Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Mới)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Mới)

Khoa học

Ôn tập về thực vật và động vật

I. Mục tiêu:

 - Vẽ và trình bày sơ đồ bằng chữ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.

 - Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

II. Đồ dùng dạy học

 : - Hình SGK

 HS: Giấy A0, bút vẽ dùng cho cả nhóm

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

HĐ1(3): Bài cũ: HS nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật

HĐ2(30): Bài mới: HD ôn tập.

*Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn

 a) Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.

 b) Cách tiến hành:

 Bước 1: Làm việc cả lớp

 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK thông qua câu hỏi:

Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu như thế nào?

 Bước 2: Làm việc theo nhóm

 - GV chia nhóm ( 4 em một nhóm)

 - HS làm việc theo nhóm đẻ vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.

 - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.

 - Làm việc theo nhóm và tham khảo của các nhóm khác:

 Bước 3:

 - Đại diện các nhóm giới thiệu kết quả làm việc của mình .

 - HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận.

*Chúng ta cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi ?

HS tiếp nồi nhau nêu

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/01/2022 Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 34 (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34
Đạo đức
Thực hành chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ.
I. Mục tiêu:
	- HS có ý thức nghiêm túc, nhiệt tình khi tham gia hoạt động chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ của nơi mình sinh sống
	- Biết ơn những người đã ngã xuống vì quê hương đất nước.
II. Hoạt động dạy học.
HĐ1 :Bài mới:GTB: Nêu mục tiêu tiết học.
HĐ2: Hướng dẫn HS thực hành.
- GV nêu một số yêu cầu trước khi sang thăm nghĩa trang liệt sĩ: đi đứng nghiêm túc, không nô đùa để thể hiện sự trang nghiêm.
- GV đưa HS sang nghĩa trang liệt sĩ của xã.
GV tập trung và mời bác bảo vệ nghĩa trang giới thiệu đôi nét về nghĩa trang của xã và về những cống hiến của những người đã hi sinh vì đất nước.
GV chia nhóm (3 nhóm) để HS thực hành việc chăm sóc nghĩa trang như nhổ cỏ, tỉa lá, quét dọn về sinh...
GV theo dõi, nhắc nhở các em.
	Nhận xét chung, tuyên dương những nhóm làm tốt, sạch, đẹp.
 ? Em phải làm những gì để đền đáp những người đã hi sinh giúp mình có cuộc sống hoà bình?
( học tập tốt, thương yêu mọi người...)
HĐ3: Củng cố, dặn dò.Nhận xét tiết học.
Tập đọc
Tiếng cười là liều thuốc bổ
Mục tiêu:
Bước đầu biết đọc một văn bản phổ biến khoa học với giọng rành rẽ ,dứt khoát
-Hiểu ND :Tiếng cười mang đến niền vui cho cuộc sống,làm cho con người hạnh phúc sống lâu
II. Các hoạt động dạy học và chủ yếu:
HĐ1(4’) Bài cũ: -HS đọc bài: Con chim chiền chiện và trả lời câu hỏi trong bài. 
 - Giáo viên nhận xét đánh giá.
HĐ2.(1’) Bài mới:. Giới thiệu bài: Giới thiệu bài đọc
 - Học sinh quan sát tranh; giáo viên dùng lời giới thiệu.
HĐ3:(28’) HD đọc và tìm hiểu bài.
1,. Luyện đọc:
 - GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài: toàn bài đọc với giọng rõ ràng rành mạch, nhấn giọng ở từ ngữ gợi tả gợi cảm trong bài.
 - 1 học sinh khá đọc diễn cảm toàn bài văn. 
 - Gv chia đoạn: 3 đoạn.
 - Học sinh đọc nối tiếp 3đoạn 2 -3 lần .
 Giúp học sinh sửa lỗi phát âm và giải nghĩa một số từ được chú giải ở cuối bài và giải nghĩa thêm một số từ: 
 - Học sinh luyện đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu lần 1 và lưu ý giọng đọc của toàn bài.
2,Tìm hiểu bài:
 - HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi1 trong SGK
- HS trả lời và nhận xét, rút ý 1: Tiếng cười là đặc điểm của con người.
HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi2 trong SGK
- HS trả lời và nhận xét, rút ý 2: Tiếng cười là liều thuốc bổ.
- HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi3 trong SGK
- HS trả lời và nhận xét, rút ý 3: Người có tính hài hước sẽ sống lâu hơn.
- HS đọc cả bài nêu nội dung- GV kết luận ghi bảng. (mục I ) 
 -HS nhắc lại nội dung của bài. 
3,Luyện đọc diễn cảm.
 - Gọi học 2 sinh đọc diễn cảm lại bài văn. 
 - Giáo viên HD học sinh luyện đọc đoạn “Tiếng cười ... mạch máu”
 - GV đọc mẫu.
 - Học sinh luyện đọc diễn cảm
 - Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn học sinh đọc hay nhất 
HĐ4(2’) Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học 
 - Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập về đại lượng(tiếp)
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
 - Chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích.
- Thực hiện được phép tính với số đo diện tích
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(4’): Bài cũ : Kiểm tra bài tập về nhà của HS
HĐ2(1’): Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ3(30’):. Thực hành.
 Bài 1 
 - HS đọc yêu cầu bài 1.
 - Học sinh làm vào vở bài tập. 1 HS lên bảng làm bài 
 - HS cả lớp nhận xét và nêu kết quả Bài 1 
 - HS làm việc cá nhân, HS tiếp nối lên bảng làm bài tập.
 - Dưới lớp đổi chéo vở để kiểm tra kết quả.
 1m2 =100 dm2 1km2= 1000000m2
 1m2 = 10000 cm2 1dm2 = 100 cm2
 Bài 2
 - HS nêu yêu cầu của bài tập 2.
 - GV gợi ý cách làm. HS làm bài cá nhân.
 2 HS lên bảng làm bài tập. HS cả lớp nhận xét và nêu kết quả.
 Bài 4 Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn
- 1 học sinh đọc đề bài .
 - Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm cách giải.
 -1học sinh nêu cách giải.
 - Học sinh làm vào vở, chữa bài.
Giải
 	Diện tích thửa ruộng là
 64 x25 =1600 m2
Thửa ruộng thu hoạch được số tạ thóc là
1600 x 1/2 = 800 kg = 8tạ
Đáp số : 8 tạ thóc
HĐ4(2’). Củng cố dặn dò: - Dặn HS về nhà làm 3 trong SGK (tr 173)
Khoa học
Ôn tập về thực vật và động vật
I. Mục tiêu:
 - Vẽ và trình bày sơ đồ bằng chữ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
 - Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học
 : - Hình SGK
 HS: Giấy A0, bút vẽ dùng cho cả nhóm 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
HĐ1(3’): Bài cũ: HS nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật
HĐ2(30’): Bài mới: HD ôn tập.
*Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn
 a) Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ (bằng chữ) mối quan hệ về thức ăn của một nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
 b) Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc cả lớp
 - GV hướng dẫn HS tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK thông qua câu hỏi:
Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu như thế nào?
 Bước 2: Làm việc theo nhóm
 - GV chia nhóm ( 4 em một nhóm)
 - HS làm việc theo nhóm đẻ vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
 - GV kiểm tra và giúp đỡ các nhóm.
 - Làm việc theo nhóm và tham khảo của các nhóm khác:
 Bước 3:
 - Đại diện các nhóm giới thiệu kết quả làm việc của mình . 
 - HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận.
*Chúng ta cần làm gì để chăm sóc và bảo vệ cây trồng vật nuôi ?
HS tiếp nồi nhau nêu
HĐ3(3’): Củng cố – Dặn dò:
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 3 ngày 4 tháng 5 năm 2010
Chính tả:
Viết bài: Nói ngược
I. Mục tiêu:
 - Nghe – Viết chính xác, đẹp thơ: Nói ngược.
Biết trình bày dúng bài vè dân gian theo thể thơ lục bát
 - Làm đúng các bài tập chíng tả phân biệt r/d/gi, ? (BT 2)
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1(2’): Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MT của tiết học
 HĐ(30’): HD bài mới.
 1, HD học sinh nghe- viết:
 - Giáo viên đọc bài viết: Nói ngược
 - Học sinh đọc thầm bài vè và trả lời các câu hỏi:
 + Bài vè có gì đáng cười?
 + Nội dung bài vè là gì?
 - HS tìm từ cá từ khó viết và luyện viết các từ khó
 - HS viết chính tả
 - Thu, chấm bài, nhận xét đánh giá.
2, HD học sinh làm bài tập:
 Bài tập 2 Hoàn chỉnh đoạn văn 
 - Một học sinh đọc yêu cầu BT .
 - Học sinh làm bài tập cá nhân.
 - Học sinh chữa bài tập, giáo viên nhận xét bổ sung.
 HĐ3(3’): Củng cố - Dặn dò:
 - Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
 - Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
MRVT: Lạc quan – Yêu đời
I. Mục tiêu:
 - Biết thêmmột số từ phức chứa tiếng vui vàphan loại chúng theo 4 nhóm nghĩa
 - Biết đặt câu với từ ngữ thuộc chủ điểm trên
II. Các hoạt động dạy học và chủ yếu:
HĐ1(3’): Bài cũ: - 2HS tìm trạng chỉ mục đích trong câu
HS nhận xét GV ghi điểm
 HĐ2(2’): Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
 HĐ3(30): Luyện tập
 Bài 1: Xếp các từ vào 4 nhóm
 - Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1.
 - HS thảo luận theo cặp và làm bài tập.
 + Học sinh phát biểu ý kiến. 
 + Học sinh - Giáo viên nhận xét , bổ sung chốt lời giải đúng.
 Bài tập 2 Đặt câu với 1 từ ở BT1
 - Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 2.
 - Học sinh làm bài tập cá nhân. 
 HS nối tiếp đọc câu của mình, cả lớp nhận xét và nêu kết quả đúng. GV nhận xét chung.
 Bài tập 3 Tìm từ miêu tả tiếng cười đặt với mỗi từ đó
 - HS đọc yêu cầu và thảo luận bài tập theo nhóm 2, làm bài tập vào vở
 - HS trình bày kết quả làm bài tập, cả lớp nhận xét và bổ sung. GV nhận xét kết quả chung.
Cười khanh khánh :Em bé cười khanh khách
Cười khúc khích :Cả lớp cười khúc khích
HĐ3(2’): . Củng cố - dặn dò:
 - 3 HS nhắc lại nội dung bài học. Nhận xét tiết học.
 - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:
 Giúp HS ôn tập về:
 -Nhận biết được 2 đoạn thẳng song song, đoạn thẳng vuông góc.
 -Tính đượcdiện tích của hình vuông hình CN
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1(3’): Bài cũ : HS nhắc lại các đặc điểm về các loại góc đã học, đoạn thẳng song song, đường thẳng vuông góc.
HĐ2(32’): HD ôn tập
Bài 1: Củng cố về cạnh và góc.
 - HS đọc yêu cầu bài 1. 
 - HS làm việc cá nhân, gọi HS lên bảng làm
 -YC học sinh cả lớp nhận xét, bổ sung két quả.
 -HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
kết quả đúng.
 Bài2,3 : Củng cố tính chu vi và S tích hình vuông.(hs khá, giỏi)
- HS đọc yêu cầu – lớp nháp bài.
-1 hS lên bảng làm bài2, dưới lớp nhận xét và đổi vở cho nhau để soát kết quả.
 - GV nhận xét chung.
 Bài 4 1HS đọc đề bài 
 - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu cách giải bài 4.
 - HS tự giải bài toán, 1 HS lên bảng làm. 
 - HS và GV nhận xét, thống nhất kết quả.
 	 Giải
Diện tích của phòng học là :
 	5 x 8 = 40 m =4000 (dm2 )
Diện tích của viên gạch là :
20 x 20 =400 (cm) =4 (dm2)
Phòng học lát hết số viên gạch là:
4000 : 4 = 400 (viên)
Đáp số 400 viên gạch
HĐ3(3’): Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
 Lịch sử
Ôn tập học kì II
I . Mục tiêu: 
 - Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ thời Hậu Lê – thời Nguyễn
II- Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
HĐ1 (1’): Giới thiệu bài 
HĐ2 (30’): Hướng dẫn ôn tập
 - GV phát phiếu học tập 
 - GV HD HS làm từng câu hỏi 
Câu 1: Nêu ý nghĩa của việc giáo dục thời Hậu Lê ?
 - HS nêu y/c 
 - GV chốt : + Tổ chức ,quản lý đất nước rất chặt chẽ
 + Giáo dục có nề nếp và quy cũ
 + trường học đào tạo chung thành cho CĐPK và nhân tài đất nước
Câu 2: Nghiã quân Tây Sơn lật đổ họ Trịnh có ý nghĩa gì ?
 - HS thảo luận nhóm đôi - đại diện nhóm đứng lên trả lời
 - GV chốt : + Mở đầu cho việc thống nhất lại đất nước
 + Chấm dứt thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh
Câu 3 : Điền những nội dung còn thiếu vào chỗ chấm (trong phiếu học tập)
 Các từ cần điền :a, Thăng Long ;hoàng đế ;Hà Hồi ;Đống Đa ; hoản loạn 
 b. năm1802; Triều Tây Sơn ; Nhà Nguyễn ; thâu tóm quyền lực vào tay mình.
Câu 4: Củng cố về tác phẩm và tác giả.
+ Nguyễn Trãi -> Quốc âm thi tập. 
+ Ngô Sĩ liên -> Đại Việt sử kí toàn thư.	
+ Lê Thánh Tông -> Hồng Đức quốc âm thi tập.
- HS làm bài vào phiếu 
- GV thu bài chấm, nhận xét.
 HĐ3 (2’): Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau.
Thứ 4 ngày 5 tháng 5 năm 2010
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
 - Học sinh kể được một câu chuyện về một người vui tính mà em biết.
 Biết kể rõ ràng về những sự việc minh hoạ cho tính cách của nhân v ... thiệu bài: Nêu MT của bài
+ Học sinh thực hành lắp mô hình 
 - Chọn và kiểm tra các chi tiết đúng và đủ.
 - Các chi tiết phải xếp theo từng loại vào nắp hộp.
 + HS thực hành lắp mô hình tự chọn
 a) Học sinh lắp từng bộ phận.
 c) Lắp ráp hoàn chỉnh 
HĐ1(3’ Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét ý thức học tập của học sinh.
 - Dặn HS tiết sau mang mô hình đi để nhận xét, ghi Mĩ thuật
 Vẽ tranh : Đề tài tự do
I Mục tiêu:
 - HS hiểu biết tìm trọn được hình ảnh phù hợp với nội dung đề tài tự do
 - HS biết cách vẽ và vẽ được đề tài tự do
 II Chuẩn bị:
 - SGK-SHV
 - Tranh ảnh về
 - Bài vẽ của HS lớp trước
 - Hình hướng dẫn cách vẽ...
 - Giấy vẽ, bút chì, tẩy
III Các HĐ dạy- học chủ yếu
 - Giới thiệu bài: Trực tiếp
*HĐ1: Tìm chọn nội dung đề tài
- GV yêu cầu HS kể lại những HĐ của trường, lớp mình.
- GV cho HS quan sát tranh & yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 + Cách trọn nội dung đề tài 
 + Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này
 + Khung cảnh chung: nhà cửa, cây cối, con người 
 - HS quan sát, thảo luận nhóm & nhận xét 
*HĐ2: Cách vẽ 
 - GV gợi ý HS cách vẽ bằng hình mẫu và vẽ mẫu trực tiếp trên bảng
 + Xác định hình ảnh chính phụ
 + Vẽ phác hình chính phụ bằng nét
 + Vẽ nét chi tiết 
 + Vẽ màu theo ý thích 
 + HS quan sát và tìm ra cách vẽ
 - HS nhắc lại cách vẽ, HS yếu nhắc lại
*HĐ3: Thực hành
 - GV cho HS quan sát một số bài mẫu của HS năm tưrớc 
 - GV chia lớp chia làm 4 nhóm để thực hành 
 - GV quan sát hướng dẫn HS hoàn thành bài tại lớp 
*HĐ4: Nhận xét- ĐG 
 - GV chọn một số bài của 4 nhóm để đánh giá 
 + HS nhận sét theo cảm nhận riêng
 - GV tổng kết đánh giá
Dặn dò: Chuẩn bị bài sau
Thứ 6 ngày 7 tháng 5 nam 2010
Luyện từ và câu
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I. Mục tiêu:
 - Hiểu được tác dụng và ý nghĩa chỉ phương tiện trong câu.
 - Xác định được trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu. Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu. Bước đầu viết được đoạn văn ngắn tả con vật yêu thích trong đó có ít nhất 1câu dùng trạng ngữ chỉ phương tiện 
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1 (4’): .Bài cũ:
 - Đặt câu có dùng trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- HS nối tiếp đặt câu.
 - GV nhận xét, ghi điểm.
HĐ2 (30’): Bài mới : -Giới thiệu bài
1, Phần nhận xét
Bài tập 1 :
 - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1 – Lớp theo dõi.
 - Gv giao việc
 - Cho HS làm bài – HS làm bài cá nhân
 - GV gọi 2 em trình bày kết quả - HS lần lượt phát biểu.
 - HS + GV nhận xét câu trả lời của HS
 +) Trạng ngữ in nghiêng trong câu A trả lời câu hỏi “Bằng cái gì?”
 +) Trạng ngữ in nghiêng trong câu B trả lời câu hỏi “Bằng cái gì?”
b) Bài tập 2
 - HS đọc thầm yêu cầu của bài tập và thảo luận theo cặp
 - HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét, kết luận ghi bảng.
 - Yêu cầu HS lấy ví dụ.
HĐ2.Ghi nhớ :HDHS rút ra ghi nhớ 
 - Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
2,Phần luyện tập .
 Bài tập 1 - HS tiếp nối nhau đọc nôi dung và yêu cầu của bài tập.
 - HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp. 
 - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng,
a)Bằng một giọng thân tình ,thầy khuyên chúng em cố gắng học bài ,làm bài
 Bài tập 2 - HS đọc yêu cầu của bài tập , HS nêu yêu cầu.
- GV hd quan sát tranh trong SGK- đặt câu từng bước tranh – viết thành đoạn văn.
 - HS làm bài tập cá nhân.
 - HS đọc đoạn văn của mình.
 - GV nhận xét chung về kết quả.
 HĐ3 (3'). Củng cố dặn dò.
HS nhắc lại nội dung bài - Dặn HS về nhà học bài.	
Tập làm văn
Điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu
 - Hiểu nội dung và yêu cầu trong Điện chuyển đi, giấy đặt mua báo chí trong nước.
Biết điền những nội dung cần thiết vào bức điện chuyển tiềnvà giấy đặt mua báo chí
II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học.
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài
2. HD học sinh làm bài:
 Bài tập 1 
 - Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn yêu cầu bài tập 
 - Học sinh đọc đề bài trong bảng phụ.
 - Giáo viên giải thích một số từ viết tắt trong giấy in sẵn.
 - HDHS viết từng mục .
 - Học sinh làm vào phiếu học tập .
 - Một số học sinh nối tiếp nhau đọc điện đã gửi tiền
 - Giáo viên nhận xét ,bổ sung.
 Bài tập 2 - Học sinh đọc YC của bài tập .
 - Học sinh thảo luận nhóm đổi TLCH điền vào phiếu học tập
 - Học sinh phát biểu ý kiến .
 - Giáo viên gợi ý, bổ sung thêm cho HS
C. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Toán
Ôn tập về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 Ôn tập về giải toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học:
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
ABài cũ 
B. Bài mới:.Giới thiệu bài.
HĐ1: Thực hành
 a Bài1 Củng cố kĩ năng tìm hai số khi biết tổng và hiệu
 - HS đọc yêu cầu của bài tập. 
 - HS làm việc cá nhân, gọi 5 HS nối tiếp lên bảng làm.
 - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng.
 Bài tập 2 
 - HS đọc yêu cầu của bài tập
 - HS nêu yêu cầu của bài tập, GV hướng dẫn HS cách giải.
 - HS làm cá nhân vào vở 1HSlên bảng chữa bài. Cả lớp nhận xét và chữa bài. GV thống nhất kết quả chung.
Giải
Đội thứ 2 trồng được số cây là :
(1375 – 285 ) : 2 = 518 (cây )
Đội thứ nhất trồng được số cây là :
518 +285 = 803 (cây )
 Bài 3
 - HS đọc yêu cầu bài 3.
 - HD học sinh đọc đề toán và giải:
 - HS làm việc cá nhân, HS lên bảng làm. ( Học sinh TB, khá, giỏi )
 - HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng.
 d) Bài 4 (Tr 109, VBT T4): GV tiến hành tương tự bài tập 3
C. Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài.
 - Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Thể dục
Nhảy dây – Trò chơi: Dẫn bóng
I.Mục tiêu
 Ôn động tác nhảy dây Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chân trước chân sau ,động tác nhảy nhẹ nhàng,nhịp điệu
 -Trò chơi :Dẫn bóng.Yêu cầu thực hiện chơi một cách nhiệt tình và đảm bảo an toàn
II. Các hoạt động dạy học
HĐ1:Phần mở đầu
- GV cho HS tập hợp lớp,phổ biến nội dung tiết học
- Cho HS khởi động các khớp tay,chân 
HĐ2: Phần cơ bản
A Ôn nhảy dây
HS làm mẫu để nhắc lạicho cả lớp nhớ lại cách nhảy
 GV cho HS thực hiện theo nhóm GV quan sát giúp đỡ HS
Các tổ thi đua với nhau
GV nhận xét khen ngợi những tổ thực hiện tốt
b. Trò chơi vận động: Dẫn bóng
 - GV nêu tên trò chơi,cách chơi và luật chơi
- GV cho HS chơi thử .Sau đó chơi thật
 – GV quan sát chung HDHS thực hiện cho đúng
HĐ3: Phần kết thúc
 - GV hệ thống bài học
 - Cho HS thả lỏng các khớp tay,chân
 Lịch sử
Ôn tập học kì II
I . Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
 - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức của quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kĩ 19
 - Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử trong quá trình dựng nước và giữ nớc của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn.
 -Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.
IiI- đồ dùng dạy học:
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam.
 - Phiếu học tập.
III . Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
 * Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
 - Giáo viên đa băng thời gian và giải thích YC học sinh điền nội dung các triều đại, các thời kì vào ô trống cho chính xác
 - Học sinh làm việc cá nhân theo YC của giáo viên 
 - Học sinh trình bày kết quả của mình.
 - Học sinh và giáo viên nhận xét.
* Hoạt động 2 (làm việc cả lớp)
 - Giáo viên đa danh sách các nhân vật lịch sử:
 - Hùng Vơng, An Dơng Vơng, Hai Bà trng.....
 -YC học sinh ghi vắn tắt về công lao của các nhân vật lịch sử đã nêu trên
 - Học sinh nêu một số công lao của một số nhân vật lịch sử
 - Giáo viên và học sinh nhận xét, bổ sung.
 * Hoạt động 3: .Làm việc cả lớp
 - Giáo viên đa ra một số địa danh, di tích lịch sử văn hoá có đề cập trong SGK nh: Lăng của vua Hùng, Sông Bạch Đằng,Thành Hoa L,Thành Thăng Long,Tượng phật A-di -đà.....
 -Y C học sinh điền thêm thời gian hoặc sự kiện lịch sử gắn liền với các địa danh đó
 - Học sinh trình bày
 - HS khác và giáo viên nhận xét đánh giá, bổ sung.
* Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.- Dặn hs về nhà chuẩn bị bài sau.
Tuần 34 : Thứ 3 ngày 4 tháng 5 năm 2010
Toán
Ôn tập về đại lượng
I. Mục tiêu:
- Chuyển đổi được các số đo khối lượng ,đơn vị thời gian ,đơn vị diện tích.
- Thực hiện được các phép tính với số đo khối lượng,đơn vị thời gian,đơn vị diện tích
II. Các hoạt động dạy học:
HĐ1(4’): Bài cũ : HS nêu các đại lượng đã học
Mỗi đơn vị đo liên kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
HS nhận xét – GV kết luận
HĐ2(1’): Bài mới: Giới thiệu bài.
HĐ3(30’): Thực hành.
Bài 1:Củng cố đơn vị đo đại lượng:
a) 36 km2 =.dm2	 2 km2 300 cm2 =..m2
b) 3630 giây =phút giờ =phút
c) 10 tạ 9 tấn =.kg	 40 yến 8 kg =tấn
Bài 2: Viết số thích hợp ( >,<,= ) vào chỗ chấm:
a) 3 tấn25 tạ 5 tấn 10kg.5010 kg
b) giờ ..45 phút phút ..... 30giây
c) 50m2 40dm25004 dm2 100cm2 m2
Bài 3: Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn (bài 4_T173)
Giải
 	Diện tích thửa ruộng là
 64 x25 =1600 m2
Thửa ruộng thu hoạch được số tạ thóc là
1600 x 1/2 = 800 kg = 8tạ
Bài 4: Một cửa hàng có 2 tấn gạo ,trong đó số gạo nếp bằng số gạo tẻ.Hỏi cửa hàng có bao nhiêu kg gạo tẻ?
HĐ4 (2’): Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học
Tập làm văn
Ôn tập tả cây cối
I.Mục tiêu: 
- HS viết hoàn chỉnh một bài văn tả cây cối tuần tự theo các bước : lập dàn ý , viết từng đoạn ( mở bài , thân bài , kết bài )
 - Tiếp tục củng cố kĩ năng viết đoạn mở bài (kiểu trực tiếp , gián tiếp ); đoạn thân bài ; đoạn kết bài ( kiểu mở rông , không mở rộng ).
II-Các hoạt động dạy học .
HĐ1 (2’): Bài cũ:
 - 1HS đọc lại kết bài của tiết trước
 - HS theo dõi NX_GV đánh giá
HĐ2 (1’):- Bài mới : Giới thiệu bài 
HĐ3 (30’): Thực hành:
a.Tìm hiểu đề bài 
 “ Tả một cây có bong mát (hoặc cây hoa ,cây ăn quả) mà em thích.”
 - 1 HS đọc thành tiếng đề bài trước lớp , cả lớp đọc thầm 
 - GV phân tích đề bài , gợi ý cho HS chọn một trong 3 loại cây : cây ăn quả , cây bóng mát , cây hoa để tả 
 - HS giới thiệu về cây mình định tả 
* GV nêu câu hỏi thêm:Các loại cây trên có tác dụng gì đối với con người?
 - 3HS trả lời – GV kết luận
b. HS viết bài :
 - GV HD HS lập dàn ý trước khi viết
 - 3 HS đứng lên đọc dàn ý của mình vè 3 đề bài trên
 - GV cho HS viết từng đoạn văn :Mở bài ,Thân bài ,Kết bài 
 - 5HS trình bày bài văn 
 - Cả lớp và GVnhận xét , sửa lỗi cho từng HS
 - GV kết luận chung
HĐ3 (2’): Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34 lop 4 CKTBVMT.doc