Giáo án Lớp 4 Tuần 7 – Trường Tiểu học Đức Yên

Giáo án Lớp 4 Tuần 7 – Trường Tiểu học Đức Yên

Luyện từ và câu

TIẾT 14: LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1 ; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- 3 tờ phiếu ghi 4 dòng ca dao ở bài tập 1 ( bỏ qua 2 dòng đầu)

- Bản đồ địa lý Việt Nam

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ

- Hôm trước các em học bài gì?

- 2 HS lên bảng và ghi tên địa chỉ của gia đình em.

- 1 HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam ?

B. Dạy bài mới

 

doc 28 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 7 – Trường Tiểu học Đức Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luyện từ và câu
Tiết 14: Luyện tập viết tên người tên địa lý Việt Nam
I. Yêu cầu cần đạt :
- Vận dụng được những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng các tên riêng Việt Nam trong BT1 ; viết đúng một vài tên riêng theo yêu cầu BT2.
II. Đồ dùng dạy học
- 3 tờ phiếu ghi 4 dòng ca dao ở bài tập 1 ( bỏ qua 2 dòng đầu)
- Bản đồ địa lý Việt Nam
III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Hôm trước các em học bài gì?
- 2 HS lên bảng và ghi tên địa chỉ của gia đình em.
- 1 HS nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam ?
B. Dạy bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV: Tiết học hôm trước đã cho chúng ta biết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam. Để vận dụng quy tắc đó, hôm nay cô cùng các em “ Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 1.( Chiếu y/c bài lên) 
- 1 HS đọc ND BT1.
? Trong bài có từ Long Thành, Em hiểu Long Thành có nghĩa như thế nào?
- GV Long Thành tức là Thành Thăng Long nay là Hà Nội. (ở Hà Nội vừa tổ chức Đại lễ Kỉ niệm 1000 năm Thăng Long)
- GV: Bài ca dao sau có một số tên riêng viết không đúng quy tắc. Các em đọc từng dòng ca dao trong bài, xem những tên riêng nào viết chưa đúng thì các em viết lại cho đúng các tên riêng đó vào VBT. 
Em nào phát hiện trong bài tên nào chúng ta cần viết lại đầu tiên nào? 
GV hướng dẫn viết từ : M : Hàng Bồ.
 Đồng thời cho 3 em làm vào bảng phụ – mỗi em sửa 4 dòng.
- Dán bài lên bảng, đọc từng dòng thơ, chỉ những chữ cần sửa. HS và GV nhận xét ghi điểm từng em.
- Chốt lời giải đúng( chiếu bài giải lên).Gọi 1 HS đọc lại bài.
? Bài ca dao cho em biết những gì? Bài ca dao cho em biết tên 36 phố cổ của HN.
GV chiếu cho HS xem tranh minh hoạ HN ngày xưa và giảng thêm: ngày xưa HN có 36 phố đường sá đi lại còn chật hẹp, chưa có nhiều nhà cao tầng, các phương tiện chưa hiện đại  nhưng ngày nay HN đã mở rộng hơn, đổi thay rất nhiều tên phố tên phường cũng có nhiều thay đổi. Hà Nội ngày nay đường sá rộng hơn, nhiều nhà cao tầng, nhiều khu công nghiệp và có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng. VD đây là bức ảnh chụp của 1 khu phố của HN ngày nay.
Chuyển: Bài hôm trước các em đã biết tên các địa danh ở địa phương Hà Tĩnh còn bây giờ cô trò chúng ta tìm hiểu tiếp về các địa danh trong nước qua trò chơi du lịch trên bản đồ địa lí Việt Nam.
Bài 2: - 1HS đọc yêu cầu của đề bài.
- GV chiếu bản đồ địa lý Việt Nam. GV rê con trỏ chỉ lần lượt các tỉnh cho HS xem qua và cho HS đọc 1 lượt.
 HD cách viết( tên các tỉnh thành phố thì chúng ta cần viết ntn? 
GV viết mẫu 1 vài tỉnh lên bảng.VD: Cao Bằng,...
- Các em hãy viết tên các tỉnh, thành phố mà em biết vào bài 2a VBT. 
- GV theo dõi chấm bài.
Chúng ta sẽ chữa bài tập này qua trò chơi du lịch trên bản đồ địa lí Việt Nam.
(Mỗi tổ cử 5 đại diện tham gia; mỗi em được viết tên1 tỉnh hoặc thành phố của nước ta, bạn thứ 2,3,4,5 tiếp sức lên viết tổ nào xong trước và đúng là thắng cuộc) HS và GV nhận xét ghi điểm từng tổ. 
- Chiếu tên các tỉnh, thành phố của nước ta lên:
+ Vùng Tây Bắc: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình.
+ Vùng Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh.
+ Vùng đồng bằng sông Hồng: Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình,Thái Bình.
+ Vùng Bắc Trung Bộ: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế.
+ Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà.
+ Vùng Tây Nguyên: Đắk lắk, Kon Tum, Gia Lai.
+ Vùng Đông Nam Bộ: Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa, Vũng Tàu.
+ Vùng Tây Nam Bộ: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
+ Thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Chuyển:Trong nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng.
Em nào đã được đi thăm những cảnh đẹp đó rồi nào? hãy kể tên danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng của nước ta mà em biết. 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2b.
Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành bài tập (Khoảng thời gian trong 3 phút)GV xuống chấm bài.
GV nói: Qua chấm bài cô thấy các em mỗi người đã tìm cho mình một số địa điểm du lịch nhưng cô muốn tất cả chúng ta cùng được biết thêm nhiều nơi hơn trên đất nước ta nữa không? Bây giờ cô sẽ tổ chức cho các tổ cùng đi du lịch trên bản đồ: mỗi tổ được cử 2 bạn ngoan và giỏi nhất trong tổ lên tham gia cặp nào ghi tên đúng và được nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng là cặp đó được xem là những nhà du lịch giỏi.
GV+ HS nhận xét tuyên dương những nhà du lịch giỏi.
Chiếu tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta lên:
+ Danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, sông Hương, núi Ngự Bình, núi Ba Vì, động Phong Nha, đèo Hải Vân
+ Di tích lịch sử: Thành Cổ Loa, Văn Miếu- Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Huế
GV chiếu các tranh ảnh đã sưu tầm về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của nước ta và giới thiệu.
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
?Tên người và tên địa lí Việt Nam cần được viết như thế nào?
- Giáo viên nhận xét giờ học. Khen ngợi những nhà du lịch giỏi.
- Nhắc HS ghi nhớ kiến thức đã học.
- Xem trước và chuẩn bị bài tập 3 của tuần 8 ( trò chơi du lịch)
- Hỏi người lớn hoặc tìm hiểu tên nước và thủ đô của một số nước trên thế giới.
 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Tiết 13: Trung thu độc lập
I. Yêu cầu cần đạt :
1.Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn phù hợp với nội dung.
2. Hiểu ND : Tình thương yêu các em nhỏ của anh chiến sĩ, mơ ước của anh về tương lai đẹp đẽ của các em và của đất nước (trả lời được các câu hỏi SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2 hs đọc bài “Chị em tôi” nêu nội dung bài.
2. Dạy bài mới:
Hoạt động1. Giới thiệu về chủ diểm và bài đọc
Hoạt động2 Luyện độc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc:
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 đoạn/ 2-3 lượt) và một vài em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
b, Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1: HS đọc thầm để trả lời.
- Hỏi:Anh chiến sĩ nghĩ tới Trung thu trại và các em nhỏ vào thời điểm nào? Vào thời điểm anh đứng gác ở trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên. 
- Gv giải thích từ “Trung thu”
- Hỏi: Trung thu đọc lập có gì đẹp? (Trăng đẹp của núi sông tự do độc lập, trăng 
ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống VN độc lập yêu quý,)
Đoạn 2: HS đọc thầm để trả lời.
- Hỏi: Anh chiến sĩ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao?
(Nhà máy phát điện, cờ đỏ sao vàng phấp phới trên những con tàu lớn, ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát, trên nông trường to lớn vui tươi 
- Hỏi: Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm Trung thu độc lập? ( Là vẻ đẹp của đất nước hiện đại, giàu có hơn nhiều,
 - Hỏi: Cuộc sống hiện nay, theo em, có gì giống với mong ước của người chiến sĩ năm xưa?
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm ( Đoạn 2)
c. Củng cố - dặn dò:
 - Hỏi : Bài văn thể hiện tình cảm của anh chiến sĩ với các em nhỏ như thế nào?
 - GV dặn hs về nhà đọc trước vở kịch “ở vương quốc tương lai”.
Toán
Tiết31: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt :
- Có kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, thử lại phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng hoặc phép trừ.
Bài tập cần làm : bài 1, 2, 3 SGK. HS khá giỏi hoàn thành cả 5 BT SGK.
II. Hoạt động dạy học
Bài 1: a. GV nêu phép cộng 2416+ 2164
- 1 HS lên bảng đặt tính và tính
- 1 HS nêu cách thữ lại và thử lại phép tính.
b. Làm tương tự
Bài 2: - Gọi HS lên bảng làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: GV ghi đề bài lên bảng
- Hỏi: Cách tìm số hạng chưa biết? Tìm số bị trừ chưa biết.
- HS lên bảng làm, sau đó chữa bài.
Bài 4: Hướng dẫn HS giải như sau: ( bài 4, 5 yêu cầu với HS khá giỏi)
 Giải
 Ta có: 3143 > 2428 
 Vậy núi Phan- Xi – Păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh.
 Núi Phan-Xi- Păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là:
3114 – 2482 = 715 (mét)
Đáp số: 715 mét
Bài 5: - GV tổ chức cho HS làm miệng
Cho HS nêu số lớn nhất có 5 chữ số là 99999.
Số bé nhất có 5 chữ số là 10000.
Vậy hiệu là : 99999 - 10000 = 89999
Chính tả( n- v)
Tiết 7: Gà trống và cáo
I. Yêu cầu cần đạt :
1. Nhớ viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các dòng thơ lục bát. 
2. Làm đúng bài tập 2 (a/b) hoặc 3 (a/b).
II. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ
- Cả lớp viết vào bảng con, 2 học sinh viết vào bảng lớn: 2 từ láy có thanh hỏi, 2 từ láy
có thanh ngã.
B.Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhớ- viết
Bài1: GV nêu yêu cầu của bài.1 HS đọc đoạn thơ cần ghi nhớ trong bài Gà Trống và Cáo. 
- GV đọc lại đoạn thơ một lần.
- HS đọc thầm lại đoạn thơ. Ghi nhớ nội dung, chú ý những từ ngữ mình dễ viết sai và
 cách trình bày bài thơ.
- HS nêu cách trình bày bài thơ - GV nêu lại.
- HS gấp sgk viết đoạn thơ theo trí nhớ, tự soát lại bài.
- GV chấm chữa 7- 10 bài, nêu nhận xét chung.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2:- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài tập.
- GV cho cả lớp thảo luận và làm bài 2b.
- 2 nhóm thi tiếp sức trên 3 phiếu.
- Trình bày lại bài làm - Cả lớp nhận xét.
Bài 3: - HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Lên bảng làm bài.
- Cố gắng vươn lên để đạt tới mức cao hơn, tốt đẹp hơn.
- Tạo ra trong trí óc hình ảnh những cái không có trước mắt hay chưa từng có.
- Tưởng tượng
C. Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. Ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết.
Khoa học
Tiết 13: Phòng bệnh béo phì
I. Yêu cầu cần đạt :
- Nêu cách phòng bệnh béo phì :
 + Ăn uống hợp lý, điều độ, ăn chậm, nhai kĩ.
 + Năng vận động cơ thể, đi bộ và luyện tập thể dục, thể thao.
II. Đồ dùng học tập:
- Hình trang 28, 29 sgk
- Phiếu học tập
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
Bước 1: Làm việc theo nhóm
- GV chia nhóm và phát phiếu học tập.
- HS làm việc với phiếu học tập theo nhóm.
*Phiếu học tập
1.Theo bạn, dấu hiệu nào dưới đây phải là béo phì đối với trẻ em.
a. Có những lớp mỡ quanh đùi, cánh tay trên, vú và cằm.
b. Mặt với hai ...  Một câu chuyện có thể gồm nhiều sự việc. Vậy mỗi sự việc được kể như thế nào? - Khi viết hết đoạn văn ta cần làm gì?
Hoạt động 2: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
- GV cho hs tiếp tục luyện tập thêm về văn xây dựng đoạn văn kể chuyện của đề bài: Kể một câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với ngươì khác hoặc của người khác đối với em và bộc lộ cảm xúc của mình.
- HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn HS làm bài: - Mỗi sự viêc cần kể thành một đoạn văn
- Hết đoạn văn cần sử dụng dấu chấm xuống dòng, viết đoạn văn khác cần lùi vào. 
- HS làm bài, GV bao quát.
Hoạt động 3: Chấm chữa bài - GV thu bài chấm, chữa lỗi chung. 
Luyện Toán
Luyện tính chất giao hoán của phép cộng
I. Yêu cầu cần đạt :
- Giúp hs củng cố về tính chất giao hoán của phép cộng, áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Ôn lí thuyết
- GV nêu lại tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV khắc sâu kiến thức cho HS qua một số ví dụ.
Hoạt động 2: Làm bài tập
- GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở.
- GV ra thêm một số bài cho phù hợp với đối tượng. 
Bài 1: Cho 24 + 26 + 78 + 22 = 150. Không cần tính hãy nêu ngay giá trị của các tổng dưới đây và giải thích rõ:
 26 + 78 + 22 + 24 =..............
 78 + 24 + 26 + 22 =..............
 24 + 78 + 22 + 26 =..............
Bài 2: Đổi chỗ các số hạng của tổng để tính tổng theo cách thuận tiện nhất.
a) 145 + 789 + 855 462 + 9856 + 548
b) 912 + 3457 + 88 245 + 6023 + 755
Bài 2: Một cửa hàng ngày đầu bán được 13478 m vải, ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đau 22 m, ngày thứ ba bán được bằng TBC của hai ngày đầu. Hỏi cả ba ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu m vải ?
Luyện Toán
Luyện tập cộng ,trừ các số có nhiều chữ số. 
I. Yêu cầu cần đạt :
- Củng cố kiến thức về cộng, trừ các số có nhiều chữ số và tình giá trị của biểu thức. 
II. Hoạt động dạy học 
HĐ1 : GV lần lượt cho hs làm các bài tập. 
Bài 1:Tính tổng sau bằng cách hợp lí .
a) 4823 + 1560 + 5177 + 7440 b)10556 + 8074 + 9444 + 926 + 1000
= (4823 + 5177) + (1560 + 8440) = (10556 + 9444) +(8074 + 926 ) + 1000 =10000 +10000 = 20000 + 9000 + 1000 
=20000 = 30000
Bài 2:Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
Giải : Ta có tổng sau : 1 + 2+3 + 4 + 5 + ....+ 99 +100
Số số hạng của tổng trên là : (100 - 1) : 1 + 1=100 (số hạng )
Tổng hai số cách đều ở giữa là : 1 + 100 = 101
 2 + 99 = 101 
 .....................
Số cặp mà mỗi cặp đều có kết quả 101 là : 100 : 2 = 50 (cặp )
Vậy tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên là : 101 x 50 = 5050
*Kết luận cách giải bài toán dạng tính tổng dãy số theo quy luật hơn kém là :
Bước 1: Tính khoảng cách giữa số các số hạng ( lấy số liền sau trừ số liền trước )
Bước 2: Tính số số hạng có trong tổng là:(Số cuối - số đầu ) : khoảng cách +1
Bước 3 : Tính tổng hai số cách đều số ở giữa là : Lấy số cuối + số đầu 
Lấy số cuối thứ hai + số thứ hai. 
..............................................
Bước 4: Tính số cặp mà mỗi cặp có kết quả bằng tổng hai số cách đều ở giữa là 
 Số hạng : 2
Bước 5: Tính tổng = Kết quả của mỗi cặp x số cặp
HĐ2 : củng cố dặn ôn luyện ở nhà.
luyện tự nhiên xã hội
Ôn luyện lịch sử
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về:
1. Thời gian, một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bác đô hộ
2. Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn kiến thức đã học
* GV nêu lần lượt từng câu hỏi sau:
1. Thời gian nào nước ta bị các triều đại phong kiến phương ắc đô hộ?
2. Sau khi thôn tính được nước ta, các triều đại phong kién phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức, bóc lột nào đối với nhân dân ta?
3. Hãy nêu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương bắc
*HS trả lời - GV khắc sâu kiến thức cho HS
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập
- GV hướng dẫn HS hoàn thành các bài tập trong vở
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu hoàn thành bài tập.
- GV khắc sâu kiến thức qua từng bài tập.
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
- HS nhắc lại các kiến thức đã ôn - GVnhận xét tiết học
 -----------------------------------------------
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2009
 Kĩ thuật
 Tiết 7 : Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường
 I. Yêu cầu cần đạt :
- HS biết khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu có thể bị dúm.
- Với HS khéo tay : - Khâu ghép được hai mép vải bằng mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm. 
II: Hoạt động dạy học:
HĐ3:Thực hành 
- HS thực hành khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Gọi hs nêu lại quy trình khâu ghép hai mép vải 
- GV nhận xét và nêu các bớc khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thờng 
Bước 1: Vạch dấu đường khâu 
Bước 2: Khâu lược 
Bước 3: Khâu ghép hai mép vải băng mũi khâu thường 
- HS thực hành gv quan sát uốn nắn cho những em còn lúng túng, chú ý đến những HS chưa thực hiện được yêu cầu của tiết trước.
HĐ4: Đánh giá kết quả học tập của hs 
- GV tổ chức cho hs trng bày kết quả sản phẩm thực hành 
- HS tự đánh giá sản phẩm trng bày 
- GV nhận xét đánh giá kết quat học tập 
III. Nhận xét – dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị cho tiết sau học bài khâu đột thưa 
lịch sử
 Chiến thắng bạch đằng do ngô quyền lãnh đạo
I. Mục tiêu: 
Yêu cầu cần đạt : 
- Kể ngắn gọn trận Bạch Đằng năm 938 :
 + Đôi nét về người lãnh đạo trận Bạch Đằng : Ngô Quyền quê ở xã Đường Lâm, con rể Dương Đình Nghệ.
 + Nguyên nhân trận Bạch Đằng : Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ và cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị đón đánh quân Nam Hán.
- Những nét chính về diễn biến trận Bạch Đằng : Ngô Quyền chỉ huy quân ta lợi dụng thuỷ triều lên xuống trên sông Bạch Đằng, nhử giặc vào bãi cọc và tiêu diệt địch.
- ý nghĩa trận Bạch Đằng : chiến thắng Bạch Đằng kết thúc thời kì nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ , mở ra thời kì độc lập lâu dài của dân tộc
II: Đồ dùng học tập: 
- Hình trong sgk 
- Phiếu học tập của hs 
III: Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Tìm hiểu về con người của Ngô Quyền
- Ngô Quyền là ngời ở đâu? Ngô Quyền là người như  thế nào?
- Ngô Quyền là con rể của ai?
- Học sinh trả lời – GV chốt lại
Hoạt động 2: Trận Bạch Đằng
- Khi tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng -Vì sao có trận Bạch Đằng?
- Vì Kiều Công Tiễn giết Dương Đình Nghệ nên Ngô Quyền đem quân đi báo thù
- Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu? (trên sông Bạch Đằng ở tỉnh Quảng Ninh)
- Ngô Quyền dùng kế gì để đánh giặc? ( chôn cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu của sông Bạch Đằng) 
- HS dựa vào lược đồ và nội dung của bài để trình bày lại diễn biến chính của cuộc chiến thắng 
- Hai HS trình bày lại 
- Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền đã làm gì? (xưng vương và chọn Cổ Loa làm kinh đô 
- Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghĩa gì đối với lịch sử dân tộc? (chấm dứt hoàn toàn .cho dân tộc)
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp 
- HS thảo luận, rút ra bài học cần ghi nhớ 
III. Củng cố dặn dò : Về nhà học thộc bài
 Địa lý
 Một số dân tộc ở tây nguyên
I.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt :
- Biết Tây Nguyên có nhiều dân tộc cùng sinh sống (Gia-rai, Ê- đê, Ba- na,, Kinh) nhưng lại là nơi thưa dân nhất nước ta.
- Sử dụng được tranh ảnh để mô tả trang phục của một số dân tộc ở Tây nguyên : Trang phục truyền thống : nam thường đóng khố, nữ thường quấn váy.
- HS khá giỏi quan sát tranh ảnh mô tả được nhà Rông.
II.Hoạt động dạy học:
1.Tây nguyên nơi có nhiều dân tộc chung sống
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời câu hỏi
- Kể tên một số dân tộc ở Tây nguyên
- Trong các dân tộc kể trên những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
- Mỗi dân tộc ở Tây nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt.
- Để Tây nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
GVkết luận: Tây nguyên tuy có nhiều dân tộc cùng chung sống nhưng đây lại là nơi tưha dân nhất nước ta.
Hoạt động 2: Nhà Rông ở Tây nguyên.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận
- Mỗi buôn ở Tây nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
- Nhà Rông thường được dùng để làm gì? Mái nhà cao hay thấp?
- Sự to đẹp, của nhà Rông biểu hiện điều gì?
- Đại diện nhóm thảo luận báo cáo kết quả trước lớp.
- GV sữa chữa và bổ sung.
Hoạt động 3: Trang phục, lễ hội
- Làm việc theo nhóm
- Các nhóm dựa vào mục 3 SGK và các hình 1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận theo các gợi ý sau: - Người Tây nguyên Nam Nữ thường mặc như thế nào?
- Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình?
- Lễ hội ở Tây nguyên được tổ chức khi nào?
- Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây nguyên?
- Ngời Tây nguyên thường làm gì trong lễ hội? (Múa, hát, uống rượu cần).
- ở Tây nguyên, người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
III.Tổng kết bài:
- HS trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về dân cư buôn làng và sinh hoạt của người dân ở Tây nguyên.
 ----------------------------------Đạo đức
Tiết kiệm tiền của
I.Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm giữ gìn quần áo, sách vỡ, đồ dùng, đồ chơi, điện nướctrong cuộc sống hằng ngày.
HS khá giỏi biết vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- Nhắc nhỡ bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm thảo luận các thông tin ở trong sgk (trang 11)
- Đại diện các nhóm trình bày
- GVKL: Tiết kiệm là một thói quen tốt, là biểu hiện của con ngời văn minh, xã hội văn minh.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến và thái độ
- GV nêu từng ý kiến trong bài 1. Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ đánh giá của mình
- GV đề nghị HS giải thích về lý do lựa chọn của mình.
GV kết luận: + Các ý kiến c, d là đúng ; a, b là sai
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- Tiến hành các bước như hoạt động
- Giáo viên kết luận những việc nên làm những việc không nên làm
-Yêu cầu HS tự liên hệ bản thân
III. Củng cố – dặn dò:
- HS đọc thuộc phần ghi nhớ ở trong sgk
- Chuẩn bị để học giờ sau
-------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 lop 4.doc