Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Hoàng Thị Thanh Uyên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Hoàng Thị Thanh Uyên

Tiết 4 : Luyện từ và câu

$ 15 : CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI – TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI

I. Mục đích yêu cầu :

- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.

- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến quen thuộc.

II. Đồ dùng dạy - học:

Bút dạ và giấy khổ to.

- HS hoạt động theo nhóm 2 , CN

III. Các hoạt động dạy – học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- Gọi 2 HS lên bảng viết : Lai Châu , Lào Cai

- Cả lớp nhận xét

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài :GV nêu nhiệm vụ giờ học

2. Phần nhận xét:

* Bài 1:

 

doc 55 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 200Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Hoàng Thị Thanh Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Sáng tiết 1 : hoạt động đầu tuần
Học sinh tham gia hoạt động đầu tuần
____________________________________________________
Tiết 2 : Tập đọc
$15 : Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích yêu cầu :
- Bước đọc biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui ,hồn nhiên. 
- Hiểu ND bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
- HS đọc và trả lời câu hỏi theo nhóm 2 , Cn
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch và nêu nội dung bài .
- GV nhận xét cho điểm .
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài :GV nêu MĐYC của giờ học .
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài 
- Chia đoạn 
 - Học sinh đọc toàn bài 
 - 4 em nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ (2 lượt).
- GV nghe, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Câu “Nếu chúng mình có phép lạ”.
+ Việc lặp lại nhiều lần như vậy nói lên điều gì?
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước. Vậy những điều ước ấy là gì?
Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của cách nói:
+ “Ước không còn mùa đông”
- Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người.
+ “Hóa trái bom thành trái ngon”
- Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
+ Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài?
- Đó là những ước mơ lớn, ước mơ cao đẹp: Ước mơ về 1 cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
+ Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?
HS: Tự suy nghĩ và trả lời theo đúng ý của mình.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ và tìm giọng đọc .
- GV hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm khổ thơ 2 và 3 .
- GV đọc diễn cảm.
- GV nhận xét cho điểm .
HS: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- HS nhận xét bình chọn .
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV HDHS nêu nội dung bài thơ.
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Tiết 3 : Toán
$ 36 : Luyện tập 
I.Mục tiêu:
-Tính được tổng của ba số , vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
II. Đồ dùng: 
Bảng phụ + Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, cho điểm.
HS: 2 em lên chữa bài tập 3 ( 45).
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài : GV nêu nhiệm vụ giờ học 
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HDHS làm bài vào vở 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài vào vở . 
- 2 HS lên bảng làm.
- GV chữa bài, nhận xét.
* Kết quả :
 2814 3925 b. 26387 54293
+ 1429 + 618 + 14075 + 61934
 3046 535 9210 7652
 7289 5078 49672 123879	
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- HDHS làm bài vào vở và bảng lớp 
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 100 + 78 
= 178
Hoặc: 
96 + 78 + 4 = 78 + (96 + 4) = 78 + 100
= 178.
- GV chữa bài, nhận xét.
HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm.
GV có thể hỏi để củng cố cách tìm x.
- x gọi là số bị trừ.
+ ở biểu thức a thì x được gọi là gì?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- 2 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
x – 306 = 504 
x = 504 + 306
x = 810. 
- GV hỏi tương tự với phần b.
b) x + 254 = 680
x = 680 – 254
x = 426.
*Bài 4:
HS: Đọc bài, tự làm rồi chữa bài.
GV hỏi lại cách tính chu vi hình chữ nhật
a) Chu vi hình chữ nhật là:
P = (16 cm + 12 cm) x 2 = 56 (cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là:
P = (45 cm + 15 cm) x 2 = 120 (cm)
- Cho HS tập giải thích về công thức tính P = (a + b) x 2
a là chiều dài hình chữ nhật.
b là chiều rộng hình chữ nhật.
(a + b) là nửa chu vi hình chữ nhật
(a + b) x 2 là chu vi hình chữ nhật.
- GV có thể chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
__________________________________________________________
Tiết 4 : Luyện từ và câu
$ 15 : Cách viết tên người – tên địa lý nước ngoài
I. Mục đích yêu cầu :
- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lý nước ngoài.
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lý nước ngoài phổ biến quen thuộc.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bút dạ và giấy khổ to.
- HS hoạt động theo nhóm 2 , CN 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng viết : Lai Châu , Lào Cai
- Cả lớp nhận xét 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài :GV nêu nhiệm vụ giờ học 
2. Phần nhận xét:
* Bài 1:
- GV đọc mẫu tên nước ngoài: 
Mô - rít - xơ Mát - téc -líc, 
Hy - ma - lay - a.
HS: Đọc theo GV.
- 3 - 4 em đọc lại.
* Bài 2:
HS: 1 em đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp suy nghĩ trả lời miệng.
- Lép - Tôn - xtôi gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: Lép và Tôn - xtôi
- Mô - rít -xơ Mát- téc -líc gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: Mô-rít - xơ và Mát -téc - líc
- Tô - mát Ê - đi - xơn gồm mấy bộ phận?
HS: 2 bộ phận: Tô - mát và Ê - đi - xơn.
- Tên địa lý (SGV).
? Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào
- Được viết hoa.
? Cách viết các tiếng trong cùng 1 bộ phận như thế nào
- Giữa các tiếng có gạch nối.
* Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu của bài và suy nghĩ trả lời:
? Cách viết tên người, tên địa lý nước ngoài đã cho có gì đặc biệt
- Viết giống như tên riêng Việt Nam, tất cả các tiếng đều viết hoa.
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 - 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài 
- HDHS làm bài 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở bài tập.
- 1 số HS làm trên bảng.
- GV nhận xét, cho điểm
ác - boa, Lu - i - Pa xtơ, ác - boa , Quy - dăng - xơ.
* Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu của bài, làm bài cá nhân vào vở.
- GV gọi HS trình bày bài làm của mình trên bảng.
+ 3 - 4 HS làm bài trên phiếu.
* Lời giải đúng: 
An - be Anh - xtanh, I-u-ri Ga-ga-rin
Xanh Pê - téc - bua, Tô- ki-ô, A-ma-dôn, Ni-a-ga-ra.
* Bài 3: 
- Tổ chức chơi trò du lịch theo cách chơi tiếp sức.
- GV giải thích cách chơi.
- Nhận xét, bình chọn những nhóm chơi giỏi nhất.
* Ví dụ :
STT
Tên nước
Tên thủ đô
1
Nga
Mát-xcơ-va
2
ấn Độ 
NiuĐê-li
3
Cam- pu - chia
PhnômPênh
4
Ma-lai-xi-a
Cu-a-laLăm-pơ
5. Củng cố – dặn dò:
 - Nhắc lại nội dung chính - Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
__________________________________________________________________
chiều tiết 1 : Kể chuyện
$ 8 : Kể Chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục đích yêu cầu :
- Dựa vào gợi ý , biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe , đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lí .
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của chuyện. 
II. Đồ dùng dạy - học:
+ Tranh minh hoạ “Lời ước dưới trăng”.
+ Sách, báo, truyện viết về ước mơ.
+ HS hoạt động theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 1 - 2 HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện giờ trước.
- GV nhận xét cho điểm 
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:GV nêu mục đích yêu cầu giờ học 
2. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài:
- GV chép đề lên bảng.
HS: 1 – 2 em đọc lại đề.
- GV gạch dưới những từ quan trọng.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý, cả lớp theo dõi.
- Lớp đọc thầm lại 3 gợi ý.
- Đọc thầm gợi ý 1.
- GV gợi ý:
? Những câu chuyện nào có trong SGK
+ ở vương quốc Tương Lai.
+ Ba điều ước.
? Ngoài ra em còn được nghe thêm những truyện nào khác
- Vào nghề.
- Lời ước dưới trăng.
- Đôi giày ba ta màu xanh.
- Điều ước của vua Mi - đát.
? Em sẽ chọn kể về ước mơ cao đẹp gì
HS: Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, ước mơ chinh phục thiên nhiên, ước mơ về nghề nghiệp tương lai, ước mơ về cuộc sống hoà bình.
? Hay có thể ước mơ viển vông, phi lý
- Nói tên truyện em lựa chọn
- GV lưu ý:
HS: Đọc thầm gợi ý 2, 3
+ Kể chuyện phải có đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể xong cần trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
+ Với những câu chuyện dài có thể kể1 – 2 đoạn.
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà kể cho mọi người cùng nghe.
	- Chuẩn bị bài sau.
tiết 2 : Tiếng anh
Giáo viên bộ môn dạy
________________________________________________________________
Tiết 3 : luyện đọc
Bài đọc : Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục đích yêu cầu :
-Rèn cho HS kĩ năng đọc diễn cảm một đoạn thơ , bài thơ với giọng vui ,hồn nhiên. 
- Hiểu ND bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp .
II. Đồ dùng dạy - học:
 - Bảng phụ 
 - HS đọc và trả lời câu hỏi theo nhóm 2 , Cn
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc bài Nếu chúng mình có phép lạ .
- GV nhận xét cho điểm .
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài :GV nêu MĐYC của giờ học .
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:
a. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài 
 - Học sinh đọc toàn bài 
- GV nghe, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 - 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Câu “Nếu chúng mình có phép lạ”.
+ Việc lặp lại nhiều lần như vậy nói lên điều gì?
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?
HS: Tự suy nghĩ và trả lời theo đúng ý của mình.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
- GV hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm toàn bài 
- GV đọc diễn cảm.
- GV nhận xét cho điểm .
HS: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm 
- HS nhận xét bình chọn .
3. Củng cố – dặn dò:
	- HS nêu nội dung bài thơ.
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
______________________ ... to phần ghi nhớ trong SGK.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà thực hiện như bài học.
Kỹ thuật
Cắt, khâu túi rút dây
I.Mục tiêu:
- HS biết cách khâu túi rút dây.
- Cắt, khâu được túi rút dây.
- HS yêu thích sản phẩm do mình làm được.
II. Đồ dùng dạy - học:
Mẫu túi, vải hoa, chỉ, len, kéo, thước, 
III. Các hoạt động dạy – học:
Tiết 1
A. Bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu túi rút dây.
HS: Quan sát mẫu túi để trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng và cách khâu từng phần của túi.
- GV nhận xét và kết luận: Túi hình chữ nhật có 2 phần: phần thân và phần luồn dây.
? Nêu tác dụng sử dụng của túi rút dây
HS: Để đựng đồ dùng, tiện sử dụng, gọn gàng, 
3. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật:
HS: Quan sát các hình 2 đến hình 9 SGK để nêu quy trình và cách thực hiện từng bước trong quy trình.
- GV nhắc nhở HS 1 số điểm cần lưu ý (SGV).
4. Thực hành khâu túi rút dây:
- Kiểm tra lại dụng cụ thực hành.
HS: Thực hành đo, cắt vải, gấp khâu 2 bên đường nẹp phần luồn dây.
Tiết 2
- GV kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây.
- GV hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Chú ý nhắc HS khâu vòng 2 – 3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột.
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS.
HS: Thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi.
- GV quan sát, uốn nắn hoặc chỉ bảo thêm cho những HS còn lúng túng.
5. Đánh giá kết quả học tập của HS:
HS: Trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá để giờ sau dựa vào đó đánh giá.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập làm lại cho quen.
Khoa học
Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
I. Mục tiêu:
	- Sau bài học, HS có thể nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.
- Nói ngay với cha mẹ hoặc người lớn khi trong người cảm thấy khó chịu không bình thường.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 32, 33 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu cách phòng bệnh nêu qua đường tiêu hoá
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
a. HĐ1: Quan sát hình trong SGK và kể chuyện.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc cá nhân.
HS: Thực hiện theo yêu cầu ở mục “quan sát và thực hành” (trang 32 SGK).
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- Lần lượt từng HS sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32 SGK thành 3 câu chuyện như SGK và kể lại trong nhóm.
+ Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện, các nhóm khác bổ sung.
- GV hỏi 1 số câu hỏi:
? Kể tên 1 số bệnh em bị mắc
HS: Tự kể.
? Khi bị bệnh đó em thấy như thế nào 
- Tự kể
? Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu không bình thường, em phải làm gì? Vì sao?
- Báo cho bố mẹ để đưa đi khám bác sĩ vì nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
b. HĐ2: Trò chơi đóng vai “Mẹ ơi con sốt”:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
HS: Các nhóm đưa ra tình huống để tập ứng xử khi bản thân bị bệnh.
- Tình huống 1: Lan bị đau bụng và đi ngoài vài lần khi ở trường. Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
- Tình huống 2: Đi học về, Hùng thấy mệt, đau đầu, đau họng. Hùng định nói với mẹ nhưng mẹ mải chăm em, không để ý đến nên Hùng không nói gì. Nếu là Hùng em sẽ làm gì?
+ Bước 2: Làm việc nhóm.
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
- Các bạn phân vai theo tình huống.
+ Bước 3: Trình diễn lên đóng vai.
Kết luận: Như “Bạn cần biết”.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thể dục
Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, 
đổi chân khi đi đều sai nhịp
I. Mục tiêu:
	Kiểm tra động tác: Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác theo khẩu lệnh.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, còi, bàn ghế
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu buổi học.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
- Chơi trò chơi tự chọn.
- Ôn động tác quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển cho HS tập các nội dung bên.
2. Phần cơ bản: 
a. Kiểm tra đội hình - đội ngũ:
- Nội dung kiểm tra: 
- Kiểm tra quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Tổ chức và phương pháp kiểm tra:
- Tập hợp theo đội hình hàng ngang.
- Kiểm tra theo tổ.
- Cách đánh giá: 3 mức:
+ Hoàn thành tốt.
+ Hoàn thành.
+ Chưa hoàn thành.
b. Trò chơi vận động: (4 – 5 phút)
HS: Tập hợp theo đội hình chơi, nêu tên trò chơi, nhắc lại luật chơi.
- Cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay theo nhịp.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học. 
- Về nhà ôn lại những nội dung đã học.
Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Mỹ thuật 
Tập nặn tạo dáng tự do 
nặn con vật quen thuộc
(GV chuyên dạy)
địa lý
hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên
I. Mục tiêu:
	- HS biết trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
	- Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
	- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
	- Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Cây công nghiệp trên đất Ba – gian:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
HS: Thảo luận nhóm dựa vào kênh chữ và kênh hình để trả lời câu hỏi theo nhóm.
? Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì
- Cây cao su, cây cà phê, chè, hồ tiêu
Chúng thuộc loại cây công nghiệp.
? Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây
- Cây cà phê được trồng nhiều nhất 494 200 (ha).
? Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
- Vì ở đây đất Ba - gian rất tốt, thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu, 
* HĐ2: Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- GV gọi HS lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
? Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột
- GV giới thiệu cho HS xem 1 số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày.
? Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì
- Thiếu nước vào mùa khô. Người dân phải dùng máy bơm nước hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
3. Chăn nuôi trên đồng cỏ:
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên
- Trâu, bò, voi.
? Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò
- Có đồng cỏ xanh tốt.
? ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì
-  để chuyên chở người và hàng hoá
- Tổng kết: Nêu ghi nhớ.
HS: Đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
ăn uống khi bị bệnh
I. Mục tiêu:
- HS biết nói về chế độ ăn uống khi bị 1 số bệnh.
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
- Pha dung dịch ô - rê - dôn và nước cháo muối.
- Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Đồ dùng, hình trang 34, 35 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc mục “Bạn cần biết” trang 33.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Các hoạt động:
a. HĐ1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV phát phiếu có ghi câu hỏi.
? Kể tên các thức ăn cần cho người mắc bệnh thông thường
HS: Thảo luận trong nhóm.
- Thịt, cá, trứng, sữa, các loại rau xanh, quả chín.
? Đối với người bị bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao
- Nên cho ăn món ăn loãng để dễ nuốt, dễ tiêu hoá
? Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn như thế nào
- Nên cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- GV kết luận mục “Bạn cần biết” SGK trang 35.
b. HĐ2: Thực hành pha dung dịch ô - rê - dôn và chuẩn bị cháo nước muối.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
HS: Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong H4, 5 trang 35 SGK.
- 2 HS 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh, 1 em đọc câu trả lời của bác sỹ.
? Bác sỹ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào
- Phải cho cháu uống dung dịch ô - rê - dôn hoặc nước cháo muối.
- Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất.
- Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sỹ.
- GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm.
- Các nhóm báo cáo đồ dùng chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê - dôn và nấu cháo muối (không yêu cầu nấu).
c. HĐ3: Đóng vai.
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
HS: Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống.
- GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét.
- Có thể đóng vai thể hiện nội dung.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thể dục
động tác vươn thở và tay 
của bài thể dục phát triển chung
trò chơi: nhanh lên bạn ơi
I. Mục tiêu:
- Học 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung.
- Yêu cầu thực hiện cơ bản, đúng động tác.
- Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”, yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình.
II. Địa điểm – phương tiện: 
Sân trường còi, phấn trắng, thước dây.
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học.
HS: Khởi động, chơi tại chỗ, vỗ tay.
2. Phần cơ bản: 
a. Bài thể dục phát triển chung:
* Động tác vươn thở: (3 – 4 lần)
- Lần 1: GV nêu tên động tác, có thể làm mẫu và phân tích giảng giải.
- Lần 2: GV vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở hoặc tập cùng với HS.
- Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác.
- Lần 4: GV có thể mời cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập.
- GV dành thời gian để sửa sai cho HS.
* Động tác tay: Tập 4 lần 8 nhịp.
- GV nêu tên động tác vừa làm mẫu, vừa giải thích cho HS bắt chước.
HS: Tập theo GV.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
HS: Chơi thử 1 lần.
- Cả lớp chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
HS: Tập 1 số động tác thả lỏng.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_hoang_thi_thanh_uyen.doc