I. MỤC TIÊU:
- Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niền tự hào, ước mơvà hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ý nghĩa bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh hoạ bài học trong SGK.
- Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế XH của nước ta những năm gần đây.
- Băng giấy viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TUẦN 7: ĐẠO ĐỨC TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (Tiết 7) I. MỤC TIÊU: -Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được: cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào. Vì sao cần tiết kiệm tiền của. -HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng,đồ chơi trong sinh hoạt hằng ngày. -Biết đồng tình ủng hộ những hành vi, việc làm tiết kiệm; Không đồng tình với những hành vi, việc làm lãng phí tiền của. II. CHUẨN BỊ: -SGK Đạo đức 4 -Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: +Cần bày tỏ ý kiến với thái độ như thế nào? +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em? -GV ghi điểm. - 2 HS thực hiện yêu cầu. -HS khác nhận xét. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: “Tiết kiệm tiền của” Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (các thông tin trang 11- SGK) -GV chia 3 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc và thảo luận các thông tin trong SGK/11 +Ở Việt Nam hiện nay nhiều cơ quan có biển thông báo: “Ra khỏi phòng nhớ tắt điện”. +Người Đức có thói quen bao giờ cũng ăn hết, không để thừa thức ăn. +Người Nhật có thói quen chi tiêu rất tiết kiệm trong sinh hoạt hằng ngày. -GV yêu cầu các nhóm trình bày. -GV kết luận: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con người văn minh, xã hội văn minh. Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ (Bài tập 1- SGK/12) -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 1. Em hãy cùng các bạn trao đổi, bày tỏ thái độ về các ý kiến dưới đây (Tán thành, phân vân hoặc không tán thành ) a/. Tiết kiệm tiền của là keo kiệt, bủn xỉn. b/. Tiết kiệm tiền của là ăn tiêu dè sẻn. c/. Tiết kiệm tiền của là sử dụng tiền của một cách hợp lí, có hiệu quả. d/. Tiết kiệm tiền của vừa ích nước, vừa lợi nhà. -GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình. -GV kết luận: +Các ý kiến c, d là đúng. +Các ý kiến a, b là sai. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 2- SGK/12) - Để tiết kiệm tiền của, em nên làm gì? - Để tiết kiệm tiền của, em không nên làm gì? -GV kết luận về những việc cần làm và không nên làm để tiết kiệm tiền của. -HS nghe. -HS chia nhóm. -Các nhóm thảo luận. -Đại diện từng nhóm trình bày. -Nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -Thảo luận nhóm đôi. -HS bày tỏ thái độ đánh giá theo các phiếu màu đãquy ước. -HS giải thích. -HS nghe. -Các nhóm thảo luận. -Đại diện trình bày- Lớp nhận xét, bổ sung. -HS nghe. 3. Củng cố dặn dò: -Vì sao cần tiết kiệm tiền của? -Đọc ghi nhớ. -Sưu tầm các truyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của (Bài tập 6- SGK/13) -Tự liên hệ việc tiết kiệm tiền của của bản thân (Bài tập 7 –SGK/13) -Chuẩn bị bài tiết sau. -HS trả lời. -1 HS đọc. -HS tự liên hệ. -HS cả lớp thực hiện. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: TẬP ĐỌC TRUNG THU ĐỘC LẬP (Tiết 13) I. MỤC TIÊU: - Đọc trơn toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niền tự hào, ước mơvà hi vọng của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ý nghĩa bài: Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. II. CHUẨN BỊ: - Tranh minh hoạ bài học trong SGK. - Tranh ảnh về một số thành tựu kinh tế XH của nước ta những năm gần đây. - Băng giấy viết câu, đoạn văn cần hướng dẫn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 3 HS đọc phân vai chuyện Chị em tôi và trả lời câu hỏi: +Em thích chi tiết nào trong chuyện nhất? Vì sao? +Gọi HS đọc toàn bài và nêu nội dung chính của truyện. -Nhận xét và cho điểm HS. -3 HS đọc theo vai. -1 HS đọc cả bài. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: -Hỏi: +Chủ điểm của tuần này là gì? Tên chủ điểm nói lên điều gì? -Chỉ vào tranh minh hoạ chủ điểm và nói: Mơ ước là quyền của con người, giúp cho con người hình dung ra tương lai và luôn có ý thức vươn lên trong cuộc sống. -Treo tranh minh hoạ bài tập và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? -Điều đặc biệt đáng nhớ đây là đêm trung thu năm 1945, đêm trung thu độc lập đầu tiên của nước ta. Anh bộ đội mơ ước về điều gì? Điều mơ ước của anh so với cuộc sống hiện thực của chúng ta hiện nay như thế nào? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó. * Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a/, Luyện đọc: -Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV kết hợp chữa lỗi phát âm, giải nghĩa từ mới, hướng dẫn ngắt giọng cho HS. -HS đọc cho nhau nghe. -Gọi 1 HS đọc toàn bài. -GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc. +Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, thể hiện niềm tự hào, mơ ước của anh chiến sĩ về tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. Đoạn 1,2: giọng đọc ngân dài, chậm rãi. Đoạn 3: giọng nhanh, vui hơn. b/. Tìm hiểu bài: * Đoạn 1: yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi. -Thời điểm anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu và các em nhỏ có gì đặc biệt? +Đối với thiếu nhi, Tết Trung thu có gì vui? +Đứng gác trong đêm trung thu, anh chiến sĩ nghĩ đến điều gì? +trăng trung thu độc lập có gì đẹp? -Đoạn 1 nói lên điều gì? * Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: +Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong đêm trăng tương lai ra sao? -Vẻ đẹp tưởng tượng đó có gì khác so với đêm trung thu độc lập? -Đoạn 2 nói lên điều gì? - Ngày anh chiến sĩ mơ tưởng về tương lai của các em, tương lai của đất nước đa đến nay đất nước ta đã có nhiều đổi thay. Theo em, cuộc sống hiện nay có gì giống với mong ước của anh chiến sĩ năm xưa? * Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi: +Hình ảnh Trăng mai còn sáng hơn nói lên điều gì? +Em mơ ước đất nước mai sau sẽ phát triển như thế nào? -Ý chính của đoạn 3 là gì? -Ý chính của bài nói lên điều gì? c/. Đọc diễn cảm: -Gọi 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài. Cả lớp tìm giọng đọc hay. -Giới thiệu đoạn văn cần đọc diễn cảm. Anh nhìn trăng nông trường to lớn, vui tươi. -GV đọc mẫu. Gạch chân từ cần nhấn giọng. -1 HS đọc -Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm đoạn văn. -Nhận xét, cho điểm HS. -HS trả lới. -HS quan sát. -HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi. -HS nghe. -HS đọc đọan nối tiếp. -HS theo dõi. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi. -1 HS đọc, lớp theo dõi. - HS nghe. -HS đọc thầm, trả lời câu hỏi. -Nhận xét, bổ sung. -1 số HS nêu. -HS đọc thầm, trả lời câu hỏi. -Nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -1 số HS nêu. -HS đọc thầm, trả lời câu hỏi. -Nhận xét, bổ sung. -1 số HS nêu. -3 HS đọc, cả lớp theo dõi. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -3 HS thi đọc. 3. Củng cố dặn dò: Gọi HS đọc lại toàn bài. -Hỏi; Bài văn cho thấy tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào? -Dặn HS về nhà học bài. -1 HS đọc. -HS trả lời. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: TOÁN LUYỆN TẬP (Tiết 31) I. MỤC TIÊU: -Giúp HS củng cố về: -Kĩ năng thực hiện được phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. -Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu HS làm bài: 4685+ 2347; 65102 – 13859 -Nêu cách cộng ( trừ ) các số tự nhiên? - Nhận xét. -2 HS lên bảng. -HS trả lời. 2/ Bài mới: * Giới thiệu bài: Luyện tập. * Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: -GV nêu và ghi phép cộng: 2416+ 5164. -Y/cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính. -Hướng dẫn HS thử lại bằng cách lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính cộng đã làm đúng. -Yêu cầu HS thử lại phép tính vào bảng con. - Nhận xét, tuyên dương. - Muốn thử lại phép cộng, ta làm như thế nào? -GVkết luận: Muốn thử lại phép cộng, ta có thể lấy tổng trừ đi một số hạng, nếu được kết quả là số hạng còn lại thì phép tính làm đúng. -Yêu cầu HS tính và thử lại: 35462+ 27519, 69108+ 2074, 267345+ 31925. - Chia lớp 3 dãy, mỗi dãy thực hiện 1 phép tính. -Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: -Nêu phép trừ 6839 – 482 - Y/c HS đặt tính và thực hiện phép tính. -Gợi ý để HS thử lại (bằng cách lấy hiệu cộng với số trừ, nếu kết quả là số bị trừ thì phép tính đúng). - Muốn thử lại phép trừ, ta làm như thế nào? -GV kết luận: Muốn thử lại phép trừ, ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ, nếu được kết quả là số bị trừ thì phép tính làm đúng. -Yêu cầu HS làm bảng con các phép tính: 4025 – 312; 5901 – 638; 7521 – 98 - Qua bài 1 và 2 các em đã ôn được kiến thức gì? GV chốt: Cách cộng (hoặc trừ) hai số tự nhiên. Bài 3: Tìm x: a/ x+ 262 = 4848 b/ x – 707 = 3535 -Yêu cầu HS nêu tên gọi thành phần, kết quả và cách tính của phép tính trên. - Qua bài 3 các em vừa luyện tập về nội dung gì? GV chốt: Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ. Bài 4: Gọi HS đọc đề và suy nghĩ để tóm tắt Tóm tắt: Núi Phan-xi-păng: 3143m Núi Tây Côn Lĩnh: 2428m Hỏi: Núi nào cao hơn và cao hơn bao nhiêu mét? Theo dõi, nhận xét. - Qua bài tập 4 các em luyện tập về nội dung gì? -GV chốt: Giải toán đơn. Bài 5: Tính nhẩm hiệu của số lớn nhất có 5 chữ số và số bé nhất có 5 chữ số. -Yêu cầu HS nêu số lớn nhất và bé nhất có 5 chữ số. -Yêu cầu HS tính nhẩm kết quả và nêu. -Thu vở chấm nhận xét, ghi điểm. -HS nghe. -HS làm bảng con. -HS nghe. -HS thử lại. -HS trả lời. -HS nghe. -HS thực hiện theo dãy. -HS đọc. -HS đặt tính vào bảng con. -HS nêu. -HS nghe. -HS làm bảng con. -HS trả lời. -HS nghe. -HS nêu. -HS tự làm vào vở. -HS trả lời. -HS nghe. -1 HS đọc đề. -1 HS lên bảng, lớp làm vở. -Nhận xét. -HS trả lời. -HS nghe. -HS nêu. -HS tính nhẩm và nêu. 3. Củng cố dặn dò: -Muốn thử lại phép cộng, ta làm như thế nào? - Muốn thử lại phép trừ, ta làm như thế nào? * Trò chơi: -Chia lớp thành 2 dãy, yêu cầu mỗi nhóm tính và thử lại kết quả: 987675 - 99 876 -Theo dõi nhận xét, tuyên dương. -Về học bài, chuẩn bị bài: “Biểu thức có chứa hai chữ”. -Nhận xét tiết học. -HS trả lời. -HS chơi. -Nhận xét. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: KHOA HỌC PHÒNG BỆNH BÉO PHÌ (Tiết 13) I. MỤC TIÊU: -Sau bài học HS có thể: -Nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. -Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. -Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì.xây xựng thái độ đúng đắn đối với người béo phì. II. CHUẨN BỊ: -Hình 28,29 SGK -Phiếu học tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Kể tên một số bệnh thiếu chất dinh dưỡng mà em biết? -Nêu biện pháp phòng bệnh suy dinh d ... , sửa bài. 3. Củng cố dặn dò: - Khi biết giá trị cụ thể của a, b và c muốn tính giá trị của biểu thức a+ b+ c ta làm thế nào? -Mỗi lần thay các chữ a,b và c bằng các số ta tính được gì? Về học bài, CHUẨN BỊ: “ Tính chất kết hợp của phép cộng”. -HS trả lời. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM (Tiết 14) I. MỤC TIÊU: -Ôn lại cách viết tên người, tên địa lý Việt Nam. -Viết đúng tên người, tên địa lý Việt namtrong mọi văn bảng. II. CHUẨN BỊ: -Phiếu in sẵn bài ca dao, mỗi phiếu 4 dòng, có để dòng phía dưới. -Bản đồ địa lý Việc Nam. -Giấy khổ to kẻ sẵn 4 hàng ngang. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Em hãy nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam? Cho Ví dụ? -Gọi 1 HS lên bảng viết tên và địa chỉ của gia đình em, 1 HS viết tên các danh lam thắng cảnh mà em biết? -Gọi 2 HS đọc đoạn văn đã giao về nhà và cho biết em đã viết hoa những danh từ nào trong đoạn văn? Vì sao lại viết hoa? -Nhận xét và cho điểm từng HS. -1 HS nêu. -2 HS lên bảng viết. -2HS đọc và giải thích. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1: -Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu phần chú giải. -Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ cho HS. Yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại. -Gọi 3 nhóm dán phiếu lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao. -Gọi HS nhận xét, chữa bài. -Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hòan chỉnh. -Cho HS quan sát tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì? Bài 2: -Gọi HS đọc yêu cầu. -Treo bảng đồ địa lý Việt Nam lên bảng. -Các em sẽ đi du lịch khắp mọi miền trên đất nước ta. Đi đến đâu các em nhớ viết lại tên tỉnh, thành phố, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử mà mình đã thăm. Chúng ta sẽ tìm xem trong các nhóm, nhóm nào là nhóm Những nhà du lịch giỏi nhất, đi được nhiều nơi nhất. -Phát phiếu và bút dạ, bản đồ cho từng nhóm. -Yêu cầu HS thảo luận, làm việc theo nhóm. -Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. Nhận xét, bổ sung để tìm ra nhóm đi được nhiều nơi nhất. -HS nghe. -1 HS đọc, cả lớp theo dõi. -HS thảo luận nhóm. -3 nhóm dán phiếu lên bảng. -Nhận xét, bổ sung. -1 HS đọc.lớp theo dõi. -HS trả lời. -1 HS đọc yêu cầu. -HS nghe. -HS thảo luận nhóm. -Dán phiếu lên bảng. NX. 3. Củng cố dặn dò: -Tên người và tên địa lí VN cần được viết như thế nào? -Trò chơi thi đua: GV đọc tên người, tên địa lí VN yêu cầu HS viết. -Nhận xét, tuyên dương. -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau. -HS trả lời. -2 HS đại diện 2 dãy lên thi viết. -Nhận xét. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: ĐỊA LÝ MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYÊN (Tiết 7) I. MỤC TIÊU: - Học xong bài này, HS biết: - Một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên. - Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên. - Dựa vào lược đồ (bản đồ ) để tìm kiếm kiến thức. -Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của dân tộc. II. CHUẨN BỊ: -Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc của TN. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Tây Nguyên có những cao nguyên nào? - Khí hậu Tây Nguyên có mấy mùa? Nêu đặc điểm của từng mùa? -GV nhận xét. -2 HS trả lời. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu về:”Một số dân tộc ở Tây Nguyên “.(ghi bảng) Họat động 1: Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống. MT: Nêu được một số dân tộc ở Tây Nguyên. TH: Yêu cầu HS đọc thầm mục 1 SGK /84 + Kể tên 1 số dân tộc sống ở TN? + Trong các dân tộc kể trên dân tộc nào sống lâu đời nhất ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến? + Mỗi dân tộc ở TN có những đặc điểm gì riêng biệt (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt ). + ĐểTN ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng cac dân tộc ở đây đã và đang làm gì? - GV kết luận: Tây Nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.(ghi bảng). - Cho HS quan sát hình 1,2,3 mỗi dân tộc có tập quán, sinh hoạt riêng. Họat động 2: Nhà rông ở Tây Nguyên. MT: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt của một số dân tộc ở Tây Nguyên. TH: Cho HS trình bày tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng nhà rông mà các em đã sưu tầm lên bàn và hình 4SGK,để cùng nhau thảo luận. Trình bày các ý sau: + Mỗi buôn ở Tây Nguyên có ngôi nhà gì đặc biệt? + Nhà rông dùng để làm gì? + Hãy mô tả về nhà rông? + Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì? - GV kết luận: Nhà rông để sinh hoạt tập thể. Họat động 3: Trang phục,lễ hội. MT: Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên. TH: Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. + Người dân Tây Nguyên nam, nư thường mặc như thế nào? + Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1,2,3? + Lễ hội Tây Nguyên thường tổ chức khi nào? + Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên? + Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội? + Ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng những loại nhạc cụđộc đáo nào? -GV kết luận: Họ yêu thích nghệ thuật -Gọi HS đọc bài học trong SGK. -HS nghe. -HS đọc thầm. -HS trả lời. -Nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -HS quan sát. -HS trình bày. -HS trả lời. NX, BS. -HS nghe. -HS thảo luận. -1 số HS trình bày. -Nhận xét, bổ sung. -HS nghe. -2 HS đọc, lớp theo dõi. 3. Củng cố dặn dò: -Trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt của nười dân TN? -Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên”. -Nhận xét tiết học -HS trả lời. -HS nghe. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN (Tiết 14) I. MỤC TIÊU: -Biết cách phát triển câu chuyện dựa vào nội dung cho trước. -Biết sắp xếp các sự việc theo đúng trình tự thời gian. -Dùng từ ngữ hay, giáu hình ảnh để diễn đạt. -Biết nhận xét, đánh giá bài văn của các bạn. II. CHUẨN BỊ: -Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. -Nhận xét, cho điểm HS. -1 HS đọc. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: -Tiết trước các em xây dựng câu truyện dựa vào cốt chuyện, hôm nay, với đề bài cho trước, lớp mình sẽ thi xem ai là người có óc tưởng tượng phong phú để nghĩ ra được câu truyện hay nhất. * Hướng dẫn làm bài tập: -Gọi 1 HS đọc đề bài. -GV đọc đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian. -yêu cầu HS đọc gợi ý. -Hỏi và ghi từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý. 1/. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước? 2/. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào? 3/. Em nghĩ gì khi thức giấc? -Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó 2 HS ngồi cùng bàn kể cho nhau nghe. -Tổ chức cho HS thi kể. -Gọi HS nhận xét bạn kể về nội dung truyện và cách thể hiện. -GV sửa lỗi câu cho HS. -Yêu cầu HS chọn bạn kể hay nhất. -HS nghe. -1 HS đọc, lớp theo dõi. -HS theo dõi. -2 HS đọc. -HS trả lời. -HS tự làm bài, kể cho nhau nghe. -1 số HS thi kể trước lớp. -Nhận xét. -HS bình chọn. 3. Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có câu truyện hay, lời kể sinh động, hấp dẫn. -Dặn HS về nhà viết lại câu chuyện theo GV đã sửa và kể cho người thân nghe. -Chuẩn bị bài sau. -HS nghe. -HS thực hiện. Rút kinh nghiệm-Bổ sung: TOÁN TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG (Tiết35) I. MỤC TIÊU: -Giúp HS: -Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng. -Vận dụng tính chất giao hoán vàtính chất kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ kẻ sẵn bảng có nội dung SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Kiểm tra bài cũ: -Khi biết giá trị cụ thể của a và b, c muốn tính giá trị của biểu thức a+ b+ c ta làm thế nào? -Mỗi lần thay các chữ a, b và c bằng các số ta tính được gì? Sửa câu b / bài tập 4. Nhận xét, tuyên dương. -1 số HS trả lời. -1 HS lên bảng. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tính chất kết hợp của phép cộng. a. Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. Treo bảng số a b c (a+ b)+ c a+ (b+ c) 5 4 6 (5+ 4)+ 6 = 9+ 6 =15 5+ (4+6) = 5+ 10= 15 35 15 20 28 49 51 -Y/c thực hiện tính giá trị của biểu thức để điền vào bảng. -Nhận xét, ghi bảng. - So sánh giá trị của biểu thức (a+ b)+ c với giá trị của biểu thức a+ (b+ c) Khi a, b, c nhận những giá trị số khác nhau? Từ so sánh trên rút ra nhận xét gì về biểu thức (a+ b)+ c và a+ (b+ c) Kết luận: khi a, b, c nhận những giá trị số khác nhau nhưng giá trị của biểu thức (a+ b)+ c luôn bằng giá trị của biểu thức a+ (b+ c). Ta có thể viết (a+ b)+ c = a+ (b+ c). - Vậy khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể làm như thế nào? -Kết luận: Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba. * Lưu ý HS: Khi phải tính tổng của ba số a+ b+ c ta có thể tính theo thứ tự từ trái sang phải: a+ b+ c = (a+ b)+ c hoặc a+ b+ c = a+ (b+ c) tức là: a+ b+ c = (a+ b)+ c = a+ (b+ c). b.Thực hành. Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất: Cho HS đọc bài và nêu yêu cầu. a/ 3254+ 146+ 1698. b/ 921+ 898+ 2079 4367+ 199+ 501. 1255+ 436+ 145 4400+2148+ 252. 467+ 999+ 9533 *Lưu ý HS câu b vừa phải sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp. Bài 2:-Y/c đọc đề và gợi ý để HS tự tóm tắt. Tóm tắt: Ngày đầu : 75 500 000 đồng Ngày thứ hai: 86 950 000 đồng. Ngày thứ ba: 14 500 000 đồng. Cả ba ngày:... tiền? -HS tự làm bài. Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: a/ a+ 0 = + a = b/ 5+a = + 5 Thi đua xem ai nhanh nhất. -Nhận xét, tuyên dương. -HS nghe. -HS tính nháp. -HS so sánh, nhận xét. -HS nghe. -HS trả lời. -HS nghe. -HS theo dõi. -1 HS dọc. -HS tự làm bài vào vở. -3 HS lên bảng, nhận xét, sửa bài. -1 HS đọc đề. -1 HS lên bảng tóm tắt.lớp làm nháp. NX. -1 HS lên bảng, lớp làm vào vở. -Nhận xét, sửa bài. -1 HS dọc yêu cầu. -HS làm bảng con. 3. Củng cố dặn dò: -Nêu tính chất kết hợp của phép cộng? Cho ví dụ. Về học bài: “Luyện tập” Nhận xét tiết học. -2 HS nêu và lấy ví dụ. -HS nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm-Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: