Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học

Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy trong toàn quốc nói chung và huyện nói riêng đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học hết sức mạnh mẽ ở tất cả các môn học. Từ kinh nghiệm thực tế của quá trình đứng lớp. Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học hiện nay.

Trước đây người ta ít than phiền về chất lượng giáo dục do số lượng ít nhưng hiện nayviệc phát triển ào ạt các quy mô, các loại hình giáo dục đào tạo kết hợp với trình độ dân trí phát triển thì vấn đề chất lượng giáo dục được toàn xã hội quan tâm. Nhiều đơn vị trường học đã trở thành địa chỉ tin cậy được nhiều phụ huynh học sinh tin tưởng khi gửi gắm con em tới học và trở thành những “ thương hiệu”. Để hiệu quả giáo dục trong nhà trường ngày càng cao thì điều tất yếu là tập thể sư phạm nhà trường phải đoàn kết và nỗ lực hết mình cho công tác dạy và học.

Trên thực tế trường Tiểu học ‘A’ Khánh Hòa thuộc địa bàn thuận lợi so với nhiều trường khác trong toàn huyện. , tuy nhiên trong đó tiềm ẩn không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy hoc. Tỉ lệ học sinh yếu hàng năm vẫn còn cao so với một địa bàn thuận lợi . Đó là lí do tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học” với mong muốn góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay.

 

doc 6 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CHÂU PHÚ
TRƯỜNG TH ‘A’ KHÁNH HÒA
---------– & —---------
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đề tài :
Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học
GV: NGUYỄN THANH HÙNG
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC Ở NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC
LỜI DẪN :
 Giáo dục có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một dân tộc cũng như toàn thể nhân loại. Giáo dục tác động đến cấu trúc xã hội, đến các bộ phận đồng thời giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Vì thế từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu để xây dựng và phát triển đất nước.
A . ĐẶT VẤN ĐỀ :
. Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy trong toàn quốc nói chung và huyện nói riêng đang thực hiện chủ trương cải tiến phương pháp dạy học hết sức mạnh mẽ ở tất cả các môn học. Từ kinh nghiệm thực tế của quá trình đứng lớp. Tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tiểu học hiện nay.
Trước đây người ta ít than phiền về chất lượng giáo dục do số lượng ít nhưng hiện nayviệc phát triển ào ạt các quy mô, các loại hình giáo dục đào tạo kết hợp với trình độ dân trí phát triển thì vấn đề chất lượng giáo dục được toàn xã hội quan tâm. Nhiều đơn vị trường học đã trở thành địa chỉ tin cậy được nhiều phụ huynh học sinh tin tưởng khi gửi gắm con em tới học và trở thành những “ thương hiệu”. Để hiệu quả giáo dục trong nhà trường ngày càng cao thì điều tất yếu là tập thể sư phạm nhà trường phải đoàn kết và nỗ lực hết mình cho công tác dạy và học.
Trên thực tế trường Tiểu học ‘A’ Khánh Hòa thuộc địa bàn thuận lợi so với nhiều trường khác trong toàn huyện. , tuy nhiên trong đó tiềm ẩn không ít khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy hoc. Tỉ lệ học sinh yếu hàng năm vẫn còn cao so với một địa bàn thuận lợi . Đó là lí do tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học” với mong muốn góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay.
B.NỘI DUNG:
I. THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHÁP
 Đặt ra những yêu cầu đối với giáo viên và học sinh :
 Giáo viên phải mạnh dạn thay đổi cách dạy cũ, học sinh có kỉ luật thì mới dạy tốt và học tốt “ Thầy ra thầy, trò ra trò”. Nhà truờng kết hợp với tổ chức Đội thiếu niên tăng cường kiểm tra nề nếp và thực hiện nội quy học tập của học sinh và hàng tuần có những nhận xét sát thực về chất lượng nề nếp và công tác chủ nhịêm lớp của giáo viên vào buổi sinh hoạt đầu tuần.
Đổi mới dạy học nhằm tích cực hoá các hoạt động dạy học, khuyến khích giáo viên chủ động sáng tạo, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, tạo điều kiện cá thể hoá người học để phát triển mọi năng lực của học sinh. Tổ chức hướng dẫn học sinh học tập bằng cách tự phát hiện khả năng của mình, tự tin và có niềm vui trong lao động, chủ động học tập chủ động sáng tạo.
Với những hiểu biết của bản thân tôi về đổi mới phương pháp giảng dạy tôi tự đặt ra những yêu cầu cho giáo viên khi tổ chức một tiết daïy:
 . chức tiết dạy
* Đối với giáo viên
 Nghiên cứu kĩ nội dung và phân tích các hoạt động sư phạm cụ thể là :
Soạn kế hoạch lên lớp, xác định trọng tâm kiến thức, kĩ năng bài học và các hình thức tổ chức các hoạt động trong tiết dạy
Chuẩn bị những hệ thống câu hỏi : Những nội dung khó, mục đích giải quyết ở lớp, ở nhà, chú ý phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, khá, năng khiếu bộ môn. Dự kiến những sai lầm của học sinh nếu có và cách khắc phục.
 Khai thác nội dung giáo dục tư tưởng thẩm mĩ, bảo vệ môi trường,.kĩ năng sống.
Chuẩn bị phiếu giao việc :
 Việc dùng phiếu giao việc trong tiết dạy hạn chế bớt bệnh nói nhiều, giảng nhiều, lấn át phần luyện tập của học sinh, phiếu giao việc là bản thiết kế hành động học tập của học sinh, kế hoạch hoạt động của giáo viên trong một tiết dạy nhằm tạo ra sự phối hợp việc làm của thầy và trò theo cùng một nhịp điệu. Giúp học sinh phat huy đựoc khả năng sẵn có của bản thân để làm những việc có thể làm được dưới sự giúp đỡ của giáo viên. Đây là cở sở tiền đề giúp học sinh tự làm được những việc khó hơn, có điều kiện khẳng định mình. Giảm bớt thời gian chép đề cho giáo viên. Tuy nhiên nếu lạm dụng phiếu giao việc thì học sinh sẽ mất dần kĩ năng tự trình bày sáng tạo, khó có điều kiện rèn chữ viết.
 Khi soạn phiếu giao việc phải chú ý đến tính vừa sức của học sinh. Vì các em còn nhỏ nên trong mỗi phiếu giao việc nên đưa tối đa là hai câu hỏi đơn giản giúp các em nhanh chóng hoàn thiện trong một lượng thời gian cho phép của giáo viên.
 Căn cứ vào những nội dung trong phiếu giao việc tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân với sách giáo khoa, với phương tiện sẵn có hoặc trao đổi nhóm học tập toàn lớp.
Lựa chọn hình thức tổ chức tiết dạy phù hợp với điều kiện cở sở vật chất của lớp, phù hợp với nội dung bài dạy môn dạy.
 Để tổ chức tốt một tiết dạy phải tuỳ thuộc vào nội dung và mục đích cụ thể của bài dạy để xác nhận cách tổ chức học tập cho học sinh làm thế nào để có kết quả cao nhất. Ví dụ : Nếu mục đích của bài dạy chủ yếu là để rèn kĩ năng hoặc kiểm tra kiến thức đã học thì coi trọng cách học cá nhân của học sinh.
 Nếu đối tượng kiến thức là những nhận thức quá mới mẻ với học sinh cần vai trò chủ đạo của giáo viên trong việc thông báo, giải thích thì nên tổ chức cho các em học tập theo lớp.
Chuẩn bị đồ dùng dạy học :
 Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học là tư duy còn rất cụ thể do đó trong tiết dạy việc sử dụng đồ dùng dạy học đã thực sự góp phần góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy, giúp các em nắm vững kiến thức một cách kĩ lưỡng hơn cũng như gây hứng thú học tập cho học sinh trong tiết dạy, chú ý bố trí bàn ghế phù hợp với hình thức tiết dạy
Lựa chọn phương pháp đặc trưng của môn học :
 Vận dụng và phối hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm”, luôn phải hết sức linh hoạt, uyển chuyển, nhẹ nhàng để nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao hiệu quả đào tạo.
 Trong điều kiện học sinh chưa học được 2 buổi / ngày 100 %, Để chuẩn bị tốt trong gìơ lên lớp thì việc định hướng cho những công việc ở bên ngoài lớp học của học sinh đóng vai trò quan trọng chính. Vì vậy phần dặn dò sau mỗi tiết dạy là rất cần thiết. Đối với những em không đạt yêu cầu kiến thức kĩ năng cơ bản thì giáo viên phải đảm bảo để các em thực hiện những yêu cầu đó.
 * Đối với học sinh :
 Giáo viên chủ nhiêm là người đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nề nếp học tập cho học sinh lớp mình. Một lớp học được coi là công tác chủ nhiệm tốt khi các em học sinh có được những nề nếp sau :
Học sinh phải có kỷ luật tốt, lễ phép
Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa.
Chuẩn bị công việc bên ngoài lớp, đưa ra những suy nghĩ của mình khi quan sát để ra lớp thảo luận, trao đổi cùng các bạn.
Tập trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa.
.
 Phối hợp Ban đại diện cha mẹ học sinh để giáo dục học sinh:
 Ban đại diện cha mẹ học sinh là tổ chức quần chúng của các gia đình học sinh. Đây là tổ chức có quan hệ mật thiết với nhà trường, có tiềm năng lớn trong việc giáo dục học sinh vì 2/3 thời gian học sinh ở nhà với gia đình. Là cầu nối các gia đình học sinh lại với nhau để thống nhất mục tiêu giáo dục.
Việc ban đại diện cha mẹ hoc sinh hoạt động tích cực trong nhà trường cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nhà trường luôn xây mối quan hệ gần gũi với mỗi gia đình học sinh , tổ chức họp PHHS bài bản trân trọng họ, do đó công tác tuyên truyền thông tin và thu thập thông tin khá hiệu quả, giúp nhà trường liên kết với mỗi gia đình học sinh tốt hơn .
Tập thể CBGV- NV phải luôn tâm niệm: “ Làm sao cho mỗi phụ huynh luôn có tinh thần hợp tác giáo dục học sinh hơn là chỉ trích, phản bác chúng ta”.
Chính vì vậy sau mỗi lần họp PHHS số lượng dự họp ngày càng đông hơn và chiếm tỷ lệ khá cao và phụ huynh từng bước có quan tâm đến việc học hơn của con em nhiều hơn.
C. KẾT LUẬN
+Bài học kinh nghiệm:
 Giáo dục về nhận thức tư tưởng chính trị cho đội ngũ luôn được lên hàng đầu và không thể thiếu được trong một tổ chức .
 Trong lĩnh vực dạy học hiện nay, ai cũng thấy cần phải có sự đổi mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc học. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đang đứng trước những đòi hỏi bức xúc của sự phát triển xã hội. \ Giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học thì kết quả học tập mới được nâng cao. Chú trọng dạy học theo nhóm đối tượng, quan tâm đồng đều đối tưọng học sinh trong lớp. Tuy nhiên ta không thể đổi mới phương pháp, sách giáo khoa, cách đánh giá một cách vội vã mà phải tiến hành từng bước nhỏ, dần thoát ra khỏi những ràng buộc còn chưa hợp lí trong hoàn cảnh mới
+. Kiến nghị đề xuất :
 + Đối các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương :
 Cần quan tâm hơn nữa đầu tư xây dựng cở sỏ vật chất và làm đẹp thêm cảnh quan nhà trường để tiến tới công nhận đạt chuẩn quốc gia.( năn 2014)
 + Đối với ngành giáo dục :
Cần quan tâm duy trì và chỉ đạo tốt hơn nữa về công tác nâng cao chất lượng ở các trường học. Quan tâm đầu tư thêm bàn ghế đúng quy cách để thay thế số bàn ghế đã hư hỏng và xuống cấp trầm trọng tạo điều kiện cho nhà trường nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. Tổ chức các hội thi một cách phù hợp hơn để tạo điều kiện cho nhà trường có thời gian đầu tư chất lượng dạy và học thực chất.
+ Lời kết :
 Nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường, việc vận dụng các biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học sẽ mang tính thực tiễn riêng cho mỗi đơn vị trường học.
 	Trong khuôn khổ của đề tài này tôi đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường tại thực tế nơi tôi đang công tác. Thực tế đã đem lại những chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. Để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường hiện nay chắc chắn sẽ còn rất nhiều ý tưởng hay và phù hợp hơn. Rất mong được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG DAY HOC.doc