Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Hà Thị Khuyên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Hà Thị Khuyên

TẬP ĐỌC

NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. Mục tiêu:

1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ.

 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về 1 tương lai tốt đẹp.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch và trả lời câu hỏi.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/02/2022 Lượt xem 207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2010-2011 - Hà Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8:
Buổi sáng
Ngày soạn: 14/10/2010
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Chào cờ
______________________________
kỹ thuật
(Giáo viên bộ môn soạn- giảng)
______________________________
Tiếng anh
(Giáo viên bộ môn soạn- giảng)
______________________________
Tập đọc
Nếu chúng mình có phép lạ
I. Mục tiêu:
1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ.
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về 1 tương lai tốt đẹp.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch và trả lời câu hỏi.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung:
a. Luyện đọc:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ(2 lượt).
- GV nghe, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi.
+ Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
- Câu “Nếu chúng mình có phép lạ”.
+ Việc lặp lại nhiều lần như vậy nói lên điều gì?
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
+ Mỗi khổ thơ nói lên điều ước. Vậy những điều ước ấy là gì?
Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả.
Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc.
Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông.
Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của cách nói:
+ “Ước không còn mùa đông”
- Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người.
+ “Hóa trái bom thành trái ngon”
- Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh.
+ Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài?
- Đó là những ước mơ lớn, ước mơ cao đẹp: Ước mơ về 1 cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình.
+ Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao?
HS: Tự suy nghĩ và trả lời theo đúng ý của mình.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ:
HS: 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ.
- GV hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm.
- GV đọc diễn cảm.
HS: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm.
- Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
3. Củng cố – dặn dò:
	- GV hỏi về ý nghĩa bài thơ.
	- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
Buổi chiều
Toán
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, cho điểm.
HS: 2 em lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài.
- GV chữa bài, nhận xét.
- 2 HS lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài 2:
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 100 + 78= 178
Hoặc: 
96+78 + 4 = 78+(96 + 4) = 78 + 100= 178.
+ Bài 3: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm.
GV có thể hỏi để củng cố cách tìm x.
+ ở biểu thức a thì x được gọi là gì?
- x gọi là số bị trừ.
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- 2 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở.
x – 306 = 504 
x = 504 + 306
x = 810. 
- GV hỏi tương tự với phần b.
b) x + 254 = 680
x = 680 – 254
x = 426.
+ Bài 4:
HS: Đọc bài, tự làm rồi chữa bài.
GV hỏi lại cách tính chu vi hình chữ nhật
a) Chu vi hình chữ nhật là:
P = (16 cm + 12 cm) x 2 = 56 (cm)
b) Chu vi hình chữ nhật là:
P = (45 cm + 15 cm) x 2 = 120 (cm)
- Cho HS tập giải thích về công thức tính P = (a + b) x 2
a là chiều dài hình chữ nhật.
b là chiều rộng hình chữ nhật.
(a + b) là nửa chu vi hình chữ nhật
(a + b) x 2 là chu vi hình chữ nhật.
- GV có thể chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
___________________________________________
lịch Sử
ôn tập
I. Mục tiêu:
	- HS biết từ bài 1 đến bài 5 học về 2 giai đoạn lịch sử: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập.
	- Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
Băng hình vẽ trục thời gian, một số tranh ảnh bản đồ.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS kể lại diễn biến của trận Bạch Đằng.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm).
- GV treo băng thời gian lên bảng.
HS: lên bảng ghi nội dung của mỗi giai đoạn.
- Tổ chức cho các em lên bảng ghi nội dung hoặc các nhóm báo cáo sau khi thảo luận.
* HĐ2: Làm việc cả lớp (hoặc theo nhóm).
- GV treo trục thời gian (theo SGK) lên bảng hoặc phát phiếu cho mỗi nhóm.
HS: Ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục: Khoảng 700 năm TCN, 179 TCN, 938.
- HS lên bảng ghi hoặc các nhóm báo cáo sau khi đã thảo luân.
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
GV yêu cầu các em chuẩn bị cá nhân theo yêu cầu của mục 3 SGK.
HS: 1 số HS báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp.
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tuyên dương các nhóm làm tốt.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà ôn lại bài.
______________________________________
Luyện kiến thức Toán
Luyện tập 
I.Mục tiêu:
- Giúp HS Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng: 
Vở Bài tập toán 4.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV nhận xét, cho điểm.
HS: 2 em lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài tập 1(Tr 42): Củng cố kỹ thuật tính tổng nhiều số
- GV chữa bài, nhận xét.
2 HS làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở rồi chữa bài.
+ Bài tập 2(Tr 42): Củng cố tính chất kết hợp của phép cộng
HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
+ Bài tập 3(Tr 42: Củng cố bài toán giải bằng 2 phép tính. 
HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm.
Bài giải:
Số trẻ em được tiêm phòng lần 2 là:
1465 + 335 = 1800(trẻ)
Số trẻ được tiêm phòng cả hai lần là:
1465 + 1800 = 3265 (trẻ)
Đáp số: 3265 trẻ.
+ Bài tập 4(Tr 42): Củng cố về biểu thức chứa chữ
GV hỏi lại cách tính chu vi hình chữ nhật; diện tích hình chữ nhật
HS: Đọc bài, tự làm rồi chữa bài.
- GV có thể chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
___________________________________________
giáo dục ngoài giờ lên lớp
Bài 3: ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I.Mục tiờu:
1. Kiến thức:
-HS biết xe đạp là phương tiện giao thụng thụ sơ, đẽ đi, nhưng phải đảm bảo an toàn.
-HS hiểu vỡ sao đối với trẻ em cú điều kiện của bản thõn và cú chiếc xe đạp đỳng quy định mới cú thể được đi xe ra phố.
-Biết những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trờn đường.
2.Kĩ năng:
-Cú thúi quen đi sỏt lề đường và luụn quan sỏt khi đi trờn đường, trước khi đi kiểm tra cỏc bộ phận của xe.
3. Thỏi độ:
- Cú ý thức chỉ đi xe cỡ nhỏ của trẻ em, khụng đi trờn đường phố đụng xe cộ và chỉ đi xe đạp khi thật cần thiết.
-Cú ý thức thực hiện cỏc quy định bảo đảm ATGT.
II. Chuẩn bị:
GV: xe đạp của người lớn và trẻ em
Tranh trong SGK
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: ễn bài cũ và giới thiệu bài mới.
GV cho HS nờu tỏc dụng của vạch kẻ đường và rào chắn.
GV nhận xột, giới thiệu bài
Hoạt động 2: Lựa chọn xe đạp an toàn.
GV dẫn vào bài: ở lớp ta ai biết đi xe đạp?
Cỏc em cú thớch được đi học bằng xe đạp khụng?
Ở lớp những ai tự đến trường bằng xe đạp?
GV đưa ảnh một chiếc xe đạp, cho HS thảo luận theo chủ đề:
Chiếc xe đạp đảm bảo an toàn là chiếc xe như thế nào?
GV nhận xột và bổ sung.
Hoạt động 3: Những quy định để đảm bảo an toàn khi đi đường.
GV cho HS quan sỏt tranh trong SGK trang 12,13,14 và chỉ trong tranh những hành vi sai( phõn tớch nguy cơ tai nạn.)
GV nhận xột và cho HS kể những hành vi của người đi xe đạp ngoài đường mà ờm cho là khụng an toàn.
GV : Theo em, để đảm bảo an toàn người đi xe đạp phải đi như thế nào?
Hoạt động 4: trũ chơi giao thụng.
GV kẻ trờn sõn đường vũng xuyến với kớch thước mặt đường thu nhỏ để HS thhực hành bằng xe đạp. Trờn đường cú cỏc vạch kẻ đường chia làn xe và bố chớ cỏc tỡnh huống để HS đi.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dũ. 
-GV cựng HS hệ thống bài 
-GV dặn dũ, nhận xột 
HS trả lời
HS liờn hệ bới bản thõn và tự trả lời.
Xe phải tốt, cỏc ốc vớt phải chặt chẽ lắc xe khụng lung lay..
Cú đủ cỏc bộ phận phanh, đốn chiếu sỏng, 
Cú đủ chắn bựn, chắn xớch
Là xe của trẻ em.
Cỏc tranh trang 13,14
HS kể theo nhận biết của mỡnh.
Đi bờn tay phải , đi sỏt lề đường dành cho xe thụ sơ.
Khi chuyển hướng phải giơ tay xin đường.
Đi đờm phải cú đốn phỏt sỏng.
HS chơi trũ chơi
___________________________________________________________________
Buổi sáng
Ngày soạn: 14/10/2010
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Thể dục
Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái
đổi chân khi đi đều sai nhịp
I. Mục tiêu:	
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật: Quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều bị sai nhịp.
- Thực hiện đúng động tác đội hình đội ngũ, tham gia trò chơi khéo léo, nhiệt tình, bình tĩnh, ném chính xác vào đích.
II. Địa điểm - phương tiện:
	- Sân trường, VS nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
 - 1 còi + bóng + sân chơi.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
ĐL
Phương pháp tổ chức
1) Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung y/c bài học.
- Cho HS khởi động: xoay khớp
(10')
Đội hình tập hợp
x x x x x
x x x x x
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên 100đ200m
- Trò chơi "Tìm người chỉ huy"
2'
- HS chơi trò chơi
2) Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ.
- Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
(20')
10-12'
x x x x
x x x x
2-3 L
- GV điều khiển
- Chia tổ tập luyện
- GVquan sát - sửa sai cho HS
- Cho từng tổ thi đua trình diễn.
- Cả lớp ôn lại 
GV nhận xét chung
3/ Phần kết thúc:
- HS thả lỏng
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Trò  ... ới nhau.
A
B
D
C
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ BC và CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ CD và AD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ AD và AB là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
A
B
C
D
E
+ Bài 3:
M
N
P
Q
R
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Góc E và góc đỉnh D vuông. Ta có:
+ AE, ED là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. 
+ CD và DE là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông. Ta có: 
+ PN và MN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ PQ, PN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
A
B
D
C
+ Bài 4: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) AD, AB là cặp cạnh vuông góc với nhau.
AD, CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
b) AB và CB; BC và CD cắt nhau không vuông góc với nhau.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
__________________________________
địa lý
hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên
I. Mục tiêu:
	- HS biết trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
	- Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ.
	- Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
	- Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
- Tranh ảnh nhà máy thủy điện và rừng Tây Nguyên.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Cây công nghiệp trên đất Ba – gian:
* HĐ1: Làm việc theo nhóm.
HS: Thảo luận nhóm dựa vào kênh chữ và kênh hình để trả lời câu hỏi theo nhóm.
? Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì
- Cây cao su, cây cà phê, chè, hồ tiêu
Chúng thuộc loại cây công nghiệp.
? Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây
- Cây cà phê được trồng nhiều nhất 494 200 (ha).
? Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp
- Vì ở đây đất Ba - gian rất tốt, thường có màu nâu đỏ, tơi xốp, phì nhiêu, 
* HĐ2: Làm việc cả lớp.
HS: Quan sát tranh ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột.
- GV gọi HS lên chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
? Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột
- GV giới thiệu cho HS xem 1 số tranh ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn Ma Thuột.
HS: Đại diện các nhóm lên trình bày.
? Hiện nay khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì
- Thiếu nước vào mùa khô. Người dân phải dùng máy bơm nước hút nước ngầm lên để tưới cho cây.
3. Chăn nuôi trên đồng cỏ:
* HĐ3: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên
- Trâu, bò, voi.
? Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò
- Có đồng cỏ xanh tốt.
? ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì
-  để chuyên chở người và hàng hoá
- Tổng kết: Nêu ghi nhớ.
HS: Đọc phần ghi nhớ.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
_________________________________
Buổi chiều
Luyện kiến thức tiếng việt
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. Mục tiêu:
	- Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập, vở bài tập làm văn.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- 1 HS kể lại câu chuyện mà em đã kể ở lớp hôm trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV hướng dẫn HS cách chuyển.
- 1 em giỏi làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất từ ngôn kịch sang lời kể.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 2 – 3 em thi kể.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- Từng cặp HS suy nghĩ kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
- Hai, ba HS thi kể, GV và cả lớp nhận xét.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu của bài.
- GV dán tờ phiếu to ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2.
HS: Nhìn bảng phát biểu ý kiến.
- GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc.
+ Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tập viết văn phát triển câu chuyện.
_____________________________________
Toán
Hai đường thẳng vuông góc
I. Mục tiêu:
- Giúp HS Củng cố về 2 đường thẳng vuông góc. 
- Củng cố cách kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc.
II. Đồ dùng: 	Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên chữa bài về nhà.
- GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi tên bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài tập 1( Tr 47): Củng cố về 2 đường thẳng vuông góc.
HS: Dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không và khoanh vào đáp án đúng.
+ Bài tập 2(Tr 47): Nêu tên các cặp cạnh vuông góc có trong hình vẽ 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
+ BC và CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ CD và AD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ AD và AB là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ Bài tập 3(Tr 47): Củng cố kiểm tra góc vuông; hai đường thẳng vuông góc.
M
N
P
Q
R
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a) Góc E, C và góc A vuông. Ta có:
+ AE, ED là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. 
+ CD và BC là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ EA và AB là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
____________________________________
hoạt động tập thể
sơ kết tuần
I. Mục tiêu:
- HS nhận ra những khuyết điểm của mình để sửa chữa.
	- Phát huy những ưu điểm đã đạt được.
II. Nội dung:
	- GV nhận xét chung về các mặt trong tuần.
1. Ưu điểm:
	- Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ.
	- 1 số bạn có ý thức học tập tốt: Sơn, Oanh, Ly, Tùng, An, Minh Anh.
2. Nhược điểm:
	- ý thức học tập chưa tốt: Nam, Minh.
	- Nhiều bạn viết chữ xấu, sai nhiều lỗi chính tả: Minh; Hiệp; Lương.
	- Một số bạn quên khăn quàng.
	- Một số bạn hay nói chuyện riêng trong giờ học.
III. Tổng kết:
	GV tuyên dương 1 số em có ý thức tốt, phê bình nhắc nhở những em mắc nhiều khuyết điểm để tuần sau tiến bộ hơn.
_______________________________________________________________________
Kỹ thuật
Khâu đột thưa
I.Mục tiêu:
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh quy trình, mẫu đường khâu đột, vải, kim chỉ, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Thực hành khâu đột thưa:
HS: Nêu lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước khâu đột thưa.
- GV nhận xét và củng cố kỹ thuật khâu theo 2 bước:
+ Bước 1: Vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu theo vạch dấu.
- Nhắc nhở HS khi khâu.
HS: Thực hành khâu.
- Uốn nắn cho những HS khâu chưa đúng.
3. Thực hành đánh giá kết quả:
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá: 
HS: - Trưng bày sản phẩm
- Tự đánh giá sản phẩm của mình theo các tiêu chuẩn trên.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Luyện kiến thức toán
Luỵen tập về phép cộng, phép trừ
I.Mục tiêu:
- Củng cố về phép cộng và phép trừ và các tính chất của nó.
- Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Vận dụng vào giải toán.
II. Đồ dùng: 
Vở bài tập toán
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Kiểm tra bài cũ:
Tính chất phép cộng, phép trừ.
Dạy bài mới
Giới thiệu bài.
Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1(Tr 42): Củng cố kỹ thuật tính cộng, trừ
HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài tập 2(Tr 42): Củng cố về tính chất phép cộng, trừ
HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài tập 3(Tr 42): Củng cố giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng, trừ
HS tự làm bài rồi chữa bài
Bài tập 4(Tr 42): Củng cố về chu vi, diện tích hình chữ nhật
HS làm bài rồi nêu kết quả
Củng cố dặn dò:
GV Củng cố nội dung bài
Dặn dò HS
Kluyện kiến thức tiếng việt
Luyện tập Kể Chuyện đã nghe đã đọc
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
	- Củng cố kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về 1 ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lý..
	- Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 
2. Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
+ Tranh minh hoạ “Lời ước dưới trăng”.
+ Sách, báo, truyện viết về ước mơ.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS nêu cốt truyện lời ước dưới trăng.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập: 
Kể câu chuyện : Lời ước dưới trăng
a. HS nêu yêu cầu kể chuyện:
Vài em nêu lại
b. Luyện kể chuyện:
- Kể từng đoạn đoạn theo cốt truyện
- Kể toàn bộ câu chuyện.
GV và cả lớp nhận xét, bổ sung
HS kể theo nhóm.
HS kể cá nhân.
c. Trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện
HS thảo luận cả lớp
C. Củng cố dặn dò:
 GV nhận xét giờ học. 
 Dặn dò HS.
hoạt động tập thể
an toàn giao thông - lựa chọn đường đi an toàn
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
	- Biết giải thích, so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn.
2. Kỹ năng:
	- Lựa chọn con đường đi an toàn nhất để đến trường.
	- Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn.
3. Thái độ:
	- Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn.
II. Chuẩn bị:
	Phiếu học tập, sơ đồ về những con đường.
III. Các hoạt động chính:
1. Hoạt động 1: Ôn bài trước.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi thảo luận.
HS: Thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập.
? Theo em con đường hay đi đoạn đường như thế nào là an toàn
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh dấu các ý đúng.
3. Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV dùng sơ đồ hoặc sa bàn về con đường từ nhà đến trường.
- 2 – 3 em chỉ ra con đường đảm bảo an toàn hơn.
c. Kết luận:
Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn.
4. Hoạt động bổ trợ:
a. Mục tiêu:
b. Cách tiến hành:
- GV cho HS tự vẽ con đường từ nhà đến trường.
HS: Lên giới thiệu con đường mà em đi.
? Em có thể đi đường nào khác đến trường
? Vì sao mà em không chọn con đường đó
c. Kết luận:
Cần lựa chọn con đường đi hợp lý và bảo đảm an toàn.
IV. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_nam_hoc_2010_2011_ha_thi_khuyen.doc