Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Phạm Thị Tú Trương - Trường Tiểu học Nghĩa Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Phạm Thị Tú Trương - Trường Tiểu học Nghĩa Sơn

TẬP ĐỌC

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. MỤC TIÊU :

 1. Đọc thành tiếng :

- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : hạt giống nảy mầm, ngủ dậy, đáy biển, mãi mãi

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nhịp đúng theo ý thơ.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài thơ.

 2. Đọc hiểu :

- Hiểu nội dung bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

 3. Học thuộc lòng bài thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh họa bài TĐ trang 70,71/SGK

 - Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc 54 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - GV: Phạm Thị Tú Trương - Trường Tiểu học Nghĩa Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC TIÊU :
	1. Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : hạt giống nảy mầm, ngủ dậy, đáy biển, mãi mãi 
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nhịp đúng theo ý thơ.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài thơ.
	2. Đọc hiểu :
- Hiểu nội dung bài : Bài thơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
	3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh minh họa bài TĐ trang 70,71/SGK
	- Bảng phụ viết sẵn khổ thơ cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
4’
1- Ổn định:
2- KTBC:
Ở vương quốc Tương Lai
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Gọi 2 HS đọc lại màn 1,2 và trả lời câu hỏi: Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì ?
- GV nhận xét, ghi điểm.
28’
3- BÀI MỚI : 
1’
 a- Giới thiệu bài :
7’
 b- Hướng dẫn luyện đọc :
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ (3 lượt).
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ theo đúng trình tự.
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có). 
- GV đưa ra bảng phụ để giúp HS định hướng đọc đúng.
Nếu chúng mình có phép lạ
Bắt hạt giống nảy mầm nhanh
Chớp mắt/ thành cây đầy quả
Tha hồ/ hái chén ngọt lành
Nếu chúng mình có phép lạ
Hóa trái bom/ thành trái ngon
Trong ruột không còn thuốc nổ
Chỉ toàn kẹo với bi tròn.
- HS đọc nhóm đôi
12’
 c- Tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc toàn bài thơ và TLCH
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài.
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Các bạn luôn mong mỏi một thế giới hòa bình, tốt đẹp, trẻ em được sống đầy đủ và hạnh phúc.
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều gì ?
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.
+ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ?
Khổ 1 : Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
Khổ 2 : Ước trở thành người lớn để làm việc.
Khổ 3 : Ước mơ không còn mùa đông giá rét.
Khổ 4 : Ước không còn chiến tranh.
GV ghi bảng 4 ý chính đã nêu ở từng khổ thơ.
- 2-4 HS nhắc lại.
+ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì ?
+ Nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lũ, hay bất cứ tai họa nào đe dọa con người.
+ Câu thơ Hóa trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì ?
+ Các bạn thiếu nhi mong ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hòa bình, không còn bom đạn.
+ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ ? Vì sao ?
+ HS phát biểu tự do.
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
* Nội dung bài: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn.
- Ghi ý chính của bài thơ.
- 2 HS nhắc lại ý chính.
9’
d - Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Yêu cầu HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ. Lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
- Gọi HS đọc diễn cảm toàn bài.
- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài.
- Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS.
- Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng theo cặp.
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc nhẩm, kiểm tra lẫn nhau.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ.
- Nhiều lượt HS đọc thuộc lòng, mỗi HS đọc 1 khổ thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng toàn bài.
- 5 HS thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu.
2’
4- CỦNG CỐ, DẶN DÒ : 
- Hỏi: Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì ? Vì sao ?
- Nhận xét tiết học
Bài sau : Đôi giày bata màu xanh.
 CHÍNH TẢ ( Nghe-viết)
 TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU :
- Nghe viết chính xác, đẹp đoạn Ngày mai, các em có quyền  to lớn, vui tươi trong bài Trung thu độc lập.
- Tìm và viết đúng các tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần iên/yên/iêng để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giấy khổ to viết sẵn nội dung BT2a hoặc 2b.
	- Bảng lớp viết sẵn nội dung BT3a hoặc 3b.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
3’
1-Ổn định:
2- KTBC:
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết : khai trương, vườn cây, sương gió, vươn vai, thịnh vượng, rướn cổ 
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu
- Nhận xét về chữ viết của HS.
29’
3- BÀI MỚI : 
1’
 a- Giới thiệu bài: Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nghe viết đoạn 2 bài văn Trung thu độc lập và làm bài tập chính tả phân biệt r/d/gi hoặc iên/yên/iêng.
- Lắng nghe.
21’
 b- Hướng dẫn viết chính tả 
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết trang 66/SGK.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp ntn ?
- Ngày mai các em có quyền mơ tưởng một cuộc sống tươi đẹp vô cùng. Mươi mười lăm năm nữa thôi cũng dưới ánh trăng này.
+ Đất nước ta hiện nay đã thực hiện được ước mơ cách đây 60 năm của anh chiến sĩ chưa ?
- Đất nước ta đã thực hiện ước mơ đó được rồi.
- GV hướng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Các từ ngữ: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm, thác nước, phấp phới, bát ngát, nông trường, to lớn 
+GV đọc cho học sinh viết chính tả
+ GV đọc cho HS soát lại bài
+ HS đổi vở bắt lỗi
+ Chấm bài, nhận xét bài viết của HS
7’
 c-. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài 2 
* Bài 2:
a) Gọi HS đọc yêu cầu
- 1 em đọc
- Chia nhóm 4 HS phát phiếu và bút dạ. Yêu cầu HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu.
- Nhận phiếu và làm việc trong nhóm.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung, chữa bài.
Đáp án:
Kiếm giắt, kiếm rơi, đánh dấu, kiếm rơi, đánh dấu.
b) Tiến hành tương tự phần a
Đáp án:
Yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng đàn.
* Bài 3
* Bài 3:
a) Gọi HS đọc yêu cầu.
- 2 HS đọc
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và tìm từ
- Làm việc theo cặp.
- Gọi HS làm bài.
- Từng cặp HS thực hiện. 1 HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ hợp với nghĩa.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
Đáp án :
Rẻ, danh nhân, giường.
b) Tiến hành tương tự phần a.
Đáp án :
Điện thoại, nghiền, khiêng.
2’
4- CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
- Về nhà đọc lại truyện vui hoặc đoạn văn và ghi nhớ các từ vừa tìm được.
Bài sau : Thợ rèn.
 ĐẠO ĐỨC
 TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (tt)
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức :
- Mọi người ai ai cũng phải biết tiết kiệm tiền của vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.
- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người. Phải biết tiết kiệm tiền của để đất nước giàu mạnh. Nếu không chính là sự lãng phí sức lao động.
- Tiết kiệm tiền của là biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ, sử dụng đúng mục đích tiền của, không lãng phí, thừa thãi.
2. Thái độ :
- Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra.
3. Hành vi :
- Biết thực hành tiết kiệm tiền của
- Có ý thức tiết kiệm tiền của và nhắc nhở người khác cùng thực hiện, phê phán những hành động lãng phí, không tiết kiệm.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1’
3’
29’
5’
1-Ổn định:
2- KTBC:
- Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
3- BÀI MỚI:
* Hoạt động 1: Cá nhân
* Bài 1: HS đọc yêu cầu bài
- Lần lượt HS trả lời miệng
- Lớp nhận xét bổ sung
*Bài1:Các việc làm tiết kiệm tiền của
a- Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập
b- Giữ quần áo đồ dùng, đồ chơi g- Không xin tiền ăn quà vặt.
h- Ăn hết suất cơm của mình
k- Tắt điện khi ra khỏi phòng.
 *Các việc làm lãng phí tiền của:
c- Vẽ bậy bôi bẩn ra sách, bàn ghế
d- Làm mất sách vở, đồ dùng học tập
đ- xé sách vở.
14’
*Hoạt động2: Nhóm
- GV chia lớp 3 nhóm thảo luận các tình huống và trình bày kết quả
* Nhóm1 : Tình huống 1
 Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy làm đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
*Nhóm2 : Tình huống 2:
 Em bạn Tâm đòi mua đồ chơi mới khi chưa chơi hết những đồ chơi đã có. Tâm sẽ nói gì với em?
* Nhóm 3: Tình huống 3:
 Cường thấy Hà dùng vở mới, trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
* GV tổng kết: 
- Chúng ta cần phải tiết kiệm như thế nào? 
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì? 
- Tấn không xé vở và rủ Bằng chơi trò chơi khác
- Tâm đã dỗ em chơi đồ chơi đã có. Như thế mới đúng là bé ngoan.
- Hỏi Hà xem có thể tận dụng không và Hà có thể viết tiếp vào đó có tốt hơn không
- Sử dụng đúng lúc đúng chỗ, hợp lí không lãng phí và biết giữ gìn các đồ vật.
- Giúp ta tiết kiệm công sức để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn.
* GV kết luận: Việc tiết kiệm tiền của không phải của riêng ai, muốn trong gia đình tiết kiệm em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người. Các gia đình đều thực hiện tiết kiệm sẽ rất có ích cho đất nước.
- Lắng nghe.
10’
* Hoạt động 3: Dự định tương lai.
- Tổ chức cho HS làm việc cặp đôi.
- HS làm việc cặp đôi.
- Yêu cầu HS viết ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật dụng trong gia đình ntn cho tiết kiệm ?
- Yêu cầu HS trao đổi dự định sẽ thực hiện tiết kiệm sách vở, đồ dùng học tập, gia đình ntn ?
- Yêu cầu 1 vài nhóm nêu ý kiến của mình trước lớp.
- 2-3 HS lên nêu dự định của mình.
- Yêu cầu HS đánh giá cách làm của bạn mình đã tiết kiệm hay chưa ?
- HS đánh giá lẫn nhau và góp ý cho nhau.
2’
4- CỦNG CỐ, DẶN DÒ 
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học bài, thực hiện tốt điều đã học
Bài sau : Tiết kiệm thời giờ.
TẬP ĐỌC
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. MỤC TIÊU :
	1. Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : nước biển, thon thả, tưởng tượng, lang thang, ngẩn ngơ, mấp máy, ngọ quậy, nhảy tưng tưng
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn
	2. Đọc hiểu :
	- Hiểu các từ ngữ : ba ta, vận động, cột 
- Hiểu nội dung bài : Để vận động cậu bé lang thang đi học, chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu, khiến cậu rất xúc động, vui sướng vì được thưởng đôi giày trong buổi đến lớp đầu tiên.
3- Giáo dục HS kiên trì trong học tập
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Tranh minh họa bài TĐ trang 81/SGK
	- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
TG
HOẠT  ... nh.
1- Chế độ ăn khi bị bệnh:
- Yêu cầu HS quan sát hình 34,35/SGK thảo luận và trả lời các câu hỏi sau.
1) Khi bị các bệnh thông thường ta cần cho người bệnh ăn các loại thức ăn nào?
 ăn các thức ăn có chứa nhiều chất như thịt, cá, trứng, sữa, uống nhiều chất lỏng có chứa các loại rau xanh, hoa quả, đậu nành.
2) Đối với người bị ốm nặng nên cho ăn món đặc hay loãng ? Tại sao ?
 nên cho ăn thức ăn loãng như cháo thịt băm nhỏ, cháo cá, cháo trứng, nước cam vắt, nước chanh, sinh tố. Vì những loại thức ăn này dễ nuốt trôi, không làm cho người bệnh sợ ăn.
3) Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?
 nên dỗ dành, động viên họ và cho ăn nhiều bữa trong một ngày.
4) Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn thế nào ?
 nên cho ăn theo hướng dẫn của bác sĩ.
5) Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em ?
* GV kết luận rút bài học
 vẫn phải cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô-rê-dôn, uống nước cháo muối.
* Bài học: SGK
- GV : Các em đã biết chế độ ăn uống cho người bệnh. Vậy lớp mình cùng thực hành để chúng mình biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
8’
* Hoạt động 2 : Thực hành chăm sóc người bị tiêu chảy.
- GV cho HS hoạt động nhóm. Yêu cầu HS quan sát hình minh họa 35/SGK và tiến hành nấu nước cháo muối và pha dung dịch ô-rê-dôn.
- Tiến hành hoạt động thực hành trong nhóm.
- Gọi 1 vài nhóm lên trình bày sản phẩm
- 3-6 nhóm lên trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm làm đúng các bước và trình bày lưu loát.
* Nhóm 1 : Cách nấu cháo muối.
Ta cho một nắm gạo, một ít muối và bốn bát nước vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi thấy gạo nở bung thì dùng thìa đánh loãng và múc ra bát, để nguội dần rồi cho người bị tiêu chảy uống.
* Nhóm 2 : Cách pha dung dịch ô-rê-dôn.
Cho nước vào cốc với lượng vừa uống. Dùng kéo sạch cắt đầu gói dung dịch và đổ vào cốc có nước. Lấy đũa hoặc thìa khuấy đều cho tan ô-rê-dôn và cho người bệnh uống.
* Nhóm 3 : Ngoài ra vẫn phải cho người bệnh ăn các loại thức ăn bổ dưỡng như : cá, thịt, trứng, rau xanh, hoa quả.
-Nhận xét, tuyên dương, trao giải cho 2 nhóm diễn tốt nhất
2’
4- CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học
- Về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
Bài sau: Phòng tránh tai nạn đuối nước.
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 7
2
11/10
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
Toán
Luyện tập
Đạo đức
Tiết kiệm tiền của ( t2)
Khoa học
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
3
12/10
Thể dục
Quay sau, đi đều vòng phải trái
Chính tả
N/V: Trung thu độc lập
Toán
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
Luyện từ và câu
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
4
13/10
Mỹ thuật
Nặm con vật quen thuộc
Tập đọc
Đôi giày ba ta màu xanh 
Toán
Luyện tập
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện
5
14/10
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh
Luyện từ và câu
Dấu ngoặc kép
Toán
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Lịch sử
Ôn tập
Kỹ Thuật
Khâu đột thưa ( t2)
6
15/10
Thể dục
Động tác vương thở và tay
Toán
Hai đường thẳng vuông góc
Địa
Hoạt động sản xuất của người dân TN
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu hỏi
Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2010
GIÁO ÁN THỂ DỤC SỐ: ............. ( TIẾT: 15 )
Tên bài dạy: KIỂM TRA QUAY SAU, ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, Địa điểm: Sân trường
 VÒNG TRÁI, ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP Dụng cụ: Còi, ghế ngồi cho GV 
Mục đích - Yêu cầu: 
	+ Kiểm tra động tác Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái,
 đổi chân khi đi đều sai nhịp 
	+ Yêu cầu thực hiện đúng khẩu lệnh 
NỘI DUNG
ĐL
YÊU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. MỞ ĐẦU:
1. Nhận lớp:
2. Phổ biến bài mới
( Thị phạm )
3. Khởi động
+ Chung:
+ Chuyên môn:
6 - 10’
1 - 2’
1 - 2’
GV cho tập hợp lớp 
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu và phương pháp kiểm tra 
 Đứng tại chỗ vỗ tay hát
TC: Diệt các con vật có hại
Ôn các động tác của đội hình, ngũ
GV điều khiển
II. CƠ BẢN:
1. Ôn bài cũ:
2. Bài mới: 
( Ghi rõ chi tiết các động tác kỹ thuật )
18-22’
14-15’
a. Kiểm tra đội hình đội ngũ
Nội dung kĩ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp
TC và phương pháp kiểm tra từng tổ
 thực hiện
Đội hình hàng ngang
3. Trò chơi vận động (hoặc trò chơi bổ trợ thể lực)
- Cách đánh giá
Có 3 mức đánh giá: Hoàn thành tốt, Hoàn thành và chưa hoàn thành
- HS chưa hoàn thành, GV cần cho tập luyện thêm để K/ tra lần sau
b. Trò chơi “Ném trúng đích” 
III. KẾT THÚC:
1. Hồi tỉnh: (Thả lỏng)
2. Tổng kết giờ học: 
(Đánh giá, xếp loại)
3. Nhắc nhở và bài tập về nhà
4 - 6’
2 - 3’
1 - 2’
Đứng tại chỗ hát và vỗ tay theo nhịp
- GV nhận xét, công bố điểm kiểm tra
Về nhà tập luyện thêm
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010
GIÁO ÁN THỂ DỤC SỐ: ............. ( TIẾT: 16 )
Tên bài dạy: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ VÀ TAY Địa điểm: Sân trường
 TRÒ CHƠI: “NHANH LÊN BẠN ƠI” Dụng cụ: 1 Còi, 4 cờ nhỏ, phấn, thước dây, cốc đựng các
Mục đích - Yêu cầu: 
	+ Thực hiện đúng cơ bản 2 động tác vươn thở và tay 
	+ Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi” 	 
NỘI DUNG
ĐL
YÊU CẦU KỸ THUẬT
BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
I. MỞ ĐẦU:
1. Nhận lớp:
2. Phổ biến bài mới
( Thị phạm )
3. Khởi động
+ Chung:
+ Chuyên môn:
6 - 10’
GV kiểm tra sỉ số 
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai 
Trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
Đội hình 4 hàng ngang
II. CƠ BẢN:
1. Ôn bài cũ:
2. Bài mới: 
( Ghi rõ chi tiết các động tác kỹ thuật )
18-22’
13-15’
a. Bài thể dục phát triển chung
Động tác vươn thở: 3-4lần
Lần 1 GV hướng dẫn, làm mẫu vừa giải thích
Tiếp theo GV hướng dẫn HS cách 
3. Trò chơi vận động (hoặc trò chơi bổ trợ thể lực)
hít vào (bằng mũi) và thở ra (bằng miệng)
- Lần 2 GV hô nhịp chậm vừa quan sát HS
- Lần 3 GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác
- Lần 4 GV có thể mời cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập
b. Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi” 
III. KẾT THÚC:
1. Hồi tỉnh: (Thả lỏng)
2. Tổng kết giờ học: 
(Đánh giá, xếp loại)
3. Nhắc nhở và bài tập về nhà
4 - 6’
1 - 2’
Tập 1 số động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập
* Rút kinh nghiệm tiết dạy: 
MÓ THUAÄT BAØI 8
Tieát 8	 TAÄP NAËN TAÏO DAÙNG TÖÏ DO
 NAËN CON VAÄT QUEN THUOÄC
I.MUÏC TIEÂU
-HS nhaän bieát ñöôïc hình daùng, ñaëc ñieåm cuûa con vaät .
-HS bieát caùch naën ñöôïc con vaät theo yù thích.
-HS theâm yeâu meán caùc con vaät.
II.CHUAÅN BÒ
-SGK, Giaùo aùn, tranh aûnh moät soá con vaät quen , ñaát naën, giaáy maøu
III. CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC
TG
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
1’
5’
25’
3’
1’
1.Oån ñònh
Nhaéc nhôõ HS tö theá ngoài hoïc vaø chuaån bò ÑDHT ñeå hoïc baøi
2.Baøi cuõ
-Kieåm tra söï chuaån bò cuûa HS
3.Baøi môùi
a.Giôùi thieäu baøi: Taäp naën taïo daùng töï do : Naën caùc vaät quen thuoäc
- GV ghi töïa
b.Giaûng baøi
*Hoaït ñoäng 1: Quan saùt-nhaän xeùt
-GV duøng tranh aûnh caùc con vaät ,ñaët caâu hoûi cho HS traû lôøi
+ Ñaây laø con gì?
+Hình daùng, caùc boä phaän cuûa con vaät theá naøo?
+Nhaän xeùt veà ñaëc ñieåm noåi baät cuûa con vaät ?
+Maøu saéc cuûa noù nhö theá naøo?
+Hình daùng cuûa con vaät khi hoaït ñoäng (ñi ñöùng, chaïy..) thay ñoåi nhö theá naøo?
-Cho HS keå theâm nhöõng con vaät maø em bieát, mieâu taû hình daùng ñaëc ñieåm chính cuûa chuùng?
+Em seõ naën con vaät naøo? trong tö theá hoaït ñoäng naøo?
*Hoaït ñoäng 2: Caùch naën con vaät
-GV duøng ñaát naën maãu :
+Naën töøng boä phaän roài gheùp dính laïi: Naën caùc boä phaän chính cuûa con vaät (ñaàu, thaân); naën caùc boä phaän khaùc (chaân, tai, ñuoâi..)
+Naën caùc con vaät vôùi caùc boä phaän chính goàm ñaàu, thaân, chaântöø moät thoûi ñaät naën sau ñoù theâm caùc chi tieát cho sinh ñoäng.
*Hoaït ñoäng 3: Thöïc haønh
-Yeâu caàu HS chuaån bò ñaát naën ,nhaéc HS neân choïn caùc con vaät quen thuoäc vaø yeâu thích ñeå naën.
-Trong khi HS naën,GV quan saùt,giuùp ñôõ HS yeáu.
*Hoaït ñoäng 4: Nhaän xeùt-ñaùnh giaù
-Yeâu caàu HS trính baøy saûn phaåm leân baøn.
-Gôïi yù HS nhaän xeùt vaø choïn saûn phaåm ñaït yeâu caàu.
4.Cuûng coá 
-GDHS yeâu quyù caùc con vaät .
5. Daën doø
-Daën HS veà nhaø quan saùt hoa laù ñeå chuaån bò baøi sau.
- Caû lôùp thöïc hieän.
-Trình baøy söï chuaån bò
-Nhaéc laïi töïa baøi
-HS quan saùt vaø traû lôøi:
-Con meøo, con gaø, con boø
-2 HS traû lôøi
-Vaøi HS neâu
-HS thi nhau keå teân caùc con vaät vaø mieâu taû ñaëc ñieåm cuûa chuùng.
-HS traû lôøi
-HS chuù yù quan saùt caùc böôùc naën maãu cuûa GV.Chuù yù ñeán caùc thao taùc khoù nhö:gheùp dính caùc boä phaän , söûa, naén ñeå taïo daùng cho con vaät sinh ñoäng hôn.
-HS thöïc haønh,naën xong röûa tay lau tay saïch seõ.
-HS tröng baøy saûn phaåm.
-Nhaän xeùt-ñaùnh giaù
- Laéng nghe
-HS thöïc hieän
 Kỹ thuật
Tiết 7: Khâu đột thưa
I-Mục tiêu:
 -HS biết cách khâu đột thưa, ứng dụng khâu đột thưa. 
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
 - Rèn luyện tính kiên trì khéo léo của đôi tay.
II- Đồ dụng dạy học: 
- GV: mẫu vải, kéo, thước, phấn, kim chỉ.
- HS: vải, kéo, thước, phấn, kim chỉ.
 III-Hoạt động dạy học: 
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1’
 2’
 30’
 2’
1-Ổn định:
2-Kiểm tra bài cũ:-
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3-Bài mới:
a-Giới thiệu bài: ghi đầu bài.
b- Giảng bài:
Hoạt động 1: 
*HS quan sát nhận xét. 
- Gvgiới thiệu mũi khâu đột thưa. 
- Gọi HS nêu đặc điểm mũi khâu đột thưa.
- Hướng dẫn HS rút ra khái niệm của mũi khâu đột thưa.
 Hoạt động 2: 
*GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV treo tranh khâu đột thưa.
- Hướng dẫn HS cách thực hiện.
- GV làm mẫu cho HS quan sát.
- Gọi HS nêu các bước.
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Tiến hành khâu: khâu từ phải sang trái
+ Khâu theo quy tắc lùi 1 tiến 3.
-Cho HS tập khâu đột thưa trên giấy ô li.
4- Củng cố - dặn dò:
Gọi HS nhắc lại nội dung của bài
Nhắc nhở chuẩn bị dụng cụ cho giờ sau.
- HS để toàn bộ đồ dùng học tập lên bàn cho GV kiểm tra.
- HS quan sát, nhận xét, bổ sung.
- HS nêu ghi nhớ.
- HS theo dõi.
- HS thực hiện .
- Theo dõi và làm theo sự hướng dẫn của GV.
- HS nêu các bước.
+ Vạch dấu đường khâu.
+ Tiến hành khâu: khâu từ phải sang trái
+ Khâu theo quy tắc lùi 1 tiến 3.
- HS trưng bày sản phẩm của mình
- HS nghe và nắm tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
- HS tự đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn trên.
Chuẩn bị bài giờ sau: kim, chỉ, vải. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 8 CHUAN.doc