LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
II. Đồ dùng: Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 2 HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
TUần 7 Thứ hai ngày 5 tháng 10 năm 2009 Tập đọc Trung thu độc lập I. Mục tiêu: - Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sỹ về một tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi. - Hiểu các từ trong bài. - Hiểu ý nghĩa trong bài: Tình thương các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học: 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ khó. HS: Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt). - Luyện đọc theo cặp. - 1 – 2 HS đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi: + Anh chiến sỹ nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em nhỏ trong thời điểm nào? - Vào thời điểm anh đứng gác ở trại trong đêm trăng thu độc lập đầu tiên. + Trăng thu độc lập có gì đẹp? - Trăng đẹp vẻ đẹp của núi sông tự do, độc lập: Trăng ngàn và gió núi bao la, trăng soi sáng xuống nước Việt Nam độc lập yêu quý, trăng sáng vằng vặc chiếu khắp làng + Anh chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng ra sao? - Dưới ánh trăng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, giữa biển rộng to lớn, vui tươi. + Vẻ đẹp đó có gì khác với đêm trung thu độc lập đầu tiên? - Đó là vẻ đẹp của đất nước ta đã hiện đại, giàu có hơn rất nhiều so với những ngày độc lập đầu tiên. + Cuộc sống hiện nay, theo em có gì giống với mong ước của anh chiến sỹ năm xưa? - Những ước mơ của anh chiến sỹ năm xưa đã trở thành hiện thực + Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? HS: Phát biểu ý kiến. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 3 em nối tiếp nhau đọc 3 đoạn. - GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm đoạn 2. - Thi đọc diễn cảm đoạn 2. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. Toán Luyện tập I.Mục tiêu: - Giúp HS củng cố về kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ. - Giải bài toán có lời văn về tìm thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên chữa bài về nhà. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: a) GV ghi bảng: 2416 + 5164 HS: Lên bảng dặt tính rồi thực hiện phép tính: + 2 416 5 164 7 580 - GV hướng dẫn HS thử lại, lấy tổng trừ đi 1 số hạng, nếu được số hạng còn lại thì phép cộng đúng. Thử lại: – 7 580 5 164 2 416 - Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào? HS: Nêu cách thử lại. b) Cho HS tự làm 1 phép cộng ở bài tập phần b rồi thử lại. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm như bài 1. - GV nhận xét, cho điểm. + Bài 3: HS: Tự làm bài và chữa bài. + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu, tự làm và chữa bài, 1 em lên bảng giải, cả lớp làm vào vở. Bài giải: Ta có 3 143 > 2 428, vì vậy: Núi Phan – xi – păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh. Núi Phan – xi – păng cao hơn núi Tây Côn Lĩnh là: 3 143 – 2 428 = 7 15 (m) Đáp số: 715 (m) + Bài 5: - GV hỏi: Số lớn nhất có 5 chữ số là số nào? HS: Số đó là: 99 999 Số bé nhất có 5 chữ số là số nào? HS: Số đó là 10 000 Hiệu của 2 số này là? 99 999 – 10 000 = 89 999 - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. Khoa học Phòng bệnh béo phì I. Mục tiêu: - HS nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì. - Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì. - Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, xây dựng thái độ đúng với người béo phì. II. Đồ dùng dạy - học: - Hình trang 28, 29 SGK. - Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng ? Nêu cách đề phòng bệnh thiếu chất dinh dưỡng B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Các hoạt động: a. HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo nhóm. - Chia nhóm, phát phiếu học tập (SGV). HS: Làm việc với phiếu học theo nhóm. + Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung. Đáp án: Câu 1: b Câu 2: 2.1 – d; 2.2 – d; 2.3 – e. - GV kết luận: (SGV). b. HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân: * Mục tiêu: * Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi thảo luận: HS: Quan sát H29 SGK để trả lời câu hỏi ? Nguyên nhân gây nên béo phì là gì - Ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt, ăn vặt nhiều, ít vận động. ? Làm thế nào để phòng tránh - Ăn uống hợp lý, điều độ, tập TDTT, ? Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì - Có chế độ ăn kiêng, thường xuyên luyện tập TDTT, không ăn vặt, - Đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân và cách điều trị. c. HĐ3: Đóng vai: * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ (SGV). + Bước 2: Làm việc theo nhóm. HS: Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. + Bước 3: Trình diễn. - GV nhận xét, kết luận chung. HS: Lên đóng vai. Các HS khác theo dõi và lựa chọn cách ứng xử. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. chính tả gà trống và cáo I. Mục tiêu: - Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trích trong bài thơ “Gà Trống và Cáo”. - Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ươn/ương để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu, những băng giấy. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 HS làm bài tập 3. Cả lớp làm ra nháp. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS nhớ – viết: - GV nêu yêu cầu bài tập. HS: 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết. - GV đọc lại đoạn thơ 1 lần. - Đọc thầm lại đoạn thơ, ghi nhớ nội dung, chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày. - Nêu cách trình bày bài thơ. - GV chốt lại để HS nhớ cách viết: + Ghi tên vào giữa dòng. + Chữ đầu dòng viết hoa. + Viết hoa tên riêng HS: Gấp sách và viết bài. - GV chấm từ 7 đến 10 bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: + Bài 2: HS: Nêu yêu cầu bài tập, đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc vở bài tập. - GV dán giấy khổ to cho HS lên thi tiếp sức. - Đại diện từng nhóm lần lượt đọc lại đoạn văn đã điền. - GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài. GV chốt lại ý đúng: 3a) - ý chí - Trí tuệ 3b) - Vươn lên - Tưởng tượng - GV nhận xét, cho điểm. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà tập viết cho đẹp hơn. Thứ ba ngày 6 thỏng 10 năm 2009 Thể dục Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp Trò chơi: kết bạn I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật về đội hình đội ngũ. - Trò chơi: “Kết bạn” yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, quan sát nhanh, chơi đúng luật, thành thạo, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi, III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. HS: - Chơi trò chơi. - Đứng tại chỗ hát, vỗ tay. 2. Phần cơ bản: a. Đội hình - đội ngũ: Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp. - GV điều khiển cho HS tập. HS: Tập cả lớp do GV điều khiển. - Chia tổ tập theo tổ. - Cả lớp tập để củng cố. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. - GV quan sát, nhận xét xử lý các tình huống xảy ra. - 1 tổ lên chơi thử. - Cả lớp cùng chơi. 3. Phần kết thúc: - Cả lớp hát, vỗ tay theo nhịp. - GV hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. HS: Hát, vỗ tay. - Về nhà tập luyện cho thân thể khoẻ mạnh. ______________________________ Luyện từ và câu Cách viết tên người – tên địa lý Việt Nam I. Mục tiêu: - Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam. II. Đồ dùng dạy - học: Bản đồ địa lý Việt Nam, phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. HS: 2 HS lên bảng làm bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập, đọc giải nghĩa từ Long Thành (cuối bài). - Cả lớp đọc thầm bài ca dao, phát hiện những tên riêng viết không đúng và tự sửa lại. - 3 – 4 em HS làm bài trên phiếu dán bảng. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: VD: Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Thiếc, + Bài 2: - GV treo bản đồ địa lý Việt Nam lên và giải thích yêu cầu của bài. - Tìm nhanh trên bản đồ tên các tỉnh, thành phố của nước ta. Viết lại các tên đó đúng chính tả. HS: Đọc yêu cầu bài tập, nghe GV giải thích, chia nhóm và làm bài theo nhóm. - Các nhóm lên dán kết quả: + Tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, - Tìm nhanh trên bản đồ tên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nước ta và ghi lại các tên đó. + Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Xuân Hương, Thành Cổ Loa, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hang Pắc – Bó, - GV nhận xét xem nhóm nào viết được nhiều nhất tên các tỉnh, tổng kết cho điểm nhóm thắng cuộc. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà học bài. ______________________________ Toán Biểu thức có chứa 2 chữ I. Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ. - Biết tính giá trị của 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ. II. Đồ dùng: Bảng phụ viết sẵn VD như SGK. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: HS: 2 em lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ: - GV nêu ví dụ đã viết sẵn ở bảng phụ. HS: Đọc bài toán trong SGK. Nếu anh câu được 3 con cá, Em câu được 2 con cá, Cả anh và em câu được mấy con cá? HS: Câu được 5 con cá. - GV ghi vào bảng. - Làm tương tự với các trường hợp còn lại. Nếu anh câu được a con cá, Em câu được b con cá, Thì cả 2 anh em câu được mấy con cá? HS: Câu được (a + b) con cá. Gv giới thiệu (a + b) được gọi là biểu thức có chứa 2 chữ. HS: Vài em nhắc lại. 3. Giới thiệu giá trị củ ... ằng hai góc vuông. O B C 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Nhận biết góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. + Góc đỉnh A, cạnh AM, AN và góc đỉnh D, cạnh DV, DU là các góc nhọn. + Góc đỉnh B, cạnh BP, BQ và góc đỉnh O, cạnh OG, OH là các góc tù. + Góc đỉnh C, cạnh CI, CK là các góc vuông. + Góc đỉnh E, cạnh EX, EY là góc bẹt. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở. - 2 HS lên bảng làm bài. - GV chấm bài cho HS. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập. Kỹ thuật Khâu đột thưa (tiết 1) I.Mục tiêu: - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh quy trình khâu, mẫu đã khâu. - Vải, kim, chỉ, III. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Nêu lại cách khâu ghép hai mép vai bằng mũi khâu thường B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu – ghi đầu bài: 2. Hướng dẫn HS thực hành khâu đột thưa : Giáo viên cho học sinh xem mẫu và làm mẫu về khâu đột thưa Hướng dẫn hs từng thao tác khâu đột thưa Học sinh quan sát HS: Nêu: B1: Vạch đường dấu. B2: Khâu theo đường vạch dấu. GV nhắc HS 1 số điểm cần lưu ý khi khâu đột.thưa 3 Cho học sinh thực hành HS: Thực hành khâu đột.thưa - GV quan sát, chỉ dẫn, uốn nắn cho HS. 4- Củng cố, dặn dò Giáo viên nhận xét giờ học và tuyên dương một số em làm tốt. Dặn học sinh chuẩn bị dụng cụ giờ sau làm tiếp Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009 đạo đức tiết kiệm tiền của (tiết 2) I.Mục tiêu: - HS nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của. - Biết tiết kiệm tiền của, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi. - Biết đồng tình, ủng hộ những việc làm tiết kiệm. II. Đồ dùng: 3 tấm màu: xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: * HĐ1: HS làm việc cá nhân bài 4 SGK. HS: Cả lớp làm bài tập. - GV mời 1 số HS chữa bài và giải thích. - Cả lớp trao đổi, nhận xét. - GV kết luận: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. - HS tự liên hệ. - GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày. *HĐ2: Thảo luận nhóm và đóng vai (Bài tập 5): - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong bài tập 5. HS: Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - 1 vài nhớm lên đóng vai. - Thảo luận cả lớp. ? Cách ứng xử như vậy phù hợp chưa? Có cách nào khác không? Vì sao ? Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy - GV kết luận về cách ứng xử. HS: Đọc to phần ghi nhớ trong SGK. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà thực hiện như bài học. ___________________________ Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. - Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập, vở bài tập làm văn. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS kể lại câu chuyện mà em đã kể ở lớp hôm trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS cách chuyển. - 1 em giỏi làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất từ ngôn kịch sang lời kể. Văn bản kịch: Chuyển thành lời kể - Tin – tin cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? - Tin – tin và Mi – tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy 1 em bé mang 1 cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin – tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. - Từng cặp HS đọc đoạn trích “ở vương quốc Tương Lai” quan sát tranh minh họa, suy nghĩ tập kể lại câu chuyện. - GV và cả lớp nhận xét. - 2 – 3 em thi kể. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - Từng cặp HS suy nghĩ kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - Hai, ba HS thi kể, GV và cả lớp nhận xét. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài. - GV dán tờ phiếu to ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2. HS: Nhìn bảng phát biểu ý kiến. - GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Về trình tự sắp xếp các sự việc. + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi. Cách kể 1: - Mở đầu đoạn 1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. - Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin – tin và Mi- tin đi đến khu vườn kỳ diệu. Cách kể 2: - Mi – tin đến khu vườn kỳ diệu - Trong khu Mi – tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin – tin tìm đến công xưởng xanh. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết văn phát triển câu chuyện. Toán Hai đường thẳng vuông góc I. Mục tiêu: - Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không. II. Đồ dùng: Ê - ke. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên chữa bài về nhà. - GV nhận xét và cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi tên bài: 2. Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc: - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. - Kéo dài 2 cạnh DC và BC thành 2 đường thẳng. Cho HS biết 2 đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau. - GV cho HS nhận xét. A B D C + Hai đường thẳng DC và BC tạo thành mấy góc vuông? - Tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C. - GV dùng Ê - ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. - Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. HS: Liên hệ những hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. a) Hai đường thăng IH và IK vuông góc với nhau. b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau. A B D C + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. + BC và CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + CD và AD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + AD và AB là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + Bài 3: A B C D E M N P Q R HS: Đọc yêu cầu và tự làm. a) Góc E và góc đỉnh D vuông. Ta có: + AE, ED là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. + CD và DE là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông. Ta có: + PN và MN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. + PQ, PN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. A B D C + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. a) AD, AB là cặp cạnh vuông góc với nhau. AD, CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. b) AB và CB; BC và CD cắt nhau không vuông góc với nhau. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Khoa học ăn uống khi bị bệnh I. Mục tiêu: - HS biết nói về chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh. - Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. - Pha dung dịch ô - rê - dôn và nước cháo muối. - Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. II. Đồ dùng dạy - học: - Đồ dùng, hình trang 34, 35 SGK. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 33. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Các hoạt động: a. HĐ1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường: * Mục tiêu: * Cách tiến hành: + Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - GV phát phiếu có ghi câu hỏi. ? Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường HS: Thảo luận trong nhóm. - Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín. ? Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao - Nên cho ăn món ăn loãng để dễ nuốt, dễ tiêu hoá ? Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào - Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày. - GV kết luận mục “Bạn cần biết” SGK trang 35. b. HĐ2: Thực hành pha dung dịch ô - rê - dôn và chuẩn bị cháo nước muối. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: HS: Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong H4, 5 trang 35 SGK. - 2 HS 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh, 1 em đọc câu trả lời của bác sỹ. ? Bác sỹ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào - Phải cho cháu uống dung dịch ô - rê - dôn hoặc nước cháo muối. - Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất. - Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sỹ. - GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm. - Các nhóm báo cáo đồ dùng chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê - dôn và nấu cháo muối (không yêu cầu nấu). c. HĐ3: Đóng vai. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: HS: Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống. - GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét. - Có thể đóng vai thể hiện nội dung. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. hoạt động tập thể an toàn giao thông - lựa chọn đường đi an toàn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết giải thích, so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn. 2. Kỹ năng: - Lựa chọn con đường đi an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn. 3. Thái độ: - Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, sơ đồ về những con đường. III. Các hoạt động chính: 1. Hoạt động 1: Ôn bài trước. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi thảo luận. HS: Thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập. ? Theo em con đường hay đi đoạn đường như thế nào là an toàn - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, đánh dấu các ý đúng. 3. Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV dùng sơ đồ hoặc sa bàn về con đường từ nhà đến trường. - 2 – 3 em chỉ ra con đường đảm bảo an toàn hơn. c. Kết luận: Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn. 4. Hoạt động bổ trợ: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV cho HS tự vẽ con đường từ nhà đến trường. HS: Lên giới thiệu con đường mà em đi. ? Em có thể đi đường nào khác đến trường ? Vì sao mà em không chọn con đường đó c. Kết luận: Cần lựa chọn con đường đi hợp lý và bảo đảm an toàn. IV. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. Nhận xét của ban giám hiệu:
Tài liệu đính kèm: