I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS củng cố về:
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. HS KT thực hiện được phép cộng không có nhớ
- Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh.
- Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật. HS khá, giỏi làm bài tập 4b, 5
- GD HS có ý thức tốt trong học tập, đưa kiến thức vào thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: -Bảng phụ làm bài tập 4, 5, SGK
HS: SGK, vở, bút, .
Ngày soạn: 14 /10 / 2010. Ngày giảng: Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010. Toán: Luyện tập I.Mục đích, yêu cầu: Giúp HS củng cố về: - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. HS KT thực hiện được phép cộng không có nhớ - Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh. - Giải toán có lời văn và tính chu vi hình chữ nhật. HS khá, giỏi làm bài tập 4b, 5 - GD HS có ý thức tốt trong học tập, đưa kiến thức vào thực tiễn. II. Đồ dùng dạy - học: GV: -Bảng phụ làm bài tập 4, 5, SGK HS: SGK, vở, bút, ... III.Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT 1.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi1 HS lên bảng làm bài tập 2; 1 HS khá, giỏi làm bài 3, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: GV ghi bảng. b.Hướng dẫn luyện tập : Bài 1 -Yêu cầu HS đọc đề bài. - Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - Nêu cách thực hiện và thực hiện phép tính - Cho HS làm bài - Nhận xét sửa sai. Bài 2. - Cho HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện - Thực hiện mẫu một ví dụ. 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 = 100 + 78 = 178 - Cho HS lên bảng thực hiện. - Nhận xét sửa sai. Bài 3: - Hướng dẫn tương tự bài2 - Nêu cách tìm các thành phần chưa biết. - GV cho HS nêu và lên thực hiện. Nhận xét sửa sai. Bài 4: -Yêu cầu 1 HS đọc đề. - Cho HS phân tích, tìm hướng giải của bài toán - Yêu cầu HS thực hiện. -Chấm bài, nhận xét. Bài 5.HS khá, giỏi - Cách hướng dẫn tương tự bài4 - Nhận xét sửa sai. 3.Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS nêu kiến thức vừa củng cố trên - Nhận xét chung giờ học. - Hoàn thành bài tập nếu chưa làm xong. - Về làm VBT phần này.Chuẩn bị bài:Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe. - Nêu yêu cầu của bài. - Đặt tính rồi tính - Đặt tính, sau đó thực hiện cộng theo thứ tự từ phải sang trái. - HS làm trên bảng lớp. ;; ; - 1 HS đọc bài. - Nêu miệng. - HS khác nhận xét - HS thực hiện. ; - Đọc đề. - Nêu miệng. - Làm vào vở Số dân tăng thêm sau 2 năm là: 79 + 71 = 150 (người ) Số dân của xã sau 2 năm là: 5 256 + 150 = 5 406 (người) P = (16 + 12) x 2 = 56 (cm) P = (45 + 15) x 2 = 120 (m) - HS nêu - Lắng nghe về nhà thực hiện. ;; - HS nghe Đạo đức: Tiết kiệm tiền của (t2) I.Mục đích, yêu cầu: - Củng cố lại kiến thức đã học ở tiết trước: Biết sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước,...trong cuộc sống hằng ngày. + HS khá, giỏi biết được vì sao cần phải tiết kiệm tiền của. Nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của. HS KT biết lắng nghe, cùng tham gia thảo luận với bạn - GDHS có những hành vi, việc làm tiết kiệm tiền của đúng, hợp lí. II.Đồ dùng dạy – học: GV: SGK, nội dung các bài tập 4, 5 HS: SGK, vở, bút, ... III.Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu ví dụ về tiết kiệm tiền của. - Nêu lợi ích của tiết kiệm tiền của 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: GV ghi đề b. Tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Làm việc cá nhân. (Bài tập 4) - GV nêu yêu cầu bài tập 4: Những việc làm nào trong các việc dưới đây là tiết kiệm tiền của? a. Giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập. b. Giữ gìn quần áo, đồ dùng, đồ chơi. c.Vẽ bậy, bôi bẩn ra sách vở, bàn ghế, tường lớp học. d. Xé sách vở. đ. Làm mất sách vở, đồ dùng học tập. e. Vứt sách vở, đồ dùng, đồ chơi bừa bãi. g. Không xin tiền ăn quà vặt h. Ăn hết suất cơm của mình. i. Quên khóa vòi nước. k. Tắt điện khi ra khỏi phòng. - GV kết luận: *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm và đóng vai (Bài tập 5- SGK/13) ò Nhóm 1 : Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải thích thế nào? òNhóm 2: Em của Tâm đòi mẹ mua cho đồ chơi mới trong khi đã có quá nhiều đồ chơi. Tâm sẽ nói gì với em? òNhóm 3 : Cường nhìn thấy bạn Hà lấy vở mới ra dùng trong khi vở đang dùng vẫn còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà? - GV kết luận - GV cho HS đọc ghi nhớ. 3.Củng cố - Dặn dò: - Thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước, trong cuộc sống hằng ngày. - Chuẩn bị bài tiết sau: Tiết kiệm thời gian - HS nêu, nhận xét - HS làm bài tập 4. - Cả lớp trao đổi và nhận xét. - HS nhận xét, bổ sung. + Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. + Các việc làm c, d, đ, e, i là lãng phí tiền của. - Các nhóm thảo luận đóng vai. - Một vài nhóm lên đóng vai. + Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào khác không? Vì sao? + Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? - HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày . - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Một vài HS đọc to phần ghi nhớ- SGK/12 - HS cả lớp thực hành. - Cả lớp. - HS cùng tham gia với bạn - HS lắng nghe - HS theo dõi Tập đọc: Nếu chúng mình có phép lạ. I. Mục đích, yêu cầu: - Đọc đúng các tiếng, từ khó: phép lạ, lặn xuống, ruột, mãi mãi, - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng theo ý thơ . - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. - Hiểu từ ngữ: chớp mắt, hái triệu vì sao. HS KT đọc với mức độ đánh vần chậm - Hiểu nội dung: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. - GD HS có quyền mơ ước một cuộc sống tươi đẹp. II. Đồ dùng dạy - học: GV:Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 76, SGK. Bảng phụ viết sẵn khổ thơ 1 và khổ thơ 4. HS: SGK, vở, đọc trước bài và trả lời câu hỏi của bài,... III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT 1.Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 HS lên bảng đọc bài “Ở Vương quốc Tương Lai” và nêu nội dung của bài - GV nhận xét cho điểm. 2.Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài GV ghi đề b.Luyện đọc và tìm hiểu bài. *Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV phân khổ thơ (4 khổ) - Gọi HS tiếp nối nhau đọc bài 3 lượt kết hợp tìm từ khó luyện đọc và nêu chú giải từ khó - Luyện đọc nhóm đôi - HS đọc toàn bài + GV đọc mẫu lần 1(nêu giọng đọc của bài) *Tìm hiểu bài: - HS đọc toàn bài thơ và trả lời + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? + Việc lặp lại nhiều lần trong câu ấy nói lên điều gì ? + Mỗi khổ thơ nói lên điều gì ? + Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ ? + Em hiểu câu thơ mãi mãi không có mùa đông ý nói gì ? + Câu thơ Hóa trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì ? + Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ ? Vì sao ? - Bài thơ nói lên điều gì ? * Đọc diễn cảm: - Cho HS đọc nối tiếp - lớp tìm giọng đọc - Đưa khổ thơ cần luyện đọc và hướng dẫn cách đọc -Yêu cầu HS cùng học thuộc lòng. - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng theo cách thả thơ toàn bài. - Bình chọn bạn đọc hay nhất. 3.Củng cố- Dặn dò: - Nếu em có phép lạ em sẽ ước điều gì ? Vì sao? - Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới: Đôi giày ba ta màu xanh. - 3 HS lên đọc bài. - Lắng nghe. - 1 HS đọc- Lớp đọc thầm - HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự: nêu được các từ khó như: hạt giống, chớp mắt, thuốc nổ, bi tròn,... - HS luyện đọc - 1 HS đọc - Lắng nghe - HS đọc và trả lời + Nếu chúng mình có phép lạ. + Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. ... + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. + Khổ 1:Ước cây mau lớn để cho quả ngọt. + Khổ 2:Ước trở thành người lớn để làm việc. + Khổ 3: Ước mơ không còn m/đông giá rét. + Khổ 4: Ước không còn chiến tranh. + Nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi.. + Các bạn ước không còn chiến tranh, con người luôn sống trong hòa bình, không còn bom đạn. - HS tự nêu. + Bài thơ nói về... các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho th/giới tốt đẹp - 4 HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ - 3 HS đọc - 4 HS đọc thuộc lòng. - 3 HS đọc. -Tự nêu. - Lắng nghe và về nhà thực hiện. - HS đọc với mức độ chậm 2 dòng của bài - HS đọc tiếp 2 dòng của bài Chiều: Lịch sử Ôn tập I.Mục đích, yêu cầu: - Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5. - Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về đời sống người Lạc Việt dưới thời kì Văn Lang; hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng; diễn biến, ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. HS KT đọc chậm 1 câu ngắn trong nội dung ôn tập - GD HS luôn tôn trọng, tự hào về quê hương đất nước. II.Đồ dùng dạy – học: GV: Phiếu học tập. Băng trục thời gian. HS: SGK, vở, bút, ... III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT 1.Kiểm tra bài cũ: - Nêu nguyên nhân và diễn biến của trận Bạch Đằng ? - Nhận xét, ghi điểm 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: GVghi tựa. b.Tìm hiểu bài: *Hoạt động 1: Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên trong lịch sử dân tộc. - Yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk. - Yêu cầu HS làm bài, GV vẽ băng thời gian lên bảng. Khoảng 700 năm TCN - 179 TCN: Buổi đầu dựng nước và giữ nước Năm179TCN -Năm 938: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại nền độclập -Yêu cầu HS lên điền tên các giai đoạn lịch sử vào bảng thời gian. + Chúng ta đã học những giai đoạn lịch sử nào của dân tộc ? - Nhận xét, yêu cầu HS ghi nhớ hai g/đoạn trên. *Hoạt động : Các sự kiện lịch sử tiêu biểu. - Gọi HS đọc yêu cầu 2 sgk. - Cho HS thảo luận nhóm đôi.(3 phút) - GV vẽ trục thời gian và ghi các mốc thời gian lên bảng. Nước Văn Lang ra đời Nước Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà Chiến thắng Bạch Đằng -Yêu cầu HS báo cáo kết quả. - Nhận xét kết luận. *Hoạt động 3: Thi hùng biện + Chia nhóm và đặt tên cho các nhóm sau đó phổ biến yêu cầu cuộc thi. + Nhóm 1: Kể về đời sống của người Lạc Việt dưới thời Văn Lang. + Nhóm 2: Kể về hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. + Nhóm 3: Kể về diễn biến và ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. - Cho HS trình bày nói trước lớp. - Nhận xét đánh giá tuyên dương. 3.Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Cho HS nêu lại nội dung bài. - Về nhà xem lại bài và xem trước bài: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và trả lời các câu hỏi SGK - 2 HS nêu. - Lắng nghe. - HS đọc phần nội dung bài. + HS thực hiện. + Giai đoạn 1: Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN – 179 TCN) + Giai đoạn 2: Hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập (179 TCN – năm 938) - Nêu yêu cầu. + Thực hiện theo yêu cầu. - Thảo luận nhóm và báo cáo. - Lắng nghe và thực hiện. - HS trình bày - HS nêu - HS cả lớp - N ... mơ bình dị. II.Đồ dùng dạy - học: GV:-Tranh minh họa. -Bảng phụ viết sẵn các câu đoạn thơ cần luyện đọc. HS: SGK, vở, bút,... III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài : Nếu chúng mình có phép lạ và nêu nội dung bài -GV Nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới: a. Giới thiệu bài:-Ghi đề b. Luyện đọc và tìm hiểu bài: - Gọi 1 HS đọc toàn bài. GV phân đoạn (2 đoạn) - Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài (3 lượt) kết hợp tìm từ khó luyện đọc và chú giải từ khó hiểu -Luyện đọc nhóm đôi. 1 HS thể hiện lại bài -GV đọc mẫu.(nêu giọng đọc của bài) * Tìm hiểu bài -Cho HS đọc thầm và trả lời câu hỏi +Nhân vật tôi trong đoạn văn là ai ? +Ngày bé chị từng mơ ước điều gì ? +Những câu văn nào tả vẽ đẹp của đôi giày ba ta ? +Ước mơ của chị phụ trách đội có thành hiện thực không ? Vì sao em biết ? +Đoạn 1 cho em biết điều gì ? -Cho HS đọc đoạn 2 +Khi làm công tác đội chị phụ trách được giao nhiệm vụ gì ? +Vì sao chị ước mơ của một cậu bé lang thang ? +Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp ? +Tại sao chị lại chọn cách làm đó ? +Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày ? +Đoạn 2 nói lên điều gì ? -Nội dung của bài văn này là gì ? c.Luyện đọc diễn cảm -Cho HS đọc nối tiếp - lớp tìm giọng đọc -Đưa đoạn văn cần luyện đọc và hướng dẫn cách đọc: Hôm nhận giày....tưng tưng. -Cho HS luyện đọc, nhận xét, cho điểm -Cho HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét cho điểm, tuyên dương 3.Củng cố-Dặn dò: -Qua bài văn em thấy chị phụ trách là người như thế nào ?. -Nhận xét tuyên dương tiết học. -Về nhà xem lại bài và xem trước bài mớ: Thưa chuyện với mẹ và trả lời các câu hỏi SGK. -2 HS lên bảng đọc bài và nêu nội dung bài. -1 HS đọc- Lớp đọc thầm -2 HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự : nêu được các từ khó như: khuy dập, phụ tránh, tuyên truyền... -Thực hiện theo yêu cầu - Lắng nghe +1 HS đọc. +là chị phụ trách Đội TNTP. +Chị mơ ước có được đôi giày ba ta màu xanh nước biển như của anh họ chị. +Cổ giày ôm sát chân, thân giày .....hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qua. +Ước mơ của chị phụ trách đội không thành hiện thực, vì chị chỉ được tưởng tượng ... +Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh. +HS thực hiện đọc. +Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái, một cậu bé lang thang đi học. +Vì chị đã đi theo Lái khắp các đường phố. +Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu tiên cậu đến lớp. +Vì chị muốn mang lại niềm hạnh phúc cho Lái. +Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết...., đeo vào cổ nhảy tưng tưng. +Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày. +Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được chị phụ trách tặng đôi giày ...đến lớp. -HS thực hiện theo yêu cầu -Nêu miệng - HS thi đọc -HS nêu -Lắng nghe về nhà thực hiện. Mĩ thuật: Tập nặn tạo dáng :Nặn con vật quen thuộc. I. Mục đích, yêu cầu: - HS hiểu hình dáng, đặc điểm, màu sắc của con vật. - HS biết cách nặn con vật và nặn được con vật theo ý thích. - HS khá, giỏi: Hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu. - Học sinh yêu mến các con vật. II. Đồ dùng dạy – học: GV: - Tranh, ảnh một số con vật quen thuộc- Sản phẩm nặn con vật của học sinh - Đất nặn hoặc giấy màu, hồ dán. HS: - Giấy vẽ, vở tập vẽ 4, bút chì, tẩy, màu sáp. III. Hoạt động dạy - học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - GV chấm một số bài của tiết trước -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Nhận xét, tuyên dương HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài:- Ghi đề b. Bài giảng: Hoạt động 1: Quan sát nhận xét: -GV dùng tranh, ảnh các con vật + Đây là con vật gì? + Hình dáng các bộ phận của con vật ? + Nhận xét đặc điểm, màu sắc của con vật như thế nào? + Hình dáng của con vật khi hoạt động thay đổi như thế nào? - GV: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật khác, mỗi con vật đều có một đặc điểm riêng, con to, nhỏ khác nhau và màu sắc khác... Hoạt động 2: Cách nặn con vật: - Giáo viên dùng đất nặn mẫu và yêu cầu học sinh chú ý quan sát cách nặn. - Nặn con vật với các bộ phận lớn gồm: Thân, đầu, chân ... từ một thỏi đất sau đó thêm các chi tiết cho sinh động. - GV cho các em xem các sản phẩm để học sinh học tập cách nặn, cách tạo dáng. Hoạt động 3: Thực hành: - Chuẩn bị đất nặn, giấy lót để làm bài tập - Chọn con vật quen thuộc và yêu thích để nặn, vẽ - Chú ý giữ vệ sinh cho lớp học Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - GV nhận xét chung giờ học. - Khen ngợi, động viên những học sinh có hình nặn cân đối, gần giống con vật mẫu. Dặn dò HS: - Chuẩn bị đồ dùng cho bài học sau: Vẽ trang trí. Vẽ đơn giản hoa, lá. - HS nộp vở -Ngoài hình ảnh những con vật đã xem, HS kể thêm những con vật mà em biết, miêu tả hình dáng -HS quan sát + Nặn từng bộ phận rồi ghép dính lại. + Nặn các bộ phận khác (bộ phận chính con vật: Thân, đầu) + Nặn các bộ phận khác (Chân, tai, đuôi + Ghép dính các bộ phận +Tạo dáng và sửa chữa cho con vật - HS thực hành - HS lắng nghe - HS cùng thực hiện Âm nhạc: Học hát: Bài Trên ngựa ta phi nhanh I. Mục đích, yêu cầu: -HS biết hát theo dai điệu và lời ca. Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát. -HS khá, giỏi: biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Phong Nhã. Biết gõ đệm theo nhịp, theo phách. - Qua bài hát, giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước II.Đồ dùng dạy – học: - GV: Nhạc cụ (thanh phách), chép sẵn nội dung bài hát lên bảng. - HS: Vở, SGK. III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 em hát bài “Em yêu hòa bình” và “Bạn ơi lắng nghe” - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV ghi đề b. Nội dung: GV treo sẵn nội dung bài hát. - GV hát mẫu bài hát 1 lần giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - GV dạy HS hát từng câu theo lối móc xích. - Trước khi hát cho HS luyện cao độ âm o, a. - Cho HS hát kết hợp toàn bài với nhiều hình thức cả lớp - dãy - tổ. - Qua học bài hát này em cho biết bài hát nói lên điều gì ? - Cho cả lớp hát lại 1 lần bài hát để thấy được điều đó. 3. Củng cố dặn dò: - Cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần. - Dặn dò: Về nhà các em ôn lại bài hát, GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Ôn bài hát Trên ngựa ta phi nhanh, TĐN số 2. - 2 em lên bảng hát. - HS lắng nghe. - Học sinh nghe - HS luyện cao độ rồi học hát. - Hát cả bài theo hình thức cả lớp - dãy - tổ. - Bài hát gợi lên hình ảnh những cậu bé phi ngựa băng qua các miền quê của đất nước, hiên ngang vượt lên phía trước -Cả lớp cùng hát Hoạt động ngoài giờ: Thực hành vệ sinh trường lớp. I.Mục đích, yêu cầu: - HS thực hành vệ sinh trường lớp sạch đẹp. - Biết tạo vẻ đẹp cho khuôn viên trường, lớp luôn sạch đẹp hơn. - Có ý thức và thói quen giữ vệ sinh trường, lớp. II. Đồ dùng dạy – học: GV: Một số công việc HS: dụng cụ làm vệ sinh: chổi, sọt rác, vải lau,... III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Ổn định: Tập hợp lớp – kiểm tra dụng cụ của HS 2.Nội dung công việc: -GV phân công lớp làm vệ sinh theo tổ: +Tổ 1: Làm ở trong sân trường, +Tổ 2: Làm ở hai đầu cầu thang, nhà xe +Tổ3: Làm vệ sinh ở lớp học, lau bàn ghế và cửa kính lớp. -GV theo dõi các tổ làm, giúp đỡ thêm -HS làm xong tập hợp lớp, nhận xét, tuyên dương. 3.Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét chung. Về nhà thực hiện tốt hơn, đến luôn luôn giữ sạch, đẹp trường, lớp - HS đưa các dụng cụ đã chuẩn bị - HS lắng nghe, cùng thực hiện - HS cả lớp tập hợp -HS thực hiện BÀI 8 CẮT, KHÂU TÚI RÚT DÂY (3 tiết ) I/ Mục tiêu: -HS biết cách cắt, khâu túi rút dây. -Cắt, khâu được túi rút dây. -HS yêu thích sản phẩm mình làm được. II/ Đồ dùng dạy- học: -Mẫu túi vải rút dây (được khâu bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột) có kích thước lớn gấp hai lần kích thước quy định trong SGK. -Vật liệu và dụng cụ cần thiết: +Một mảnh vải hoa hoặc màu (mặt vải hoa rõ để HS dễ phân biệt mặt trái, phải của vải). +Chỉ khâu và một đoạn len (hoặc sợi) dài 60cm. +Kim khâu, kéo cắt vải, thước may, phấn gạch, kim băng nhỏ hoặc cặp tăm. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: Hát. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Cắt, khâu túi rút dây và nêu mục tiêu bài học. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu. -GV giới thiệu mẫu túi rút dây, hướng dẫn HS quan sát túi mẫu và hình SGK và hỏi: + Em hãy nhận xét đặc điểm hình dạng và cách khâu từng phần của túi rút dây? -GV nhận xét và kết luận:Túi hình chữ nhật. Có hai phần thân túi và phần luồn dây.Phần thân túi được khâu ghép 2 mép vải bằng mũi khâu thường hoặc khâu đột. Phần luồn dây có đường nẹp để lồng dây, được khâu theo cách khâu viềnđường gấp mép vải.Kích thước túi có thể thay đổi tuỳ theo ý thích. -Nêu tác dụng của túi rút dây. * Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật. -GV hướng dẫn HS quan sát H.2 đến H 9 để nêu các bước trong quy trình cắt, khâu túi rút dây. -Hỏi và gọi HS nhắc lại cách khâu viền gấp mép, cách khâu ghép hai mép vải. -Hướng dẫn một số thao tác khó như vạch dấu, cắt hai bên đường phần luồn dây H.3 SG, gấp mép khâu viền 2 mép vải phần luồn dây H.4 SGK. Vạch dấu và gấp mép tạo đường luồn dây H.5 SGK, khâu viền đường gấp mép H.6a, 6b SGK. * GV lưu ý khi hướng dấn số điểm sau : +Trước khi cắt vải cần vuốt phẳng mặt vải. Sau đó đánh dấu các điểm theo kích thước và kẻ nối các điểm, các đường kẻ trên vải thẳng và vuông góc với nhau. +Cắt vải theo đúng đường vạch dấu +Khâu viền các đường gấp mép vải để tạo nẹp lồng dây trước, khâu ghép 2 mép vải ở phần túi sau. +Khi bắt đầu khâu phần thân túi cần vòng 2-3 lần chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa đường gấp mépcủa phần luồn dây với phần thân túi để đường khâu chắc, không bị tuột chỉ. +Nên khâu bằng chỉ đôi và khâu bằng mũi khâu đột thưa để chắc, phẳng. * Hoạt động 3: HS thực hành khâu túi rút dây -GV nêu yêu cầu thực hành . -GV tổ chức cho HS thực hành đo, cắt vải và cắt, gấp, khâu hai bên đường nẹp phần luồn dây. 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. -Chuẩn bị bài tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập -HS quan sát và trả lời. -HS nêu. -HS quan sát và trả lời. -HS theo dõi. -HS lắng nghe. -HS theo dõi. -HS thực hiện thao tác. -Cả lớp.
Tài liệu đính kèm: