Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều

I/ Mục tiêu:

- Đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần 7( ưu, khuyết điểm)

- Một số hoạt động của lớp trong tuần 8

II/ Các hoạt động dạy học:

1/ Đánh giá chung tình hình lớp:

HS tự kiểm điểm nhận xét đánh giá những ưu khuyết điểm của mình và của bạn để từ đó có cách sửa chữ và vươn lên trong tuân 9.

- Qua tình hình thực tế của lớp về các mặt hoạt động ở trường, thực tại trên lớp GV nhận xét, đánh giá các ưu, khuyết điểm trong tuần 8 ( về vệ sinh lớp và vệ sinh khu vực, tình hình học tập trong lớp về các mặt ưu và hạn chế, công tác tự quản trong giờ học kể cả các tiết không có GVCN, công tác đội, việc nộp tiền đầu năm.).

- Tuyên dương Lan Huệ. Lê Mạnh. An. Tô Linh

- Nhăc nhở. Sang, Hưng cần đi học đúng giờ hơn.

2/ Kế hoạch của lớp trong tuần 9:

- Tiếp tục thực hiện công tác vệ sinh lớp và vệ sinh khu vực.

- Nâng cao chất lượng học tập trong các tiết học.

- Tăng cường công tác tự quản ở lớp.

- Tham gia tốt các hoạt động của Đội NGLL.

- Tiến hành tập luyện các môn: Bóng đá, , cầu lông chuẩn bị thi với các lớp trong khối.

- Ôn tập chuẩn bị thi giữa HKI

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Bùi Thị Điều", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG - TUẦN 8
 Từ ngày 10/10 đến ngày 14/10 năm 2011
 Cách ngôn: 
 SÁNG
 CHIỀU
Thứ
Môn
Bài dạy
Môn
Bài dạy
Hai
10/10
Ch/ cờ
T/đọc
Toán
Đ/đức
Chào cờ
Nếu chúng mình có phép lạ
Luyện tập
Tiết kiệm tiền của (t2)
Ba
11/10
KT
Toán
LT&C
K/ ch
Khâu đột thưa(t1)
Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó
Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Tư
12/10
T/đọc
Toán
TLV
Đôi giày ba ta màu xanh
Luyện tập
Luyện tập phát triển câu chuyện
Năm
13/10
Toán
LT&C
NGLL
Luyện tập chung
Dấu ngoặc kép
Phát động phong trào học tập chăm ngoan
LTV
L/T
TLV
C/ viết tên người, tên địa lí NN Luyện tập 
 Luyện tập phát triển câu chuyện
Sáu
14/10
Toán
Ch/tả
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
Nghe – viết: Trung thu độc lập
LTV
SHTT
L/tập xây dựng đoạn văn KC
Sinh hoạt lớp
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I/ Mục tiêu:
- Đánh giá các mặt hoạt động của lớp trong tuần 7( ưu, khuyết điểm)
- Một số hoạt động của lớp trong tuần 8
II/ Các hoạt động dạy học:
1/ Đánh giá chung tình hình lớp:
HS tự kiểm điểm nhận xét đánh giá những ưu khuyết điểm của mình và của bạn để từ đó có cách sửa chữ và vươn lên trong tuân 9.
Qua tình hình thực tế của lớp về các mặt hoạt động ở trường, thực tại trên lớp GV nhận xét, đánh giá các ưu, khuyết điểm trong tuần 8 ( về vệ sinh lớp và vệ sinh khu vực, tình hình học tập trong lớp về các mặt ưu và hạn chế, công tác tự quản trong giờ học kể cả các tiết không có GVCN, công tác đội, việc nộp tiền đầu năm....).
Tuyên dương Lan Huệ. Lê Mạnh. An. Tô Linh
Nhăc nhở. Sang, Hưng cần đi học đúng giờ hơn.
2/ Kế hoạch của lớp trong tuần 9:
- Tiếp tục thực hiện công tác vệ sinh lớp và vệ sinh khu vực.
- Nâng cao chất lượng học tập trong các tiết học.
- Tăng cường công tác tự quản ở lớp.
- Tham gia tốt các hoạt động của Đội NGLL.
- Tiến hành tập luyện các môn: Bóng đá, , cầu lông chuẩn bị thi với các lớp trong khối.
- Ôn tập chuẩn bị thi giữa HKI
TUẦN 8 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011
Tập đọc :
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I/ Mục tiêu :
1. Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui hồn nhiên.
2. Hiểu ý nghĩa của bài : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khác khao về một thế giới tốt đẹp. (trả lời được các câu hỏi 1,2,4; thuộc 1,2 khổ thơ trong bài)
II/ Đồ dung dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
III/ Hoạt động dạy học : 
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
 Bài Ở vương quốc tương lai
 2. Bài mới : 
a) Hướng dẫn luyên đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc 
- GV phân đoạn 
- Hướng dẫn đọc từng khổ 
- GV đọc mẫu toàn bài 
b. Tìm hiểu bài :
H1/Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài ?
+ Việc lặp lại nhiều lần câu thơ nói lên điều gì?
H2/ Các bạn nhỏ mong ước điều gì qua từng khổ thơ?
H3/ Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì? (HS khá ,giỏi trả lời)
+ Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
H4/ Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
c. Đọc diễn cảm
- Gọi HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng thích hợp
- Gọi HS đọcc diễn cảm toàn bài 
- Y/c HS cùng đọc thuộc lòng
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài xem trước bài Đôi giàu ba ta màu xanh
Kiểm tra 4 HS
- 1 HS đọc cả bài 
- HS đọc nối tiếp đoạn 2 lần 
- 3 HS nối tiếp đọc bài 
- 1 HS đọc thầm và tiếp nhau trả lời các câu hỏi:
- Câu thơ: Nếu chúng mình có phép lạ
+ Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. Luôn mong một thế giới hoà bình 
+ Nói lên 1 điều ước của bạn nhỏ 
+ Ước cây mau lớn để cho quả ngọt, trở thành người lớn để làm việc, không còn mùa đông giá rét, không còn chiến tranh
+ Câu nói lên ước muốn của các bạn thiếu nhi: Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu 
+ Mong ước không có chiến tranh 
+ HS phát biểu tự do
- 4 HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay
- 2 HS đọc diễn cảm toàn bài 
* HS khá giỏi đọc thuộc lòng 
- Nhận xét, bình chọn bạn đọc theo các tiêu chí đã nêu 
Đạo đức:
TIẾT KIỆM TIỀN CỦA(T2)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,...hằng ngày một cách hợp lí.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Đồ dùng để chơi đóng vai
- Bìa xanh - đỏ - vàng 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không ?
- Y/c 1 số HS nêu lên 1 số việc mà gia đình mình đã tiêt kiệm và một số việc em thấy gia đình mình chưa tiết kiệm
+ GV kết luận
HĐ2: Em đã tiết kiệm tiền chưa?
- GV tổ chức cho HS làm bài tập số 4 trong SGK
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp:
+ Hỏi: Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm và không tiết kiệm
. Y/c đánh dấu (x) trước những việc mà mình làm trong bài tập 4
HĐ3: Em xử lí thế nào ?
+ Y/c HS chia nhóm, thảo luận nêu ra xử lí tình huống:
. TH1: Bằng rủ Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi. Tuấn sẽ giải quyết thế nào?
. TH2: Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới khi chơi chưa hết những đồ đã có. Tâm sẽ nói gì với em?
. TH3: Cường thấy Hà dung vở mới khi vở đang còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì với Hà?
- GV tổ chức làm việc cả lớp 
cách xử lí nào thể hiện được sự tiết kiệm
+ Hỏi: Cần phải tiết kiệm ntn?
+ Tiết kiệm có lợi ích gì?
Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau
- 1 – 2 HS nêu kể tên
- Lắng nghe 
- HS làm bài tập
+ HS trả lời: Câu a, b, g, h, k thể hiẹn sự tiết kiệm
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau 
- HS chia nhóm: Chọn 1 tình huống và bàn bạc cách xử lí và luyện tập đóng vai thể hiện 
- HS đóng vâi thể hiện cách xử lí 
- HS trả lời 
+ Các nhóm nhận xét bổ sung 
+ Giúp ta tiết kiệm công sức, để tiền của dùng vào việc khác có ích hơn
Địa lý:
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
	2. Kĩ năng: - Dựa vào lược đồ, tranh ảnh để tìm kiến thức
	- Xác lập mối quan hệ giữa thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
	3. Thái độ: - HS yêu quê hương đất nước.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam
	- HS: 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên.
2. Bài mới:a) Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Cho HS đọc mục 1 SGK, quan sát lược đồ H1 thảo luận trả lời câu hỏi.
+ Kể tên các cây trồng chính ở Tây Nguyên? Thuộc loại cây gì? (Cây trồng chính: cao su, chè, cà phê  Chúng thuộc loại cây công nghiệp)
+ Tại sao Tây Nguyên lại thích hợp trồng cây công nghiệp? (phần lớn các cao nguyên được phủ bằng đất ba dan. Đất đỏ xốp, phì nhiêu.)
- Cho HS quan sát bảng số liệu (SGK – trang 88)
- Diện tích cây nào được trồng nhiều nhất? (Cây cà phê, với diện tích là 494200 ha)
Hoạt động 2: Làm việc cả lớp 
- Cho HS quan sát H2 – SGK, nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Mê Thuật? (Buôn Ma Thuật là vùng chuyên trồng cây cà phê; có những đồi cà phê rộng lớn, trồng tập trung. Cà phê ở đây thơm ngon nổi tiếng.)
- Cho HS chỉ vị trí Buôn Mê Thuột trên bản đồ
+ Nêu khó khăn lớn nhất trong việc trồng cà phê ở Tây Nguyên là gì? (Thiếu nước vào mùa khô)
+ Cách khắc phục khó khăn? (Dùng máy bơm hút nước ngầm để tưới cây)
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân
- Cho HS quan sát hình 1, đọc mục 2 SGK 
+ Kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên? (Trâu, bò và thuần dưỡng voi).
+ Voi nuôi ở Tây Nguyên để làm gì? (Để chuyên chở hàng hoá).
Ghi nhớ: (SGK)- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
4. Củng cố:- Liên hệ thực tế.
- Củng cố bài, nhận xét tiết học
5. Dặn dò:- Dặn học sinh về nhà học bài.
- 2 HS trả lời
- Cả lớp theo dõi
- Thảo luận theo nhóm 5
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét 
- Trả lời
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- Quan sát
- 2 HS nêu nhận xét 
- Lớp bổ sung
- 2 HS thực hiện
- HS nêu 
- Quan sát hình, đọc mục 2
- Trả lời câu hỏi
- 2 HS đọc 
Tập đọc :
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I/ Mục tiêu :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài ( giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, Hợp nội dung hồi tưởng.
- Hiểu nội dung: chị phụ trách quan tâm đến ước mơ của cậu bé Lái, làm cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng. ( trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa)
II/ Đồ dung dạy học:
- Tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK
III/ Hoạt động dạy học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- Nếu chúng mình có phép lạ 
2. Bài mới : 
a) Hướng dẫn luyên đọc :
- Gọi 1 HS khá đọc toàn bài 
- GV phân đoạn
+ Đoạn 1: Ngày còn bé  đến các bạn tôi
+ Đoạn 2: Sau này  đến nhảy tưng tưng
- Hỏi các từ chú giải cuối bài 
- GV cho HS đọc theo nhóm
2.3 Tìm hiểu bài :
* Y/c HS đọc đoạn 1. 
H1/ Tìm những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ?
+ Ước mơ của chị phụ trách đội có trở thành hiện thực không? Vì sao em biết?
* Y/c HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Khi làm công tác đội, chị phụ trách được giao nhiệm vụ gì?
+ Vì sao chị biết được ước mơ của cậu bé lang thang?
+ Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp?
+ Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
2.4 Đọc diễn cảm :
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm 
- Hỏi: nội dung bài văn này là gì?
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét lớp học. Dặn về nhà học bài
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
- 2 HS đọc nối tiếp2 đoạn
- HS đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc nối tiếp lần 3
- Giải nghĩa từ
-Luyện đọc trong nhóm
2 HS đọc thành tiếng
+ Cổ giày ôm sát chân, dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân gần sát cổcó hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt ngang.
+ Không, vì chị chỉ được tưởng tuợng
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 
+ Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái, 1 cậu bé lang thang đi học
+ Vì chị đã đi theo Lái trên khắp các đường phố 
+ Chị thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh
+ Run run, môi câu mấp máy 
+ 2 HS đọc thành tiếng 
+ Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được chị phụ trách tặng đôi giày mới trrong ngày đầu tiên đến lớp 
Khoa học:
ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS biết:- Chế độ ăn uống khi bị bệnh tiêu c ...  HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất 
- Tổ chức cho HS thi kể từng màn 
- Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu 
Bài 2 :- Gọi HS đọc y/c 
Hỏi: Trong truyện ở Vương quốc tương lai hai bạn Tin-tin và Min-tin có đi thăm cùng nhau không?
+ Hai bạn đi thăm nơi nào trước nơi nào sau?
KL :Sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau
- Y/c HS kể chuyện theo nhóm. - Tổ chức cho HS thi kể từng nhân vật 
Bài 3:- Gọi HS đọc y/c của bài 
- Treo bảng phụ, y/c HS đọc, trao đổi và trả lời các câu hỏi 
+ Về trình tự sắp xếp?
+ Về từ ngữ nối 2 đoạn
3.Củng cố -Dặn dò : -Nhận xét tiết học
- Xem bài luyện tập phát triển câu chuyện
- 3 HS lên bảng thực hiện y/c 
 - 1 HS đọc thành tiếng y/c trong SGK 
+ Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau
- HS kể 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc từng cách. Cả lớp đọc thầm 
- Quan sát tranh. 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, sửa chữa cho nhau
- 3 – 5 HS thi kể 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Cùng nhau
- Công xưởng xanh trước, khu vườn kì diệu sau
- 3 – 5 HS tham gia thi kể 
- Nhận xét về câu chuyện và lời bạn kể 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Đọc, trao đổi và trả lời câu hỏi
TUẦN 8 Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011 
Toán :
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu :
 - Tính được tổng của ba số, vận dụng một số tính chất để tính tổng ba số bằng cách thuận tiện nhất . 
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
 Bài 3/45
2. Bài mới :
a) Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: - BT y/c chúng ta làm gì?
- Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng chúng ta phải chú ý điều gì?
- Yêu cầu HS làm b/c
Bài 2: - Hãy nêu y/c của BT?
- GV hướng dẫn cách tính 
* Làm mẫu 1 biểu thức 1 biểu thức sau đó y/c HS làm bài 
Bài 4:
- Y/c HS đọc đề bài 
- Y/c HS tự làm bài 
Bài 3: - GV gọi HS nêu y/c của BT
a) x – 306 = 504 
 x = 540 + 306 
 x = 810
- Nếu còn thời gian cho hs làm bài tập 3
3. Củng cố - Dặn dò:- GV tổng kết giờ học
- HS hhá, giỏi làm BT 5/46, HS TB làm bài 1b/46,b2 (d3) 
- Xem trước bài Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- 2 HS thực hiện
- Đặt tính rồi tính tổng các số 
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hang thẳng cột với nhau
 26387 54293
+ 14075 + 61934
 9210 7652
 49672 123879
- Tính bằng cách thuận tiện 
a) 96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78
 = 100 + 78 = 178
b) 789 + 285 + 15 = 789 + ( 285 + 15)
 = 789 + 300 = 1089
- HS đọc đề bài SGK
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT 
Giải
Số dân tăng thêm sau 2 năm là
79 + 71 = 150 (người)
Số dân của xã sau 2 năm là
5256 + 150 = 5400 (người)
 ĐS: 150 người, 5400 người
- HS khá giỏi thực hiện
b) x + 254 = 680 
 x = 680 – 254 
 x = 426
 TUẦN 8 Thứ ba ngày 11 tháng 10 năm 2011 
Toán :
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I/ Mục tiêu : Giúp HS :
Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Bài 1 a ; 5/46
B. Bài mới : 
a) GV dán đề toán phóng to lên bảng 
- Hỏi bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Tóm tắt bài toán: GV nêu và vẽ
* Nhắc lại cách thực hiện chia hình ở VD2 và liên hệ qua sơ đồ đoạn thẳng bằng cách: Dùng tấm bìa che đi phần hiệu và hỏi: Nếu bớt đi phần hơn của số lớn thì bây giờ số lớn ntn với số bé?
- Tổng của 2 số lúc đó là bao nhiêu?
- Vậy muốn có số bé ta làm ntn?
+ Có số bé rồi ta tìm được số lớn 
- Gọi HS đọc lại bài giải 
Số bé = ( Tổng - Hiệu) : 2
Nhận xét: 
Số lớn = ( Tổng - Hiệu ) : 2
 b) Luyện tập:
Bài 1: Hỏi: Tổng số tuổi bố và con là bao nhiêu?
Hiệu số tuổi của bố và con là bao nhiêu?
Đề toán y/c làm gì?
- Y/c 1 HS lên vẽ sơ đồ tóm tắt 
Bài 2:- Đề toán y/c tìm gì?
- HS tự vẽ sơ đồ đoạn thẳng và giải vào vở 
3. Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Về nhà làm bài tập 3,4/47
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn
- 1 HS đọc đề 
- Tổng của 2 số là 70. Hiệu của 2 số là 10. 
Y/c HS tìm 2 số đó 
- Bằng số bé 
- Tổng là 60
- (70 – 10) : 2 = 30
- 30 + 10 = 40
- 1 HS đọc đề 
 Giải:
 Hai lần tuổi con là:
 58 – 38 = 20 (tuổi)
 Tuổi con là:
 20 : 2 = 10 (tuổi)
 Tuổi bố là:
 58 – 10 = 48 (tuổi)
 Đáp số: Con: 10 tuổi
 Bố : 48 tuổi
HS giải vào vở
HS khá ,giỏi làm bài tập 4/47
Thứ tư, ngày 12 tháng 10 năm 2011
Toán :
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu : Giúp HS:
- Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 37
2. Bài mới : 
a) Hướng dẫn luyện tập :
Bài 1: ( a,b)
- Y/c HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài 
- GV y/c HS nêu lại cách tìm số lớn, các tìm số bé trong bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu
Bài 2: - Y/c HS đọc đề toán, sau đó y/c HS nêu dạng toán và tự làm bài 
Bài 4: - Y/c HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học:
- Bài tập về nhà 3,5/48
- Xem trước bài Luyện tập chung
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT
- 2 HS nêu trước lớp 
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm mỗi cách, HS cả lớp làm bài vào VBT
Giải
Tuổi của em là :
(36 – 8) : 2 = 14 tuổi
Tuổi của chị là
14 + 8 = 22 tuổi
ĐS: chị 22 tuổi, em 14 tuổi
- HS làm bài và kiểm tra bài làm của bạn bên cạnh
HS khá, giỏi làm BT 5
Thứ năm, ngày 13 tháng 10 năm 2011
Toán :
GÓC TÙ, GÓC NHỌN, GÓC BẸT
I/ Mục tiêu : Giúp HS 
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ( bằng trục giác hoặc sử dụng ê-kê).
HS xác định vàvẽ đúng góc vuông, góc bẹt, góc tù.
HS yêu thích học toán.
II/ Đồ dùng dạy học : Thước thẳng, ê ke 
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
1. Kiểm tra bài cũ : 
- GV gọi 3 HS lên bảng y/c làm các bài tập của tiết 39
2. Bài mới : 2.1 Giới thiệu : 
2.2Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
a) Giới thiệu góc nhọn 
Y/c hs vẽ 1 góc vuông va 1 góc nhọn. hãy do xem góc nhọn có bao nhiêu độ.
- GV: Hãy dung ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn AOB và cho biết góc này lớn hơn hay bé hơn góc vuông. Vạy ta gọi góc này là góc gì? 
b) Giới thiệu góc tù: GT tương tự góc nhọn.
b) Giới thiệu góc bẹt.GT tương tự góc nhọn.
2.3 Luyện tập
Bài 1: 
- GV y/c HS quan sát góc trong SGK và đọc tên các góc 
Bài 2: 
- GV hướng dẫn dùng ê ke để kiểm tra các góc của từng hình tam giác trong bài 
3. Củng cố - Dặn dò :
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập và chuẩn bị bài sau
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn
- Lắng nghe 
- HS quan sát hình
- 1 HS lên bảng kiểm tra, cả lớp theo dõi 
- Nêu: Góc nhọn bé hơn góc vuông 
 HS quan sát hình 
- HS : Góc MON có đỉnh O và 2 cạnh ON,OM
- Góc tù MON
- 1 HS vẽ lên bảng, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp 
- HS đọc 
- Ba điểm C,O,D của góc bẹt COD thẳng hang với nhau
- 1 HS vẽ trên bảng, HS dưới lớp vẽ vào giấy nháp 
- HS trả lời trước lớp 
- Dùng ê ke kiểm tra các góc và bào kết quả 
- HS trả lời theo y/c 
Thứ sáu, ngày 14 tháng 10 năm 2011
Toán :
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I/ Mục tiêu : Giúp HS 
-Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
-Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê-kê.
-HS ham, thích học toán.
II/ Đồ dùng dạy học: Thước thẳng, ê ke 
III/ Các hoạt động dạy - học :
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
A. Kiểm tra bài cũ : 
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
1) GV vẽ 3 góc lên bảng 
2) GV vẽ hình tam giác có 1 góc tù và một góc nhọn 
B. Bài mới : 
1) Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc 
- GV vẽ HCN ABCD, cho HS đọc tên hình và cho biết hình gì ? Các góc ABC là những góc gì ?
- GV kéo dài cạnh BC và cạnh DC thành đường thẳng DM và BN. Ta có 2 đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại C 
- GV hãy cho biết các góc: BCD, DCN, NCM, BCM là các góc gì? Các góc này có chung đỉnh nào ?
- Như vậy 2 đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C
- GV dùng ê ke vẽ góc vuông đỉnh O, ccạnh OM và ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau có chung đỉnh O
+ Ta cần đồ dùng nào để kiểm tra hoặc vẽ 2 đường thẳng vuông góc?
- Liên hệ các đường thẳng chung quanh có biểu tượng hai đường thẳng vuông góc 
2) Thực hành:
Bài 1: - Y/c HS dùng ê ke để kiểm tra 
Bài 2: - HS nêu y/c – GV vẽ hình 
Bài 3 :- Cho HS nêu từng cặp cạnh vuông góc 
C. Củng cố : - GV tổng kết tiết học
- Về nhà làm bài tập 4
- HS lên dùng ê ke để kiểm tra và viết kết luận mỗi hình vẽ thuộc loại góc nào?
- HS nhận xét 
- HS nêu những tam giác đó có những góc gì?
- HS nghe
- HS đọc
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông 
- Là góc vuông 
- Đỉnh C
 HS kiểm tra bằng ê ke
- HS lặp lại nội dung 2 trang 50
- Dùng ê ke
- Hai mép của vở, sách
- Hai cạnh của bảng đen
- HS kiểm tra bài 1/50
HS nêu cặp cạnh vuông góc với nhau: BC và CD, CD và AD, AD và AB
- HS dùng ê ke xác định góc vuông 
TUẦN 8 Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
NGOÀI GIỜ LÊN LỚP:
PHÁT ĐỘNG PHONG TRÀO THI ĐUA “LÀM NHIỀU VIỆC TỐT” 
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu ngày 20-10: ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ VN.
- Hưởng ứng phong trào thi đua làm nhiều việc tốt chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ VN.
 II/ Đồ dùng dạy học: Tài liệu về ngày 20-10
III/ Hoạt động dạy học:
HĐ thầy
HĐ trò
a/ HĐ1: Ý nghĩa ngày 20-10.
MT: Học sinh biết được ý nghĩa ngày lễ 20-10
- Em hiểu ngày 20-10 như thế nào?
- Ngày 20-10, em thường làm gì để tặng mẹ, chị, em gái?
GV nhận xét - Kết luận và chuyển sang HĐ 2.
b/ HĐ2: Phát động thi đua làm nhiều việc tốt chào mừng 20-10
MT: HS biết cần phải làm nhiều việc tôt để tỏ sự biết ơn mẹ và tất cả phụ nữ trên thế giới.
GV phát động thi đua làm nhiều việc tốt từ nay đến 20-10
GV nhận xét và chốt lại nội dung thi đua.
c/ Nhận xét - Dặn dò.
- Đó là ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. ( 20-10-1930)
HS trả lời tự do.
HS tham gia thảo luận đưa ra nội dung thi đua:
- Làm công việc nhà như: trông em, quét nhà, nhặt rau giúp mẹ
- Xây dựng nề nếp tự quản.
- Học tập tốt, dành nhiều bông hoa điểm 10 để tặng mẹ, tặng cô.
- Tuần học không có bạn không thuộc bài.
- Tuần học không thiếu dụng cụ học tập

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4 tuan 8(3).doc