Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)

1- Giới thiệu bài:

- Cho HS hát chuyển giờ.

- 1HS đọc đoạn 1 bài: Ở Vương quốc tương lai.

- Nhận xét, đánh giá.

- Giới thiệu bài, ghi bảng.

2- Phát triển bài:

2.1- Luyện đọc

- Gọi 1HS đọc toàn bài, nêu cách đọc bài

- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ

- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS

- Gọi HS đọc chú giải

- Luyện đọc từ khó: nảy, chén

- Gọi HS đọc tiếp nối lần 2

- Luyện đọc theo cặp

- Gọi 2 cặp đọc bài.

- GV đọc mẫu

2.2- Tìm hiểu bài

- Gọi HS đọc toàn bài thơ, cả lớp đọc thầm và TLCH:

- Câu thơ nào đ¬ợc lặp lại nhiều lần trong bài?

- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?

- Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? Những điều ước ấy kà gì?

- Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng 4 ý chính

- HSKG: Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?

 

doc 19 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 991Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1- Giới thiệu bài:
- Cho cả lớp hát chuyển giờ. 
- Thực hiện PT: 921 + 898 + 2 079 
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2- Phát triển bài:
* HD làm bài tập:
* Bài 1 (Tr 46): 
- Cho HS đọc yêu cầu.
- BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm bảng con (HSTB làm ý b; HSKG làm cả bài)
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 2 (Tr 46):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn cách làm 
- Yêu cầu HS làm theo 2 dãy (HSTB dòng 1, 2 ; HSKG làm cả bài)
- GV nhận xét,đánh giá.
- Củng cố t/c của phép cộng
* Bài 3 (Tr 46): 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS làm bảng con theo 2 dãy
- Yêu cầu HS nói cách làm.
- GV nhận xét, đánh giá.
* Bài 4 (Tr 46): HSKG
- Gọi HS đọc bài toán
- Yêu cầu HS làm vở
- GV chấm chữa bài
* Bài 5 (Tr 46): HSKG
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi HCN
- Vậy ta có chiều dài HCN là a, chiều rộng HCN là b thì chu vi HCN là gì?
- GV viết công thức tính chu vi HCN
- Phần b của BT yêu cầu chúng ta làm gì?
3- Kết luận:
- Muốn tính tổng của nhiều số hạng ta làm NTN?
- Nêu cách tính chu vi HCN?
- GV nhận xét giờ học
- Xem lại các bài tập 
- Cả lớp hát.
- 1 HS thực hiện: 921 + 898 + 2079 
= (921+ 2 079) + 898
= 3 000 + 898 = 3 898
- HS đọc yêu cầu.
- 1 HS nêu
- HS làm bảng con, 2HS làm bảng nhóm.
a) 7289; 5078. b) 49672; 123879.
- HS đọc yêu cầu.
- HS lắng nghe.
- HS làm bảng con; 2 HS làm bảng phụ.
a) 96 + 78 + 4 
= (96 + 4) + 78
= 100 + 78 
= 178
b) 789 + 285 + 15
= 789 + (285 + 15)
= 789 + 300
= 1089
 67 + 21 + 79
= 67+ (21 + 79)
= 67 + 100
= 167
 448 + 594 + 52
= (448 + 52) + 594
= 500 + 594
= 1094
 408 + 85 + 92
= (408 + 92) + 85
= 500 + 85
= 585
 677 + 969 + 123
= (677 + 123) + 969
= 800 + 969
= 1769
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bảng con, 2 HS làm bảng phụ
a) x – 306 = 504
 x = 504 + 306
 x = 810
b) x + 254 = 680
 x = 680 - 254
 x = 426
- HS đọc bài toán
- Lớp làm vở, 1HS làm bảng nhóm.
Bài giải
Số dân xã đó tăng thêm sau 2 năm là:
79 + 71 = 150 ( người)
Số dân của xã đó sau 2 năm là:
5 256 + 150 = 5 406 ( người)
Đáp số: 5 406 người
- HS nêu.
- p = (a + b) x 2
- HS làm vở; 1 HS làm bảng phụ 
a) p = (a + b) x 2 b) p = (a + b) x 2 
 = (16 + 12) x 2 = (45 + 15) x 2
 = 28 x 2 = 60 x 2
 = 56 (cm) = 120(cm)
Tiết 2: Tập đọc:
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Đọc rành mạch trôi chảy bài tập đọc.
- Biết đọc trôi chảy rành mạch, đọc bài thơ với giọng vui, hồn nhiên.
I. Mục tiêu:
- Hiểu nội dung bài: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
- Đọc đúng các từ khó đọc trong bài. đọc to rõ ràng trôi chảy. Bước đầu biết dọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi. 
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK, thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài.
- HSKG thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được câu hỏi 3
- Giáo dục cho HS có những ước mơ cao đẹp
II- Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ SGK.
- Đoạn thơ, câu thơ cần hướng dẫn.
- SGK Tiếng việt 4 tập 1.
III- Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Giới thiệu bài:
- Cho HS hát chuyển giờ.
- 1HS đọc đoạn 1 bài: Ở Vương quốc tương lai.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2- Phát triển bài:
2.1- Luyện đọc
- Gọi 1HS đọc toàn bài, nêu cách đọc bài
- Gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc 5 khổ thơ
- GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS 
- Gọi HS đọc chú giải
- Luyện đọc từ khó: nảy, chén
- Gọi HS đọc tiếp nối lần 2
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi 2 cặp đọc bài.
- GV đọc mẫu
2.2- Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc toàn bài thơ, cả lớp đọc thầm và TLCH:
- Câu thơ nào đợc lặp lại nhiều lần trong bài?
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
- Mỗi khổ thơ nói lên điều gì? Những điều ước ấy kà gì?
- Gọi HS nhắc lại ước mơ của thiếu nhi qua từng khổ thơ. GV ghi bảng 4 ý chính
- HSKG: Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
- Câu thơ Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
- Em hãy nhận xét về những ước mở của các bạn nhỏ?
- Em thích câu thơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
- Bài thơ nói lên điều gì?
- Ghi ý chính của bài thơ.
2.3- Đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng
- Yêu cầu HS nối nhau đọc từng khổ thơ và nêu cách đọc
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc diễn cảm bài thơ
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng theo cặp
- Thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- HSKG đọc cả bài thơ
3- Kết luận:
- Nếu có phép lạ, em sẽ ớc điều gì? Tại sao? 
- GV nhận xét giờ học
- Dặn VN HTL bài thơ.
- Cả lớp hát
- HS đọc & TLCH.
- 1HS đọc toàn bài, nêu cách đọc bài
- 4 HS nối nhau đọc
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Đọc tiếp nối lần 2
- Luyện đọc theo cặp
- HS TL
- Nếu chúng mình có phép lạ.
- Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết.
1. Ước muốn cây mau lớn để cho quả.
2. Trẻ em thành người lớn để làm việc.
3. Trái đất không còn mùa đông.
4. Trái đất không có bom đạn.
- Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai không còn những thiên tai đe doạ con người.
- Ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn chiến tranh.
- Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về 1 cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ không có thiên tai , thế giới chung sống hoà bình.
- HS suy nghĩ tự trả lời.
Nội dung: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp
- 4 HS đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc cho nhau nghe
- 2 HS đọc
- 2 HS đọc và kiểm tra lẫn nhau
Ngày soạn: 23 tháng 10 năm 2011
Ngày giảng: Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Toán: Tiết 37
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết tổng, hiệu của hai số
- Biết tìm hai số khi biết tổng & hiệu của chúng. 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó 
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập
II. Đồ dùng:
- Thước, phấn màu, bảng phụ.
- SGK Toán 4, nháp
III- Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1- Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số. 
- 1HS nêu t/c kết hợp của phép cộng?
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2- Phát triển bài:
2.1- Bài toán:
- Gọi HS đọc bài toán- SGK
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- GV giới thiệu dạng toán: Dạng toán này được gọi là: Bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
*GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán
- Vẽ đoạn thẳng biểu diễn số lớn
- Đoạn thẳng biểu diễn số bé ntn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn?
- GV vẽ đoạn thẳng biểu diễn số bé
* Hướng dẫn giải bài toán
- Yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ và nêu cách giải
- GV hướng dẫn cách giải (che phần hơn của số lớn)
- Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn ntn so với số bé?
- GV : Trên đoạn thẳng còn lại hai lần của số bé
- Phần hơn của số lớn so với số bé chính là gì của hai số?
- Khi bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì tổng của chúng thay đổi ntn?
- Tổng mới là bao nhiêu?
- Tổng mới chính là hai lần của số bé, vậy hai lần số bé là bao nhiêu?
- Tìm số bé? Số lớn?
- GV trình bày bài giải
- GV viết cách tìm số bé
Số bé = ( Tổng + Hiệu ) : 2
- Gọi HS nêu cách tìm số bé
- GV HD giải cách 2 (Như cách 1)
- Yêu cầu HS đọc lại lời giải đúng và nêu cách tìm số lớn
- GV viết cách tìm số lớn lên bảng và kết luận về các cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Số lớn = ( Tổng - Hiệu ) : 2
2.2- Luyện tập
* Bài 1(Tr 47): 
- Gọi HS đọc đề bài
- Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
- Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao em biết điều đó?
- Yêu cầu HS làm bài theo 2 cách (2 dãy)
- GV chấm chữa bài.
* Bài 2 (Tr 47)
- Hướng dẫn HS làm như BT 1
- GV phát bảng phụ cho 2 HS làm theo 2 cách
- GV chấm chữa bài.
* Bài 3 (Tr 47) : HSKG
- Yêu cầu HS làm vở ( theo 2 dãy; mỗi dãy 1 cách)
- GV chấm chữa bài
3- Kết luận:
- Nêu cách tìm số bé? Số lớn?
- GV nhận xét giờ học
- Xem lại các bài tập 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS trả lời.
- 2 HS đọc
- Tổng của 2 số: 70, hiệu của 2 số: 10
- Tìm 2 số đó
- HS nhắc lại: Bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp
- Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn
- Nêu cách giải
- Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn bằng số bé
- Phần hơn của số lớn so với số bé chính là hiệu của 2 số
- Tổng của chúng giảm đi đúng bằng phần hơn của SL so với SB
- Tổng mới là: 70 - 10 = 60
- Hai lần số bé: 70 - 10 =60
- Số bé: 60 : 2 = 30
- Số lớn: 30 + 10 = 40
- HS nhắc lại
Bài giải:
Hai lần số bé là: 70 - 10 = 60
Số bé là: 60 : 2 = 30
Số lớn là: 30 + 10 = 40
Đáp số: Số bé: 30; Số lớn: 40
- HS nhắc lại.
Số bé = ( Tổng + Hiệu ) : 2
Bài giải:
Hai lần số lớn là: 70 + 10 = 80
Số lớn là: 80 : 2 = 40
Số bé là: 40 - 10 = 30
Đáp số: Số lớn: 40; Số bé: 30
- HS nhắc lại:
Số lớn = ( Tổng - Hiệu ) : 2
- HS đọc bài toán
- Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS làm vở, 1HS làm bản nhóm
Bài giải:
Hai lần tuổi bố là: 58 + 38 = 96 (tuổi)
Tuổi bố là: 96 : 2 = 48(tuổi)
Tuổi con là: 48 - 38 = 10 (tuổi)
Đáp số: Tuổi bố: 48 tuổi
Tuổi con: 10 tuổi
Bài giải:
Số HS trai là: (24+ 4) : 2 = 16 (HS)
Số học sinh gái là: 16 - 4 = 12(HS)
Đáp số: HS trai: 16 HS gái: 12
Bài giải:
Số cây của lớp 4A trồng đợclà:
(600- 50) : 2 = 275 ( cây )
Số cây của lớp 4A trồng đượclà:
275 + 50 = 325 ( cây )
Đáp số: Lớp 4A : 275 cây
Lớp 4B : 325 cây
Tiết 2: Chính tả (Nghe - viết)
TRUNG THU ĐỘC LẬP
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Viết được một đoạn văn hoặc một đoạn thơ.
- Nghe viết được một đoạn văn xuôi
- Trình bày đúng.
I- Mục tiêu:
- Nghe- viết đúng và trình bày đoạn từ Ngày mai, các em có quyền to lớn vui tươi
- Làm đúng bài tập 2a; 3a
- Giáo dục ý thức giữ gìn vở sạch, viết chữ đẹp, giáo dục tình cảm yêu quí vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước.
II- Đồ dùng:
- Bảng phụ
- VBT Tiếng việt 4 tập 1, vở, bảng con
III- Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt đ ...  nêu tên góc, đỉnh, và các cạnh của góc này?
- GV giới thiệu : Chỉ vào góc và nói đây là góc nhọn
- Dùng e-ke kiểm tra độ lớn của góc nhọn và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
* GV: Góc nhọn bé hơn góc vuông.
- Yêu cầu HS vẽ góc nhọn 
b) Giới thiệu góc tù( Như góc nhọn)
- GV vẽ góc tù: MON
- Đọc tên góc, đỉnh, cạnh?
- GV chỉ vào góc và nêu: góc MON là góc tù
- Hãy dùng ê - ke để KT độ lớn của góc tù MON và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông?
- Góc đỉnh O cạnh ON, OM lớn hơn góc vuông gọi là góc gì?
*GV: Góc tù lớn hơn góc vuông
- 1HS lên bảng dựng góc tù, cả lớp dựng ra nháp
- Cô vừa GT cho cả lớp biết 2 góc gì?
c) Giới thiệu góc bẹt
- GV vẽ góc bẹt lên bảng, yêu cầu HS đọc tên góc, đỉnh, các cạnh của góc.
- GV vừa vẽ vừa nêu: Tăng dần độ lớn của góc COD, đến khi hai cạnh OC và OD của COD thẳng hàng với nhau. Lúc đó góc COD được gọi là góc bẹt
- Các điểm C, O, D của góc bẹt COD như thế nào với nhau?
- Yêu cầu HS sử dụng ê-ke để kiểm tra độ lớn của góc bẹt so với góc vuông
*GV: Góc bẹt bằng 2 góc vuông.
- Gọi HS lên bảng vẽ góc bẹt
2.2- Luyện tập 
* Bài 1 (Tr 49):
- GV yêu cầu HS quan sát các góc trong SGK và dùng ê ke KT, đọc tên các góc
- Hỏi tại sao lại biết các góc?
* Bài 2 (Tr 49):
- GV treo bảng phụ
- GV yêu cầu HS dùng ê- ke kiểm tra các góc của từng hình tam giác (HSTB chọn 1 trong 3 ý)
- Yêu cầu HS nêu tên từng góc trong mỗi hình tam giác và nói rõ đó là góc gì?
3- Kết luận:
- Góc ntn là góc nhọn? Góc lớn hơn góc vuông gọi là góc gì? Góc bằng 2 góc vuông gọi là góc gì? Dùng dụng cụ gì để KT độ lớn của góc?
- GV nhận xét giờ học
- Tập vẽ các góc, đo các góc 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 1 HS thực hiện 
- HS nêu
- Góc AOB có đỉnh O, 2 cạnh OA vàOB
- Nêu: góc nhọn AOB
- HS lên KT, cả lớp theo dõi
- HS dùng ê-ke kiểm tra góc trong SGK
- HS nêu: góc nhọn AOB bé hơn góc vuông.
- HS vẽ
- HS đọc: góc MON có đỉnh O và 2 cạnh ON và OM
- HS đọc: góc tù MON
- HS lên KT, cả lớp theo dõi, 
- Cả lớp dùng ê ke KT trong SGK
- Góc tù
- HS nêu: góc tù lớn hơn góc vuông.
- HS thực hiện.
- Góc nhọn, góc tù
- Góc COD có đỉnh O cạnh OC, OD
- Các điểm C,O,D của góc COD thẳng hàng với nhau.
- HS dùng ê-ke kiểm tra
- HS: góc bẹt bằng 2 góc vuông 
- 1 HS vẽ bảng
- HS dùng ê-ke kiểm tra, HS làm miệng
Góc nhọn: MAN, UDV
Góc vuông: ICK
Góc tù: PBQ, GOH
Góc bẹt: XEY
- HS quan sát
- HS làm bài cá nhân.
- 1HS lên chỉ vào hình và nêu
- Hình tam giác: ABC có 3 góc nhọn
- Hình tam giác: DEG có 1 góc vuông
- Hình tam giác: MNP có 1 góc tù
- HS nêu.
Tiết 2: Mỹ thuật:
 GV chuyên dạy
Tiết 3: Tập làm văn:
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I- Mục tiêu:
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở vương
quốc Tương lai (Bài tập đọc tuần 7)- BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua 
thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (Bài tâp 2, 3)
- Có ý thức dùng từ hay, viết câu văn trau chuốt, giàu hình ảnh
II- Đồ dùng dạy:
- Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ ghi sẵn so sánh 2 cách kể chuyện.
- VBT Tiếng việt 4 tập 1.
III- Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Giới thiệu bài:
- Cho HS hát chuyển giờ.
- 1HS kể câu chuyện : Vào nghề.
- Nhận xét, đánh giá.
- Giới thiệu bài, ghi bảng.
2- Phát triển bài:
* Bài 1 (Tr 84): 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- Gọi HS kể mẫu lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất
- Treo bảng phụ viết sẵn cách chuyển lời thoại thành lời kể
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ ở Vương quốc Tương lai. Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian.
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Gọi HS nhận xét theo tiêu chí đã nêu
Bài 2 (84): 
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Trong truyện ở Vương quốc Tương lai hai bạn Tin-tin và Mi-tin có đi thăm cùng nhau không?
- Hai bạn đi thăm nơi nào trước, nơi nào sau?
- Giảng: Ở bài 1: Các em đã kể theo trình tự thời gian; ở bài 2 các em tưởng tượng 2 bạn Tin-tin và Mi-tin không đi thăm cùng nhau. Tin-tin thăm công xưởng xanh, Mi-tin thăm khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể
Nhận xét cho điểm theo tiêu chí:
- Kể đã đúng theo trình tự không gian chưa? Đã hấp dẫn sáng tạo chưa?
* Bài 3 (Tr 84):
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc, trao đổi và TLCH:
- Về trình tự sắp xếp?
- Về từ ngữ nối hai đoạn?
3- Kết luận:
- có những cách nào để phát triển câu chuyện?
- Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét giờ học.
- BTVN: viết lại màn 1 hoặc màn 2 vào vở
- 1 HS kể 
- 1 HS đọc 
- Là lời thoại trực tiếp.
- 1 HS kể
. Cách 1: Tin-tin và Mi-tin đến thăm công xởng xanh. Thấy 1 em bé mang 1 cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin-tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất.
- HS kể trong nhóm
- 2 HS thi kể
- 1 HS đọc
- Thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
- Thăm công xưởng xanh trước khu vườn kì diệu sau.
- HS kể trong nhóm đôi
- 2 HS thi kể
* Màn 1: Trong công xưởng xanh
Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin-tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy 1 em bé mang 1 cái máy có đôi cánh xanh. Tin-tin hỏi em bé...
* Màn 2: Mi-tin đến thăm khu vườn kì diệu thấy 1 em bé mang 1 chùm nho trên đầu gậy, Mi-tin khen: “Chùm lê đẹp quá”. Em bé nói đó không phải lê mà là nho ...
- 1 HS đọc
- HS trao đổi và TL
Kể theo trình tự thời gian
Kể theo trình tự không gian
- Mở đầu Đ1: Trước hết, 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh.
- Mở đầu Đ2: Rời công xưởng xanh, Tin - tin và Mi - tin đến khu vườn kì diệu
- Mở đầu Đ1: Mi-tin đến khu vờn kì diệu.
- Mở đầu Đ2: Trong khi Mi-tin đang ở khu vườn kì diệu, thì Tin-tin đến thăm công xưởng xanh.
- Có thể kể đoạn Trong công xởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu và ngược lại.
- Thay đổi bằng các từ ngữ chỉ địa điểm.
Tiết 4: Sinh hoạt lớp: 
TUẦN 8
I- Sơ kết tuần 8: 
1. Nề nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng
- 15 phút đầu giờ thực hiện tốt
- Khăn quàng đỏ đầy đủ.
- Hát đầu giờ & chuyển giờ đều.
2.Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Trang, Giang, Ánh, Khuê, Dũng, M. Linh, Hoàng, X. Hoàng, Tâm, Huệ, Thảo, Điệp. 
- Trong lớp còn một số em chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ: Lượng, L.Anh, Mỵ, Huyền.
- Một số em đã có tiến bộ về học tập: Kiên, Nguyên, T.Phương.
3. Công tác khác:
- Vệ sinh sạch sẽ khu vực lớp học, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.
- Chăm sóc cây & hoa tốt.
- Thể dục giữa giờ, múa hát tập thể đều, ra xếp hàng nhânh nhẹn.
- Công tác thu nộp còn chậm.
II. Kế hoạch hoạt động, tuần 9:
1. Nề nếp:
- Ổn định duy trì nền nếp
- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần trước.
2. Học tập:
- Tổ 3 cần cố gắng nhiều trong học tập
- Duy trì lịch luyện viết thứ ba và năm
- Duy trì giải toán qua mạng
3. Công tác khác:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công, giữ vệ sinh cá nhân
- Chăm sóc cây & hoa.
- Hoàn thành thu nộp.
- Duy trì các hoạt động ngoài giờ.
TUẦN 9
Ngày soạn: 28 tháng 10 năm 2011
Ngày giảng: Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Tiết 1:
CHÀO CỜ
Tiết 2: Thể dục:
GV chuyên dạy
Tiết 3: Toán: Tiết 41
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
Những kiến thức đã biết liên quan đến bài học
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Biết đường thẳng. 
Biết thế nào là hai đường thẳng vuông góc.
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. 
- Kiểm tra được 2 đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke
- Giáo dục cho HS ý thức chăm chỉ học tập
II- Đồ dùng:
 - GV và HS: Thước thẳng, ê-ke
III- Hoạt động dạy và học:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1- Giới thiệu bài:
- Kiểm tra sĩ số.
- Bé hơn góc vuông là góc?
- Góc nào bằng hai góc vuông?
- Nhận xét, đánh giá.
2- Phát triển bài:
2.1- GT hai đường thẳng vuông góc:
- Vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng
- Kéo dài cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng, nêu: Hai đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau
- Hai đường thẳng DC và BC cắt nhau tạo thành mấy đỉnh và mấy góc vuông? Kiểm tra lại bằng ê- ke.
- GV vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM, ON vuông góc với nhau
-Yêu cầu HS dùng ê-ke kiểm tra
- Yêu cầu HS tìm hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau?
2.2- Thực hành:
* Bài 1 (50):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Dùng ê-ke kiểm tra trả lời
 H P
 K Q
 I M
- Nhận xét đánh giá
* Bài 2 (50):
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời
 A B
 C D
- Nhận xét đánh giá
* Bài 3 (50):
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Hướng dẫn HS dùng ê-ke xác định góc vuông trong hình, nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
- GV nhận xét.
* Bài 4 (50): HSKG
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu tự làm bài, 2 HS làm trên bảng phụ
- Nhận xét đánh giá
3- Kết luận:
- Hai đường thẳng như thế nào được gọi là 2 đường thẳng vuông góc?
- Nhận xét giờ học.
- Xem lại các bài tập 
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- 2 HS trả lời 
- HS quan sát
- HS nêu: Kéo dài cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng, được hai đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau
- Hai đường thẳng DC và BC cắt nhau tạo thành 4 đỉnh và 4 góc vuông
- Lên bảng kiểm tra
- Quan sát GV vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM, ON vuông góc với nhau
- 2 HS thực hiện 
- Tiếp nối trả lời
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Dùng ê ke KT, trả lời câu hỏi.
a. Hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau.
b. Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Trao đôit theo cặp.
- 2 cặp trình bày
- AB, BC là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- BC, CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- CD, AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- AD, AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Góc đỉnh E và góc đỉnh D vuông ta có AE, ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau; CD, DE là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau
- MN, NP là một cặp cạnh vuông góc với nhau; NP, PQ là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu, tự làm bài
a. AD, AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau; AD, CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
b. Các cặp cạnh cắt nhau, mà không vuông góc với nhau là: AB, BC; BC,CD.
- HS nêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 8.doc