Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp)

1.Bài cũ :-2 HS lên bảng làm bài - lớp làm nháp

65 201 -13 120 = 52081

50 345 – 1082 = 49 263

- GV nhận xét

2.Bài mới.

 a) Giới thiệu bài

 b)Giảng bài

*Bài 1:

- GV ghi ví dụ lên bảng : 2 416 + 5164

-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện và thực hiện tính

- Gọi1 HS lên bảng giải.Nêu cách thử lại.

-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.

- Cho HS thực hiện phần b tương tự.

Bài 2.

- Ghi ví dụ lên bảng : 6 839 – 482

- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện và lên thực hiện.

- Cho HS nhận xét và nêu cách thử lại phép tính trừ.

- Cho HS lên thực hiện.

-Yêu cầu HS lên thực hiện phần b.

*Bài 3: HS nêu yêu cầu

- Yêu cầu HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết, trong mỗi phép tính

- Cho HS nêu bảng làm – lớp làm vở - chấm bài

-GV nhận xét sửa sai.

*Bài 4: ( HS khá, giỏi )

-Yêu cầu 1 HS đọc đề

-Yêu cầu hs tự giải bài toán

- 1 hs lên bảng giải -nx

- GV nhận xét.

 3.Củng cố -Dặn dò:

GV hướng dẫn bài tập 5

+ Số lớn nhất có năm chữ số là : 99 999.

+ Số bé nhất có năm chữ số là : 10 000.

 HS khá giỏi về nhà giải vào vở nháp

 Chuẩn bị tiết sau :Biểu thức có chứa 2 chữ .

 

doc 46 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 7
 Thứ , ngày
 Tên môn
 Tên bài
 Thứ 2
11/10 / 2010 
Toán
Đạo đức
Tập đọc
Lịch sử
Luyện TV
 Luyện tập
 Tiết kiệm tiền của ( t1 )
 Trung thu độc lập
 Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo
 Chính tả : Chị em tôi
Thứ 3
12/10 /2010
 Toán
 Chính tả
 LTVC
 Luyện toán
 Luyện TV
 Biểu thức có chứa 2 chữ
 Nhớ viết : Gà Trống và Cáo
 Cách viết tên người tên địa lí Việt Nam
 Thực hành cộng , trừ các số có nhiều chữ số .
 Tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
 Thứ 5
14/10 /2010
Toán
Tập làm văn
 LTVC
Khoa học 
Kĩ thuật 
 Biểu thức có chứa 3 chữ
 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
 Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
 Phòng bệnh béo phì.
 Khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường.(t2)
 Thứ 6 
15/10 /2010
Toán 
Khoa học
Tập làm văn 
 Tính chất kết hợp của phép cộng 
 Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa.
 Luyện tập phát triển câu chuyện 
 Ngày soạn : 8 /10/ 2010
 Ngày giảng :Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2010
Toán: Luyện tập
I.Mục đích – yêu cầu:
- Giúp HS có kĩ năng thực hiện tính cộng, tính trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ .Biết tìm thành phần chưa biết trong phép cộng , phép trừ.
- Rèn hs làm thành thạo các bài tập :bài 1,2,3. HS giỏi làm thêm bài 4,5
- GD học sinh cẩn thận khi làm toán
II.Chuẩn bị GV : nội dung
 HS : sgk
II.Các hoạt động dạy học .
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ :-2 HS lên bảng làm bài - lớp làm nháp
65 201 -13 120 = 52081
50 345 – 1082 = 49 263
- GV nhận xét
2.Bài mới.
 a) Giới thiệu bài 
 b)Giảng bài
*Bài 1:
- GV ghi ví dụ lên bảng : 2 416 + 5164
-Yêu cầu HS nêu cách thực hiện và thực hiện tính
- Gọi1 HS lên bảng giải.Nêu cách thử lại.
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- Cho HS thực hiện phần b tương tự.
Bài 2.
- Ghi ví dụ lên bảng : 6 839 – 482 
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện và lên thực hiện.
- Cho HS nhận xét và nêu cách thử lại phép tính trừ.
- Cho HS lên thực hiện.
-Yêu cầu HS lên thực hiện phần b.
*Bài 3: HS nêu yêu cầu
- Yêu cầu HS nêu cách tìm các thành phần chưa biết, trong mỗi phép tính
- Cho HS nêu bảng làm – lớp làm vở - chấm bài 
-GV nhận xét sửa sai.
*Bài 4: ( HS khá, giỏi )
-Yêu cầu 1 HS đọc đề
-Yêu cầu hs tự giải bài toán
- 1 hs lên bảng giải -nx
- GV nhận xét.
 3.Củng cố -Dặn dò:
GV hướng dẫn bài tập 5 
+ Số lớn nhất có năm chữ số là : 99 999.
+ Số bé nhất có năm chữ số là : 10 000.
 HS khá giỏi về nhà giải vào vở nháp
 Chuẩn bị tiết sau :Biểu thức có chứa 2 chữ .
-2 HS lên bảng thực hiện.nx
-Đặt tính, sau đó thực hiện cộng theo thứ tự từ phải sang trái.
-1 HS làm trên bảng lớp.
 Thử lại 
 Đáp án : 62 981, 71 182 
-Nêu miệng.
 6357
-Thực hiện lấy hiệu cộng với số trừ ta được số bị trừ.
 6 839
- HS thực hiện.
b.3 713,5263
2 hs nêu 
-Nêu miệng -nx
 x + 262 = 4 848
 x = 4 848 – 262 
 x = 4 586
 x – 707 = 3 535
 x = 3 535 + 707
 x = 4 242
- HS đọc đề.
HS giải -nx
Núi Phan-xi-păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là :
 3 143 – 2 428 = 715 (m)
Đạo đức: Tiết kiệm tiền của	
I.Mục đích – yêu cầu:
 - HS nêu được ví dụ tiết kiệm tiền của , biết được lợi ích tiết kiệm tiền của.Vì sao phải tiết kiệm tiền của .
 -Sử dụng tiết kiệm quần áo , sách vở, đồ dùng, điện , nước  trong cuộc sống hằng ngày.
 - Nhắc nhở bạn bè , anh chị em tiết kiệm tiền của.
II.Chuẩn bị: GV : Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
 HS : sgk
III.Hoạt động trên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ
 + Nêu phần ghi nhớ của bài “Biết bày tỏ ý kiến”
 + Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em?
 -GV ghi điểm.
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b.Giảng bài: 
*Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11- SGK)
 - GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11
 + Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”.
 + Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
 + Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày.
 - GV kết luận:
 Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh.
HS nêu vài ví dụ về tiết kiệm tiền của.
HS nêu ghi nhớ 
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12)
 - GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1.
 Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây 
a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn.
b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn.
c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả.
d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. 
 - GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
 - GV kết luận:
 + Các ý kiến c, d là tán thành
 + Các ý kiến a, b là phản đối
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm hoặc làm việc cá nhân (Bài tập 2- SGK/12)
 - GV chia 2 nhóm và nhiệm vụ cho các nhóm:
 òNhóm 1 : Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì?
 òNhóm 2 : Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì?
 - GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
3.Củng cố - Dặn dò:
 - Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13)
 - Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13)
 - Chuẩn bị bài tiết sau ( t2 )
- 2 HS thực hiện yêu cầu.
- HS khác nhận xét.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày.nx
Không xé sách vở , không để thừa thức ăn nhiều.
2 hs nêu
- HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu : đỏ : tán thành , xanh : phản đối , trắng : phân vân lưỡng lự
- Các nhóm thảo luận, liệt kê các việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của.
- Đại diện từng nhóm trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung.
Tập đọc: Trung thu độc lập
I.Mục đích – yêu cầu:
 1. Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ:nữa, man mác, soi sáng, 
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung
2.Đọc- hiểu:
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: tết trung thu độc lập , trăng ngàn , vằng vặc
Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của ánh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước ( trả lời được câu hỏi sgk)
3. Giáo dục HS biết quý trọng nền độc lập của nước nhà
II.Chuẩn bị: GV : - Tranh minh họa của bài
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn hướng dẫn luyện đọc..
 HS : sgk
III.Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ - Gọi 2 HS lên bảng đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi :
 + Em thích chi tiết nào trong bài nhất ? Vì sao?
1 hs nêu nội dung của bài.
GV nhận xét
2.Bài mới.
a.Giới thiệu bài 
b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
 *Luyện đọc.
- Gọi 1 hs đọc toàn bài 
- GV phân đoạn ( 3 đoạn)
Đoạn 1 : 5 dòng đầu 
Đoạn 2 : tiếp ...vui tươi
Đoạn 3 : còn lại
- Gọi HS đọc nối tiếp lần 1
- Luyện phát âm
- HS đọc nối tiếp lần 2- kết hợp nêu chú giải
- HS đọc nối tiếp lần 3
- Cho HS luyện đọc nhóm đôi 
- 1 hs đọc toàn bài
- GV giới thiệu qua cách đọc - GV đọc mẫu 
*Tìm hiểu bài 
- Cho HS đọc đoạn 1.
+ Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt ?
+ Đối với thiếu nhi, tết trung thu có gì vui ?
+ Đúng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì ?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp ?
+Trăng ngàn : sgk
+ tết trung thu độc lập : sgk
- Đoạn 1 ý nói gì ?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2.
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?
+ Vẽ đẹp trong tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập ?
- Đoạn 2 nói lên điều gì ?
- HS đọc đoạn 3.
+Từ ngày anh chiến sĩ mơ ước về tương lai của các em, của đất nước và cho đến nay đất nước ta đã có nhiều thay đổi. Vậy em thấy đất nước ta hiện nay có gì giống với mơ ước năm xưa của anh chiến sĩ ?
HĐN 2 trong 3 phút 
+ Hình ảnh trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì ?
-Ý chính đoạn 3 là gì ?
GV giảng tranh
- Qua bài này em cảm nhận được điều gì ?
 ND – ghi bảng 
c) Đọc diễn cảm.
- Cho hs đọc nối tiếp- lớp tìm giọng đọc của bài
- Đưa đoạn văn cần luyện đọc : đoạn 2
Trong đoạn này cần nhấn giọng những từ ngữ nào ?
- HS đọc –nx
Thi đọc -nx
3.Củng cố- dặn dò
- HS nhắc lại nd , kết hợp giáo dục
Chuẩn bị tiết sau : Ở Vương quốc tương lai – đọc trả lời câu hỏi sgk
- 2 HS lên đọc bài- trả lời -nx
HS đọc 
- 3 HS đọc
- HS đọc
- 3 HS đọc
- HS đọc
- HS đọc theo nhóm
-1 HS đọc đoạn 1.
+ Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên.
+Trung thu là tết của thiếu nhi, các em được rước đèn và ăn cỗ.
+Anh chiến sĩ nghĩ đến các em nhỏ và tương lai của các em.
+Trăng ngàn và gió núi bao la. ...phố, làng mạc, núi rừng.
- Cảnh đẹp trong đêm trăng trung thu độc lập đầu tiên. Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của các em.
-1 HS đọc.
+ Dưới ánh trăng dòng thác nước đổ
+ Đêm trung thu độc lập đầu tiên đất nước còn đang nghèo...Còn anh chiến sĩ mơ tưởng về vẻ đẹp của đất nước hiện đại
- Ước mơ của anh chiến sĩ về cuộc sống tươi đẹp trong tương lai.
 - HS đọc thầm.
+ Ước mơ về tương lai của đất nước đã trở thành hiện thực : có các nhà máy thủy điện,
+ Nói lên tương lai của trẻ em và đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn.
-Niềm tin vào những mai tươi đẹp sẽ đến với trẻ em và đất nước .
Bài văn nói lên tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước .
- 3 hs đọc
HS nêu : phấp phới, chi chít, bát ngát.
3 hs đọc -nx
3hs thi đọc
Buổi chiều
Lịch sử: Chiến thắng Bạch Đằng do 
 Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)
I.Mục đích – yêu cầu:
 - HS kể ngắn gọn trận Bạch Đằng : đôi nét về người lãnh đạo ,nguyên nhân , những nét chính về diễn biến, ý nghĩa trận Bạch Đằng .
 - HS trả lời các câu hỏi chính xác.
 - GD truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân ta. 
II.Chuẩn bị: GV :Tranh minh họa trận Bạch Đằng năm 938.
 HS : sgk
III.Hoạt động trên lớp.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ - Nêu nguyên nhân và diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ?
GV nhận xét ghi điểm
2.Bài mơí :
a.Giới thiệu bài- Ghi đề:
b.Giảng bài
*Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp.
Tìm hiểu về con người Ngô Quyền.
-Yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk.
+ Ngô Quyền là người ở đâu ?
+ Ông là người như thế nào ?
+ Ông là con rể của ai ?
- Nhận xét bổ sung ... p: 
-Hát tập thể
2/Sinh hoạt:
a, Đánh giá hoạt động tuần học qua:
*Ưu điểm: -Duy trì tốt được nền nếp của lớp học
 -Đi học chuyên cần, đúng giờ.
	-Sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ có hiệu quả.
	-Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. 
	-Hăng hái tham gia phát biểu xây dựng bài, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
*Tồn tại:
	-Còn nói chuyện riêng trong giờ học 
	-Vệ sinh cửa kính chưa chưa sạch
b, Phương hướng tuần tới:
	-Tiếp tục duy trì các hoạt đã đạt được
	-Quán triệt tình trạng nói chuyện riêng trong học tập.
	-Đẩy mạnh việc học ở nhà, xây dựng “đôi bạn cùng tiến”ø để nâng cao hiệu quả học tập.
	-Tăng cường công tác tự quản đặc biệt trong 15 phút đầu giờ.
Ngày soạn :18/10/ 2009
 Ngày giảng :Thứ 4 ngày 21 tháng 10 năm 2009
Toán Tính chất giao hoán của phép cộng
I.Mục đích – yêu cầu:
 - HS biết tính chất giao hoán của phép cộng.Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính .
-Hs làm đúng , chính xác các bài tập : bài 1,2 .HS khá giỏi làm thêm bài 3.
-GD học sinh cẩn thận khi làm bài.
II.Chuẩn bị : GV : nd
 HS : sgk
II.Hoạt động trên lớp
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ :
-Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 2c ở tiết trước 
Nhận xét-Ghi điểm
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài 
b.Giảng bài
*Giới thiệu tính chất giao hoán của p/cộng
-Kẻ bảng và yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức : a + b và b + a.
+Cho a = 20, 350, 1 208.
 b = 30, 250, 2 764.
-Cho HS so sánh giá trị của biểu thức a+b và b+a. khi a = 20, b = 30
-GV cho HS so sánh giá trị của biểu thức a+b và b+a. khi a = 350, b = 250
-Vậy giá trị của biểu thức a+b luôn luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b+a ?
-Ta có thể viết : a+b = b+a.
-Em có nhận xét gì về các số hạng trong 2 tổng a+b và b+a. ?
 -Khi đổi chổ các số hạng của tổng a+b thì giá trị của tổng này có thay đổi không ?
-Yêu cầu HS đọc kết luận sgk.
c.Luyện tập
*Bài 1:-Yêu cầu HS đọc đề. 
-HS thực hiện nêu kết quả.
+Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 847 ?
Tương tự các bài còn lại
-GV nhận xét sửa sai.
*Bài 2:Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài.
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
 Thi làm nhanh – mỗi dãy 3 hs 
Tuyên dương dãy làm nhanh , đúng
*Bài 3:( HS khá giỏi)
-HS nêu yêu cầu
 -Thực hiện vào vở.
Chấm chữa bài- nhận xét.
 3. Củng cố - Dặn dò:
-GV nhận xét tiết học, dặn dò HS làm lại các bài tập 
Chuẩn bị : Biểu thức có chứa 3 chữ. 
-1 HS lên bảng thực hiện.Lớp làm nháp -nx
+Giá trị của biểu thức a+b và b+a đều bằng 50.
+Giá trị của biểu thức a+b và b+a đều bằng 600.
+Luôn luôn bằng nhau.
+Mỗi tổng đều có 2 số hạng là a và b nhưng vị trí các số hạng lại khác nhau.
+Giá trị của tổng không thay đổi.
-HS nêu..
-1 HS đọc yêu cầu bài.
-HS thực hiện.nx
+Vì 468 + 379 = 847
b.6509 + 2876 = 9385
 2876+ 6509 = 9385
c.4268 + 76 = 4344
76 + 4268 = 4344
-HS đọc đề.
-Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ trống.
a.48 + 12 = 12 + 48 b.m+ n = n + m
 65+ 297 = 297 + 65 84 + 0 = 0 + 84
 177+ 89 = 89 + 177 a+ 0 = 0 + a = a
2 hs nêu
HS thực hiện.
 2 975+4 017 = 4 017+2975
 2 975+4 017 < 4 017+3000
 2 975+4 017 > 4 017+2900 
 8264+ 927 < 927 + 8300
 8264+ 927 > 900 + 8300
 8264+ 927 = 927 + 8300
Kể chuyện: Lời ước dưới trăng
I.Mục đích – yêu cầu:
-Nghe kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh họa sgk , kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện: Lời ước dưới trăng.
-Hiểu được ý nghĩa câu chuyện : Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui , niềm hạnh phúc cho mọi người. 
-Giáo dục HS biết sống vì mọi người
II.Chuẩn bị :GV:Tranh minh họa.
 HS : sgk, truyện.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ -Gọi 2 HS kể câu chuyện về lòng tự trọng..
 -Hỏi HS về ý nghĩa câu chuyện.
GV nhận xét – ghi điểm
2.Bài mới.
a.Giới thiệu bài 
b.Giảng bài
 *GV kể chuyện.
-Thực hiện kể truyện cho HS nghe lần 1. 
-Thực hiện kể lần 2 cho HS nghe GV kể kết hợp chỉ vào tranh.
* Hướng dẫn kể chuyện.
GV cho HS thực hiện kể theo nhóm. – trao đổi nd , ý nghĩa câu chuyện.
-Nhóm thực hiện kể có thể dựa vào lời gợi ý:
+Tranh 1 : Quê tác giả có phong tục gì ?
-Những lời nguyện ước đó có gì lạ ?
+Tranh 2 :-Tác giả chứng kiến tục lệ thiêng liêng này cùng với ai ?
-Đặc điểm về hình dáng nào của chị Ngàn khiến tác giả nhớ nhất ?
-Hình ảnh trăng đêm rằm có gì đẹp ?
+Tranh 3 : -Không khí ở hồ Hàm Nguyệt đêm rằm như thế nào ?
-Chị Ngàn đã khẩn cầu điều gì ?
-Thái độ của tác giả như thế nào trước lời khẫn cầu ?
+Tranh 4 : -Chị Ngàn đã nói gì với tác giả ?
-Tại sao tác giả lại nói : Chị Ngàn ơi em đã hiểu rồi ?
-Quan sát giúp đỡ những nhóm yếu.
* HS kể trước lớp.
-Các nhóm thi kể chuyện
-GV nhận xét .
*Bình chọn :+Bạn có câu chuyện hay nhất ?
 +Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ?
3.Củng cố-Dặn dò
-HS nêu ý nghĩa câu chuyện .
-Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Chuẩn bị : tìm những câu chuyện về những ước mơ đẹp ...
-2 HS thực hiện.nx
-HS thực hiện kể.
-Ngày rằm ...về cầu phúc những điều tốt lành cho bản thân
-Đẹp người đẹp nết...
-Trăng sáng vằng vặc...
-Tĩnh mịch
-Khẩn cầu cho mẹ chị Yên được lành bệnh
-HS thực hiện
-Kể trước lớp. Mỗi nhóm một HS kể.
HS dưới lớp suy nghĩ đặt câu hỏi về nd , ý nghĩa câu chuyện.
-Nhận xét, bình chọn
Tập đọc Ở Vương quốc Tương lai
I.Mục đích – yêu cầu:
1. Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.Tin-tin, sáng chế, trường sinh 
Đọc rành mạch một đoạn kịch , bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên
Đọc diễn cảm thể hiện giọng đọc phù hợp với từng đoạn, phân vai.
2. Đọc hiểu:
Hiểu các từ ngữ khó trong bài: thuốc trường sinh, sáng chế
Hiểu nội dung bài: Ứơc mơ của các bạn nhỏ về một của sống đầy đủ và hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em.(Trả lời được câu hỏi 1,2,3,4 sgk)
3.Biết ước mơ về tương lai tươi đẹp.
II.Chuẩn bị GV : -Tranh minh họa.
 -Bảng phụ viết sẳn các câu đoạn thơ cần luyện đọc.
 HS : đọc trước bài
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ 
-Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài : Trung thu độc lập và trả lời câu hỏi.
2.Bài mới 
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẩn luyện đọc và tìm hiểu bài.
*Màn 1 : Trong công xưởng xanh.
-Gọi 1 hs đọc màn 1 
-GV phân đoạn ( 3 đoạn)
 Đoạn 1 : 5 dòng đầu
Đoạn 2 : 8 dòng tiếp
Đoạn 3 : 7 dòng tiếp
 -Gọi HS đọc nối tiếp lần 1
-Luyện phát âm
-HS đọc nối tiếp lần 2- kết hợp nêu chú giải
-HS đọc nối tiếp lần 3
 -Cho HS luyện đọc nhóm đôi 
-1 hs đọc toàn bài
-GV đọc mẫu 
*Tìm hiểu bài màn 1:
 +Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và giới thiệu các nhân vật có trong màn 1.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
+Câu chuyện diễn ra ở đâu ?
+Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai ?
+Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai ?
+Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì ?
+Theo em sáng chế có nghĩa là gì ?
*Màn 1 cho em biết điều gì ?
*Đọc diễn cảm.
-HS đọc nối tiếp – nêu giọng đọc của từng vai
-Tổ chức cho HS đọc phân vai.
-Nhận xét sửa sai .
-Chọn ra nhóm đọc hay nhất.
*Màn 2 : Trong khu vườn kì diệu.
 -Cách hướng dẫn đọc tương tự
+Tìm hiểu màn 2
-HS xem tranh trả lời câu hỏi
+Câu chuyện diễn ra ở đâu ?
+Những trái cây mà Tin-tin và Min-tin đã thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
+Em thích gì ở Vương quốc Tương Lai ? Vì sao ?
Thuốc trường sinh : sgk
+Màn 2 cho em biết điều gì ?
-Nội dung của cả 2 đoạn kịch này là gì ?
-GV chốt nội dung bài 
*Thi đọc diễn cảm.
-GV tổ chức cho HS thi nhau đọc theo nhóm.
-GV nhận xét sửa sai và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
3.Củng cố-Dặn dò 
-Dặn hs về nhà đọc lại 
Chuẩn bị : Nếu chúng mình có phép lạ
Trả lời câu hỏi sgk.
-3 HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi bài.
-HS lắng nghe.
HS đọc 
-3 HS đọc
-HS đọc
-3 HS đọc
-HS đọc
-HS đọc theo nhóm
-HS thảo luận nhóm đôi.
+Ở trong công xưởng xanh.
+Đến Vương quốc Tương Lai và trò chuyện với những bạn nhỏsắp ra đời.
+Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện đại của chúng ta.
+Các bạn sáng chế ra :
-Vật làm cho con người hạnh phúc....
+Là tự mình phát minh ra một cái mới.
+Những phát minh của các bạn nhỏ thể hiện ước mơ của con người .
- HS đọc theo các vai.
+... diễn ra trong một khu vườn kì diệu.
+Những trái cây đó to và rất lạ.
-Chùm nho quả to đến nổi Tin-tin tưởng đó là một chùm quả lê....
-HS tự trả lời.
+Em thích những lọ thuốc trường sinh vì nó làm cho con người sống lâu hơn.
+Giới thiệu những trái cây kì lạ ở Vương quốc Tương Lai.
*Đoạn trích nói lên những mong muốn tốt đẹp của các bạn nhỏ ở Vương quốc Tương Lai.
- HS nhắc lại.
-HS thực hiện thi nhau . 
Âm nhạc : Ôn tập 2 bài hát : Em yêu hòa bình,
 bạn ơi lắng nghe , ôn tập đọc nhạc số 1
 I. Mục đích –yêu cầu:
- Học sinh biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca , biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.Biết hát kết hợp vận dụng phụ họa , tập biểu diễn bài hát.
- Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 1
-GD học sinh thích ca hát.
II. Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ chép sẵn bài tiết tấu, bài TĐN số 1 
 Học sinh: sgk
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Bài cũ- Gọi 2 em lên bảng đọc nhạc và lời bài TĐN số 1.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
2. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay cô cùng các em sẽ ôn lại 2 bài hát đã học trong chương trình và TĐN lại bài số 1.
b.Giảng bài:
*Ôn tập bài em yêu hòa bình
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh hát dưới nhiều hình thức cả lớp, bàn, dãy, tổ.
- Giáo viên nghe sửa sai cho học sinh
- Gọi cá nhân, nhóm lên bảng hát kết hợp với 1 số động tác phụ họa.
* Ôn bài hát bạn ơi lắng nghe
- Giáo viên cho học sinh ôn lại bài hát tương tự như bài em yêu hòa bình
* Ôn tập đọc nhạc số 1
- Cho học sinh ôn tập cao độ
 - Cho học sinh nhìn lên bảng bài tập đọc nhạc số 1 và đọc: 
Cả lớp đọc, lời kết hợp cả nhạc và lời. 
Một dãy đọc nhạc 1 dãy hát lời. 
Cho học sinh đọc nhạc - lời của bài TĐN số 1 kết hợp với gõ đệm theo phách.
3.Củng cố -dặn dò
- Cho cả lớp hát lại 2 bài hát mỗi bài 1 lần.
-Về nhà ôn lại – chuẩn bị tiết sau : Học hát : Trên ngựa ta phi nhanh .
- 2 em lên bảng -nx
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát theo hình thức cả lớp, bàn, dãy, tổ
- Cá nhân – nhóm lên bảng biểu diễn
 HS biểu diễn -nx 
- Học sinh luyện tập cao độ
Đồ - rê - mi - son - la , la - son - mi - rê – đồ
- Ôn lại bài TĐN số 1 -son la son
- Học sinh thực hiện theo yêu cầu của giáo viên.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 Tuan 6 20102011.doc