Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 (Tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 (Tổng hợp)

Tập đọc

TRUNG THU ĐỘC LẬP

I. Mục tiêu:

- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn vă phù hợp nội dung

- Hiểu: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.

- GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quí vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.

II. Đồ dùng:

 - Tranh minh hoạ bài đọc.Bảng phụ ghi câu, đoạn luyện đọc

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

+ Đọc bài: Chị em tôi

 +Nêu nội dung chính của bài?

3. Bài mới:

a, Giới thiệu bài:

 

doc 35 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 187Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 7 (Tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7. Ngày soạn: 17 / 10 / 2009
Giảng ngày: Thứ hai 19 / 10/2009
Chào cờ
 **************************************
Toán.
Tiết 31: Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng , phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
II. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. bài cũ:
+ Tính: 80 000 – 48 765 = 31 235 ; 65 102 – 13 859 = 51 243
3. bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài tập 1 ( 40 ) Thử lại phép cộng.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS làm mẫu
- Gọi HS nhận xét.
- Cho HS làm ra nháp, 3 HS làm bảng 
- Gọi HS nhận xét
+ Muốn thử lại phép cộng ta làm như thế nào?
* Bài tập 2 ( 40 ) Thử lại phép trừ.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS thảo luận cặp 
- Cho 3 cặp làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét.
* bài tập 3( 40 )Tìm x:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bảng con, 2 HS làm bảng lớp
- Gọi HS nhận xét
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?
* Bài tập 4 ( 40 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vở ô ly, 1 HS làm bảng lớp
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS làm mẫu
- HS nhận xét 
- HS làm ra nháp, 3 HS làm bảng lớp.
- Kết quả:
 b, 62 981; 71 182; 299 270.
- HS nhận xét
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận cặp, 3 cặp làm bảng phụ.
- Kết quả:
b, 3 713; 5 263; 7 423.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bảng con, 3 HS làm bảng lớp.
- Kết quả: a. 4 586; b. 4 242
- HS nhận xét, đánh giá
- HS nêu
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở ô ly, 1 HS làm bảng lớp
Bài giải
Núi Phan – xi – phăng cao hơn Tây Côn Lĩnh và cao hơn là:
3 143 – 2 428 = 715 ( m )
Đáp số: 715 m
- HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Muốn thử lại phép cộng, phép trừ ta làm như thế nào?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau.
 *****************************************
Tập đọc
Trung thu độc lập
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn vă phù hợp nội dung
- Hiểu: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước.
- GDBVMT: Giáo dục tình cảm yêu quí vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước.
II. Đồ dùng: 
 - Tranh minh hoạ bài đọc.Bảng phụ ghi câu, đoạn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. bài cũ:
+ Đọc bài: Chị em tôi 
 +Nêu nội dung chính của bài?
3. bài mới:
a, Giới thiệu bài:
 b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1: 5 dòng đầu
+ Đoạn 2: Anh nhìn trăng vui tươi.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- GV ghi bảng: soi sáng, làng mạc, núi rừng, trung thu.
 - Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp 
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu: ( giọng trầm, buồn, thể hiện sự chia sẻ chân thành )
 2. Tìm hiểu bài:
- Cho HS đọc thầm bài, 1 HS đọc thành tiếng.
+ Anh chiến sĩ nghĩ tới trung thu và các em nhỏ vào thời điểm nào?
+ Trăng trung thu độc lập có gì đẹp?
+ Đoạn 1 cho biết điều gì?
- Gọi HS đọc đoạn 2.
+ Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
+ Vẻ đẹp có gì khác so với đêm trung thu độc lập?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Cho HS đọc lướt đoạn 3:
+ Anh chiến sĩ chúc gì thiếu nhi?
+ Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triền như thế nào?
+ Đoạn 3 cho biết điều gì?
- Gọi HS đọc bài
+ Qua bài cho ta biết điều gì?
3. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Gọi HS rút ra giọng đọc
- GV đọc mẫu
- Cho HS đọc theo cặp 
- Gọi 1 số cặp thi đọc
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
* CHTH: Em có trách nhiệm gì với vẻ đẹp của quê hương, đất nước?
- HS đọc bài
- HS nghe GV chia đoạn
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đoc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
- HS đọc thầm bài, 1 HS đọc thành tiếng.
- Anh đứng gác ở trại trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- Trăng đẹp: vẻ đẹp của núi sông tự do độc lập: trăng ngàn gió núi bao la.
- Cảnh đẹp trong đêm trung thu độc lập đầu tiên.
- HS đọc đoạn 2
- làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng tung bay
- Đó là vẻ đẹp của đất nước hiện đại giàu có hơn rất nhiều.
- Mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước.
- HS đọc lướt đoạn 3
- Mai đây những tết trung thu tươi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.
- HS tự liên hệ.
-Lời chúc của anh chiến sĩ với thiếu nhi.
- HS đọc lại bài
- Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của lớp.
- HS đọc nối tiếp.
- HS rút ra giọng đọc.
- HS nghe.
- HS đọc theo cặp
- HS thi đọc 
- HS nhận xét, đánh giá.
 - HS phát biểu
4. Củng cố:
+ Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Đọc lại bài, chuẩn bị bài sau.
 **************************************************
Chính tả( Nhớ - viết )
Gà Trống và Cáo
I. Mục tiêu:
- Nhớ – viết đúng bài chính tả, trình bày đúnầícc dòng thơ lục bát.
- Tìm, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng ch/ tr.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi bài tập 2 a.
- Các băng giấy nhỏ để HS viết các từ tìm được
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ: 
+Cho HS viết bảng con, 1 HS viết bảng lớp.
+ Viết 2 từ láy âm?
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
 b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Hướng dẫn nhớ viết:
- Gọi HS đọc thuộc lòng đoạn “ Nghe lời được ai”
- GV đọc bài
+ Cho HS viết những từ kkó viết ra giấy nháp
- Gọi HS đọc các từ khó
- Cho HS viết từ khó ra bảng con, 2 HS viết bảng lớp: thiệt hơn, loan tin này, quắp đuôi, khoái trí.
+ Nêu cách trình bày bài thơ?
- Cho HS gấp SGK viết đoạn thơ theo trí nhớ.
- GV chấm bài và nhận xét.
b. Luyện tập:
* Bài tập 2 a ( 67 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
* Bài tập 3 ( 67 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Tổ chức cho HS thi tìm từ nhanh
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc thuộc lòng đoạn viết chính tả.
- GV đọc bài
- HS viết từ khó ra nháp
- HS đọc các từ khó
- HS viết bảng con, bảng lớp
+ Ghi tên bài vào giữa dòng. Dòng 6 chữ lùi vào 1 ô li, dòng 8 viết sát lề.
+ Viết hoa tên riêng của hai nhân vật: Gà trống, Cáo.
+ Lời nói trực tiếp của Gà trống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm và ngoặc kép.
- HS nhớ viết bài
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 1 HS làm bảng phụ:
- Giải: Trí tuệ, phẩm chất, trong lòng đất, chế ngự, chinh phục, vũ trụ, chủ nhân.
- Bay lượn, vườn tược, quê hương, đại dương, tương lai, thường xuyên, cường tráng.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS thi tìm nhanh:
- Giải:
a. ý chí, trí tuệ, vươn lên.
b. tưởng tượng.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS nêu
4. Củng cố:
+ Khi Viết lời nói trực tiếp của nhân vật ta viết như thế nào?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ 
 ************************************************
 Ngày soạn: 17/ 10 / 2009
 Giảng ngày: Thứ ba 20 / 10 / 2009
Toán.
Biểu thức có chứa hai chữ.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết một số biểu thức đơn giản có hai chữ.
- Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ đã viết sẵn ví dụ ( SGK ) và một bảng theo mẫu SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
+ HS làm bảng con, bảng lớp: 83 153 + 20 132 – 153 = 103132
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu biểu thức có chứa hai chữ.
- GV treo bảng ví dụ, giải thích chỗ chấm ( .) chỉ có số con cá do anh (hoặc em)
( hoặc cả anh và em) câu được. Vấn đề là hãy viết số thích hợp vào mỗi chỗ chấm đó.
- Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm như thế nào?
- GV treo bảng số:
+ Nếu anh câu được ba con cá và em câu được hai con cá thì hai anh em câu được mấy con cá?
- GV viết bảng.
- Tương tự với các trường hợp còn lại cho HS thảo luận cặp 
+ Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con?
- GV: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ.
b. Giá trị của biểu thức có chứa hai chữ.
+ Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = ?
- Khi đó ta nói 5 một giá trị của biểu thức a + b.
- Cho HS trao đổi theo cặp các trường hợp tương tự
+ Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào?
+ Mỗi lần thay chữ số a bằng 1 số ta tính được gì?
c. Luyện tập.
* Bài tập 1( 42) Tính giá trị của c + d nếu:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm nháp, 2 HS làm bảng
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài tập 2 ( 42 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm vở ô ly, 1 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
+ Mỗi lần thay các chữ số a và b bằng các số chúng ta tính được gì?
* Bài tập 3 ( 42 ): - Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS đọc nội dung bài tập
- Cho HS thảo luận cặp 
- Gọi 1 cặp làm bảng lớp
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Ta cộng số cá của anh câu được với số cá của em câu được.
- HS quan sát
- Nếu anh câu được 3 con cá và em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được 3 + 2 con cá.
- HS thảo luận cặp, 1 cặp làm bảng lớp.
- Hai anh em câu được a + b con cá.
- Nếu a = 3 và b= 2 thì a + b = 3 + 2 = 5.
- HS trao đổi theo cặp, 1 cặp làm bảng lớp.
- Ta thay các chữ số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Mỗi lần thay chữ a và chữ b bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm nháp, 2 HS làm bảng
a. Nếu c = 10 và d = 25 thì giá trị của biểu thức c + d là:
c + d = 10 + 25 = 35.
b. Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì giá trị của biểu thức c + d là:
c + d = 15 cm + 45 cm = 60 cm.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở ô ly, 1 HS làm bảng lớp
- Kết quả: a. 12; b. 9; c. 8m
- HS nhận xét, đánh giá.
- Tính được 1 giá trị của biểu thức a – b.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc nội dung bài
- HS thảo luận cặp, 1 cặp làm bảng lớp.
- Kết quả: 112 360 700
 7 10 7
- HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Cho ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
 ************************************************
 Luyện từ và câu:
Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam.
I. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa l ...  đội ngũ
- Ôn quay sau, đi đều vòng phải ,vòng trái, đổi chân khi đi dều theo nhịp . 
- GV q/s, sửa sai cho học sinh
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi "Ném trúng đích"
- Q/s NX
3. Phần kết thúc:
- Lớp hát 
- Hệ thống ND bài
- GV NX, đánh giá giờ học
6-10 phút
2- 3 p
3- 4 p
1- 2 p
18-22 phút
12-14 p
 8-10 p
4-6 phút
 GV 
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 * * * * * * *
- GV điều khiển
- HS thực hành cán sự điều khiển
- GV điều khiển lớp tập 
- Chia tổ tập luyện cán sự điều khiển
- Cả lớp tập cán sự điều khiển
- GV nêu tên trò chơi
- Giải thích cách chơi
- 1 tổ chơi thử
- cả lớp cùng chơi 
***** *..
***** *..
***** *..
- Cả lớp hát + vỗ tay
- Hệ thống bài
************************************************
Sinh Hoạt lớp – Tuần 7
I. Sơ kết tuần 7
1. Nền nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng
- 15 phút đầu giờ có tiến bộ
- Một số bạn còn nói chuyện riêng: Nhung, Hiên, Ly. 
- Một số em vẫn còn thiếu khăn đỏ: Hậu, Lý.
2.Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Uyên, Thế Anh, D. Linh.
- Trong lớp còn một số em chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ: Ly, Hiên, Trang.
3.Các hoạt động khác:
- Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt, bàn trực nhật lưu ý trực nhật sạch sẽ đúng giờ.
- Duy trì hoạt động tập thể, tập nghi thức: lưu ý các động tác cá nhân tại chỗ cần thực hiện đúng .Múa cần tập kết hợp cả chân, tay, đúng với lời ca.
- Họp BCH chi đội. 
- Thực hiện tốt chăm sóc cây, nhổ cỏ bồn cây.
II. Hoạt động, kế hoạch tuần 8:
1,Nền nếp:
- Thực hiện tốt thi đua đợt 1
- ổn định duy trì nền nếp
- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần trước.
2. Học tập:
- Tổ 3 cần cố gắng nhiều trong học tập
- Học tốt các môn học, chú ý phân môn kể chuỵện, luyện từ và câu.
- Duy trì lịch luyện viết
- Duy trì các câu lạc bộ “Toán tuổi thơ”, “Viết chữ đẹp”, đôi bạn, nhóm bạn học tốt.
3.Các hoạt động khác; 
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công
- Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa.
- Chăm sóc cây vườn trường.
- Tập tốt bài múa
- Duy trì sinh hoạt đội có chất lượng
- Hoàn thành các loại tiền nộp về nhà trường.
- Thực hiện tốt chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20/ 10
 ************************************************
 Ngày soạn: 21/ 10/ 2009
 Giảng chiều: Thứ sáu 23 /10/ 2009
Kĩ thuật :
Khâu đột thưa (Tiết1)
I. Mục tiêu : 
-HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
-Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
II. Đồ dùng :
- Quy trình khâu đột thưa .Mẫu khâu đột thưa .
 - Vải ,kim ,chỉ ,kéo ,phấn vạch .
III. Các hoạt động dạy -học :
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ Khi khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường cần chú ý điều gì ?
+ Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: Ghi bảng
 b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn quan sát.
* GV Hướng dẫn HS quan sát – Nhận xét
-GT mẫu khâu đột thưa
Em có NX gì về mặt phải đường khâu?
Em có NX gì về mặt trái đường khâu ? Thế nào là khâu đột thưa ?
*Hoạt động 2:Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- GV Treo quy trình 
? Nêu quy trình khâu đột thưa ?
-Hướng dẫn cách khâu .
+Khâu từ phải sang trái lùi 1 tiến 3. Không rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng 
+Kết thúc đường khâu thì xuống kim kết thúc như đường khâu thường .
-Quan sát 
-Mũi khâu cách đều 
-Mũi sau lấn lên 1/3của mũi trước 
-HS nêu ghi nhớ SGK 
-Quan sát H2,3,4 SGK 
+ Vạch đường dấu .
+Khâu đột thưa theo đường dấu ( khâu từ phải sang trái ) ...
-Nghe ,quan sát 
-2HS đọc mục 2 phần ghi nhớ 
4. Củng cố :
Khi khâu đột thưa cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò:
 -Học thuộc ghi nhớ 
 - CB đồ dùng để giờ sau thực hành .
 ************************************************
 Khoa học.
Phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hoá
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hoá, mối nguy hiểm của nó.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Có ý thức giữ vệ sinh và phòng bệnh vận động mọi người cùng thực hiện.
II. Đồ dùng:
- Hình tranh 30, 31.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ Nêu nguyên nhân gây bệnh béo phì?
- HS nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
a,Giới thiệu bài: GV ghi bảng
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Một số bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Cách tiến hành:
- Cho HS thảo luận cặp đôi câu hỏi sau.
+ Cảm giác khi bị đau bụng, tiêu chảy, tả lị và tác hại của một số bệnh?
- Gọi 1 số cặp trình bày.
* GV: + Tiêu chảy: đi ngoài 3 lần trở lên trong một ngày cơ thể mất nhiều nước và muối không điều trị sẽ dẫn đến tử vong.
+ Tả: Căn bệnh nguy hiểm chết người, nôn mửa, truỵ tim mạch, nếu không phát hiện và ngăn chặn kịp thời có thể lây lan nhanh chóng.
+ Lỵ: Đau bụng quặn bụng dưới, mót rặn, đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu, nũi nhầy.
+ Nêu các bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào?
+ Khi bị mắc bệnh đường tiêu hoá cần làm gì?
* GVKL: Bệnh lây qua đường tiêu hoá rất nguy hiểm đều có thể gây chết người nếu không điều trị kịp thời và đúng cách. Mầm bệnh chứa nhiều trong phân, chất nôn và đồ dùng cá nhân rất dễ lây lan thành dịch. Vì vậy khi mắc bệnh cần điều trị kịp thời và phòng bệnh cho mọi người xung quanh.
* Hoạt động 2: Nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Cách tiến hành.
B1: Hoạt động nhóm
- Cho HS quan sát hình 30, 31 SGK
+ Các bạn trong hình đang làm gì? Có tác dụng? Tác hại gì?
+ Nguyên nhân nào gây ra bệnh đường tiêu hoá?
+ Các bạn nhỏ trong hình đã làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
+ Chúng ta cần làm gì để phòng các bệnh qua đường tiêu hoá?
B2: Gọi các nhóm trình bày trước lớp
- Gọi HS nhận xét, nhắc lại
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết.
+ Tại sao chúng ta phải diệt ruồi?
* GV: Nguyên nhân gây các bệnh tiêu hoá là ăn uống kém vệ sinh.
* Hoạt động 3: Vẽ tranh cổ động.
- Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
+ Xây dựng bản cam kết giữ vệ sinh
+ Thảo luận tìm ý cho nội dung tranh
- Phân công từng thành viên vẽ hoặc viết nội dung.
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- HS thảo luận cặp.
- Thấy rất mệt, đau bụng dữ dội đi ngoài liên tục, khát nước, không muốn ăn.
- Cơ thể bị mất nước.
- HS nhận xét, nhắc lại
- HS nghe GV giảng
- Tiêu chảy, lỵ, tả
- Làm cho cơ thể mệt mỏi có thể gây chết người và lây sang cộng đồng.
- Khám bác sĩ và điều trị ngay.
- HS quan sát hình
+ H 1, 2: Các bạn uống nước lã, ăn quà vặt ở vỉa hè rất dễ mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
+ H3: Uống nước sạch đun sôi
+ H4: Rửa tay sạch
+ H5: Bỏ thức ăn ôi thiu
+ H6: Chôn lấp kĩ rác thải
- Giúp không mắc bệnh đường tiêu hoá.
- Ăn uống không hợp vệ sinh, môi trường xung quanh bẩn, uống nước không dun sôi, chân tay bẩn.
- Không ăn thức ăn đã để lâu, rửa tay trước và sau khi đi đại tiểu tiện, thu rác, đổ rác đúng nơi quy định.
- Ăn uống vệ sinh, rửa tay bằng sà phòng trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện, giữ vệ sinh môi trường.
- HS nhận xét, nhắc lại
- HS đọc mục bạn cần biết
- HS nhận nhiệm vụ
- HS vẽ tranh và thảo luận tìm nội dung tranh
- HS trình bày trước lớp
 4. Củng cố:
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
************************************************
Tự học: Kiểm tra viết chữ đẹp
bài số 1
Kiểm tra theo đề của tổ
********************************************************************
Khoa học.
 Phòng bệnh béo phì.
I. Mục tiêu: Sau bài học HS biết:
- Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì
- Có ý thức phòng bệnh béo phì. Xây dựng thái độ đúng với người bị bệnh béo phì.
II. Đồ dùng:
- Hình 28, 29 SGK
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Ôn định:
2. Bài cũ:
+ Nêu một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng? 
( suy dinh dưỡng, bướu cố, quáng gà,..)
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tìm hiểu bệnh béo phì.
* Cách tiến hành:
- Cho HS hoạt động theo nhóm 4 
- GV đính phiếu bài tập
- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung phiếu bài tập.
*. Những dấu hiệu cho em biết 1 em bị bệnh béo phì?
a. Có cân nặng hơn mức trung bình.
b. Có những lớp mỡ ở quanh đùi.
c. Bị hụt hơi khi gắng sức.
d. Cả 3 dấu hiệu trên.
*. Tác hại của bệnh béo phì.
a. Mất thoải mái trong cuộc sống
b. Giảm hiệu xuất lao động và sự lanh lợi trong công việc.
c. Có nguy cơ bệnh tim mạch, huyết áp cao.
d. Cả 3 ý trên
- Cho HS làm phiếu bài tập, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đọc lại nội dung bài chữa.
+ Em bé có thể xem là bệnh béo phì khi như thế nào?
+ Tác hại của bệnh béo phì?
2. Nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
* Cách tiến hành.
- Cho HS quan sát hình ( 28, 29 ) và trả lời các câu hỏi theo nhóm đôi 
+ Nguyên nhân gây nên béo phì là gì?
+ Muốn phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
+ Cách chữa bệnh béo phì như thế nào?
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận:
3. Bày tỏ thái độ:
* Cách tiến hành:
- GV đưa tình huống cho các nhóm thảo luận.
+ Tình huống 1: Nam rất béo nhưng những giờ tập thể dục em mệt nên không tham gia.
+ Nga có dấu hiệu béo phì nhưng Nga rất thích ăn quà vặt, ngày nào đi học cũng mang theo đồ ăn.
- Các nhóm thảo luận theo cặp 
- Gọi 1 số cặp trình bày.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- GV kết luận:
. 
- HS quan sát
- HS đọc yêu cầu và nội dung phiếu bài tập.
- HS làm bài tập, 1 HS làm bảng phụ
- Kết quả: 1. ý d 2. ý đ.
- HS nhận xét, đọc lại bài chữa
- Có cân nặng hơn mức bình thường, có những lớp mỡ quanh đùi
- Mất thoải mái, giảm hiệu xuất lao động,
- HS quan sát hình trang 28, 29
- 1 số cặp trình bày trước lớp
- Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng, lười vận động nên mỡ tích nhiều
- Ăn uống hợp lí, điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí, luyện tập TDTT thường thường xuyên vận động TDTT.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống, năng vận động, thường xuyên tập thể dục.
- HS nhận xét, bổ sung. 
- HS thảo luận cặp 
- 1 số cặp trình bày trước lớp
- Em sẽ động viên khích lệ bạn để bạn tham gia tập thể dục, khuyên bạn nên thường xuyên tập thể dục.
- Khuyên bạn nên sử dụng đồ ngọt phù hợp với cơ thể nếu không xẽ bị mắc bệnh béo phì.
- HS nhận xét, đánh giá
4. Củng cố:
+Muốn đề phòng bệnh béo phì ta phải làm gì?
5. Dặn dò:- Học thuộc mục bạn cần biết 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_7_tong_hop.doc