh minh hoạ bài học.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ
- Nêu ý chính bài Chị em tôi
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài- ghi đầu bài 
b. Luyện đọc và tìm hiểu nội dung bài:
* Luyện đọc.
+ Gv cho H đọc đoạn
- Đoạn 1 : từ đầu..........của các em
- đoạn 2 : Anh nhìn trăng ......vui tươi
- Đoạn 3 : còn lại 
- Lần 1 + kết hợp sưả lỗi phát âm.
- Lần 2 + giảng từ chú giải.
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lần 1
- 3 học sinh nối tiếp nhau đọc lần 2
* Trại, trăng ngàn, nông trường, 
vằng vặc
- Học sinh đọc chú giải.
- Sáng trong không 1 chút gợn
- H đọc trong nhóm 2
+ 1đ2 học sinh đọc cả bài.
- Gv đọc toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
* H đọc thầm từng đoạn + trả lời câu hỏi:
- Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
- Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Trăng thu độc lập có gì đẹp?
- Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông, tự do, độc lập.
- Những từ ngữ nào nói lên điều đó?
- Trăng ngàn và ... trăng soi sáng ... trăng vằng vặc... khắp các TP, làng mạc, núi rừng.
ị Nêu ý 1:
* Cảnh đẹp dưới đêm trăng trung thu độc lập.
- Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
- Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng; cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên những con tàu lớn; ống khói nhà máy chi chít; coa thẳm; rải trên đồng lúa bát ngát của những nông trường to lớn; vui tươi.
- Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
- Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
Nêu ý 2:
* Ước mơ và hy vọng của anh chiến sỹ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
- Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa?
- Có nhà máy thuỷ điện; có những con tàu lớn.
- Có nhiều điều trong hiện thực vượt quá cả ước mơ của anh.
VD: Có giàn khoan dầu khí; có xa lộ to lớn; khu phố hiện đại; vô tuyến truyền hình; máy vi tính....
- Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- H tự nêu.
ý chính:
	Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sỹ với các em nhỏ và mơ ước của anh về một tương lai tốt đẹp sẽ đến với các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 3 Học sinh đọc tiếp nối 3 đoạn
- Cho học sinh nhận xét cách diễn đạt từng đoạn
-Học sinh nêu cách thể hiện.
-Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Cho học sinh bình chọn người đọc hay.
4. Củng cố - dặn dò:
- Bài văn cho thấy t/c của anh chiến sỹ với các em ntn?
- NX giờ học.
- VN xem trước bài "Vương quốc tương lai".
-Lớp nhận xét bổ sung
___________________________________________
Lịch sử 
Chiến thắng bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo (năm 938)
I. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có thể:
- Nêu được N2 dẫn đến trâng Bặch Đằng.
- Tường thuật được trên lược đồ diễn biến trận Bạch Đằng.
- Hiểu và nêu được ý nghĩa của trần Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học:
GV:	- Hình minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: KT bài cũ
- Nêu nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa.
- ý nghĩa cuộc khởi nghĩa.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
* Mục tiêu: H kể được về thân thế của Ngô Quyền.
* Cách tiến hành: yêu cầu HS đọc và trình bày 
- Ngô Quyền là người ở đâu?
- Ông là người như thế nào?
- Ông là con rể của ai?
3. Hoạt động 3: Nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng:
* Mục tiêu: Trình bày được nguyên nhân của trận Bạch Đằng.
* Cách tiến hành:
- Vì sao có trận Bạch Đằng 
4.HĐ 4: Diễn biến trận đánh: 
* Mục tiêu: Tường thuật được diễn biến trận đánh Bạch Đằng.
* Cách tiến hành:
- Gv cho H đọc sách giáo khoa.
- Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? Khi nào?
?Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc?
- Khi nước thuỷ triều lên che lấp các cọc gỗ Ngô Quyền đã làm gì?
- Khi thuỷ triều xuống quân ta làm gì?
- Kết quả của trận Bạch Đằng
5. HĐ 5: ý nghĩa của trận Bạch Đằng:
* Mục tiêu: Hiểu và nêu được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
* Cách tiến hành:
- Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền làm gì?
- Chiến thắng Bạch Đằng và việc NQ xưng vương có ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc ta?
- Những chiếc cọc nhọn tua tủa trên sông, những chiếc thuyền n ...  của biểu thức?
Thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22
Gọi là giá trị của biểu thức 5 + 7 + 10
* Nếu a = 12; b = 15; c = 9 
- Gv cho H chữa bài
- Gv đánh giá.
 Bài số 2:
Thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36
- Bài tập yêu cầu gì?
- Nếu a = 9; b = 5; c = 2 
- Nếu a = 15; b = 0; c = 37 
- Mọi số nhân với 0 đều bằng gì?
- Tính giá trị của biểu thức a x b x c
thì a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90
thì a x b x c = 15 x 0 x 37 = 0
- Mọi số nhân với 0 đều bằng 0
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số chúng ta tính được gì?
- Tính được một giá trị của biểu thức
a x b x c
Bài số 3:
- Với m = 10; n = 5; p = 2 
Thì m + n + p = 10 + 5 + 2 = 15 + 2 = 17
Thì m + (n + p) = 10 + (5 + 2) = 10 + 7 = 17
m - n - p = 10 - 5 - 2 = 5 - 2 = 3
m - (n + p) = 10 - (5 + 2) = 10 - 7 = 3
Bài số 4:
- Muốn tính chu vi của hình tam giác ta làm ntn?
- Cho H chữa bài
4. Củng cố - dặn dò:
- Muốn tính giá trị của biểu thức có chứa chữ ta làm ntn?
- Nhận xét giờ học.
- Lấy số đo của từng cạnh cộng lại
a) P = 5 + 4 + 3 = 12 (cm)
b) P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm)
c) P = 6 + 6 + 6 = 18 (dm)
____________________________________________
Luyện từ và câu 
Luyện tập viết tên người, tên địa lí việt nam
I. Mục đích - yêu cầu
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy học
GV: - Bản đồ địa lí Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học
1. ổn định tổ chức
2. KT bài cũ 
3. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu các ví dụ 
- Gv cho H đọc bài tập?
- Bài tập yêu cầu gì?
- Đọc bài ca dao viết lại cho đúng các tên riêng đó.
- Những tên riêng trong bài ca dao chỉ người hay tên địa lí?
- Tên riêng địa lí Việt Nam.
- Khi viết tên riêng địa lí Việt Nam ta viết ntn?
- Gv cho H lên bảng trình bày tiếp nối.
- Viết hoa chữ cái đầu tiếng.
- Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Buồm, Hàng Chiếu, Hàng Hài, Hàng Khay, Hàng Điếu, Hàng Giày, Hàng Lò, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn...
- Gv đánh giá
Bài số 2:
- Lớp nhận xét - bổ sung
- Cho H đọc yêu cầu của bài tập.
+ Gv cho H quan sát bản đồ địa lí VN.
- 1 đ 2 học sinh nêu
- H quan sát
- Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, TP của nước ta và viết lại các tên đó đúng chính tả.
- Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hoà Bình, Thái Nguyên....
- Thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ...
- Tìm và viết lại tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta.
- Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiến, hồ Xuân Hương...
- Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám...
- H trình bày
Lớp nhận xét- bổ sung
- Gv đánh giá
4. Củng cố - dặn dò: 
- Cách viết tên riêng địa lí Việt Nam.
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài + Chuẩn bị bài giờ sau.
Hoạt động ngoài giờ 
Trò chơi
*************************************************
Ngày soạn: 22/9/2009
Ngày giảng: Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Toán:
 Tính chất kết hợp của phép cộng
I) Mục tiêu: Giúp HS:
- Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II) Đồ dùng: 
- Bảng lớp bảnh phụ
III) Các HĐ dạy và học:
1. ổn định tổ chức 
2. KT bài cũ 
3. Dạy bài mới 
a. giới thiệu bài- ghi đầu bài 
b. Nhận biết t/c của phép cộng:
- GV kẻ bảng
? Nêu giá trị cụ thể của a,b,c
? Tính giá trị của 
(a + b) + c và a + (b + c) rồi so sánh kết quả.
- Khi tính tổng hai số với một số thứ ba ta làm như thế nào ?
- Nhắc quy tắc
- Lưu ý
a + b + c = (a + b ) + c = a + ( b + c )
4. Thực hành.
B1: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Làm bài cá nhân
+ áp dụng tính chất kết hợp và tính chất giao hoán.
B2: Giải toán
Tóm tắt
Ngày đầu: 755 00000 đ
Ngày 2: 8695 0000 đ ? đồng
Ngày 3; 145 00 000 đ 
B3: Viết số, chữ vào chỗ chấm
- Làm bài cá nhân
5. củng cố, dặn dò:	
- Nhận xét giờ học
- Ôn và làm lại bài, chuẩn bị bài sau
- HS đọc tên biểu thức: (a + b ) + c; 
a + ( b + c )
- học sinh tự nêu
VD: a = 5; c = 4; c = 6.
(a + b ) + c = a = ( b + c) vì ( 5 + 4) + 6 = 5 + ( 4 + 6 )
- Kết quả 2 vế bằng nhau
"2, 3 học sinh nhắc lại quy tắc
- Nêu yêu cầu của bài
- áp dụng tính chất thích hợc của phép cộng. 3254 + 146 + 1698
(3254 + 146) + 1698 = 3400 + 1698 = 5098
921 + 898 + 2079
(921 + 2079) + 898 = 3000 + 898 = 3898
- Đọc đề, phân tích đề, làm bài
Bài giải
Hai ngày đầu nhận được số tiền là:
75500000 + 8695 0000 = 16245 0000 (đ)
Cả 3 ngày nhận được số tiền là:
16245 0000 + 145 00000 = 17695 0000(đ)
ĐS: 17695 0000 đồng
- Nêu yêu cầu
a. a= o = o + a = a
b. 5 + a = 5 + a
c. (a + 28) + 2 = a + (28 + 2) ± a + 30
Tập làm văn 
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Làm quen với thao tác phát triển câu chuyện.
2. Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Viết sẵn đề bài và các gợi ý.
H : 	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học.
1. ổn định tổ chức
2. KT bài cũ 
3. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn H làm bài tập.
- GVchép đề yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề.
- Cho H đọc 3 gợi ý
- T hướng dẫn làm bài.
VD: Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên cho em ba điều ước?
- Đề bài: Trong giấc mơ mình gặp bà tiên (trong hoàn cảnh nào) cho ba điều ước và em đã thực hiện cả 3 điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. 
+ Em gặp bà tiên trong giấc ngủ trưa, em mơ thấy mình đang mót thóc.
- Bà thấy em mồ hôi nhễ nhại......
- Em thực hiện những điều ước ntn?
- Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Em không dùng phí 1 điều ước nào? Đầu tiên em ước cho bố mẹ có sức khoẻ. Điều thứ hai em ước tất cả các bạn trong trường đều chăm ngoan học giỏi. Điều cuối cùng em mong ước là thế giới luôn hoà bình...
- Rất tiếc vì đó chỉ là 1 giấc mơ nhưng em sẽ cố gắng chăm ngoan, học giỏi.
- Hoặc: em rất tiếc đó chỉ là giấc mơ nhưng em sẽ phấn đấu và luôn cố gắng trong học tập.
- Em rất vui khi nghĩ về giấc mơ đó. Em sẽ cố gắng phấn đấu để đạt được những điều mình mong ước.
+ H làm miệng
- H nêu miệng
- nhận xét - đánh giá
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài + chuẩn bị bài sau.
________________________________________
Khoa học
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
I. Mục tiêu:
Sau bài học H có thể:
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận biết được mối nguy hiểm của các bệnh này.
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: 	- Hình trang 30, 31 SGK.
H: 	- Đồ dùng học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Hoạt động 1: Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Mục tiêu: 
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của bệnh này.
* Cách tiến hành:
- Trong lớp đã từng có bạn nào bị đau bụng hoặc tiêu chảy?
- H nêu
- Khi đó em sẽ cảm thấy như thế nào?
- Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết:
- Lo lắng; khó chịu; mệt; đau...
- Tả, lị...
- T kể 1 số triệu chứng của 1 số bệnh.
- H nghe
- Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào? Lây từ đâu?
- Có thể gây ra chết người nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách, chúng đều lây qua đường ăn uống.
* Kết luận: T chốt ý.
2. Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Mục tiêu: 
 Nêu được nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
* Cách tiến hành:
+ Cho H quan sát tranh.
- Chỉ và nói về nội dung của từng hình.
+ H quan sát hình 30, 31 SGK
 -H nêu đ lớp nhận xét bổ sung
- Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Tại sao?
- Ăn quà bánh bán rong - không vệ sinh, uống nước lã.
ịĂn uống không hợp vệ sinh bị đau bụng đi ngoài....
- Việc làm nào của bạn trong hình có thể đề phòng được các bệnh lây qua đường tiêu hoá? Tại sao?
- Không ăn thức ăn bị ôi thiu, uống nước lã đun sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đổ rác đúng nơi quy định.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh đường tiêu hoá?
- H nêu mục bóng đèn toả sáng.
* Kết luận: T chốt ý
3. HĐ3: Vẽ tranh cổ động:
* Mục tiêu:
 Có ý thức giữ gìn vệ sinh phòng bệnh và vận động mọi người cùng thực hiện.
* Cách tiến hành:
- Cho H làm việc theo nhóm.
- H chia 4 nhóm
H viết sẵn hoặc vẽ nội dung từng phần bức tranh.
-T cho các nhóm trình bày sản phẩm.
- T đánh giá chung
4. Hoạt động nối tiếp.
- Em biết điều gì mới qua bài học?
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
- Lớp nhận xét - bổ sung.
______________________________________________
Kĩ Thuật
 Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường (tiết 2)
I. Mục tiêu
- H biết khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Có ý thức rèn luyện kỹ năng khâu thường để áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học.
GV: - Mẫu + 1 số vật liệu và dụng cụ cần thiết.
H: - Kim chỉ, vải 
III. Các hoạt động dạy học.
3/ HĐ 3: Thực hành khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
- Nêu các bước khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Khâu lược.
+ Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường
- Kiểm tra sự chuẩn bị của H.
- HD2
- H thực hành trên vải.
4/ HĐ 4: Đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Đưa ra các tiêu chuẩn.
+ Đường khâu ở mặt trái tương đối thẳng.
+ Khâu ghép được 2 mép vải.
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và cách đều.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian.
- Đánh giá chung.
5/ Nhận xét - dặn dò:
- Nận xét giờ học.
- Chuẩn bị vật liệu cho giờ học sau.
- H tự đánh giá các sản phẩm trưng bày theo các tiêu chuẩn.
+ Lớp nx chung.
____________________________________
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 7
1/ Nhận xét chung:
	- Duy trì tỷ lệ chuyên cần cao, đi học đúng giờ. 
	- Thực hiện tương đối tốt nội quy của nhà trường.
 - Có ý thức tự quản, tự giác tương đối tốt.
	- Đã có tiến bộ trong học tập:
+ Về tính toán: Tuân, Nguyễn đã biết thực hiện cộng trừ các số có hai, 3 chữ số
+ Về viết chữ: Toán, Thuý, Liên, Quynh, Vân, Tuân, Đại viết có tiến bộ 
+ Về vệ sinh: Trực nhật đúng khu vực được phân công, lớp học sạch sẽ
	Tồn tại:
	- Kỹ năng đọc còn hạn chế:
	- Đi học hay quên đồ dùng:
	- Trong lớp hay nói tự do:
	- Lười làm bài:
2/ Phương hướng tuần 8:
- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 7.
- Tiếp tục rèn chữ và cách tính toán cho HS: Nhị, Nguyễn, Quý, Phúc, Yến

Tài liệu đính kèm:

  • docL4- Tuan 7.doc