Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức

 - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.

2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng giải toán cho hs.

3. Thái độ

 - Giáo dục HS có tính cẩn thận khi làm bài.

II. Đồ dùng dạy học:

 GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số bài tập 4.

 HS: Vbt

 

doc 48 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 8 
Ngày soạn: 4 / 10 /2010
Giảng: Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Toán
 Tiết 36	
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức
 - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng giải toán cho hs.
3. Thái độ
 - Giáo dục HS có tính cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Bảng phụ kẻ sẵn bảng số bài tập 4.
 HS: Vbt
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập hướng dẫn thêm ở tiết trước và vở bài tập về nhà của một số HS khác.
+GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1 Hướng dẫn HS luyện tập:
H: Bài tập yêu cầu gì ?
H: Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng phải chú ý gì ?
- GV chia lớp thành 2 nhóm, cho HS thi làm tiếp sức.
- GV nhận xét, tuyên dương.
H: Nêu yêu cầu bài tập?
* GV hướng dẫn: Để tính thuận tiện ta áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
- GV chữa bài cho HS.
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
GV gọi HS đọc đề bài.
H: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cho lớp làm bài vào vở.
- GV thu chấm 1 số bài, nhận xét, sửa.
3. Củng cố 
+ GV nhận xét giờ học.
+ Hướng dẫn HS làm bài luyện thêm.
4. Dặn dò:
Về nhà làm bt, chuẩn bị bài sau.
- 2hs lên bảng. 
- Lớp theo dõi nhận xét.
Bài 1(phần b):
+ HS trả lời.
- Đặt tính rồi tính tổng các số.
- Đặt số sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- HS làm nối tiếp trên bảng.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài 2:(dòng 1, 2)
- HS nêu.
- Cả lớp làm vào vở.
Bài 4a:
- 1HS đọc đề bài, lớp đọc thầm bài toán.
- 1 HS lên bảng giải, lớp giải vào vở.
Bài 1a, Bài 2, Bài 3, Bài4 b, 5( Hs kh- G)
- HS lắng nghe.
Tập đọc
Tiết 15
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I.Mục tiêu:	
1. Kiến thức: 
 - Hiểu từ ngữ: đúc, nảy mầm.
 - Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các CH1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)
 - HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ; trả lời được CH3.
2. Kĩ năng: 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
3. Thái độ: 
 - GD thái độ nghiêm túc trong học tập. 
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV- Bảng phụ chép sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4.
 HS: sgk.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng đọc phân vai vở: Ở vương quốc Tương Lai và trả lời câu hỏi theo nội dung bài.
H : Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì?
 - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1 Luyện đọc
+ Gọi 1HS đọc toàn bài và phần chú giải
+Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ 
* GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- GV ghi từ khó lên bảng, hướng dẫn HS luyện phát âm
- Hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS đọc nối tiếp lần 2.
- Cho HS đọc theo nhóm 2, 3.
- Cho HS thi đọc giữa các nhóm
- GV nhận xét, tuyên dương.
* GV đọc mẫu toàn bài. Chú ý giọng đọc
b.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi.
H: Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
H: Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
H: Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
H: các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ? 
+ Gọi HS nhắc lại những ước mơ.
H: Em hiểu câu thơ: mãi mãi không còn mùa đông ý nói gì? (Dành cho HS khá giỏi)
H: Câu thơ: Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì? (Dành cho HS khá giỏi)
H: Em thích ước mơ nào của các bạn trong bài thơ? Vì sao? 
H: Bài thơ nói lên điều gì?
c.Hoạt động 3: Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
+Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng khổ thơ để tìm ra giọng đọc hay.
+Yêu cầu HS luyện đọc thuộc theo nhóm.
+ Tổ chức cho HS thi đọc thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
+ Bình chọn HS đọc hay nhất và thuộc bài nhất.
* GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Củng cố. 
H: Nếu mình có phép lạ, em sẽ ước điều gì? Vì sao?
4. Dặn dò:
* GV nhận xét tiết học, HS về nhà học thuộc bài thơ.
- Màn 1: 8 HS đọc
- Màn 2: 6 HS đọc.
- 2 HS trả lời.
- 1HS đọc, cả lớp đọc thầm 
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS luyện phát âm.
- HS theo dõi.
- Đọc nối tiếp như lần 1
- Luyện đọc trong nhóm
- Đại diện 1 số nhóm đọc, lớp nhận xét
- Theo dõi
- HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại ở đầu mỗi khổ thơ và 2 lần trước khi hết bài.
- HS suy nghĩ và trả lời.
+ Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ.
Từ ngữ: nảy mầm.
Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả ngọt.
Khổ 2: Ước cây trở thành người lớn để làm việc.
Từ ngữ: đúc..
Khổ 3: Ước mơ không còn giá rét.
Khổ 4: ước không còn chiến tranh.
- HS nhắc lại 4 ý chính của từng khổ thơ.
+ Ước không còn mùa đông giá lạnh, thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai gây bão lụt, hay tai hoạ nào đe doạ con người.
- Các bạn ước không có chiến tranh, con người luôn sống trong hoà bình.
- HS tự phát biểu
Đại ý: Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để cho thế giới tốt đẹp hơn.
- 4 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay.
- Luyện đọc theo nhóm bàn.
- 4 HS thi đọc diễn cảm - lớp nhận xét bình chọn .
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Lịch sử
Tiết 8
ÔN TẬP
I.Mục tiêu
1. Kiến thức 
 - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5. 
 + Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước
 + Năm 179 TCN đến năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập
2. Kĩ năng:
 - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về: Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang, Khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Chiến thắng Bạch Đằng.
 + Đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
 + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 + Diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. 
3. Thái độ: 
 - GD hs biết yêu lịch sử nước nhà.
II.Đồ dùng dạy học
 GV - Phiếu học tập cho HS.
Băng và trục thời gian. 
 Hs: Vbt
III. Các hoạt động dạy học
.Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- GV gọi 2 HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi cuối bài 5.
* Nhận xét và ghi điểm cho HS .
2. Bài mới: 	
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử nước ta.
GV yêu cầu HS đọc yêu cầu 1 trong SGK/ 24 + GV yêu cầu HS làm bài, GV vẽ băng thời gian lên bảng.
- 2 hs lên bảng.
- 1 HS đọc
- Từng HS vẽ băng thời gian vào vở và điền tên hai giai đoạn lịch sử đã học vào chỗ chấm. 
Buổi đầu dựng nước
và giữ nước.
Hơn một nghìn năm đấu tranh
giành lại độc lập.
 Khoảng 700 năm Năm 179 CN Năm 938
+ GV gọi 1 HS lên điền các giai đoạn lịch sử đã học vào băng thời gian trên bảng.
H: Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của lịch sử dân tộc, nêu thời gian của từng giai đoạn?
* GV nhận xét và yêu cầu HS ghi nhớ hai giai đoạn lịch sử trên.
b.Hoạt động 2: Các giai đoạn lịch sử tiêu biểu.
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu 2, SGK.
+Yêu cầu HS làm việc theo nhóm bàn để thực hiện yêu cầu của bài.
+ GV vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian tiêu biểu lên bảng.
- 1 HS lên bảng, cả lớp nhận xét.
- Hs vừa chỉ trên bảng vừa trả lời.
- HS đọc trước lớp.
- Cá nhóm HS thực hiện và ghi vào phiếu.
Nước Văn Lang Nước Âu Lạc rơi vào Chiến thắng 
 ra đời	 tay Triệu Đà Bạch Đằng 
Khoảng 700 năm. Năm 179 CN	 Năm 939
+ GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.
c.Hoạt động 3: Thi hùng biện.
+ GV chia lớp thành 3 nhóm, sau đó phổ biến cuộc chơi.
+ Mỗi nhóm chuẩn bị 1 chủ đề sau: 
Nhóm 1: Kể về đời sống người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
 Nhóm 2: Kể về hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 Nhóm 3: Kể về diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa chiến thắng Bạch Đằng.
+ GV cho các nhóm thi nói trứơc lớp.
3. Củng cố, 
- GV nhận xét giờ học.
4. Dặn dò
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- Đại diện 1 nhóm lên báo cáo, lớp theo dõi và nhận xét.
- Các nhóm hoạt động, sau đó đại diện trình bày, lớp theo dõi và nhận xét.
- Lắng nghe.
Chiều
Luyện toán:
ÔN TẬP CỘNG, TRỪ SÔ TỰ NHIÊN, SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Phép cộng, phép trừ
 - Giải toán về trung bình cộng
II. Các hoạt động dạy -học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1. Hướng dẫn HS ôn tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
475 + 7831; 8942 + 786; 9327 - 3819
HS thực hiện bảng con.
Bài 2: ngày đầu Lan đọc được 18 trang, hỏi ngày sau lan đọc được mấy trang, biết trung bình mỗi ngày Lan đọc được 21 trang?
HS thực hiện vào bảng nhóm.
Bài 3 : trung bình cộng của ba số là 90, số thứ nhất gấp đôi số thứ hai, số thứ hai bằng 1/3 số thứ ba,Tìm ba số đó?
HS thực hiện vào vở.
3. Củng cố - dặn dò:
Nhận xét tiết học.
Bài 1: 
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
GV gọi HS nhận xét, chữa bài,
Bài 2
-Gọi HS đọc bài
Gọi HS nêu cách làm và làm bài.
GV chấm, nhận xét.
18 x 2 - 21 = 15
Bài 3: Gọi HS đọc bài,
GV hướng dẫn
-Tính tổng ba số (90 x 3 = 270)
Vẽ sơ đồ
270 : (2 + 3 + 1 ) = 45
tỉnh tổng số thứ ba.)
- Số thứ hai, số thứ nhất - tìm số thứ ba
Luyện viết
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. Mục tiêu
 - Rèn kĩ năng viết đúng tốc độ , đúng mẫu chữ, cỡ chữ.
 - Trình bày bài đẹp, sạch sẽ. 
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: Bảng con, mẫu chữ 31.
 - HS: bảng con.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng viết một số chữ dễ viết sai.
- Nhận xét, chữa lỗi cho HS
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài 
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a. Hoạt động 1.Hướng dẫn luyện viết
 - Gọi HS đọc đoạn viết
- Yêu cầu HS nêu từ khó viết
 - Đọc cho HS viết vào bảng con 
- Theo dõi sửa cho HS
* Viết bài
- Đọc bài cho HS viết
- Đọc chậm cho HS soát lỗi
*Chấm chữa :
- Chấm 1/ 3 số bài, nhận xét
- Yêu cầu HS sửa những lỗi viết sai.
a. Hoạt động2 Hướng dẫn viết chữ hoa
- Treo mẫu chữ 31, yêu cầu HS quan sát mẫu chữ.
- Gv theo dõi HS viết, sửa cho HS
- Yêu cầu HS viết vào vở
- Nhận xét cách viết của HS
3. Củng cố 
- Nhận xét tiết học.
4. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà tập viết chữ hoa cho đúng mẫu.
- 3 HS lên bảng viết
- Cả lớp viết vào nháp
- 2HS đọc đoạn viết. 
 ... nối tiếp nhau kể
-HS đọc yêu cầu.
- Câu chuyện “Trong công xưởng xanh” là lời thoại trực tiếp giữa các nhân vật.
-Một hôm Tin tin và Mi tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn ấy thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin-tin ngạc nhiên hỏi:
-Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời:
-Mình sẽ dùng nó vào việc sáng chế trên trái đất.
+ 2 HS nối tiếp nhau đọc từng cách. Cả lớp đọc thầm.
- Quan sát tranh, 2 em cùng bàn kể, sửa chữa cho nhau.
- Tổ chức 3-5 em thi kể.
.
- Theo cách kể 2
Mở đầu đoạn 1: Mi-tin đến khu vườn kỳ diệu .
Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi-tin đến khu vườn kỳ diệu thì Tin-tin đến thăm công xưởng xanh. 
Địa lí
Tiết 8
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên.
 - Dựa vào các bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên
 - Quan sát hình, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Ma Thuột
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát hình, bản đồ.
3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bản đồ tự nhiên VN, tranh ảnh về cây cà phê.
 - HS: SGK, sưu tầm nhân cà phê
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ
+.Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
+.Kể tên một số lễ hội truyền thống của người dân Tây Nguyên?
+. Nêu bài học?
* Nhận xét và ghi điểm cho HS .
2. Bài mới: 	
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động 1: Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan.
 * Yêu cầu HS hoạt động nhóm việc 
+ Dựa vào kênh chữ trên hình 1 HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi sau:
1.Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên (lược đồ H1)
2.Chúng thuộc loại cây gì? (Cây công nghiệp hay cây lương thực rau màu?)
3. Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây?
4.Tại sao Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
* GV sửa chữa giúp các nhóm hoàn thiện phần trình bày.
* GV giải thích về sự hình thành của đất đỏ ba dan là: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy từ lòng đất phun trào ra ngoài (dung nham) nguội dần đông cứng lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên bề mặt vụn bở, tạo thành đất đỏ ba dan.
b.Hoạt động 2: Quan sát nhận xét.
* Cho HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Mê Thuột và thực tế vườn cà phê ở Di Linh quê em.
+ Gọi HS chỉ vị trí Buôn Mê Thuột trên bản đồ.
H: Các em biết gì về cà phê Buôn Mê Thuột? 
* Cho xem tranh ảnh.
H: Hiện nay khó khăn nhất việc trồng cà phê là gì?
H: Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn này? 
c.Hoạt động 3: Chăn nuôi trên đồng cỏ.
H: Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
H: Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên?
H: Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò?
H: Ở Tây Nguyên người ta nuôi voi để làm gì?
+ Gọi một vài em trả lời, Gv sửa chữa.
GV: Chăm sóc và bảo vệ vật nuôi ở Tây Nguyên cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường.
* Tổng kết bài.
- GV tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên.
3. Củng cố.
H: Nêu các hoạt động sản xuất chính ở Tây Nguyên?
4. Dặn dò:
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng.
+HS quan sát hình và thảo luận nhóm.
-Cây cà phê, cao su, chè, hồ tiêu
- Chúng là cây công nghiệp.
- Trồng nhiều nhất là cây cà phê, hồ tiêu
(Chỉ vào bảng số liệu)
-Vì đây là cao nguyên vùng đất đỏ ba dan.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-1 HS lên chỉ, các em khác nhận xét.
-HS trả lời theo hiểu biết của các em.
-Khó khăn nhất là về mùa khô cây cối bị thiếu nước làm khô héo, ảnh hưởng năng suất cây trồng.
-Vào mùa khô, khi nắng nóng kéo dài, nhiều nơi thiếu nước trầm trọng. Vì vậy, người dân Tây Nguyên đã dùng máy móc để bơm tưới cho cây. 
- Trâu, bò.
-Bò được nuôi nhiều nhất.
-Tây Nguyên có những đồng cỏ xanh tốt thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò.
- Nuôi và thuần dưỡng voi là một nghề truyền thống ở Tây Nguyên, để chuyên chở người và hàng hoá, đua voi, số lượng voi, trâu bò là biểu hiện sự giầu có, sung túc của gia đình ở Tây Nguyên.
-Một em nêu ghi nhớ SGK.
2HS nêu
Kĩ thuật
Tiết 8
KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 1)
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
 - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm.
 - Với HS khéo tay : Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng khâu vá cho hs.
3. Thái độ:
 - Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV:
 - Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.
 - Mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 HS:
 + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn, vạch, vải.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường .
- Nhận xét, tuyên dương HS.
2. Bài mới: 	
2.1 Giới thiệu bài
2.2 Các hoạt động tìm hiểu kiến thức
a, Hoạt động1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, mặt trái.
+ Em thấy mũi khâu đột thưa có đặc điểm gì ở mặt phải và mặt trái đường khâu ?
+ Hãy so sánh mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- Như thế nào gọi là khâu đột thưa?
- Khâu đột thưa em phải khâu từ đâu đến đâu và thực hiện theo quy tắc nào?
- Rút ghi nhớ SGK
b.Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- Hướng dẫn HS quan sát các hình 2; 3; 4 SGK để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
+ Em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa.
- Yêu cầu Hs đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát hình 3a; 3b; 3c; 3d( SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Gọi 1, 2 em thực hiện thao tác khâu các mũi khâu đột thưa tiếp theo.
- Sau khi khâu xong em cần làm gì để giữ đường khâu cho chắc?
- Gọi 1 – 2 em lên thực hiện thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu.
- Nhận xét cách làm của HS.
GV lưu ý HS:
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
3. Nhận xét 
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS.
4. Dặn dò
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau thực hành khâu đột thưa.
 -2 em nhắc lại.
- Quan sát, nhận xét.
+ Ở mặt phải đường khâu, các mũi khâu cách đều nhau giống như đường khâu các mũi khâu thường.
+ Ở mặt trái đường khâu, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
- Khi khâu đột thưa phải khâu từng mũi một, không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ như khâu thường.
- Là khâu từng mũi một. Ở mặt trái mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước.
- khâu từ phải sang trái và thực hiện theo quy tắc lùi 1 tiến 3 trên đường dấu.
- Quan sát các hình vẽ SGK trảlời lần lượt các câu hỏi.
- Vạch dấu như vạch dấu đường khâu thường.
- Nêu cách khâu đột thưa.
- Theo dõi GV làm mẫu.
- 2 em lên thực hiện, lớp theo dõi, nhận xét.
-  lại mũi đường khâu và nút chỉ.
- 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Sinh hoạt lớp 
Tiết 8: 
SƠ KẾT TUẦN 8
I.Mục tiêu : Giúp hs
 - Thực hiện nhận xét, đánh giá kết quả công việc tuần qua để thấy được những mặt tiến bộ, chưa tiến bộ của cá nhân, tổ, lớp.
 - Biết được những công việc của tuần tới để sắp xếp, chuẩn bị.
 - Giáo dục và rên luyện cho hs tính tự quản, tự giác, thi đua, tích cực tham gia các hoạt động của tổ, lớp, trường. 
 - Thực hiện mọi nề nếp tương đối tốt: xếp hàng đầu giờ, giờ truy bài 
 - Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài 
II.Chuẩn bị :
 - Bảng ghi sẵn tên các hoạt động,công việc của hs trong tuần.
 - Sổ theo dõi các hoạt động,công việc của hs 
III.Hoạt động dạy-học : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Nhận xét,đánh giá tuần qua :
* Gv ghi sườn các công việc+ h.dẫn hs dựa vào để nh.xét đánh giá:
- Chuyên cần, đi học đúng giờ
- Chuẩn bị đồ dùng học tập
- Vệ sinh bản thân, trực nhật lớp , sân trường
- Đồng phục,khăn quàng ,bảng tên 
- Xếp hàng ra vào lớp, thể dục, múa hát sân trường.
- Thực hiện tốt A.T.G.T 
- Bài cũ,chuẩn bị bài mới
- Phát biểu xây dựng bài 
- Rèn chữ+ giữ vở
- Ăn quà vặt
- Tiến bộ
- Chưa tiến bộ
 *Tiến bộ:.........................................
 *Chưa tiến bộ ..................................
II. Một số việc tuần tới :
- Nhắc hs tiếp tục thực hiện các công việc đã đề ra
- Khắc phục những tồn tại
- Th.hiện tốt A.T.G.T
- Các khoản tiền nộp của hs
- Vệ sinh lớp,sân trường.
- Th.dõi +thầm
- Hs ngồi theo tổ
- *Tổ trưởng điều khiển các tổ viên trong tổ tự nh.xét,đánh giá mình( dựa vào sườn)
- Tổ trưởng nh.xét,đánh giá,xếp loại các tổ viên
- Tổ viên có ý kiến
- Các tổ thảo luận +tự xếp loai tổ mình
-* Lần lượt Ban cán sự lớp nh.xét đánh giá tình hình lớp tuần qua + xếp loại tổ :
.Lớp phó học tập
.Lớp phó lao động
.Lớp phó V-T - M
.Lớp trưởng
- Lớp theo dõi, tiếp thu + biểu dương
- Theo dõi tiếp thu
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an TUAN 8 da sua.doc