Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Bùi Thị Hiếu

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Bùi Thị Hiếu

$ 15: Nếu chúng mình có phép lạ

A. Mục đích yêu cầu:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

 - Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ

 bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp hơn.

 - Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.

B. Đồ dùng dạy - hoc:

 GV: Tranh minh hoạ SGK.

 HS: Đọc trước bài ở nhà.

C. Các hoạt động dạy- học:

 I. Ổn định: Hát.

 II. KT bài cũ: 2 nhóm đọc phân vai 2 màn kịch ở Vương quốc Tương lai

 ( Nhóm 1 gồm 8 HS, nhóm 2 gồm 6 HS).

 III. Bài mới:

1) GT bài: Ghi bảng.

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 10/02/2022 Lượt xem 244Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Bùi Thị Hiếu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Ngày soạn: 10 / 10 / 2009.
Ngày giảng: Thứ hai ngày 12 / 10 / 2009.
Tiết 1: Hoạt động tập thể
Chào cờ toàn trường.
________________________________________
Tiết 2: Đạo đức
$4: Tiết kiệm tiền của (T2)
A. Mục tiêu:
	- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
	- Biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của.
	- Sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước, ... trong cuộc sống hàng ngày.
	- HS có ý thức tiết kiệm tiền của.
 B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: - Nội dung bài học.
	HS: - Vở bài tập.
C. Hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: ? Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
	III. Bài mới:
1) GT bài: Ghi bảng.
2) Nội dung bài.
* HĐ 1: HS làm việc cá nhân.
Yêu cầu HS đếm xem số việc gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu.
? Nêu lên một số việc gia đình mình đã tiết kiệm và một việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm?
- GV kết luận: 
* HĐ 2: Làm việc cả lớp. ( Bài tập 4 SGK)
? Trong các việc trên, việc nào thể hiện sự tiết kiệm?
? Trong các việc làm đó những việc làm nào thể thể hiện sự không tiết kiệm?
GV kết luận:
=> Yêu cầu HS liên hệ bản thân.
* HĐ 3: Bài tập xử lí tình huống BT5 - SGK.
- Chia nhóm giao nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống.
? Cách ứng sử như vậy đã phù hợp 
chưa ? Có cách nào ứng sử khác không? vì sao? 
? Em cảm thấy như thế nào khi ứng sử như vậy ?
- GV kết luận cách ứng sử phù hợp.
=> Gọi HS đọc ghi nhớ.
1. Gia đình em có tiết kiệm tiền của không.
- 5 HS nêu trước lớp.
- HS nghe.
2. Em đã tiết kiệm chưa?
- Câu a, b, g, h, k là thể hiện sự tiết kiệm.
- c) Vẽ bậy, bôi bẩn ra bàn ghế, sách vở, tường lớp.
d) Xé sách vở.
đ) Làm mất sách vở, đồ dùng học tập.
e) Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi.
i) Quên khoá vòi nước.
- HS nghe.
- 3 HS.
- Các nhóm nhận tình huống thảo luận.
- Các nhóm báo cáo.
- HS nêu 
- Kể trước lớp
3 HS.
IV. Củng cố:
	? Tại sao chúng ta phải tiết kiệm tiền của?
	- Nhắc lại nội dung bài.
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
- Về nhà thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng học tập,...
- Chuẩn bị bài giờ sau.
	___________________________________________
Tiết 3: Toán
$ 36: Luyện tập
A. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
	- Tính tổng của 3 số và vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
	- HS có ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: - Nội dung bài.
	HS: Vở, bút.
C. Hoạt động dạy - học: 
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: ? Nêu tính chất kết hợp của phép cộng?
	III. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2) Nội dung bài.
? Gọi HS nêu yêu cầu?
- Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
- Gv theo dõi, nhận xét.
? Bài 1 củng cố kiến thức gì?
Nêu yêu cầu ? 
? BT cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
 Tóm tắt:
Có: 5 256 người
Sau 1 năm dân số tăng: 79 người
Sau 1 năm dân số tăng: 71 người
a, Sau 2 năm dân số tăng ? người.
* Bài tập 1.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Cả lớp làm bài vào vở.
 26387 54293
+14075 + 61934
 9210 7652
 39672 123879
- HS trả lời.
 * Bài 2 (T46)
a, 96 + 78 + 4 = 96 + 4 +78
 = 100 + 78 = 178 
 67 + 21 + 79 = 21 + 79 + 67 
	 = 100 + 67 = 167	
b, 789 +285 + 15 = 285 + 15 + 789
 = 300 + 789 = 1089
 448 + 594 + 52 = 448 + 52 + 594
 = 500 + 594 = 1094
 * Bài 4(T 46) : 
 1 HS lên bảng giải.
Bài giải
a , Sau 2 năm dân số của xã đó tăng lên là:
 79 + 71 = 150 ( người).
 Đáp số: 150 người
IV. Củng cố:
	- Nhác lại kiến thức đã làm.
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà học bài, làm bài ở vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
Tiết 4: Âm nhạc
	GV chuyên dạy.
	___________________________________
Tiết 5:Tập đọc
$ 15: Nếu chúng mình có phép lạ
A. Mục đích yêu cầu:
	- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
	- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ 
 bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp hơn.
	- Trả lời được câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
B. Đồ dùng dạy - hoc: 
	GV: Tranh minh hoạ SGK.
	HS: Đọc trước bài ở nhà.
C. Các hoạt động dạy- học:
	I. ổn định: Hát.
	II. KT bài cũ: 2 nhóm đọc phân vai 2 màn kịch ở Vương quốc Tương lai
 ( Nhóm 1 gồm 8 HS, nhóm 2 gồm 6 HS).
	III. Bài mới:
1) GT bài: Ghi bảng.
2) Bài giảng.
2.1/ Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc : - Gọi HS đọc bài.
? Bài có mấy khổ thơ?
+ Đọc nối tiếp.
- GV kết hợp sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu đọc nối tiếp lần 2.
- GV kết hợp giải nghĩa từ.
- Cho HS đọc theo cặp.
=> GV đọc diễn cảm bài thơ.
b) Tìm hiểu bài.
? Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì? 
? Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
? Em thích ước mơ nào trong bài thơ ?
? Bài thơ nói lên điều gì? 
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: 
- Hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc.
- Hướng dẫn HS đọc diến cảm khổ thơ 1, 4
- GV nhận xét - tuyên dương.
- Học thuộc lòng khổ thơ.
=> Gọi HS đọc thuộc lòng tại lớp.
- GV nhận xét - ghi điểm.
- 1 HS đọc bài.
- HS trả lời.
- Đọc nối tiếp ( 4 HS một lượt )
 - 1 HS đọc chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 HS đọc cả bài
- HS nghe.
- Lớp đọc thầm cả bài thơ.
- Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại mỗi lần bắt đầu khổ thơ, 2 lần khi kết bài.
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- Khổ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả ngọt.
- Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
- Khổ 3: các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
- Khổ 4: Các bạn ước mơ không còn đạn bom, đạn bom thành trái ngon chứa toàn kẹo và bi tròn.
 - HS nêu.
* Nội dung: HS nêu.
Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ. bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp hơn.
- 4 HS nối tiếp đọc bài.
- Thi đọc diễn cảm.
- HS đọc thuộc lòng 2 khổ thơ.
- HS xung phong đọc.
IV. Củng cố	? Nêu nội dung bài thơ ?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà học thuộc toàn bài thơ.
	- Đọc trước bài giờ sau: Đôi giày ba ta màu xanh.
 ______________________________________________________________
Ngày soạn: 11 / 10 / 2009.
Ngày giảng: Thứ ba ngày 13 / 10 / 2009.
Tiết1: Toán
$37: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
A. Mục tiêu:
	- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
	- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
	- HS có ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy - học:
	GV: Bài toán viết sẵn vào bảng phụ.
	HS: Vở, bút, thước.
C. Hoạt động dạy - học: 
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: Bài 2 ( T46) 2 HS lên bảng làm bài.
	III. Bài mới:
1) Giới thiệu bài: Ghi đầu bài.
2) Bài giảng. 
2.1/ Hướng dẫn HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu hai số đó:
- GV nêu bài toán, tóm tắt bài toán trên bảng như SGK
- Hướng dẫn HS tìm trên sơ đồ 2 lần số bé, rồi tính số bé, số lớn. 
- Chỉ trên sơ đồ 2 lần số bé
( Tóm tắt bài toán như SGK ).	
? Muốn tìm số bé em làm thế nào?
 Số bé = (tổng - hiệu) : 2
? Muốn tìm số lớn em làm thế nào?
 Số lớn = ( tổng + hiệu) : 2
2.2/ Thực hành:
? Yêu cầu HS đọc bài toán.
? Bài cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
- Gọi HS lên bảng tóm tắt và giải bài toán.
- Gv theo dõi, nhận xét.
? Gọi HS đọc bài toán?
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
GV hướng dẫn HS tóm tắt và giải bài toán.
Tóm tắt:
Trai:|——————|——|
Gái:|——————|	28 em
- GV nhận xét.
- HS quan sát, tính.
Bài giải (C1)
Hai lần số bé:
 70 - 10 = 60
Số bé là:
 60 : 2 = 30
Số lớn là:
 30 + 10 = 40
 Đ/S : Số bé :30
 Số lớn : 40
Bài giải ( C2)
Hai lần số lớn là:
 70 + 10 = 80
Số lớn là:
 80 : 2 = 40
Số bé là:
 40 - 10 = 30
 Đáp số: Số lớn: 40
 Số bé: 30.
* Bài 1(T47) 
- HS trả lời.
Tóm tắt:
Tuổi bố:|—————|——|
58 T
Tuổicon|—————|
Bài giải:
Hai lần tuổi của bố là:
58 + 38 = 96 ( tuổi)
Tuổi của bố là:
96 : 2 = 48 ( tuổi )
Tuổi của con là:
48 - 38 = 10 ( tuổi ).
 Đáp số: Tuổi bố: 48
 Tuổi con: 10 
* Bài 2
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- 1 HS lên bảng bài toán.
Bài giải
Hai lần số HS gái là:
28 - 4 = 24 ( học sinh )
Số HS gái là:
24 : 2 = 12 ( học sinh )
Số học sinh trai là:
28 - 12 = 16 ( học sinh )
 Đáp số: 16 HS trai.
 12 HS gái.
IV. Củng cố:
	? Muốn tìm số lớn, số bé em làm thế nào?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà làm bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
	_________________________________________
Tiết 2: Kể chuyện
$8 : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
A. Mục đích yêu cầu:
	- Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc nói về một ước mơ viển vông, phi lí.
	- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện.
B. Đồ dùng dạy - học:
	 GV: - Tranh minh hoạ truyện, lời ước dưới tranh.
 - Một số báo, sách, truyện viết về ước mơ.
HS: Vở bài tập.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra bài cũ : 1 học sinh kể 1-2 đoạn chuyện: Lời ước dưới trăng.
	III. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2. Nội dung bài.
2.1) Hướng dẫn HS kể chuyện.
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài. 
- Giáo viên gạch chân từ ngữ quan trọng của đề bài.
- GV gợi ý, có 2 truyện đã có trong SGK Tiếng Việt ( Vương quốc Tương Lai, Ba điều ước). Ngoài ra còn có các chuyện: Lời ước dưới trăng, vào nghề...
? Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ nào ? Nói tên chuyện em lựa chọn?
- Phải kể có đầu có cuối, đủ 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc.
- Kể xong câu chuyện, cần trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.
- Chuyện dài chỉ chọn kể 1,2 đoạn.
b) Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Yêu cầu kể chuyện trước lớp.
- Gv cùng HS khác nhận xét - ghi điểm.
- 2 học sinh đọc đề
- 3 học sinh nối tiếp đọc 3 gợi ý SGK
- Học sinh đọc thầm gợi ý 1.
- HS nghe.
- Học sinh đọc thầm gợi ý 2,3
- HS trả lời.
- Kể chuyện theo cặp, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp trao đổi nội dung, ý nghĩa chuyện.
IV. Củng cố:
	- Nhận xét giờ học.
	- Tuyên dương HS.
V. Dặn dò:
	- Về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
	__________________________________________
Tiết 3: Luyện từ và câu
$15: Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
A. Mục đích yêu cầu:
	- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. ( Nội dung ghi nhớ ).
	- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc ... h.
- Tin - tin: Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy?
- Em bé thứ nhất: mĩnh sẽ dùng nó vào việc sáng chế trái đất.
- Tổ chức thi kể từng màn.
- Nhận xét, đánh giá.
? Nêu yêu cầu?
? Trong chuyện ở Vương quốc Tương lai hai bạn Tin - tin và Mi - tin có đi thăm cùng nhau không?
? Hai bạn đi thăm nơi nào trước? Nơi nào sau?
- Vừa rồi các em kể câu chuyện theo trình tự thời gian. Bây giờ các em 
tưởng tượng hai bạn Mi - tin và Tin - tin không đi thăm cùng nhau. Mi - tin đi thăm công xưởng xang còn Tin - tin thăm khu vườn kỳ diệu (hoặc ngược lại).
- Kể chuyện theo cặp.
- GV giúp đỡ nhóm gặp khó khăn
- Tổ chức thi kể từng nhân vật.
- Nhận xét, cho điểm
 ? Nêu yêu cầu?
- Treo bảng phụ.
? Về trình tự sắp xếp?
? Về từ ngữ nối hai đoạn?
 Chuyển thành lời kể
- Cách 1: Tin - tin và Mi - tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy 1 em bé đang mang mmột cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin - tin ngạc nhiên hỏi:
- Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời:
- Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
- Từng cặp học sinh đọc trích đoạn ở Vương quốc Tương lai, quan sát tranh tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
- 2 học sinh thi kể?
* Bài 2(T84):
- Tin - tin và Mi - tin có đi thăm cùng nhau.
- Hai bạn đi thăm công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau.
- Nghe.
- Kể chuyện theo cặp, nhận xét bổ sung nhau (mỗi học sinh kể về 1 nhân vật)
- 3-5 học sinh thi kể.
* Bài3(T84).
- Đọc trao đổi và thảo luận câu hỏi.
Kể theo trình tự thời gian.
Kể theo trình tự không gian
- Mở đầu đoạn 1: trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
- Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin - tin và Mi - tin đến khu vườn kì diệu.
- Mở đầu đoạn 1: Mi - tin đến khu vườn kì diệu.
- Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi - tin đang ở khu vươn kì diệu thì Tin - tin đến công xưởng xanh.
- Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kì diệu và ngược lại.
- Từ ngữ nối thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
IV. Củng cố:
	? Có những cách nào để phân tích câu chuyện?
	? Những cách đó có gì khác?
	- Nhận xét giờ học. 
V. Dặn dò:
	- Về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 (theo cách vừa học)
 - Chuẩn bị bài giờ sau.
	 _________________________________________
Tiết 2: Thể dục
	 Gv chuyên dạy
	 _________________________________________
Tiết 3: Toán
$39: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
A. Mục tiêu:
	- Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ( bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
	- HS yêu thích môn học.
B. Đồ dùng dạy - hoc: 
	Gv: Êke, bảng phụ vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
	HS: êke, vở, bút.
C. Các hoạt động dạy học:
	I. ổn định: Hát.
	II. Kiểm tra: Kiểm tra đồ dùng học sinh đã chuẩn bị.
	III. Bài mới.
1) Giới thiệu bài: Ghi bảng.
2) Nội dung bài.
2.1) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
a) Giới thiệu góc nhọn:
- Giáo viên chỉ vào góc nhọn trên bảng nói "Đây là góc nhọn" đọc là góc nhọn đỉnh o, cạnh 0A, 0B"
- Vẽ lên bảng 1 góc nhọn khác
-áp êke vào góc nhọn như hình vẽ SGK.
? Em có nhận xét gì về góc nhọn so với góc vuông?
b) Giới thiệu góc tù :
- Giáo viên chỉ vào góc tù vẽ trên bảng, rồi nói "Đây là góc tù". Đọc là góc tù 0, cạnh 0M, 0N"
- giáo viên vẽ góc tù khác
- áp ê-ke vào góc tù.
? Em có nhận xét gì về góc tù so với góc vuông?
c) Giới thiệu góc bẹt :
- Chỉ vào góc bẹt trên bảng và giới thiệu đây là góc bẹt. Đỉnh 0, cạnh 0C, 0D
- Giáo viên vẽ góc bẹt khác
- GV áp góc êke vào góc bẹt
? 1góc bẹt = ? góc vuông?
3. Thực hành:
? Nêu yêu cầu? 
- Yêu cầu HS trả lời.
? Nêu yêu cầu? 
- Gọi HS nêu.
- Quan sát A
 o 
- Quan sát rồi đọc: B
Góc nhọn đỉnh 0, cạnh 0P, 0Q
- Quan sát
- Góc nhọn bé hơn góc vuông
- Quan sát.
 M
 o 
 N
- Quan sát, đọc:
góc tù O, cạnh ÔH, OK
- Góc tù lớn hơn góc vuông
- Quan sát:
 C O D
- Quan sát và đọc.
góc bẹt 0, cạnh 0E, 0G
- Quan sát, nhận xét.
- 1 góc bẹt = 2 góc vuông
- Dùng ê ke để nhận diện góc.
- Học sinh làm vào vở.
* Bài1(T49):
- Góc đỉnh A, cạnh AM, AN và góc đỉnh D, cạnh DV, DV là các góc nhọn
- Góc đỉnh B, cạnh BP, BQ và góc đỉnh 0, cạnh 0G, 0H là các góc tù.
- Góc đỉnh C, cạnh CI, CK là góc vuông.
- Góc đỉnh E, cạnh EX, EY là góc bẹt
* Bài 2(T49) 
- Dùng ê ke để nhận diện góc.
- Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn.
IV. Củng cố:
	? Hôm nay học bài gì? Nêu đặc điểm góc nhọn, bẹt, tù?
 - Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà làm bài ở vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ sau.
Tiết 4: Khoa học
 $16: Ăn uống khi bị bệnh
A. Mục tiêu:
 	Nhận biết người bệnh cần được ăn đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
	- Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
	- Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô - rê - dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân bị tiêu chảy.
	- HS có ý thức học tập.
B. Đồ dùng dạy - hoc:
	GV: - Hình vẽ (T34 - 35) SGK.
	Chuẩn bị một nắm gạo, 1 ít muối, 1 caí Bát ăn cơm, 1 gói ô - rê dôn, 1 cốc có vạch chia.
	HS: Xem trước bài, vở bài tập.
C. Các hoạt động dạy - học:
	I. ổn định: Hát.
 	II. Kiểm tra: ? Nêu những biểu hiện khi bị bệnh?
	 ? Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình 
 thường, em phải làm gì?
	III. Bài mới:
1) GT bài: ghi đầu bài:
2) Nội dung bài.
*HĐ1: Thảo luận nhóm.
 - GV cho HS quan sát các tranh minh hoạ trong SGK trang 34, 35 - phân tích tranh và trả lời câu hỏi trong phiếu bài tập.
? Khi mắc các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?
? Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món đặc hay loãng? Tại sao?
? Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào?
? Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- GV theo dõi HS thảo luận - gọi đại diện nhóm trả lời.
- GV nhận xét - kết luận chung.
* HĐ 2: Thực hành theo nhóm.
- Gv cho HS quan sát hình trang 35 SGK, Gv hướng dẫn cách pha dung dịch ô - rê - dôn.
? Bác sĩ khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần ăn uống như thế nào?
- Đối với nhóm pha ô - rê - dôn đọc kĩ hướng dẫn ghi trên gói và làm theo hướng dẫn.
- Đối với nhóm chuẩn bị vật liêu để nấu cháo muối thì quan sát H7(T35) và làm theo chỉ dẫn ( không yêu cầu nấu cháo)
- GV quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
- Mời một em lên bàn GV chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối.
* HĐ 3: Đóng vai.
- Yêu cầu các nhóm đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Gọi HS lên trình bày.
- GV kết luận - rút ra bài học.
1) Chế độ ăn uống khi bị bệnh.
 - HS nhận phiếu bài tập, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Khi mắc các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các thức ăn có chứa nhiều chất như thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành.
- ... nên cho ăn món loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt.... Vì thức ăn loãng dễ nuốt.
- Ta nên dỗ dành động viên họ, cho ăn nhiều bữa trong ngày. 
- ... vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô - rê - dôn, uống nước cháo muối.
2)Thực hành pha dung dich ô - rê - dôn 
- Quan sát hình 4,5(T35) và đọc lời thoại.
- Cho uống dung dịch ô-rê-dôn hoặc 
nước cháo muối, cho ăn đủ chất.
 - Nghe.
- Thực hành
- Thực hành
- Nghe
- Thảo luận nhóm 4.
- Trình diễn
- 4 học sinh đọc mục Bạn cần biết.
IV. Củng cố:
	- Khi bị bệnh tiêu chảy ta cần sử lí như thế nào?
	- Nhận xét giờ học.
V. Dặn dò:
	- Về nhà học bài , làm bài tập ở vở bài tập.
	- Chuẩn bị bài giờ học sau.
	___________________________________________
Tiết 5: Hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Chủ đề: Em là Học sinh ngoan.
 A. Mục tiêu:
 - Giúp các em hiểu thế nào là người Học sinh ngoan.
- Các em phấn đấu trở thành người Học sinh ngoan.
- Giáo dục Học sinh phấn đấu trở thành người Học sinh ngoan.
B. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Nội dung, các gương Học sinh ngoan.
 - Học sinh : - Tên các bạn ngoan trong tuần.
C. các hoạt động dạy - học:
	I .ổn định lớp.
	II. Kiểm tra bài cũ:
	III.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: ở tuần trước ở lớp ta đã có nhiều bạn là Học sinh ngoan rồi, xem tuần này các em có phấn đấu trở thành HS ngoan không nhé?
2. Nội dung.
* Trò chơi.
- Cho Học sinh chơi trò chơi: Đi chợ giúp mẹ.
- Hướng dẫn Học sinh cách chơi.
* Tổ chức cho Học sinh múa hát bài: Đôi bàn tay.
+ Trong tuần này em thấy bạn nào xứng đáng là người Học sinh ngoan?
+ Vì sao em lại cho rằng bạn đó là người Học sinh ngoan?
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi Học sinh.
Động viên các em phấn đấu trở thành người Học sinh ngoan để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô.
- Học sinh chơi.
- Học sinh tự do phát biểu.
- Học sinh nêu lí do em cho rằng bạn đó là Học sinh ngoan.
IV.Củng cố:
 - Hôm nay chúng ta học bài gì ?
 - Nhận xét tiết học
V. Dặn dò:
 - Về nhà học thuộc bài hát, chuẩn bị bài của tuần sau.
	__________________________________
Tiết 6: Hoạt động tập thể
Sinh hoạt tuần 8
A. Mục tiêu:
	- Nhận xét ưu - nhược điểm trong tuần qua.
	- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 8.
B. Chuẩn bị:
	- Chuẩn bị ý kiến.
C. Nội dung hoạt động.
	I. ổn định: Hát.
	II. Nội dung.
1/ Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp trong tuần qua.
2/ GV nhận xét chung.
a) Ưu điểm:
- Đi học đầy đủ. Không có bạn nào nghỉ học trong tuần qua.
- Hăng hái tham gia các hoạt động của trường, của lớp: Như lao động, dọn vệ sinh.
- Có ý thức trong học tập. 
- Lớp học sôi nổi, tiếp thu bài tương đối nhanh.
b) Tồn tại:
	- Còn một số em chưa có ý thức tự giác trong học tập và chưa có ý thức rèn chữ viết: Đánh, Lử, Thắng,...
	- Còn một số HS chưa tích cực lao động còn để cô giáo phải nhắc nhiều: Sài, Của, Đàng, Sang, Thắng.
3/ Phương hướng tuần 8.
 - Duy trì tỉ lệ chuyên cần 100%
	- Thi đua học tập đạt nhiều hoa điểm tốt chào mừng ngày 20 / 10.
	- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng khi đến lớp.
	- Thường xuyên dọn vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
	- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông - phòng cúm H1N1.
 _______________________________________________________________
Tiết 5: Sinh hoạt lớp:
 $8: Kiểm điểm tuần 8
1. Nhận xét chung:
* Ưu điểm : 
- Đi học đều, đúng giờ.
- Học tập một số em đã có tiến bộ.
- Tập thể dục giữa giờ và giờ truy bài đã có nề nếp.
* Tồn tại :
- Vẫn còn một số học sinh lời học bài cũ: Nguyệt, Tiến Đạt, Tuyết Trinh,
 M Hải, Quỳnh, Liên.
- Không chú ý nghe giảng: Thảo, Thơng, Dơng, H Sơn, Minh, 
- Giờ truy bài vẫn còn một số em nề nếp ổn định chậm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_bui_thi_hieu.doc