Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - GV Ngô Thị Hồng Vân - TH Đinh Bộ Lĩnh

Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - GV Ngô Thị Hồng Vân - TH Đinh Bộ Lĩnh

 Nếu chúng mình có phép lạ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU :

1.Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

2.Hiểu ý nghĩa của bài : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khỏt khao về một thế giới tốt đẹp(Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).

*KT: Thuộc 1 khổ thơ

*HS KG: Thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được câu hỏi 3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Tranh minh họa

- Bảng phụ chép khổ thơ 1 và 4

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :

 

doc 42 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 8 - GV Ngô Thị Hồng Vân - TH Đinh Bộ Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ ngày
Môn
Tên bài dạy
Hai
12/10/09
Chào cờ
Tập đọc
toán
khoa học
đạo đức
ATGT
Dạy thay
Ba
13/10/09
Thể dục
Toán
chính tả
lt&câu
lịcH sử
GVC
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Nghe- viết : Trung thu độc lập
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
Ôn tập
Tư
14/10/09
tập đọc
Toán 
địa lí
kể chuyện
kĩ thuật
Đôi giày ba ta màu xanh
Luyện tập
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Khâu đột thưa
Năm
15/10/09
Toán 
Tlv
khoa học
mĩ thuật
âm nhạc
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Luyện tập phát triển câu chuyện
Ăn uống khi bị bệnh
Tập nặn tạo dáng: Nặn con vật quen thuộc
Học hát bài: Trên ngựa ta phi nhanh
Sáu
16/10/09
thể dục
lt& câu
Toán
TLV
hđ tt
GVC
Dấu ngoặc kép
Hai đường thẳng vuông góc
Luyện tập phát triển câu chuyện
Sinh hoạt cuối tuần
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2 009
Mụn:
 Nếu chúng mình có phép lạ
I. MụC đích, yêu cầu :
1.Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. 
2.Hiểu ý nghĩa của bài : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khỏt khao về một thế giới tốt đẹp(Trả lời được cỏc cõu hỏi 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài).
*KT: Thuộc 1 khổ thơ 
*HS KG: Thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được cõu hỏi 3
II. đồ dùng dạy học :
- Tranh minh họa
- Bảng phụ chép khổ thơ 1 và 4
III. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi HS phân vai đọc 2 màn của vở kịch ở Vương quốc Tương Lai
2. Bài mới:
* GT bài
- Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về ước mơ của thiếu nhi. Chúng ta hãy đọc để xem đó là mơ ước gì. 
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 4 em nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ (HS thứ tư đọc khổ 4, 5)
- Kết hợp sửa sai về phát âm, giọng đọc
- Treo bảng phụ, HD đọc đúng ngữ đoạn khổ 1 - 4
- Gọi 2 em đọc cả bài
- GV đọc mẫu : Giọng vui tươi, hồn nhiên.
HĐ2: Tìm hiểu bài
- Gọi 1 em đọc cả bài 
- Yêu cầu đọc thầm và TLCH :
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì ?
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?
+ Em hiểu câu thơ "Mãi mãi không có mùa đông" ý nói gì ?
+ Câu thơ "Hóa trái bom thành trái ngon" có ý nghĩa là mong ước điều gì ?
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? Vì sao ?
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
- GV ghi bảng, gọi 2 em nhắc lại.
HĐ3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi 5 em nối tiếp đọc 5 khổ thơ
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài
- Yêu cầu đọc thuộc lòng theo cặp
- Tổ chức thi đọc thuộc lòng tiếp sức
- Nhận xét, cho điểm
3. Củng cố, dặn dò:
- Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS học thuộc bài thơ và CB bài 16
- 8 em đọc màn 1 
- 6 em đọc màn 2.
- Lắng nghe, xem tranh minh họa trong SGK
- 2 lượt.
- Luyện đọc theo cặp
- 2 em đọc.
- 2 em đọc cả bài.
- Theo dõi SGK
- 1 em đọc.
– "Nếu chúng mình có phép lạ"
– Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hòa bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
– Mỗi khổ thơ nói lên 1 điều ước các bạn.
– Khổ 1 : Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
– Khổ 2 : Ước trở thành người lớn để làm việc.
– Khổ 3 : Ước không còn mùa đông giá rét.
– Khổ 4 : Ước không còn chiến tranh.
– Ước không còn mùa đông giá rét, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ hay bất cứ tai họa nào đe dọa con ngời.
– Mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hòa bình, không còn bom đạn.
- HS phát biểu tự do.
– Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- 5 em đọc.
- HS theo dõi tìm ra cách đọc hay.
- 2 em đọc.
- 2 em cùng bàn kiểm tra chéo nhau.
- Các nhóm thi với nhau.
- Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay và thuộc 
- Lắng nghe
Toán : Tiết 36
SGK : 46
SGK: 46, SGV: 87
 Luyện tập 
I. MụC tiêu :
	Giúp HS củng cố về :
- Tính được tổng của 3 số và vận dụng 1 số tính chất của phép cộng để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất
*BT: 1b, 2(dũng 1, 2), 4a
*KT: Bài1(b1), B2(dũng1)
* Giảm tải : Giảm cột a bài 1/46
ii. đồ dùng dạy học :
- Giấy cỡ lớn, bút dạ
iII. hoạt động dạy và học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Gọi 2 em giải bài 1/ 45
- Gọi 1 em làm miệng bài 3/ 45
2. Bài mới:
Bài 1b: 
- Gọi 1 em đọc yêu cầu đề
- Gọi 2 em lên bảng, HS làm VT
 49 672
 123 889
Bài 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu đề
- Yêu cầu HS tự làm VT, gọi 2 em lên bảng
 a) 178 b) 1 089
 167 1 094
 ( 585) (1 769)
Bài 3 :HS KG
+ x trong mỗi biểu thức là gì ?
+ Muốn tìm SBT (số hạng) chưa biết, ta làm thế nào ?
 a) 810 b) x = 426
Bài 4 :
- Gọi HS đọc đề
- Cho nhóm 2 em thảo luận, làm VT
- Gọi HS nhận xét
- GV kết luận, ghi điểm
Bài 5 :HS KG
- Gọi HS đọc nội dung bài 5
- Cho HS tự làm bài
- Nhận xét
– Gợi ý cho HS nêu nửa chu vi HCN 
là a + b
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét 
- CB : Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
- 2 em lên bảng.
- 1 em làm miệng.
- 1 em đọc.
- 2 em lên bảng.
- 1 em đọc.
- HS tự làm VT, 2 em lên bảng.
a. x là SBT
b. x là số hạng
- HS nhận xét.
- 1 em đọc đề.
- Nhóm 2 em làm bài.
- Đại diện 2 nhóm lên bảng.
a. 79 + 71 = 150 (người)
- 2 em lên bảng.
a. P = 56cm
b. P = 120cm
- Lắng nghe
Khoa học : Tiết 15
SGK: 32 , SGV: 72
 Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh ? 
I. MụC tiêu :
	Sau bài học, HS có thể :
- Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chỏn ăn, mệt mỏi, đau bụng, nụn, sốt,.
- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường
-Phõn biệt được lỳc cơ thể khỏe mạnh và lỳc cơ thể bị bệnh. 
II. Đồ dùng dạy học :
- Hình trang 32, 33 SGK
iii. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ :
- Kể tên một số bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng một số bệnh lây qua đường tiêu hóa ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài - Ghi đề lên bảng
HĐ1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện
* Mục tiêu: nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Cho HS làm việc cá nhân : thực hiện theo mục quan sát và thực hành 32 SGK
- Cho HS thảo luận nhóm 4 : lần lượt sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện, kể lại với các bạn trong nhóm
- Cho HS liên hệ bản thân :
+ Kể một số bệnh em đã mắc phải ?
+ Khi bị bệnh đó, em cảm thấy thế nào ?
+ Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì ? Tại sao ?
- GV kết luận.
HĐ2: Trò chơi đóng vai "Mẹ ơi, con sốt!"
* Mục tiêu : HS biết nói với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu, không bình thường.
* Cách tiến hành :
- GV nêu yêu cầu : Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.
- GV nêu một số tình huống gợi ý.
- Cho các nhóm thảo luận nêu tình huống, nhóm trưởng điều khiển phân vai, hội ý lời thoại, diễn xuất.
- GV kết luận.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại mục Bạn cần biết
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài 16
- 2 em lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS làm việc cá nhân.
- HS thảo luận nhóm 4.
- Đại diện nhóm kể trước lớp, mỗi nhóm 1 câu chuyện.
- HS phát biểu.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống, phân vai, diễn xuất.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét.
- Lắng nghe
Đạo đức : Tiết 8
SGK: 11, SGV: 27
 Tiết kiệm tiền của (tt)
I. MụC tiêu : (Như tiết 1)
* Giảm tải : BT 5 sửa thành bài tập xử lí tình huống
ii. Hoạt động dạy học :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HĐ1: Làm việc cá nhân (BT4 SGK)
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS tự làm bài tập
- Gọi 1 số HS chữa bài và giải thích
- GV kết luận: 
+ Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của.
+ Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của.
- Cho HS tự liên hệ
- GV nhận xét, khen ngợi những HS đã tiết kiệm tiền của, nhắc nhở HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hằng ngày .
* HĐ2: Xử lí tình huống (BT5)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, chuẩn bị trình bày.
- Cho lớp thảo luận, nhận xét:
+ Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao?
+ Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy ?
- GV kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống.
- Mời vài HS đọc ghi nhớ
* HĐ3: Thực hành 
- Giúp HS thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS áp dụng những điều đã học, chuẩn bị bài sau
- 1 em đọc.
- HS tự làm.
- HS trả lời.
- Lớp trao đổi, nhận xét.
- Theo dõi và ghi nhớ
- HS phát biểu
- Lắng nghe
- Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung
- Lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ.
- Thực hành theo yêu cầu
- Lắng nghe
Mụn: TOÁN Tờn bài giảng : Tìm hai số khi biết tổng 
 và hiệu của hai số đó
I. MụC tiêu :
	Giúp HS :
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
*BT : 1, 2/47
*KT : B1
* Giảm tải : Giảm bài 4/ 47
II. hoạt động dạy và học :
HĐ1: HDHS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- GV nêu bài toán rồi tóm tắt như SGK.
- Cho HS tìm trên sơ đồ và tính 2 lần số bé, rồi tính số bé, số lớn.
 10 70
- Cho HS chỉ 2 lần số bé trên sơ đồ, nêu cách tìm hai lần số bé (70 - 10 = 60) rồi tìm số bé (60 : 2 = 30) và tìm số lớn (30 + 10 = 40)
- Gọi 1 em viết lời giải trên bảng
- Cho HS nêu nhận xét cách tìm số bé
- Tương tự, cho HS giải bài toán bằng cách thứ hai (như SGK) rồi nhận xét cách tìm số lớn (như SGK)
- Kết luận : Bài toán này có hai cách giải, khi giải chọn 1 trong 2 cách như SGK .
HĐ2: Luyện tập
Bài 1 : 
- HDHS phân tích đề bài
- 1 em làm bảng tóm tắt bài toán.
- 1 em làm bài trên bảng.
Bài 2 :
- Thực hiện tương tự bài 1
- GV theo dõi giúp HS yếu.
Bài 3: HS KG
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- Nhận xét tiết học 
- Dặn chuẩn bị bài Luyện tập 
- Lắng nghe
- Lớp ghi vở nháp.
- HS đọc đề.
- HS tóm tắt vào vở nháp.
- HS tự giải.
Tuổi của con là:
( 58 - 38 ) : 2 = 10 (tuổi )
Tuổi của bố là :
58 - 10 = 48 (tuổi )
- Lớp nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- Lớp làm vở.
- Nhận xét
- HS đọc đề bài.
- HS làm vở.
- 2 em làm bảng 2 cách.
- Lớp nhận xét.
- 2 em trả lời
- Lắng nghe ...  phách), chép sẵn nội dung bài hát lên bảng.
- Học sinh: Vở, thanh phách.
III. Phương pháp:
- Làm mẫu, giảng giải, đàm thoại, thực hành, lý thuyết.
Iv. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 em lên bảng hát 1 em hát bài “Em yêu hòa bình” 1 em hát bài “Bạn ơi lắng nghe”
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay các em sẽ được học 1 bài hát mới với chất giọng vui và rộn rã của nhạc sĩ Phong Nhã.
b. Nội dung:
- Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần giới thiệu về tác giả tác phẩm.
- Giáo viên dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích.
- Trước khi hát cho học sinh luyện cao độ âm o, a.
Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh3
Trên đường gập ghềnh ngựa phi nhanh
Vó câu nhẹ tênh, lắc lư nhịp nhàng
Biển bạc, rừng vàng đồng xanh mở rộng
Bao la, ta phi khắp chốn thăm các bạn bè yêu mến, tổ quốc mẹ hiền chắp cánh cho đoàn đội ta phi nhanh3 (ta phi nhanh3)3.
- Cho học sinh hát kết hợp toàn bài với nhiều hình thức cả lớp - dãy - tổ.
? Qua học bài hát này em cho biết bài hát nói lên điều gì
- Cho cả lớp hát lại 1 lần bài hát để thấy được điều đó.
4. Củng cố dặn dò 
- Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Dặn dò: Về nhà các em ôn lại bài hát, giáo viên nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát.
- 2 em lên bảng hát.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nghe
- Học sinh luyện cao độ rồi học hát.
- Hát cả bài theo hình thức cả lớp - dãy - tổ.
- Bài hát gợi lên hình ảnh những cậu bé phi ngựa băng qua các miền quê của đất nước, hiên ngang vượt lên phía trước.
 *********************************
 Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2 009
Mụn: LTVC Tờn bài giảng: Dấu ngoặc kép
I. MụC tiêu :
1. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
2. Biết vận dụng những hiểu biết đó học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
*KT: Bài1
II. đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết nội dung bài 1 (Phần Nhận xét)
- 3 tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1, 3 (Phần Luyện tập)
- Tranh, ảnh con tắc kè
III. hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ :
- HS nhắc nội dung ghi nhớ tiết trước, nêu ví dụ làm rõ nội dung.
- 1 HS đọc : 2HS viết bảng 5 tên người, tên địa lí nước ngoài ở BT 2, 3.
2. Bài mới:
* GT bài: Nêu MĐ - YC của tiết học
HĐ1: Phần Nhật xét
Bài 1:
- GV treo bảng phụ nội dung BT.
- Cho cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ, trả lời :
+ Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ?
+ Những từ ngữ và câu đó là lời của ai?
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép ?
Bài 2 :
+ Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
Bài 3:
- Cho HS xem tranh, ảnh con tắc kè và giới thiệu : đó là một con vật nhỏ, hình 
dáng hơi giống thạch sùng, thường kêu tắckè
+ Từ "lầu" chỉ cái gì ?
+ Tắc kè hoa có xây được "lầu" theo nghĩa trên không ?
+ Từ "lầu" trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì ? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?
HĐ2: Nêu ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Nhắc HS học thuộc nội dung này
HĐ3: Luyện tập
Bài 1:
- GV dán 2 tờ phiếu lên bảng, gọi 2 HS làm bài.
- GV chốt lại lời giải đúng :
+ Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?
Bài 2:
- GV gợi ý : Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn học sinh có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không ? 
Bài 3:
- Cho cả lớp đọc thầm, suy nghĩ về yêu cầu của bài
- GV gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a, b, đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ của bài
- CB: MRVT : Ước mơ/ 87
- 2 HS lên bảng.
- HS đọc yêu cầu.
- Lớp đọc thầm.
- HS trả lời :
– Từ ngữ : "người lính mặt trận", "đầy tớ nhân dân"
Câu : "Tôi chỉ có một ham muốn ai cũng được học hành."
– Đó là câu nói của Bác Hồ
– Dấu ngoặc kép dùng đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
- HS đọc yêu cầu của bài.
- Lớp suy nghĩ, trả lời :
– Dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là 1 từ hay cụm từ.
– Dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
- HS đọc yêu cầu.
- HS xem tranh.
- HS trả lời :
–  ngôi nhà tầng cao, to, sang trọng, đẹp đẽ.
– Không.Gọi cái tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó.
– Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- 3HS đọc to.
- HS đọc yêu cầu, suy nghĩ và TLCH.
- Lớp nhận xét.
– Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi xoa.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trả lời.
– Không phải những lời đối thoại trực tiếp nên không thể viết xuống dòng, đặt sau dấu gạch đầu dòng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm, trao đổi nhóm đôi.
- HS trả lời. Lớp nhận xét.
a)  "vôi vữa"
b)  "trường thọ",  "trường thọ", "đoản thọ"
- Lắng nghe
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2 009 
Mụn: TOÁN Tờn bài giảng: 
 Hai đường thẳng vuông góc
I. MụC tiêu :
- Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. 
- Kiểm tra được 2 đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke.
*BT: Bài1, 2, 3a
*KT:Bài1, 2 
ii. đồ dùng dạy học : 
- Ê ke
iII. hoạt động dạy và học :
*HĐ1: Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc
- Giới thiệu hình chữ nhật ABCD. HS xác định rõ 4 góc vuông A,B,C,D.
 A B
 D C
- GV kéo dài 2 cạnh BC và DC. HS nhận xét: "Hai đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau"
- Nêu : 2 đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
- Dùng êke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc nhau (như SGK).
gKL: 2 đường thẳng vuông góc OM, ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
- Gọi HS lên kiểm tra bằng ê ke 4 góc do 2 đường thẳng tạo thành
- Gợi ý HS liên hệ 1 số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau
* HĐ2: Thực hành
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS dùng thước êke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc không ?
Bài 2:
- Giới thiệu hình chữ nhật ABCD
- Yêu cầu nhóm đôi nêu tên các cặp cạnh 
vuụng gúc với nhau.
Bài tập 3: 
- Cho HS dùng êke xác định trong hình(a) góc nào là góc vuông rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc nhau.
Bài 4 : HS KG(Làm miệng)
- GV treo bảng phụ hình vẽ.
- Yêu cầu HS trả lời.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau
- Quan sát, nhận xét : 
 *Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
- 2 HS lên kiểm tra bằng ê ke 4 góc do 2 đường thẳng tạo thành.
- VD : 2 cạnh liên tiếp của bảng con, bảng đen, ô cửa sổ
a. 2 đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau.
b. 2 đường MP và MQ không vuông góc với nhau.
- HS trao đổi nhóm đôi và trả lời.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm vở.
- 1 HS làm bảng. Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
 Mụn: TLV Tờn bài giảng: Luyện tập phát triển câu chuyện 
I. MụC tiêu :
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đỳng nội dung trớch đoạn kịch ở Vương quốc Tương lai(Bài TĐ tuần 7)- BT1 
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV(BT2, BT3)
ii. đồ dùng dạy học :
- Phiếu ghi VD BT1
- Phiếu ghi bảng so sánh lời mở đầu đoạn 1, 2 của câu chuyện ở Vương quốc Tương Lai
iII. hoạt động dạy và học :
1. Bài cũ :
- Kể lại câu chuyện em đã kể ở lớp hôm trước ?
- Các câu mở đầu đoạn văn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự thời gian ?
2. Bài mới :
* GT bài - Ghi đề lên bảng
* HDHS làm bài
Bài tập 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Mời 1 HS giỏi thực hiện làm mẫu: Chuyển thể lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
- Theo dõi, nhận xét. Dán tờ phiếu ghi sẵn cách chuyển thể
- Từng nhóm HS đọc trích đoạn ở Vương quốc Tương Lai và quan sát tranh minh họa vở kịch, suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian
- GV theo dõi, nhận xét.
- Treo bảng chốt ý:
+Trong công xưởng xanh: Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
+Trong khu vườn kì diệu: Rời công xưởng xanh, Tin-tin và Mi-tin đến khu vườn kì diệu.
Bài tập 2:
- HS đọc và nêu yêu cầu.
- Từng cặp HS tập kể theo trình tự thời gian
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Treo bảng phụ ghi so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2 ( kể theo trình thời gian, không gian)
- HDHS theo dõi, nhận xét :
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi
- HS nêu, GV chốt ý đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nêu lại sự khác nhau giữa 2 cách kể chuyện ?
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu về nhà làm bài vào VBT
- 2 em lên bảng.
- 1 em đọc.
- Chuyển thành lời kể : 
– Cách 1: Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy 1 cậu bé mang 1 cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh xanh ấy. Em bé nói mình 
– Cách 2: Hai bạn nhỏ Tin-tin ngạc nhiên hỏi :
 - Cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy ?
 Em bé nói :
 - Mình sẽ dùng nó vào viờcj sáng chế trên trái đất
- HS thi kể theo trình tự không gian:
– Trong khu vườn kì diệu : Mi-tin đến 
thăm khu vườn kì diệu. Thấy
– Trong khi Mi-tin đang ở trong khu 
vườn kì diệu thì Tin-tin tìm đến công xưởng xanh. Thấy 1 em bé mang cỗ máy
- 1 em đọc.
- HS phát biểu
- Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại
- Từ ngữ nối đoạn có thay đổi
+ Theo cách kể 1:
Trước hết, hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh
Rời công xưởng xanh 
Theo cách 2:
Mi-tin đến khu vườn kì diệu
Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin
- HS nêu.
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu :
- Kiểm điểm các hoạt động tuần qua, phổ biến nhiệm vụ tuần đến . 
- Chuẩn bị các nội dung tham gia Hội khỏe Phù Đổng
II. nội dung:
HĐ1: Đánh giá các hoạt động tuần qua
- Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt. 
- GV nhận xét chung.
- Nhận xét, bầu chọn tổ, cá nhân xuất sắc
HĐ2: Nhiệm vụ tuần đến
- Kiểm tra chương trình rèn luyện đội viên tháng 9-10.
- Duy trì nề nếp học tập , sinh hoạt Đội.
- ễn tập thi GKI
-Chuẩn bị cho tham gia thi kể chuyện đạo đức cấp trường. 
HĐ3: Đố vui để học
- Tổ chức thi đố vui bằng hình thức hái hoa kiến thức
- Nội dung là các từ ngữ thuộc các chủ điểm, các loại từ, từ loại và giải toán nhanh, chính xác.
- Tổ trưởng nhận xét các hoạt động tuần qua của tổ 
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- Theo dõi và thực hiện
- Chia lớp thành 2 đội thi đua.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 4 tuan 8 20102011.doc