Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

Tập đọc

Tiết 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.

I. Mục tiêu :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.

- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuợc 1, 2 khổ thơ trong bài).

- HS kh, giỏi thuộc cả bài, trả lời được câu hỏi 3.

 - Giáo dục HS mơ về cuộc sống tốt đẹp.

II. Chuẩn bị :

 GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 45 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Từ ngày : 19/10 đến 23/10/2009.
Thứ
Tiết
Môn
PPCT
Tên bàii dạy
Hai
19/10
1
2
3
4
5
 SHDC
Tập đọc
Kể chuyện
Mĩ thuật
Toán
158
8
36
Nếu chúng mình có phép lạ
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
Tập nặn tạo dáng: Nặn con vật quen thuộc
Luyện tập
Ba
20/10
1
2
3
4
5
TLV
Âm nhạc
Lịch Sử
Toán
Đạo đức
15
8
8
37
8
LT phát triển câu chuyện
Học hát: 
Ôn tập
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
Tiết kiệm tiền của(tiết 2)
Tư
21/10
1
2
3
4
5
Tập đọc
Thể dục
Toán
Khoa học
Kĩ thuật
16
15
38
15
8
Đôi giày ba ta màu xanh
Quay sau, đi điều.
Luyện tập
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
Khâu đột thưa (tiết 1)
 Năm
22/10
1
2
3
4
5
LT & Câu
Thể dục
Toán
Chính tả
Địa lí
15
16
39
8
8
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
Ôn đt vươn thở và tay: TC Ném trúng đích
Luyện tập
Nghe viết: Trung thu độc lập
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Sáu
23/10
 1
2
3
4
5
6
TLV
LT & câu
Toán
Khoa học
ATGT
SHTT
16
16
40
16
4
4
LT phát triển câu chuyện
Dấu ngoặc kép
Góc nhọn, góc bẹt, góc tù
Ăn uống khi bị bệnh
Bi 4: Lựa chọn đường đi an toàn
Sinh hoạt tuần 8
Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tập đọc
Tiết 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ.
Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4; thuợc 1, 2 khổ thơ trong bài).
- HS kh, giỏi thuộc cả bài, trả lời được câu hỏi 3.
 - Giáo dục HS mơ về cuộc sống tốt đẹp. 
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
HS : Bảng phụ viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
 Ở Vương quốc Tương Lai. 
GV nhận xét .
3.Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bài :
Vở kịch ở Vương Quốc Tương Lai đã cho các em biết những mơ ước của các bạn nhỏ sống ở thế kỉ trước.
Bài thơ các em học hôm nay.
Nếu chúng mình có phép lạ sẽ cho các em biết những bạn nhỏ ngày nay mơ ước những gì.
GV ghi tựa bài.
b/ Hướng dẫn HS hoạt động:	
Hoạt động 1 : Luyện đọc
GV đọc diễn cảm bài thơ ( tranh ).
GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó hiểu. ( lưu ý sửa chữa những từ HS phát âm sai ).
GV nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
GV chia lớp thành 4 nhóm và giao việc, thời gian thảo luận.
+ Câu thơ nào được lăp lại trong bài nhiều lần?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
+ Mỗi khổ thơ nói lên 1 điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
+ Giải thích ý nghĩa của các cách nói sau:
Ước “ không còn mùa đông”
Ước “ hoá trái bom thành trái ngọt”
+ Nhận xét về ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ? Cách thể hiện những ước mơ trong bài thơ có gì đặc sắc?
® GV chốt: Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
® Liên hệ: Mỗi con người đều những ước mơ lớn, và những ước mơ phải cao đẹp để cuộc sống tương lai tốt đẹp.
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
GV lưu ý giọng đọc hồn nhiên, vui tươi, đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng ở các khổ thơ.
GV nhận xét.
GV hướng dẫn cách học thuộc bài thơ.
4. Củng cố
Thi đua: đọc thuộc và diễn cảm bài thơ.
5. Nhận xét – Dặn dò :
Tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Chuẩn bị: Đôi giày bata màu xanh.
Nhận xét tiết học.
 Hát 
3 – 4 em đọc TLCH
HS nghe.
Hoạt động cá nhân, nhóm đôi.
- HS nghe, quan sát.
- HS tiếp nối nhau đọc bài thơ (đọc từng khổ thơ, cả bài).
- HS đọc thầm bài thơ, tìm những từ chưa hiểu.
Lớp cùng giải nghĩa từ ( nếu có )
Hoạt động nhóm.
- HS trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa theo 4 câu hỏi ở SGK.
Nhóm trình bày 1 câu hỏi 
( bốc thăm được ).
Lớp nhận xét bổ sung.
+ Câu thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp lại khi bắt đầu 1 khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ.
+ Nói lên ước muốn của các bản nhỏ rất tha thiết, cháy bỏng.
Khổ 1:  cây mau lơn để cho quả.
Khổ 2:trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ 3:trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4:trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo.
+ Ước “ không còn mùa đông”: ước trái đất lúc nào cũng ấm áp, thời tiết dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người
+ Ước “ hoá trài bom thành trái ngon” : ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
+ Đó là nhữing ước mơ lớn, nhgững ước mơ rất cao đẹp: ước 1 cuộc sống no đủ, ước được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới hoà bình.
Nhưng được thể hiện rất đáng yêu, ngộ nghĩnh và trẻ con. 
 ( HS nêu ví dụ ).
Hoạt động cá nhân.
Bảng phụ- HS dùng để gạch xiên để ngắt nhịp.
Nếu chúng mình có phép lạ/
Bắt hạt giống nẫy mầm nhanh/
Chớp mắt/ thành cây đầy quả/ Tha hồ hái chén ngọt lành.//
Nếu chúng mình có phép lạ/
Hoá trái bom thành trái ngon/
Trong ruột không còn thuốc nổ/
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.//
HS luyện đọc 2 khổ thơ trên.
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
HS luyện học thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ.
( 5 H/ 1 nhóm ) 2 nhóm thi đua đọc nối tiếp và nêu ý nghĩa bài thơ.
Kể chuyện
Tiết 8: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC.
 I. Mục tiêu :
 Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện (mẫu chuyện, đoạn truyện) đã nghe, đã đọc, nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ diển vông, phi lý.
 Hiểu nội dung câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. 
 II. Chuẩn bị :
GV : Sưu tầm truyện viết về ước mơ đẹp.
HS : Bảng phụ viết sẵn đề bài, một số ý quan trọng.
 III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định :
2. KTBC
 Lời ước dưới trăng
Yêu cầu HS kể chuyện.
Nêu ý nghĩa câu chuyện
3. Dạy bài mới
a/ Giới thiệu bài :
Chủ điểm các em đang học là chủ điểm ước mơ. Các em chắc đã nghe, đã đọc nhiều truyện nói về những ước mơ cao đẹp của con người. Hôm nay, các em hãy cùng nhau thi kể lại những câu chuyện về ước mơ đẹp mà các em đã nghe, đã đọc. Kết thúc giờ học này, chúng ta sẽ biết ai là người kể hay nhất, câu chuyện của bạn nào là hợp lí nhất.
b/ Hướng dẫn hoạt động.	
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
PP: Đàm thoại, giảng giải.
1 HS đọc đề bài.
Hướng dẫn HS gạch chân những chữ quan trọng của đề bài.
Tìm những vd về ước mơ đẹp ?
GV giới thiệu sách, báo, truyện đã sưu tầm được.
GV lưu ý HS:
Khi kể chuyện em phải giới thiệu câu chuyện phải nêu tên truyện, tên nhân vật, kể chuyện phải đủ 3 phần : mở đầu, diễn biến, kết thúc.
Hoạt động 2 : HS kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
Cho HS kể chuyện – nêu ý nghĩa câu chuyện.
GV chốt dàn ý chung.
Giới thiệu tên câu chuyện, nhân vật
Mở đầu câu chuyện: chuyện xảy ra với ai? Khi nào? ở đâu?
Diễn biến câu chuyện (nêu các sự việc theo đúng thứ tự,sự việc nào có trước thì kể trước, sự việc nào có sau thì kể sau)
Kết thúc câu chuyện : nói về số phận hoặc tình trạng của nhân vật chính. Nêu ý nghĩa ?
Thi kể chuyện
GV nhận xét.
4.Củng cố
Chọn 1 chuyện hay nhất cho HS kể
 5. Nhận xét– Dặn dò :
 - Về tập kể
 - Chuẩn bị:” Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia”.
 Hát 
2,3H kể
Hoạt động lớp, nhóm.
HS gạch : được đọc, được nghe, ước mơ đẹp.
HS đọc thầm đề bài và các gợi ý 1,2,3,4 trong SGK.
HS đọc gợi ý 1.
HS nêu : Mơ làm bác sĩ, em mơ có một cuộc sống hoà bình, 
HS đọc gợi ý 2.
HS đọc gợi ý 3.
HS khá giỏi đọc mở bài.
Hoạt động nhóm (4 nhóm)
Mỗi nhóm cử đại diện kể.
Các nhóm khác đặt câu hỏi – trả lời.
Mĩ thuật
Toán
Tiết 36: Luyện tập
 I. Mục đích yêu cầu cần đạt:
 Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
 Bài tập cần làm 1b, BT 2(dịng 1, 2) BT 4a.
 II.Chuẩn bị:
 * BT 3(nếu còn thời gian).
 Lớp làm nháp, 2 HS lên bảng
 a/ X – 306 = 504 b/ X + 254 = 680 
 X = 504 + 306 X = 680 – 254
 X = 801 X = 426
 * BT 5 (nếu cịn thời gian).
HS làm vào vở 3 HS lên bảng.
 Bài giải
 a/ Chu vi hình chữ nhật l: P = (16cm + 12cm) x 2 = 56cm.
 b/ Chu vi hình chữ nhật l: P = (45cm + 15cm) x 2= 120cm.
III. Các hoạt động dạy học
 1.Ổn định
 Lớp hát
 2.KTBC:
Cho HS làm bảng con
Tính bằng cách thuận tiện nhất
Lớp GV nhận xét ghi điểm
 3. Dạy bài mới:
 a/ Giới thiệu bài ghi bảng.
 b/ Hướng dẫn HS hoạt động.
 Bài 1:
 Lớp, GV nhận xét.
 Bài 2:
 Bài 3: HS làm vào vở.
 Nhận xét.
 Bài 4: HS nêu yêu cầu bài
4.Củng cố:
5. Nhận xét – Dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
 Về nhà xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.
 HS làm bảng con.
Tổ 1:
4400+2148+252 = 400+2400
 = 6600
Tổ 2:921+898+2079 = 921+2079+898
 = 3000+898
 = 3989
Tổ 3:467+999+9533 = 467+9533+999
 = 10 000+999
 = 10 999
HS nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính tổng:
HS làm vào vở.
2 HS lên bảng.
b/ 26 387 54 293
+ 14 075 + 61 934
 9 210 7 652
 49 692 123 879
 HS nêu yêu cầu bài.
1 HS lên bảng làm
* 96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78
 = 100 + 78
 = 178
- 3 tổ làm bảng con
Tổ 1: 789+ 285 + 15 = 789 +300
 = 1089
Tổ 2: 448 + 594 + 52 = 448 + 52 + 594
 = 500 + 594
 = 1094
Tổ 3: 67 + 21 + 79 = 67 + 100
 = 167
 HS nêu yêu cầu bài, nêu thành phần chưa biết.
2 HS lên bảng
a/ X – 306 = 504  ... .
HS nêu miệng, lớp nhận xét, bổ sung.
	·	Lời giải:
a. 	“vôi vữa”
b.	“trường thọ” , “đoản thọ”
Toán
Tiết 40: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC.
 I.Mục tiêu :
Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
 Rèn luyện cho HS tính cẩn thận, chính xác.
 II. Chuẩn bị :
GV : Êke to, sách toán lớp 4.
HS : Êke nhỏ, sách toán + vở BT toán
* Bài 4 : Nếu còn thời gian.
Yêu cầu HS chỉ ra các cặp cạnh cắt nhau và không vuông góc có trong hình
 HS tự làm bài.
a/ AD và AB là cặp cạnh vuông góc với nhau
 AD và DC là cặp cạnh vuông góc với nhau
 b/ AB và BC cắt nhau mà không vuông góc với nhau
 BC và CD cắt nhau mà không vuông góc với nhau
GV nhận xét bổ sung.
III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2. KTBC: 
Góc nào là góc vuông, góc bẹt, góc tù, góc nhọn
3. Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài ghi bảng.
	Giúp các em biết cách sử dụng êke để kiểm tra và vẽ góc vuông. Hôm nay chúng ta học bài hai đường thẳng vuông góc.
b/ Hướng dẫn HS hoạt động.
 Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, chỉ số 4 góc A,B,C,D đều là góc vuông.
Vẽ kéo dài 2 cạnh BC và DC (vừa vẽ vừa nói) thành 2 đường thẳng DM và BN.
Tô màu 2 đường thẳng DM và BN (đã kéo dài).
Chỉ cho HS biết : Hai đường thẳng DM và BN là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
Cho HS liên hệ một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau.
Hoạt động 2: Vẽ 2 đường thẳng vuông góc bằng Êke
GV hướng dẫn 	 
GV kết luận : 2 đường thẳng AB và CB vuông góc với nhau.
Hoạt động 3: Thực hành
 * Bài tập 1:
GV hướng dẫn HS tìm các cặp cạnh vuông góc có trong hình vuông ABCD :
GV nhận xét, bổ sung.
 * Bài tập 2:
GV hướng dẫn HS vẽ hai hai đường thẳng vuông góc và cắt nhau tại 1 điểm cho trước.
GV theo dõi, nhận xét chỉnh sửa
GV kết luận đường thẳng CD vuông góc với đường thẳng AB.
GV hướng dẫn vẽ tương tự câu a.
 * Bài tập 3:
GV hướng dẫn HS cách dùng êke để kiểm tra các bài tập a, 
Nhận xét , đánh giá.
4. Củng cố.
Tìm một số hình có 4 góc vuông.
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học
Chuẩn bị: Hai đường thẳng song song.
 Hát 
4 HS lên bảng chỉ nêu tên các góc
-Góc đỉnh a là góc vuông.
-Góc đỉnh b là góc bẹt
-Góc đỉnh c là góc tù
-Góc đỉnh d là góc nhọn
HS lắng nghe.
Hoạt động cá nhân.
HS quan sát.
HS làm theo.
HS kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc.
Nhận xét, hai đường thẳng BN và DM tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh.
HS trình bày : Hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, 2 cạnh ô cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh êke  
Vẽ đường thẳng AB 
Đặt 1 cạnh êke trùng với AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của êke
 Hoạt động lớp, cá nhân.
HS tự làm bài.
AB vuông góc với BC
BC vuông góc với CD
CD vuông góc với DA
DA vuông góc với AB
HS làm bài.
 a). Góc đỉnh E, góc đỉnh D là góc vuông. 
HS tìm : quyển vở, bảng khung hình, mặt bàn  
Khoa học
Tiết 16: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH.
I. Mục tiêu :
 - Nhận biết người bệnh cần ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh chỉ kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
 - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
 - Biết cách phòng chống khi mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ê- rô- dôn hoặc chuẩn bị nước cháu muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
- Có ý thức tự chăm sóc mình khi bị bệnh và biết chăm sóc người thân bị ốm.
II. Chuẩn bị :
GV : Các hình vẽ trong SGK trang 34, 35.
 Chuẩn bị theo nhóm: 1 gói dung dịch ô-rê-dôn: 1 nắm gạo, 1 ít muối.
HS : SGK.
 III. Các hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Ổn định:
2.KTBC : 
Ta cảm thấy thế nào khi bị bệnh.
Phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
Khi cảm thấy khó chịu trong người không bình thường, ta cần làm gì?
 Nhận xét ghi điểm.
3.Dạy bài mới:
a/ Giới thiệu bi ghi bảng.
b/ Hướng dẫn HS hoạt động
 Hoạt động 1 : Nói về chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh thông thường và khi bị bệnh tiêu chảy.
GV phát phiếu ghi các câu hỏi cho các nhóm thảo luận ( hoặc ghi các câu hỏi lên bảng ).
+ Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường.
+ Đối với người ốm nặng nên cho họ ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
+ Đối với người ốm không muốn ăn hoặc họ ăn quá ít nên cho ăn thế nào?
+ Làm thế nào để chóng mất nước cho bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy, nhất là đối với trẻ em?
Hoạt động 2: Biết tự chăm sóc mình và người khác khi bị bệnh.
GV nêu nhiệm vụ: Các nhóm sẽ đưa ra tình huống để tập xử trí khi bản thân bị bệnh hoặc chăm sóc người bệnh.
GV có thể nêu ví dụ gợi ý.
Ngày chủ nhật, bố mẹ Lan đi về quê. Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi. Lan nhận thấy em bé bị đi ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ 1 ít muối.Nhờ thế đã cứu sống được em bé.
Lưu ý: Có thể thêm vào câu chuyện 1 số nhân vật khác. Ví dụ: Người hàng xóm khuyên không đúng như mang em bé đi tiêm hoặc kiêng không cho ăn uống bất cứ thứ gì và họ hàng hay người hàng xóm khác đã ủng hộ Lan
GV yêu cầu HS các nhóm đóng 1 vở kịch ngắn thể hiện nội dung trên.
Dựa vào ví dụ trên, GV và HS có thể tự đưa ra các tình huống khác phục vụ cho mục tiêu của hoạt động này.
4. Củng cố:
Khi bị bệnh ta phải ăn uống như thế nào?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài học.
Chuẩn bị: “ Phòng tránh tai nạn sông nước”
 Hát 
2, 3 HS nêu
Hoạt động nhóm.
Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận những câu hỏi do GV yêu cầu.
Đại diện các nhóm lên bốc thăm trúng câu nào sẽ trả lời câu đó.
Các HS khác bổ sung.
An thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, hoa quả.
Đối với người ốm nặng, nên cho họ ăn cháo thịt băm nhỏ, súp, sữa, nước ép hoa quả, canh, để cho mau tiêu
Đối với người ốm không muốn ăn hoặc họ ăn quá ít nên cho ăn nhiều bữa một ngày.
Ta cho người bệnh uống dung dịch ô-rê-dôn, hoặc 
uống nước chao muối.
Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình 
Các vai hội ý lời thoại vai diễn xuất.
Cc bạn khc gĩp ư kiến.
HS lên đóng vai, 
HS nhận xét
An toàn giao thông
 Bài 4: LỰA CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN
I.Mục dích yêu cầu cần đạt:
 - HS biết giải thích so sánh điều kiện con đường an toàn và không an toàn.
 - Biết căn cứ mức độ an toàn đi tới trường hay đến câu lạc bộ
 - Lựa chọn con đường an toàn nhất để đến trường.
 - Phân tích được lí do an toàn hay không an toàn.
 Có ý thức và thói quan chỉ đi con đường an toàn dù có phải đi vòng xa hơn.
II. Chuẩn bị:
 + SGK cho HS
 + Sơ đồ khu vực trường học với khoảng cách xa nhất, chừng 1 km và GV tìm hiểu trước tình hình giao thông trên đường ở gần trường(an toàn hay không an toàn).
 III. Các hoạt động dạy học.
 1.Ổn định.
 Lớp hát
 2. KTBC:
Để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào ?
Vì sao phải đi xe đạp nhỏ ?
 3. Dạy bài mới.
a/ Giới thiệu bài ghi bảng.
b/ Hướng dẫn HS hoạt động.
Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường an toàn.
Chia nhóm
Theo em, con đường hay đoạn đường có điều kiện như thế nào là an toàn, như thế nào là không an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp ?
GV chốt lại ghi ý kiến HS lên bảng.
 ĐK con đường an toàn : ĐK con đường không an toàn
 1. .
 2. 
 3 .
 GV nhận xét, đánh dấu những ý đúng của HS.
 GV kết luận:
 Hoạt động 2: Chọn con đường an toàn đi đến trường.
 GV đưa ra con đường xa, đường an toàn, đường gần không an toàn.
Yêu cầu HS có thể phân tích được có đường đi khác nhưng không được an toàn. Vì lí do gì ?
 GV kết luận: Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn. 
 Hoạt động 3: Hoạt động bổ trợ.
 GV cho HS vẽ con đường từ nhà đến trường. Xác định phải đi qua mấy điểm hoặc đoạn đường an toàn và mấy điểm không an toàn.
GV hỏi thêm: Em có thể đi đường nào khác đến trường ? Vì sao em không chọn con đường đó ?
GV kết luận: Nếu đi bộ hoặc đi xe đạp, các em cần lựa chọn con đường đi đến trường hợp lí và đảm bảo an toàn; ta chỉ đi theo con đường an toàn dù có phải đi xa hơn.
4.Củng cố – dặn dò:
 Nhận xét tiết học.
Về xem lại bài , chuẩn bị tiết sau.
- Mỗi nhóm 4 em, thảo luận
- Đại diện trình bày
- Các nhóm bổ sung
Cả lớp theo dõi, thảo luận, bổ sung.
Cả lớp vẽ trên giấy
Vài em giới thiệu
- các em ở gần hoặc cùng đường nhận xét, bổ sung.
SINH HOẠT TUẦN 8
 I.MỤC TIÊU:
 Nhận xét tình hình hoạt đôňng trong tuần.
 Đưa ra kế hoạch tuần 8 để thực hiện.
 II. SINH HOẠT:
 Nhận xét tuần qua.
 + Vệ sinh lớp học, sân trường,
 + Vệ sinh cá nhân
 + Đồng phục
 + Thực hiện nội quy lớp học...
 + khen ngợi những em có cố gắng, tích cực trong học tập, động viên nhắc nhở những em chưa cố gắng
III. KẾ HOẠCH TUẦN 8:
 - Vệ sinh trong , ngoài lớp học trước khi vào học.
 - Thực hiện nội quy lớp học.
 - Hướng dẫn HS khá giỏi cách giúp đỡ HS yếu kém (trước khi vo học, khi ở nhà).
 - Kết hợp giáo dục đạo đức cho HS, nhắc nhở cách đi đường an toàn.
 - Nhắc nhở HS thực hiện ăn sạch uống sạch, rửa tay trước khi ăn uống, phòng ngừa cúm A (H1N1).
Nhận xét chung.
 Khối duyệt
 PHÒNG GD & ĐT HUYỆN VĨNH LỢI
 TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN TRỖI
 GIÁO ÁN
 Giaùo vieân: Nguyeãn Vaên Vieát
 Tuaàn 8
 NĂM HỌC 2009-2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8 9 10 V.doc