Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 đến 10 (Bản 2 cột chuẩn kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 đến 10 (Bản 2 cột chuẩn kĩ năng)

A. Mục tiêu:

Giúp học sinh củng cố về:

- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.

- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật ; giải bài toán có lời văn.

B. Đồ dùng dạy – học :

- GV : Giáo án, SGK

- HS : Sách vở, đồ dùng môn học

C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:

 

doc 158 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 đến 10 (Bản 2 cột chuẩn kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Soạn thứ bẩy ngày 20 – 10 – 2007 Giảng thứ hai ngày 22 – 10 – 2007
Tiết 1: CHÀO CỜ
 _________________________________
Tiết 2: TẬP ĐỌC : 
 NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
A. Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: Phép lạ, lặn xuống, ruột, bi tròn
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng hồn nhiên vui tươi,thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ, ngắt nghỉ sau mỗi dấu câu. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm
Hiểu các từ ngữ trong bài: phép lạ, trái bom
*Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để là cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
- Gái dục HS luôn có ý thức vươn lểntong học tập và trong lao động
B. Đồ dùng dạy - học :
 - GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
 - HS : Sách vở môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ :
Gọi 3 HS đọc bài : “ở Vương quốc Tương Lai”+ Nêu nội dung
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
III. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
+Cho HS quan sát tranh ? bức tanh vẽ gì ?
* Ở bài ở vương quốc tương lai những cậu bé mơ có cuộc sống đầy đủ hạnh phúc. Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu xem thiếu nhi mơ ước những gì ?
2. Nội dung :
a. Luyện đọc:
- GV chia đoạn: bài chia làm 5 khổ thơ
- Yêu cầu 5 HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần 
+ Trong bài có từ nào khó đọc ? 
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
-GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
B. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc toàn bài thơ + trả lời câu hỏi: 
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ đó nói lên điều gì ?
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? 
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
Phép lạ: phép làm thay đổi được mọi vật như mong muốn
+ Em hiểu câu thơ : “ Mãi mãi không còn mùa đông” ý nói gì?
+ Câu thơ : “ Hoá trái bom thành trái ngon” có nghĩa là mong ước điều gì?
+ Em có nhận xét gì về ước mơ cảu các bạn nhỏ trong bài thơ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
GV ghi nội dung lên bảng
c. Luyện đọc diễn cảm:
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ để tìm ra cách đọc hay.
+ Tìm giọng đọc bài thơ?
+GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn thơ 
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nẩy mầm nhanh
Chớp mắt / thành cây đầy quả
Tha hồ / hái chén ngọt lành
- GV đọc mẫu
Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Tổ chức cho học sinh thi đọc thuộc lòng toàn bài.
- GV nhận xét chung.
IV.Củng cố– dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại nội dung bài
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Đôi giày ba ta màu xanh”
+ Nhận xét giờ học
3 HS đọc
- Đoạn trích nói lên những mong muốn tốt của các bạn nhỏ ở vương quốc Tương Lai
HS ghi đầu bài vào vở
- Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang cùng múa hátvà mơ đến những cánh chim hoà bình, những trái thơm ngon, những chiếc kẹo ngọt ngào.
- 5 HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần 
+ Bắt hạt giống, đáy biển
- HS luyện đọc từ khó
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc chú giải
- 1 em đọc toàn bài
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
1 HS đọc bài , cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Câu thơ: “ Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần bắt đầu một khổ thơ. Lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ.
- Nói lên ước muốn của các bạn nhở rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hoà bình tốt đẹp để trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. 
Khổ 1: Ước mơ cây mau lớn để cho quả ngọt.
Khổ 2: Ước mơ trở thành người lớn để làm việc.
Khổ 3: Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
Khổ 4: Ước mơ không còn chiến tranh.
- Câu thơ nói lên ước muốn của các bạn Thiếu Nhi. Ước không có mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ hay bất cứ tai hoạ nào đe doạ con người.
- Ước thế giới hoà bình không còn bom đạn, chiến tranh.
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
- HS tự nêu theo ý mình
- Em thích ước mơ hạt giống vừa gieo chỉ trong chớp mắt đã thành cây đầy quả và ăn được ngay , vì em rất thích ăn hoa quảvà cây lớn nhanh như vậy để bố mẹ ông bà không mất nhiều công sức chăm bón
VD: Em thích ước mơ ngủ dậy thành người lớn ngay để chinh phục đại dương, bầu trời. Vì em rất thích khám phá thế giới.
- Bài thơ nói vè ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 5 HS đọc nối tiếp toàn bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- Toàn bài đọc với giọng hồn nhiên vui tươi, thể hiện niềm vui khao khát của thiếu nhi về một thế giới tốt đẹp, nhấn giọng ở các từ thể hiện niềm vui thích của trẻ em.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc một khổ thơ
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng, cả lớp bình chọn bạn đọc hay và thuộc nhất.
 _________________________________
Tiết 3:THỂ DỤC:
 QUAY SAU, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
A.Mục tiêu :
- Củng cố và nâng cao kĩ thuật : Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái,đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu đến chỗ vòng không xô lệch hàng, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp  
- Trò chơi «  Ném trúng đích ». Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh khéo léo ném chính xác, chơi đúng luật thành thạo , hào hứng , nhiệt tình trong khi chơi.
- HS yêu thích môn học
B. Phương tiện địa điểm
- Địa điểm : Sân trường
- Phương tiện : còi, bóng
C. Nội dung và phương pháp lên lớp
Nội dung
định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu:
- GV nhận lớp và phổ biến yêu cầu giờ học, trấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện
- Xoay cổ chân, đầu gối, hông, vai.
- Cho HS đứng tai chỗ hát vỗ tay
- Chơi trò chơi “ Diệt các con vật có hại “
- Ôn Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trài, đổi chân khi đi đều sai nhịp 
2. Phần cơ bản:
a. kiểm tra đội hình đội ngũ
- Kiểm tra động tác Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trài, đổi chân khi đi đều sai nhịp 
- Cho HS tập hợp theo đội hình hàng ngang theo tổ từng tổ thực hiện động tác 2 lần ( Nếu tổ nào tập chưa tốt tập 3 lần)
+ Cách đánh giá:Đánh giá theo mức độ thực hiện động tác của từng HS.
- Hoàn thành tốt: thực hiện đúng động tác theo khẩu lệnh
- Hoàn thành: Thực hiện động tác theo khẩu lệnh , có thể bị mất thăng bằng đôi chút khi thực hiện động tác quay sau nhưng thứ tự các cử động của động tác vẫn thực hiện được.
- Chưa hoàn thành: Làm động tác không dúng khẩu lệnh của GV, lúng túng không biết làm động tác
b. Trò chơi vận động:
- Trò chơi “ Ném bóng trúng đích ”
- GV cho hs xếp 2 hàng dọc trước vạch xuất phát, khi có lệnh người đầu hàng ném, ném bóng vào đích, đội nào ném bống vào đích nhiều đội đó thắng cuộc
- Cho HS chơi thử
- Cả lớp chơi
3. Phần kết thúc:
- Cho cả lớp vừa vỗ tay vừa hát theo nhịp làm động tác thả lỏng
+ Chúng ta vừa học nội dung gì?
- Gv nhận xét giờ học dăn về ôn bài
10 phút
2 phút
1 phút
1 phút
3 phút
3 Phút
22 phút
14 phút
8 phút
4 phút
2 phút
1 phút
1 phút
- Lớp trưởng tập hợp lớp 4 hàng dọc
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0 ∆
0 0 0 0 0 0
0 0 0 0 0 0
HS hát vỗ tay theo nhịp 
- HS chơi
- HS ttâp dưới sự chỉ đạo của GV
- HS tập theo tố 
 0 0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0 0
 0 0 0 0 0 0
 ∆
- Cho HS chơi trò chơi
 HS chơi thử
- Cả lớp chơi
- Cả lớp hát
- HS nhắc lại nội dung bài
 _____________________________________
Tiết 4: TOÁN: 
 LUYỆN TẬP
A. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố về:
- Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ ; tính chu vi hình chữ nhật ; giải bài toán có lời văn.
B. Đồ dùng dạy – học :
- GV : Giáo án, SGK 
- HS : Sách vở, đồ dùng môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. ổn định tổ chức
II. kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu tính chất kết hợp của phép cộng ?
III. dạy học bài mới :
 1) Giới thiệu – ghi đầu bài 
 2) Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1 :( 46 )
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS nhận xét bài trên bảng.
- Hướng dần cho HS một phép tính sau đó gọi 1 em lên bảng
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2 :
+ Hãy nêu yêu cầu của bài học ?
+ Để tính được thuận tiện các phép tính ta vận dụng những tính chất nào ?
- GV nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh.
Bài 3 :
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4 :
+ Giọi HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở.
+ Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài 5 :
+ Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào ?
+ Nếu : Chiều dài là a.
Chiều rộng là b
Chu vi là p
+ Nêu công thức tính chu vi.
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
IV. củng cố - dặn dò :
Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ, cách tính chu vi hình chữ nhật
- Học kỹ cách tính chu vi hình chữ nhật và chuẩn bị bài sau.
 - Về làm bài vào vở
- GV nhận xét giờ học
Hát tập thể
- Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ hai và số thứ ba
- HS ghi đầu bài vào vở
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- 3 HS sinh lên bảng – Lớp làm vào vở.
 54 293
+ 61 934
 7 652
 123 879
 2 814
+ 1 429
 3 046
 7 289
 26 387
+ 14 075
 9 210
 49 672
 3 925
+ 618
 535
 5 078
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp.
a) 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4) + 78 
 = 100 + 78 = 178
* 67 + 21 + 79 = 67 + ( 21 + 79 ) 
 = 67 + 100 = 167
* 408 + 85 + 92 = (408 + 92 ) + 85 
 = 500 + 85 = 585
b) 789 + 285 + 15 = 789 + (825 +15)
 = 789 +300 = 1 089
* 448 + 594 + 52 = (448 + 52) + 594 
 = 500 + 594 = 1 094
* 677 + 969 + 123 = (677 + 123) + 969
 = 800 + 969 = 1 769
- Nêu yêu cầu của bài tập : Tìm x
- 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
a) x – 306 = 504 b) x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 – 254
 x = 810 x = 426
- 1 HS đọc đề bài
- 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
Bài giải :
 Số dân tăng thêm sau 2 năm là :
+ 71 = 150 (người)
 Số dân của xã sau 2 năm là :
 5 256 + 150 = 5 406(người)
 Đáp số : 150 người ; 5 046 người
- Ta lấy chiều dài cộng với chiều rộng được bao nhiêu nhân với 2.
- P = ( a + b ) x 2
- Yêu cầu tính chu vi hình chữ nhật.
a) P = ( 16 + 12 ) × 2 = 56(cm)
b ... phóng to trên bảng. 
-GV kể lần 3: Nếu HS còn yếu.
b. HD HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gọi 3 HS đọc yêu cầu
- Cho HS kể chuyện theo cặp
*Thi kể chuyện trước lớp.
-Gọi 1-2 Cặp thi kể nối tiếp trước lớp
-HS nêu những điều học tập được của anh Nguyễn Ngọc Kí qua câu chuyện?
? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
? Em đã học tập điều gì ở anh Nguyễn Ngọc Kí?
IV.Củng cố dặn dò:
- Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện 
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Tìm đọc 1 câu chuyện em đã được nghe, được đọc về 1 người có nghị lực.
-GV nhận xét tiết học
-Thập thò, mềm nhũn, buông thõng, bất động, nhoè ướt, quay ngoắt, co quắp...
-HS nghe
- 3 HS nối tiếp nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
-HS kể theo cặp mỗi em nối tiếp nhau kể 2 tranh. Sau đó mỗi em kể lại toàn chuyện trao đổi về điều các em đã học được ở anh Nguyễn Ngọc Kí.
- 1-2 Cặp thi kể nối tiếp trước lớp.
-Gọi 1-2 HS thi kể toàn bộ câu chuyện.
-Em học được ở anh Kí tinh thần ham học, qua tấm gương anh Kí em càng thấy mình phải cố gắng nhiều hơn.
-Cả lớp và GV bình chọn cá nhân xét lời kể của bạn đúng nhất.
+ Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì nhẫn lại vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình
- Em học được ở anh Kí tinh thần ham học quyết tâm vươn lên cho dù trong hoàn cảnh khó khăn nhất
- Em học tập ở anh Kí nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
HS nêu
 _________________________________
Tiết 4: ÂM NHẠC: 
 đ/C Nguyễn Thị Vui soạn giảng
 ________________________________________
Tiết 5: SINH HOẠT LỚP
A. Mục tiêu:
- Sau tiết sinh hoạt HS nhận thấy những ưu khuyết trong tuần từ đó có hướng sửa chữa những khuyêt điểm tồn tại
- Rèn kĩ năng truy bài đầu giờ, đi học đúng giờ
- HS có ý thức tự giác học tập 
 B. Nhận xét chung
 I.Đạo đức:
 +Đa số HS trong lớp ngoan ngoãn lễ phép đoàn kết với thầy cô giáo. Không có hiện tượng gây mất đoàn kết. 
 II. Học tập:
 +Đi học đầy đủ, đúng giờ không có HS nào nghỉ học hoặc đi học muộn.
+Sách vở đồ dùng còn mang chưa đầy đủ còn quyên sách vở, vở viết của một số HS còn thiếu nhãn vở.
 +Trong lớp còn mất trật tự nói chuyện riêng, còn 1 số HS làm việc riêng không chú ý nghe giảng: Loan, Chôm, Quyết, Trọng
 +Viết bài còn chậm- trình bày vở viết còn xấu- quy định cách ghi vở cho HS. Xong 1 số HS không viết theo yêu cầu: Hằng, Vui, Loan, Thương, Trọng, Sơn
 III. Công tác khác
- Đã cử 5 em đi làm vận động viên cho cuộc thi kể chuyện về tấm gương Bác Hồ: Phóng, 2 Hà, Tính, Cong. song Tính, Cong và Phóng chưa có ý thức tham gia
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của trường lớp đề ra
- Công tác góp nộp tốt riêng em Trọng cần khẩn chương
 -Vệ sinh đầu giờ: HS tham gia chưa đầy đủ. Còn nhiều HS thiếu chổi quét. yêu cầu H S mỗi HS nộp 1 chổi.Vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng
 B. Phương Hướng:
 -Đạo đức: Giáo dục HS theo 5 điều Bác Hồ dạy- Nói lời hay làm việc tốt nhặt được của rơi trả lại người mất hoặc lớp trực tuần, không ăn quà vặt
 -Học tập: Đi học đầy đủ đúng giờ, học bài làm bài mang đầy đủ sách vở. Học bài làm bài ở nhà, Chuẩn bị sách vở , 
 - Em Trọng thu góp nộp tiền các khoản khẩn chương
- Mặc ấm đi học, thực hiện mỗi tuần học thêm hai buổi chiều ( thứ hai và thứ tư ) cho những em học yếu.
 _____________________________________
TUẦN 12
soạn thứ năm ngày 15 - 11 - 2007 Giảng thứ hai ngày 19- 11 - 2007 
Tiết 1: CHÀO CỜ
 ________________________________________
Tiết 2: TẬP ĐỌC: 
 “ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỞI
A. Mục tiêu
* Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn như: quẩy, nản chí,đường thuỷ, diễn thuyết, mua xưởng
Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng các câu văn dài, giữa các cụm từ, nhấn giọng các từ ngữ nói về: nghị lực, tài chí của Bạch Thái Bưởi.
* Đọc diễn cảm toàn bài, giọng đọc phù hợp với cảm hứng ca ngợi, khâm phục Bạch Thái Bưởi
Hiểu các từ ngữ trong bài: hiệu cầm đồ, trắng tay, độc chiếm, diễn thuyết, thịnh vượng, người cùng thời
*Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vượt lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tưổi lừng lẫy.
B. Đồ dùng dạy - học :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
C. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Ổn định tổ chức : Cho hát 
II.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 3 HS đọc bài : “ Có chí thì nên” + nêu nội dung ?
GV nhận xét – ghi điểm cho HS
III.Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
+ Cho HS quan sát tranh ? Bức tanh vẽ gì ?
- GV chỉ vào tranh nói ; Đây là ông chủ công ty Bạch Thái Bưởi được mệnh danh là vua tàu thuỷ. Câu chuyện về vua tàu thuỷ như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.
2. Nội dung :
a. Luyện đọc:
- GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
+ Đ1 : từ đầu...cho ăn học
+ Đ2 : Năm 21...nản chí
+ Đ 3 : Bạch....trưng nhị
+ Đ 4 : còn lại
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
? Trong bài có từ nào khó đọc ?
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
b.Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 + trả lời câu hỏi: 
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
Hiệu cầm đồ: Hiệu giữ đồ của người cần vay tiền, có lãi theo quy định.
+ Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí? 
Nản chí: lùi bước trước những khó khăn, không chịu làm
+ Đoạn 1,2 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi mỏ công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạch tranh với chủ tàu người nước ngoài?
?Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức, ngang tài với chủ tàu người nước ngoài là gì?
+ Em hiểu thế nào là : “ Một bậc anh hùng kinh tế”?
+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Tự hào: vui sướng, hãnh diện với mọi người 
+ Em hiều : “ Người cùng thời” là gì?
+ Nội dung chính đoạn còn lại là gì?
GV: Có những bậc anh hùng không phảI trên chiến trường mà trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một con người lừng lẫy trong kinh doanh.
+ Nội dung chính của bài là gì?
GV ghi nội dung lên bảng
C.Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đoạn nối tiếp đoạn , cả bài.
+ Nêu cách đọc bài?
GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn “ Bưởi mồ côi cha từ nhỏ...nản chí “ + đọc mẫu
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
IV..Củng cố– dặn dò:
- Cho HS nhắc lại nội dung bài
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài
 “ Vẽ trứng ”+ Nhận xét giờ họcsau
3 HS thực hiện yêu cầu
- Bức tranh vẽ ba chiếc tàu thuỷ đang chạy ảnh chụp một người đàn ông to béo
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần .
- Quẩy gánh hàng, đường thuỷ, diễn thuyết
- HS đọc từ khó
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 em đọc chú giải
1 em đọc toàn bài
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh quầy hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nưôi và cho ăn học.
- Năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...
- Có lúc mất trắng tay nhưng bưởi không nản chí.. 
1. Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi
- Vào luc những con tàu của người Hoa đã độc chiểm các đường sông miền Bắc.
- Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông cho dán dòng chữ “ Người ta thì đi tàu ta”. 
- Khách đi tàu của ông càng ngày càng đông, nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kỹ sư giỏi trông nom.
- Là những người dành được thắng lợi lớn trong kinh doanh.
- Là những người chiến thắng trên thương trường
- Nhờ ý chí nghị lực, có chí trong kinh doanh.
- Ông đã biết khơi dậy lòng tự hào của hành khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.
- Người cùng thời: là người cùng sống, cùng thời đại với ông.
2.Thành công của Bạch Thái Bưởi..
- HS lắng nghe
Cử chỉ trong lúc trò chuyện thân mật, tình cảm.
* Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên và đã trở thành Vua tàu thuỷ.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 4 HS đọc bài nối tiếp theo đoạn, cả lớp theo dõi cách đọc.
- Toàn bài đọc với giọng chậmở đoạn 1+ 2 hơi nhanh ở đoạn 3+4 với giọng đọc sảng khoái ở những từ ngữ nói về nghị lực tài chí của Bạch Thái Bưởi.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- HS nhắc lại nội dung
Thứ ngày tháng năm
Kiểm tra định kì giữa kì I
 Môn : Toán
Họ và tên :
Lớp : 4 H
Trường : Tiểu học Hua La
 Điểm Lời phê của thầy cô
* Bài 1 : Viết các số sau :
a, Ba trăm mười lăm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn : 
b. Một trăm sáu mươi hai triệu ba trăm bảy mươi sáu nghìn bốn trăm tám mươi chín :
* Bài 2 : Tính giá trị biểu thức
518 946 + 72 529 = 
435 260 - 82 753 = 
* Bài 3 : Một trường tiểu học khối lớp 1 có 320 học sinh. Khối lớp 2 có 350 học sinh
Khối lớp 2 có 350 học sinh. Khối lớp 3 có 290 học sinh. Khối lớp 4 có 295 học sinh. Khối lớp 5 có 300 học sinh. Hỏi trung bình mỗi khối có bao nhiêu học sinh.
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
A
B
* Bài 4 : Hình vẽ bên cho biết hình ABCD là hình vuông,
 hình ABMN và MNCD là hình chữ nhật.
M
N
 Cạnh BC cùng vuông góc với những cạnh nào ?
 D C
------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_den_10_ban_2_cot_chuan_ki_nang.doc