Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 (Bản 3 cột)

Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 (Bản 3 cột)

TẬP ĐỌC

 TIẾT 32. RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

* Mục tiêu chung:

- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu.

- Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện. đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện.

- GD HS tự giác, sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

* Mục tiêu riêng cho HS Long:

- HS đọc được một câu trong bài: “Chú hề tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, rồi cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để cô bé có thể đeo vào cổ.”

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Slide tranh minh họa SGK.

 

docx 58 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 60Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khối 4 - Tuần 16 - Năm học 2021-2022 (Bản 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 16
Ngày soạn: 17/12/2021
Ngày giảng: Thứ hai ngày 20 tháng 12 năm 2021
TẬP ĐỌC
 TIẾT 32. RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:	
* Mục tiêu chung:
- Hiểu ND: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng ngộ nghĩnh đáng yêu.
- Đọc trôi chảy, rành mạch, biết đọc với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và người dẫn chuyện. đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật: chú bé, nàng công chúa nhỏ và lời người dẫn chuyện.
- GD HS tự giác, sáng tạo. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- HS đọc được một câu trong bài:  “Chú hề tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, rồi cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để cô bé có thể đeo vào cổ.”
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Slide tranh minh họa SGK.
 - HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 3p
*Khởi động: 
 - Đọc phân vai bài: Trong quán ăn "Ba Cá Bống"
+ Nêu nội dung bài
*Kết nối:
- GV nhận xét, dẫn vào bài. Giới thiệu bài 
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ HS nêu: Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh và dũng cảm đã moi được điều bí mật từ những kẻ độc ác và thoát thân an toàn.
HS lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*Luyện đọc: (8-10p) 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, chú ý phân biệt lời các nhân vật: chú hề, nàng công chúa 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- Giải nghĩa từ "vời" (cho mời người dưới quyền đến (một cách trang trọng)
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Tám dòng đâu
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến Tất nhiên là bằng vàng rồi.
+ Đoạn 3: Phần còn lại 
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (bằng chừng nào, treo ở đâu , tất nhiên....)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
HS đọc một câu trong bài.
“Chú hề tức tốc đến gặp thợ kim hoàn, đặt làm ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa, rồi cho mặt trăng vào một sợi dây chuyền vàng để cô bé có thể đeo vào cổ.”
*Tìm hiểu bài: (8-10p)
- GV phát phiếu học tập cho HS 
+ Chuyện gì xảy ra với cô công chúa?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+ Tại sao họ cho rằng đòi hỏi đó không thể thực hiện được?
+ Trước yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ?
+ Nhà vua than phiền với ai?
+ Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác cách nghĩ của người lớn.
+ Chú hề đã làm gì để có mặt trăng cho công chúa?
+ Thái độ của cô công chúa như thế nào khi nhận món quà?
+ Nội dung chính của bài là gì?
- 1 HS đọc các câu hỏi trong phiếu
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
+ Cô bị ốm nặng
+ Mong muốn có mặt trăng và nói cô sẽ khỏi ngay nếu có một mặt trăng.
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
+ Nhà vua cho vời tất cả các đại thần, các nhà khoa học đến để bàn cách lấy mặt trăng cho công chúa 
+ Đòi hỏi đó không thể thực hiện được 
+ Than phiền với chú hề.
+ Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi công chúa, xem nàng nghĩ về mặt trăng như thế nào đã. Vì chú tin rằng cách nghĩ của trẻ em khác với người lớn.
+ Công chúa nghĩ ra rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng. 
+ Chú tức tốc đến gặp bác thợ kim hoàn đặt ngay một mặt trăng bằng vàng, lớn hơn móng tay của công chúa cho mặt trăng vào cọng dây chuyền vàng để công chúa đeo vào cổ.
+ Vui sướng ra khỏi giường bệnh, chạy tung tăng khắp vườn.
* Nội dung: Câu chuyện cho em hiểu rằng cách nghĩ của trẻ em khác với suy nghĩ của người lớn.
 - HS ghi lại nội dung bài
HS lắng nghe
4. Hoạt động luyện tập, thực hành
*Luyện đọc diễn cảm (8-10p)
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 2
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động vận dụng (2 phút)
- Ghi nhớ nội dung bài
- Lấy VD để chứng tỏ rằng suy nghĩ của trẻ em rất khác so với suy nghĩ của người lớn.
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc phân vai trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
- HS lắng nghe, thực hiện.
HS lắng nghe
TOÁN
Tiết 86: DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 9
- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 để giải các bài toán liên quan
- Rèn HS có những ước muốn chính đáng; góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, dũng cảm; góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
*Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Thực hiện phép cộng 32+12 dưới sự HD của GV
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Phiếu nhóm, Slide minh họa bài học.Video bài hát
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 3p
*Khởi động: 
- HS chơi trò chơi: Hộp quà bí mật
+ Viết hai số có ba chữ số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
+ Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5
*Kết nối:
- GV nhận xét.
- GV giới thiệu vào bài
- HS tham gia trò chơi dưới sự điều hành của nhóm trưởng
+ VD: 120; 230; 970;.....
+ Các số có tận cùng là chữ số 0
HS tham gia chơi
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30p)
* GV hướng dẫn cho HS phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 9.
- GV cho HS nêu các VD về các số chia hết cho 9, các số không chia hết cho 9, viết thành 2 cột (SGK): Cột bên trái ghi các phép tính chia hết cho 9, cột bên phải ghi các phép tính không chia hết cho 9 
- GV hướng sự chú ý của HS vào cột bên trái để tìm ra đặc điểm của các số chia hết cho 9.
- GV gợi ý để HS đi đến tính nhẩm tổng các chữ số của các số ở cột bên trái (có tổng các chữ số chia hết cho 9) và rút ra nhận xét: “Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”. 
- GV cho từng HS nêu dấu hiệu ghi chữ đậm trong bài học, rồi cho HS nhắc lại nhiều lần.
- GV cho HS tính nhẩm tổng các chữ số của các số ghi ở cột bên phải và nêu nhận xét: “Các số có tổng các chữ số không chia hết cho 9 thì không chia hết cho 9”.
+ Muốn biết một số có chia hết cho 9 hay không ta làm thế nào?
Cá nhân - Lớp
- HS tự viết vào vở nháp – Chia sẻ trước lớp
 18: 9 = 2 20: 9 = 2 (dư 1)
 72: 9 = 8 74: 9 = 8 (dư 2)
 657: 9 = 73 451: 9 = 50 (dư 1)
- HS thảo luận nhóm 2, phát hiện đặc điểm. VD:
 18: 9 = 2 
Ta có: 1 + 8 = 9 và 9: 9 = 1 
 72: 9 = 8 
Ta có: 7 + 2 = 9 và 9: 9 = 1
 657: 9 = 73 
Ta có: 6 + 5 + 7 = 18 và 18: 9 = 2 
- HS nêu: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9 
 20: 9 = 2 (dư 2)
 Ta có: 2 + 0 = 2; và 2: 9 (dư 2) 
 74: 9 = 8 (dư 2)
Ta có: 7 + 4 = 11 và 11 : 9 = 1 (dư 2)
 451: 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 4 + 5 + 1= 10 và 10: 9 = 1 (dư 1)
+ Ta tính tổng các chữ số của số đó
- Thực hiện phép cộng 32+12 dưới sự HD của GV
3. HĐ luyện tập, thực hành (18p)
Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9...
- GV chốt đáp án, củng cố dấu hiệu chia hết cho 9. 
*Lưu ý: giúp đỡ hs M1+M2
Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9....
- GV chốt đáp án.
Bài 3 + bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
- Củng cố dấu hiệu chia hết cho 9
4. Hoạt động ứng dụng (1p)
Cá nhân – Chia sẻ lớp.
Đáp án:
Số chia hết cho 9 là: 99; 108; 5643; 29; 385.
- Giải thích tại sao các số trên lại chia hết cho 9
- HS lấy VD về số chia hết cho 9
Đáp án:
Các số không chia hết cho 9 là: 96, 7853, 5554, 1097.
- Giải thích tại sao các số trên không chia hết cho 9
- Lấy thêm VD về số không chia hết cho 9
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 3:
VD: Các số: 288, 873, 981, ....
Bài 4:
 315 ; 135 ; 225
- Ghi nhớ dấu hiệu chia hết cho 9
- Tìm các bài toán vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong sách buổi 2 và giải
KỂ CHUYỆN
ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở HKI.
 * HS năng khiếu đọc lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 80 tiếng/phút).
- GD HS chăm chỉ, tự giác học tập. Góp phần bồi dưỡng các năng lực giao tiếp và hợp tác, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* Mục tiêu riêng cho HS Long:
- Được nghe các bạn đọc và nhớ tên bài
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - GV: + Slide minh họa . 
 + Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc từ tuần 11-17
 + Giấy khổ to và bút dạ. 
- HS: SGK, vở viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: (5p)
* Khởi động:
- Kể 1 câu chuyện đã nghe, đã đọc về đồ chơi hoặc trò chơi 
* Kết nối: GV giới thiệu vào bài mới
- 3 HS nối tiếp nhau kể
- Lớp nhận xét, đánh giá
Lắng nghe
2. HĐ luyện tập , thực hành (30’):
Bài 1: Ôn luyện và học thuộc lòng (1/3 lớp)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc: 
- Gọi 1 HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- GV nhận xét, khen/ động viên trực tiếp từng HS. 
Bài 2. Lập bảng tổng kết
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Hãy nêu các bài tập đọc là truyện kể trong hai chủ điểm Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.
+ Yêu cầu HS làm bài trong nhóm 4. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Cá nhân- Lớp
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị, cứ 1 HS kiểm ...  bộ, đường hàng không
+ Đường sắt, đường bộ
Nhóm 4 – Lớp
- Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV – Chia sẻ trước lớp
+ Năm 1010, tên Thăng Long. Tính đến nay được 1008 năm
+ Tên phố gắn với loại mặt hàng buôn bán, nhà cửa cổ kính, san sát nhau,...
+ Rộng rãi, nhà của san sát, cao tầng, đường phố to và rộng
+ Hồ Hoàn Kiếm, Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cột cờ Hà Nội,.....
- HS quan sát tranh vẽ
Nhóm 2 – Lớp
- Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV – Chia sẻ nội dung
+ Nơi làm việc của cơ quan lãnh đạo cao nhất:....
+ Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch,...
+ Tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng,...
- HS kể
- Sưu tầm, giới thiệu các bài hát, bài thơ hay về thủ đô Hà Nội.
- quan sát.
- đọc tên các con phố
Lắng nghe
KHOA HỌC 
TIẾT 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 	
* Mục tiêu chung:
- Nêu được con người, động vật, thực vật phải có không khí thì mới sống được.
 - Tự thực hành để biết được vai trò của không khí với con người; quan sát, làm thí nghiệm để biết vai trò của không khí với động vật, thực vật
- Có ý thức bảo vệ bầu không khí trong sạch. Góp phần phát triển các năng lực: NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.
 * BVMT: Mối quan hệ giữa con người với môi trường: Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường.
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Biết thành phần của không khí
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: + Hình SGK trang 72, 73
 + Sưu tầm các hình ảnh về người bệnh thở bằng ô- xi
 + Hình ảnh hoặc dụng cụ để bơm không khí vào bể cá.
- HS: Sách giáo khoa, bút,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. HĐ mở đầu: (4p)
* Khởi động 
+ Không khí có vai trò như thế nào đối với sự cháy?
+ Để duy trì sự cháy, ta làm thế nào?
* Kết nối: GV nhận xét, khen/ động viên, dẫn vào bài mới.
- HS trả lời dưới sự điều hành của TBHT
- 1, 2 HS trả lời:
 + Ô-xi cần cho sự cháy, càng có nhiều ô-xi thì sự cháy sẽ tiếp diễn lâu hơn. Ni-tơ không duy trì sự cháy nhưng nó giúp cho sự cháy không diễn ra quá mạnh, quá nhanh
+ Cần liên tục cung cấp ô-xi
Lắng nghe
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30p)
HĐ1: Vai trò của không khí đối với con người.
+ GV yêu cầu HS làm theo hướng dẫn mục Thực hành SGK trang 72 và phát biểu nhận xét.
+ Để tay trước mũi, thở ra và hít vào, bạn có nhận xét gì?
+ Lấy tay bịt mũi và ngậm miệng lại, bạn cảm thấy như thế nào?
+ Qua thí nghiệm và hiểu biết thực tế em hãy nêu vai trò của không khí đối với đời sống con người?
- GV chốt vai trò của không khí với con người
HĐ2: Vai trò của không khí đối với thực vật và động vật: 
- GV yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 và trả lời câu hỏi.
+ Tai sao sâu bọ và cây trong bình bị chết?
** Từ xưa các nhà bác học đã làm thí nghiệm: Nhốt một con chuột bạch vào trong một chiếc bình thuỷ tinh kín, có đủ thức ăn và nước uống . Khi nó thở hết ô- xi trong bình thuỷ tinh thì nó bị chết mặc dù thức ăn và nước uống vẫn còn.
+ Tại sao ta không nên để nhiều hoa tươi và cây cảnh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
+ Nêu vai trò của không khí đối với động vật và thực vật?
- GV chốt vai trò của không khí với con người
HĐ3: Một số trường hợp phải dùng bình ô- xi: 
+ GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 trang 73 SGK theo cặp.
+ Dụng cụ giúp người thợ lặn lâu dưới nước và dụng cụ giúp cho nước trong bể cá có không khí hoà tan?
- GV yêu cầu HS thảo luận câu hỏi.
+ Nêu ví dụ chứng tỏ không khí cần cho sự sống của người, động vật và thực vật?
+ Thành phần nào trong không khí là quan trọng nhấtđối với sự thở?
+ Trong trường hợp nào người ta phải thở bằng bình ô- xi?
KL: Người, động vật, thực vật muốn sống được cần ô- xi để thở.
3. HĐ ứng dụng (1p)
* GD bảo vệ môi trường: Con người cần không khí để thở. Vì vậy, để đảm bảo cho sức khoẻ thì không khí phải như thế nào? Cần làm gì đề giữ bầu không khí trong sạch
- Thực hành cá nhân và nêu nhận xét, cảm nhận của mình
+ Nhận thấy có luồng không khí ấm chạm vào tay khi thở ra.
+ Cảm thấy khó chịu...
+ Con người cần không khí để thở, con người có thể nhịn ăn, nhịn uống vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong một phút.
Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
- HS quan sát hình 3, 4.
+ Vì trong bình kín không có không khí nên sâu bọ và cây bị chết.
- Lắng nghe
+ Vì cây hô hấp thải ra khí các- bô- níc, hút khí ô- xi, làm ảnh hưởng đến sự hô hấp của con người.
+ Động vật và thực vật cần không khí để sống.
Nhóm 2 – Chia sẻ lớp
- HS quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK.
+ Bình ô- xi người thợ lặn đeo ở lưng
+ Máy bơm không khí vào nước.
+ Ví dụ: Nhịn thở trong trong một phút....... 
+ Khí ô- xi.
+ Những người thợ lặn, thợ làm việc trong hầm lò, người bị bệnh nặng cần.
+ Không khí phải trong sạch.
- HS nêu các biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Tìm các VD khác chứng tỏ không khí cần cho sự sống
 Lắng nghe
Quan sát
 Theo dõi, quan sát
TIẾNG VIỆT (HỌC CHÍNH TẢ)
 KIM TỰ THÁP AI CẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 	
* Mục tiêu chung:
- Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong bài; Làm đúng BT2a phân biệt s/x
- Rèn kĩ năng viết đẹp, viết đúng chính tả.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ viết góp phần phát triển năng lực tự chủ và tự học, NL sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
 *BVMT: HS thấy được vẽ đẹp kì vĩ của cảnh vật nước bạn, có ý thức bảo vệ những danh lam thắng cảnh của đất nước và thế giới.
* Mục tiêu riêng cho HS Long: Tập viết tên bài
II. CHUẨN BỊ:
 - GV: Slide tranh minh họa.
 - HS: Vở BT, sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 2p
*Khởi động: 
*Kết nối:
- GV dẫn vào bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
Hát 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
*Chuẩn bị viết chính tả: (6p) 
Trao đổi về nội dung đoạn cần viết
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết 
+ Đoạn văn nói về điều gì?
+ Kim tự tháp tráng lệ và kì vĩ như thế nào?
+ GDBVMT:Giáo viên giới thiệu thêm đôi nét về kim tự tháp, liên hệ: Trên thế giới, mỗi đất nước đều có những kì quan riêng cần trân trọng và bảo vệ. Vậy với những kì quan của đất nước mình, chúng ta cần làm gì để gìn giữ những kì quan đó
- Hướng dẫn viết từ khó: Gọi HS nêu từ khó, sau đó GV đọc cho HS luyện viết.
- 1 HS đọc- HS lớp đọc thầm
+ Ca ngợi kim tự tháp là một công trình kiến trúc vĩ đại của người Ai Cập cổ đại.
+ làm toàn bằng đá tảng rất to và đường đi nhằng nhịt như mê cung,...
- Lắng nghe
- HS liên hệ
- HS nêu từ khó viết: công trình, kiến trúc, hành lang, ngạc nhiên, nhằng nhịt...
- Viết từ khó vào vở nháp
Lắng nghe
* Viết bài chính tả: (15p)
- GV đọc bài cho HS viết
- GV theo dõi và nhắc nhở, giúp đỡ HS viết chưa tốt.
- Nhắc nhở cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- HS nghe - viết bài vào vở
*Đánh giá và nhận xét bài: (5p)
- Cho học sinh tự soát lại bài của mình theo.
- GV nhận xét, đánh giá 5 - 7 bài
- Nhận xét nhanh về bài viết của HS
- Học sinh xem lại bài của mình, dùng bút chì gạch chân lỗi viết sai. Sửa lại xuống cuối vở bằng bút mực
- Trao đổi bài (cặp đôi) để soát hộ nhau
- Lắng nghe.
3. Hoạt động luyện tập thực hành
*Làm bài tập chính tả: (5p)
Bài 2a: Tìm và viết các từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng s/x
Bài 3a: 
6. Hoạt động vận dụng (2p)
- Viết lại 5 lần các từ viết sai trong bài chính tả
- Lấy VD để phân biệt các sinh/ xinh
Đáp án: 
a) Đáp án: sinh, biết, biết, sáng, tuyệt, xứng.
Đáp án: 
Từ ngữ viết đúng chính tả
Từ ngữ viết sai chính tả
sáng sủa
sản sinh
sinh động
sắp sếp
tinh sảo
bổ xung
- HS lắng nghe, thực hiện
TOÁN
Tiết 91: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
* Mục tiêu chung:
- Củng cố kiến thức biểu đồ và đo diện tích
- Chuyển đổi được các số đo diện tích; Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
*ĐCND: Cập nhật thông tin diện tích Thủ đô Hà Nội (năm 2009) trên mạng: 3 324 ki-lô-mét vuông. 
- Rèn HS có những ước muốn chính đáng; góp phần phát triển phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm, dũng cảm; góp phần phát triển năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
* BT cần làm: Bài 1, bài 3 (b), bài 5. 
* Mục tiêu riêng cho HS Long: - Được biết về biểu đồ và đơn vị đo diện tích
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: - Slide minh họa bài học
- HS: Vở BT, bút, sgk 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS Long
1. Hoạt động mở đầu: 5p
*Khởi động 
*Kết nối:
- Giới thiệu bài mới
- TBVN điều hành lớp hát, nhận xét tại chỗ
HS hát
2. Hoạt động luyện tập, thực hành (30p)
Bài 1: Viết số thích hợp vào...
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
- GV chốt đáp án.
* KL: HS củng cố cách đổi các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo
Bài 3b. HS năng khiếu làm cả bài.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Điều chỉnh diện tích thủ đô HN (2009) là 3324 km2
- Gọi HS nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu cần).
- GV chốt đáp án.
Bài 5: 
- GV giới thiệu về mật độ dân số: mật độ dân số là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích km2.
- GV yêu cầu HS đọc biểu đồ trang 101 SGK và hỏi:
+ Biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Hãy nêu mật độ dân số của từng thành phố.
- Nhận xét, chốt đáp án. 
- GV lưu ý HS đây là số liệu cũ năm 1999. Số liệu mới có thể thay đổi
Bài 4 (bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm)
4. Hoạt động vận dụng (2p)
- Tìm các bài tập cùng dạng trong sách Toán buổi 2 và giải.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Làm việc cá nhân- Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
 530dm2 = 53000cm2 300dm2 = 3m2
 13dm229cm2 = 1329cm2; 
10km2 = 10000000m2
84600cm2 = 846dm2 
9000000m2 = 9km2
- Thực hiện theo YC của GV.
- Làm cá nhân 
Đ/a:
a) S Hà Nội > S Đà Nẵng
 S Đà Nẵng < S TP HCM
 S TP HCM < S Hà Nội
b) TP Hà Nội có S lớn nhất, tp Đà Nẵng có S bé nhất
+ Mật độ dân số của 3 thành phố lớn là Hà Nội, Hải phòng, thành phố Hồ Chí Minh.
+ Hà Nội: 2952 người/km2, Hải Phòng: 1126 người/km2, thành phố Hồ Chí Minh: 2375 người/km2.
- HS làm việc nhóm 2- Chia sẻ lớp
Đ/a:
a. Thành phố Hà Nội có mật độ dân số lớn nhất.
b. Mật độ dân số Thành phố Hồ Chí Minh gấp hơn hai lần mật độ dân số thành phố Hải Phòng.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
 Bài giải
Chiều rộng khu đất là:
 3 : 3 = 1 (km)
Diện tích khu đất là:
 3 x 1 = 3 km2
 Đáp số: 3 km2
- Chữa lại các bài tập sai.
- HS lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_khoi_4_tuan_16_nam_hoc_2021_2022.docx