Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)

I. Mục tiêu:

 1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Gió núi, bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa Đọc đúng toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Tết trung thu độc lập, trăng ngàn, trại, vằng vặc

 3. Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; Mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

 4. GDHS yêu thích môn học.

II. Đồ dùng dạy - học:

 - Tranh ảnh về các nhà máy, khu công nghiệp.

 

doc 40 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Ngày soạn: 7/10/2011 	 Ngày giảng: Thứ 2/10/10/2011
Tiết 1: Sinh hoạt đầu tuần
LỚP TRỰC TUẦN NHẬN XÉT
========================================
Tiết 2: Tập đọc
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
	1. Đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Gió núi, bao la, man mác, soi sáng, mươi mười lăm năm nữa Đọc đúng toàn bài, giọng đọc phù hợp với nội dung, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. 
2. Hiểu các từ ngữ trong bài: Tết trung thu độc lập, trăng ngàn, trại, vằng vặc 
	3. Hiểu nội dung bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; Mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
	4. GDHS yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh ảnh về các nhà máy, khu công nghiệp...
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc bài : Chị em tôi và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Nội dung: 
* Luyện đọc: 
- Đọc toàn bài
- Chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
- Đọc nối tiếp đoạn, kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Luyện đọc từ khó
- Đọc nối tiếp đoạn lần 2 kết hợp 
- Nêu chú giải.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài: 
- Đọc bài và TLCH
+ Đứng gác trong đêm trung thu anh chiến sĩ nghĩ tới điều gì? 
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
Vằng vặc: rất sáng soi rõ khắp mọi nơi
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai sao?
+ Vẻ đẹp đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa?
+ Em ước mơ đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào?
- Nội dung của bài nói lên điều gì?
*Đọc diễn cảm: 
- HD giọng đọc
- Đọc nối tiếp cả bài.
- Hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Luyện đọc theo cặp
- Nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
+ Bài văn cho thấy tình cảm của các anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào ?
- Nhận xét giờ học
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Ở vương quốc Tương Lai”
1’
4’
1’
12’
10’
10’
2’
- Hát đầu giờ.
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 hs khá đọc
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- Đọc CN-ĐT
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- 1 HS nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe 
- Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
+ Anh nghĩ tới các em nhỏ và nghĩ tới tương lai của các em. 
+ Trăng đẹp của vẻ đẹp núi sông, tự do độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la; trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng
+ Dưới áng trăng dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện; giữa biển rộng cờ đỏ phấp phới bay trên những con tàu lớn .
+ Đó là vẻ đẹp của đất nước đã hiện đại giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên.
+ Những ước mơ của anh chiến sĩ năm xưa đã trở thành hiện thực: có những nhà máy thuỷ điện, những con tàu lớn, những cánh đồng lúa phì nhiêu màu mỡ.
+ Em mơ ước đất nước ta có một nền công nghiệp hiện đại phát triển ngang tầm thế giới.
- Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ; Mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước. 
- Ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc nối tiếp toàn bài
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- HS trả lời.
- Lắng nghe - Ghi nhớ
==============================================
Tiết 3: Toán 
LUYỆN TẬP(40)
 I. Mục tiêu:
	1. Củng cố về phép cộng phép trừ, tìm một thành phần chưa biết của phép cộng phép trừ.
	2. Vận dụng kiến thức đã học làm đúng các bài tập. 
	- Giáo dục Hs lòng say mê và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ BT3
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
* Đặt tính rồi tính
 234567 - 45782
 894027 + 787428
- Nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Luyện tập: 
Bài 1: Thử lại phép cộng(HĐCN)
- Viết lên bảng phép tính:
 2416 + 5164
- Y/c HS nhận xét bài của bạn.
- Vì sao?
* Nêu cách thử lại : Muốn kiểm tra một phép tính cộng đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. khi thử lại phép cộng ta có thể lấy tổng trừ đi 1 số hạng nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng.
- Thử lại phép cộng trên.
- Làm phần b.
- Nx, ghi điểm.
Bài 2: Thử lại phép trừ(HĐCN)
- Viết lên bảng phép tính:
6839 - 482
- Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Nhận xét, chữa bài.
- Vì sao?
* Nêu cách thử lại: Muốn kiểm tra một phép tính trừ đã đúng hay chưa chúng ta tiến hành phép thử lại. khi thử lại phép trừ ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ nếu được kết quả là số bị trừ thìphép tính làm đúng.
- Thử lại phép trừ trên.
- Làm phần b.
- Nx, chữa bài.
Bài 3: Tìm x(HĐCN)
- Làm bài cá nhân
- Nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố, dặn dò: 
+ Muốn thử lại phép trừ phép, cộng ta làm như thuế nào?
- Nhận xét giờ học
- Dặn học sinh về nhà làm bài tập, hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1’
5’
1’
10’
10’
9’
3’
- Hát chuyển tiết
- 2 HS làm bài
- HS nghe 
- Đọc y/c
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS thực hiện phép tính 7580 - 2416 để thử lại.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, học sinh cả lớp làm vào vở.
- Đọc y/c
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- 2 HS nhận xét.
- HS trả lời.
- HS nghe.
- HS thực hiện phép tính: 6357 + 482 để thử lại.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phép tính, học sinh cả lớp làm vở
- Đọc y/c
- Đọc y/c
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
 + 707 = 3535
 = 3535 + 707
 = 4242
 + 262 = 4848
 = 4848 - 262
 = 4586
+ 2, 3 HS trả lời.
- Lắng nghe - Ghi nhớ
================================================
Tiết 4: Kĩ thuât 
Bài 4: KHÂU GHÉP HAI MÉP VẢI BẰNG 
MŨI KHÂU THƯỜNG (tiết 2)
 I. Mục tiêu:
 	1. Biết cách khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
 	2. Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường.
3. Có ý thức làm, biết áp dụng vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Mẫu khâu, một số sản phẩm có đường khâu ghép hai mép vải.
- HS: hai mảnh vải, chỉ khâu, kim, kéo, thước, phấn vạch.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy 
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra dụng cụ đồ dùng của H.s.
- Nx, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: Ghi đầu bài.
b. Nội dung bài:
*Hoạt động 1: Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
- Quan sát mẫu mẫu khâu.
- Nêu nhận xét và nêu lại các bước khâu.
- Y/c HS thực hành khâu.
*Hoạt động 2: Đánh giá kết quả 
- Trưng bày sản phẩm
- Nhận xét đánh giá kết quả
4. Củng cố dặn dò:
- HD - HS về nhà đọc trước bài và chuẩn bị vật liệu.
- CB bài sau" Khâu đột thưa"
- Nhận xét tiết học
1’
5’
1’
19’
6’
3’
- Hs quan sát và nhận xét vật mẫu.
- Bước 1: Vạch dấu đường khâu
- Bước 2: Khâu lược 
- Bước 3: Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- Thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường.
- HS trưng bày sản phẩm và tự đánh giá.
===========================================
Tiết 5: Đạo đức
Bài 4: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 1)
(THTTHCM: Bộ phận)
I. Mục tiêu:
1. HS hiểu cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào, vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
	2. Thực hiện tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi... trong sinh hoạt hàng ngày.
3. Đồng tình, ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm không đồng tình với những hành vi, việc làm lãnh phí tiền của.
*THMT: Học tập tấm gương Bác Hồ về thực hành tiết kiềm.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bảng phụ ghi các thông tin, bìa xanh, đỏ, trắng cho mỗi HS, đồ dùng để chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu :
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS nêu bài học.
+ Vì sao em cần lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người xung quanh?
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, Tìm hiểu bài:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi.
- Y/c HS đọc các thông tin sau:
+ Ở nhiều cơ quan công sở hiện nay ở nước ta, có rất nhiều bảng thông báo: Ra khỏi phòng, nhớ tắt điện.
+ Ở Đức, người ta bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn.
+ Ở Nhật, mọi người có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Thảo luận nhóm đôi: Em nghĩ gì khi đọc thông tin đó ?
- Tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
+ Theo em, có phải do nghèo nên các dân tộc cường quốc như Nhật, Đức phải tiết kiệm không ?
+ Họ tiết kiệm để làm gì?
+ Tiền của do đâu mà có?
- GD HS tính tiết kiệm theo gương 
Bác Hồ.
- Kết luận chung.
*Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ
- Nêu từng ý kiến trong BT1. 
- Bày tỏ thái độ đánh giá theo phiếu màu đã quy ước.
- Đề nghị HS giải thích về lý do lựa chọn của mình.
- Kết luận các ý kiến c, d là đúng các ý kiến a, b là sai.
4. Củng cố - dặn dò:
g Đọc ghi nhớ (SGK)
- Sưu tầm các truyện, tấm gương về việc tiết kiệm tiền của ( BT 6 - sgk)
- Tự liên hệ về việc tiết kiệm tiền của.
1’
4’
1’
13’
14’
3’
- Hát chuyển tiết.
- 2, 3 HS nêu ghi nhớ..
- 2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận cặp đôi, lần lượt đọc cho nhau nghe các thông tin, xem tranh và thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Khi đọc thông tin em thấy người Nhật và người Đức rất tiết kiệm, còn ở Việt Nam chúng ta đang thực hiện, thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí.
- HS thảo luận và báo cáo kết quả.
+ Không phải do nghèo
+ Tiết kiệm là thói quen của họ. Có tiết kiệm mới có thể có nhiều vốn để giàu có.
+ Tiền của là do sức lao động của con người mới có.
- Cả lớp lắng nghe và nhắc lại.
- HS thảo luận và bày tỏ ý kiến qua các phiếu màu.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận chọn ý đúng.
c) Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lý, có hiệu quả.
d) Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà.
- HS đọc ghi nhớ.
- Ghi nhớ, làm theo yêu cầu.
=====================================
Ngày soạn: 8/10/2011 Ngày giảng: Thứ 3/11/10/2011
Tiết 1: Toán
BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ(41)
I. Mục tiêu:
	1. Nhận biết biểu thức có chứa hai chữ, giá trị của biểu thức có chứ hai chữ.
	2. Tính được giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
	3. Giáo dục HS lòng say mê và yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Chép ví dụ, kẻ sẵn bảng ... học:
	- Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện “Vào nghề”.
- N.xét, cho điểm.
3. Bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
b, HD làm bài tập: 
- Treo bảng phụ.
- Đọc đề bài.
- Gạch chân dưới những từ quan trọng của đề:
 Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian.
- Đọc gợi ý
- Làm bài, kể chuyện trong nhóm.
- Kể truyện.
+ Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước?
+ Em thực hiện ước mơ đó như thế nào?
+ Em nghĩ gì khi thức giấc?
- Làm vào vở BT.
- Nxét, chấm điểm.
4. Củng cố - dặn dò:
- Củng cố, nhận xét tiết học, khen ngợi những HS phát triển câu chuyện giỏi.
- Sửa lại câu chuyện đã viết và kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị bài sau.
1’
5’
1’
29’
4’
- Cả lớp hát, lấy sách vở.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- Ghi đầu bài vào vở.
- 2 HS đọc to, cả lớp theo dõi.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- HS kể trong nhóm, sau đó cử đại diện kể thi.
+ Mẹ em đi công tác xa, bố mẹ ốm nặng phải nằm viện. Ngoài giờ học em vào viện chăm sóc bố. Một buổi trưa, bố em đã ngủ say. Em mệt quá cũng ngủ thiếp đi. Em bỗng thấy là tiên nắm lấy tay em. Bà cầm tay em khen em là đứa con hiếu thảo và cho em ba điều ước...
+ Đầu tiên em ước cho bố em khỏi bệnh để bố lại đi làm, điều thứ hai em mong con người thoát khỏ bệnh tật. Điều ước thứ ba em mong mình và em trai mình học thật giỏi để sau này lớn lên trở thành những kỹ sư giỏi góp sức xây dựng đất nước.
+ Em tỉnh giấc và thật tiếc đó là giấc mơ. Nhưng em vẫn tự nhủ mình sẽ cố gắng để thực hiện được những điều ước đó.
+ Em biết đó chỉ là giấc mơ thôi nhưng tin trong cuộc sống sẽ có nhiều tấm lòng nhân ái đến với những người chẳng may gặp hoạn nạn, khó khăn.
+ Em rất vui khi nghĩ đến giấc mơ đó. Em nghĩ mình sẽ làm được tất cả những gì mình mong ước và em sẽ cố gắng học thật giỏi.
- HS viết vào vở.
- Nộp vài hs đọc bài viết.
- Lắng nghe - Ghi nhớ.
============================================
Tiết 4: Chính tả: (Nhớ - viết)
GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I. Mục tiêu:
1. Nhớ - viết đoạn từ “nghe lời cáo dụ thiệt hơn... đến làm gì được ai” trong truyện “Gà trống và cáo”. Tìm và viết những tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ương/ươn, các từ hợp nghĩa đã cho.
2. Nhớ - viết chính xác, trình bày sạch đẹp đoạn viết từ “nghe lời cáo dụ thiệt hơn... đến làm gì được ai” trong truyện “Gà trống và cáo”. Tìm và viết đúng những tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ương//ươn, các từ hợp nghĩa đã cho.
3. GD có ý thức chăm chỉ và ý thức rèn chữ, giữ vở cho hs.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Bài tập 2a viết sẵn trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng viết bài. 
- N.xét, ghi điểm
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: Ghi điểm
b, HD nghe, viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Lời lẽ của gà nói với cáo thể hiện điều gì?
+ Gà tung tin gì cho cáo một bài học?
+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta điều gì?
* HD viết từ khó:
- Tìm những từ khó viết và luyện viết.
- N.xét chữ viết của HS.
*HD cách trình bày:
- Nêu cách viết và trình bày.
* Viết chính tả:
- Y/c HS nhớ lại và viết vào vở
- Theo dõi, nhắc nhở HS.
* Chấm chữa bài:
- Nx chung.
*HD làm bài tập:
Bài 2: Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh 
- Tổ chức cho 2 nhóm thi điền từ tiếp sức trên bảng. Nhóm nào điền nhanh, đúng từ sẽ thắng.
- N.xét, chữa bài.
- Đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
Bài 3: Tìm các từ:
- Đọc y/c và nội dung.
- Thảo luận cặp đôi và tìm từ.
- Đọc định nghĩa các từ đúng.
- N.xét, chữa bài.
4. Củng cố - dặn dò: 
+ Đoạn văn cho em biết điều gì ?
- Nxét giờ học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
1’
4’
1’
22’
9’
3’
- 3 HS lên bảng viết: sung sướng, sốt sắng, xốn xao, xanh xao, xao xác...
- HS ghi đầu bài vào vở 
- 3 đến 5 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ.
+ Thể hiện gà là một con vật thông minh.
+ Gà tung tin có một cặp chó săn đoạn chạy tới để đưa tin mừng. Cáo là sợ chó ăn thịt vội chạy ngay để lộ chân tướng.
+ Đoạn thơ muốn nói với chúng ta hoàn cảnh giác, đứng vội tin vào những lời ngọt ngào.
- HS viết từ khó: phách bay, quắp đuôi, co cẳng, ...
- 1, 2 HS nêu
- HS nhớ và viết vào vở.
- Dãy 2 nộp bài.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS 2 nhóm thi điền từ trên bảng.
+ Trí tuệ, phẩm chất, trong, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân....
- 2 HS đọc lại bài đã hoàn thành.
- Đọc y/c.
- 1 HS đọc định nghĩa, 1 HS đọc từ đúng.
* Lời giải: ý chí, trí tuệ.
- 2, 3 HS nêu lại: Ghi nhớ.
============================================
Tiết 5: An toàn giao thông 
Bài 5: GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I. Mục tiêu:
	1. Biết mặt nước là một loại giao thông. Nước ta có đường bờ biển dài, có nhiều sông, nên giao thông đường thủy thuận lợi và có vai trò rất quan trọng .
	- Biết tên gọi các loại giao thông đường bộ .
	- Biết biển báo hiệu giao thông trên đường thủy ...
	2. Nhận biết được các loại phương tiện giao thông đường thủy thường thấy và tên gọi của chúng, nhận biết 6 biển báo hiệu giao thông đường thủy .
	3. Có ý thức khi đi trên đường thủy .
II. Đồ dùng:
	- Mẫu 6 biển báo hiệu giao thông đường thủy. Hình ảnh các phương tiện giao thông đường thủy.
III. Các hoạt động chủ yếu:
Hoạt động dạy
TG
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là đường đi an toàn?
- Nx, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Ghi bảng
b. Nội dung:
*Hoạt động 1: Ôn tập bài cũ giới thiệu bài mới 
*Mục tiêu:
- HS biết ngoài giao thông đường bộ người ta còn đi lại trên mặt nước gọi là giao thông đường thủy .
- HS biết được những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước .
*Cách tiến hành:
- Chúng ta đã được học các phương tiện giao thông nào ?
- Ngoài hai loại dường này, em nào biết người ta có thể đi lại bằng đường giao thông nào ?
- Sử dụng bản đồ để giới thiệu sông ngòi và đường biển nước ta .
*KL: Ngoài giao thông đường bộ ,giao thông đường sắt người ta còn sử dụng các loại tàu thuyền đi trên mặt nước gọi là giao thông đường thủy .
- Giao thông đường thủy rẻ tiền vì không phải làm đường ...
*Hoạt động 2: Tìm hiểu về giao thông đường thủy trên biển. 
*Mục tiêu:
- HS hiểu nơi nào có phương tiện giao thông đường thủy .
- Giao thông đường thủy có ở khắp nơi thuận tiện như giao thông đường bộ .
*Cách tiến hành:
- Em thấy tàu thuyền đi trên mặt nước ở những đâu ?
+ Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được ?
+ Tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này sang tỉnh khác, tàu thuyền đi lại trên mặt nước tạo thành ...
- Người ta chia giao thông đường bộ thành hai loại: GT đường thủy nội địa và đường biển .
*KL: GT đường thủy ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông ...
*Hoạt động 3: Phương tiện giao thông đường thủy nội địa . 
*Mục tiêu:
- HS biết mặt nước ở những đâu có phương tiện giao thông đường thủy
- HS biết tên gọi các phương tiện giao thông đường thủy nội địa .
*Cách tiến hành:
+ Ở đâu có mặt nước cũng có thể đi lại được trở thành đường giao thông?
+ Nêu ví dụ?
+ Để đi lại trên đường bộ có các loại ô tô, xe máy ...Ta có thể dùng phương tiện này để đi trên mặt nước được không?
+ Để đi lại trên mặt nước được em cần những loại phương tiện cơ giới nào ?
- Đó là các loại phương tiện cơ giới chạy bằng động cơ có sức chở lớn đi nhanh .
- Xem tranh ảnh về các loại phương tiện GTĐT
*Hoạt động 4: Biển báo hiệu giao thông đường thủy nội địa . 
+ Trên mặt nước cũng là đường giao thông có rất nhiều tàu thuyền đi lại vậy có thể xảy ra tai nạn được không?
+ Có thể xảy ra tai nạn ntn?
- Trên đường thủy cũng có tai nạn giao thông, vậy để đảm bảo ATGT người ta cũng có biển báo hiệu giao thông .
+ Em nào đã nhìn thấy biển báo hiệu giao thông đường bộ?
- Giới thiệu 6 biển báo hiệu giao thông đường bộ cần biết
1. Biển báo cấm đậu
+ Nhận xét về hình dáng mầu sắc, hình vẽ ?
- Biển này cấm các loại tàu thuyền đỗ ở khu vực cắm biển .
2.Biển cấm phương tiện thô sơ đi qua.
- Biển báo cấm thuyền không được đi qua 
3.Biển báo cấm rẽ phải rẽ trái .
4.Biển báo được phép đỗ .
5.Biển báo phía trước có bến phà, bến đò *Kết luận: Đường thủy cũng là một loại phương tiện giao thong, có rất nhiều phương tiện để đi lại trên đường thủy ...
4. Củng cố - dặn dò:
- Cho lớp hát bài con kênh xanh xanh. 
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau .
1’
3’
1’
5’
9’
6’
7’
3’
- 2 HS trả lời.
+ Giao thông đường bộ và giao thông đường sắt .
+ Giao thông đường thủy
+ Đi trên hồ ,sông ,biển ...
+ Người ta có thể đi lại trên sông hồ lớn ...
+ Không vì chỉ có ở những nơi mặt nước rộng và sâu.
+ Trên biển, sông, hồ
+ Không dùng phương tiện này để đi trên mặt nước.
+ Thuyền, bè, ca nô, sà lan, tàu thủy ...
+ Quan sát, nói tên từng loại phương tiện giao thông đường thủy .
+ Có thể xảy ra tai nạn .
+ Tàu thuyền đâm vào nhau đẫn đến đắm thuyền...
- HS nêu.
- Hình vẽ : Hình vuông
- Viền đỏ có đường chéo đỏ
- Giữa có chữ p mầu đen.
- Hình vuông, viền mầu đỏ, có gạch chéo ...
===========================================
Tiết 6: Sinh hoạt
NHẬN XÉT TUẦN 7
I. Mục tiêu:
	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS.
	- Phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt còn hạn chế.
II. Lên lớp:
1. Tổ chức: Hát
2. Nhận định tình hình chung của lớp:
	- Nề nếp: Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm. Đầu giờ trật tự truy bài
	- Đạo đức: Các em ngoan, lễ phép hoà nhã, đoàn kết với bạn bè.
- Học tập: Nề nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp. Bên cạnh đó còn một số em chưa có ý thức tự học còn ỷ lại, chưa biết trình bày vở.
	- Lao động vệ sinh: Đầu giờ các em đến lớp sớm để lao động, vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ.
 Tuyên dương: Chưa, Nam, Xuân,.... Phê bình: Thắng, Yêu, An,
3. Phương hướng:
	- Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt. Lập thành tích chào mừng ngày 20- 10
	- Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục nhưng nhược điểm còn tồn tại.
=======================================
NHẬN XÉT:

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc