Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI

I/ Mục đích yêu cầu: - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

-Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến quen thuộc.

-Biết viết đúng chính ta. Hỗ trợ HS hiểu nghĩa một số từ: Lép Tôn-xtôi, Mát-téc-lích

II/Đồ dùng dạy học:Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,2 (phần luyện tập)

-Khoảng 20 lá thăm để HS chơi trò chơi du lịch-BT 3.Một nữa số lá phiếu ghi tên thủ đô của một nước. Nửa kia ghi tên 1 nước.

III/ Hoạt động: 1-Ổn định:

2-Kiểm tra: (5) GV kiểm tra 2 HS lên bảng viết họ và tên của mình: Trí, Lan

GV và cả lớp nhận xét.

3- Bài mới:

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Lê Hữu Trình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn:8/10/2011 Ngày dạy:Thư ùhai ngày 10/10/2011
ĐẠO ĐỨC: CÓ GV CHUYÊN DẠY
TẬP ĐỌC NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I/ Mục đích, yêu cầu:-Đọc đúng các tiếng, từ khó dễ lẫn lộn:hạt giống nảy mầm,chớp mắt,ngủ dậy,hái chén.Đọc trôi chảy toàn bài,ngắt nhịp đúng theo ý thơ.
 - Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung bài thơ.
 -Hiểu nội dung bài thơ ngộ nghĩnh,đáng yêu,nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho toàn thế giới trở nên tốt đẹp.
 -Học thuộc lòng bài thơ.Hỗ trợ HS trả lời thành câu
II/ Đồ dùng dạy-học:-G/v Tranh minh hoạ cho bài. H/s: đọc trước bài,tìm hiểu nội dung .
III/ Các hoạt động dạy-học: 1/ Ổn định: Hát
2/ Bài cũ: (5’)Gọi 2h/s lên bảng đọc bài “ Ởû vương quốc tương lai” Linh, Thảo
H:Nếu được sống ở vương quốc Tương Lai em sẽ làm gì?
-Nêu đại ý. G/v nhận xét- ghi điểm.
3/Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng
Hoạt động GV
Hoạt động Hs
HĐ1 :(10’)Luyện đọc.
Mục tiêu:- Rèn HS đọc đúng , to, rõ ràng, cách ngắt nghỉ
-G/v gọi 1 h/s đọc toàn bài.
-H/s đọc nối tiếp từng khổ thơ(2 lươt)- g/v theo dõi sửa phát âm, ngắt giọng cho h/s.
-G/v đọc mẫu với giọng đọc vui tươi,hồn nhiên, thể hiện niềm vui,niềm khát khao của thiếu nhi khi ước mơ về một thế giơí tươi đẹp.
HĐ2: (12’) Tìm hiểu bài.
Mục tiêu:Luyện đọc và tìm hiểu bài
-Gọi 1h/s đọc toàn bài thơ.
H:Câu thơ nào lặp lại nhiều lần trong bài?
H:Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì?
H: Mỗi khổ thơ nói lên điều gì?
H:Các bạn nhỏ ước gì qua từng khổ thơ?
H:Em hiểu câu thơ Mãi mãi không có mùa đông ý nói gì?
H: Câu thơ Hoá trái bom thành trái ngon có nghĩa là mong ước điều gì?
H: Em thích ước mơ nào của các bạn thiếu nhi trong bài thơ? Vì sao?
H: Bài thơ nói lên điềâu gì?
G/v chốt lạighi lên bảng
Đại ý : Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn co ùnhững phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn. 
HĐ 3:(8’)Đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
Mục tiêu: Rèn HS cách đọc diễn cảm
-G/v yêu cầu h/s đọc nối tiếp nhau từng khổ thơ.
-Yêu cầu h/s luyện đọc theo cặp.
-Gọi h/s đọc diễn cảm toàn bài.
-G/v nhận xét giọng đọc và ghi điểm.
-Tổ chức cho h/s đọc thuộc lòng theo cặp.
* G/v tổ chức cho h/s chơi trò chơi “Thi đọc giỏi ,thuộc nhanh”.
-G/v nêu thể lệ ,luâït chơi –cách chơi.
-G/v cử 1 bạn làm trọng tài để điều khiển.
-G/v nhận xét người thắng cuộc sẽ đạt danh hiệu “Đọc giỏi, thuộc nhanh.”
4/ Củng cố –dặn dò:(5’)H: nếu mình có phép lạ em sẽ làm gì? Vì sao?Về học thuôc lòng bài thơ.
- 1 h/s đọc toàn bài- lớp theo dõi.
-H/s đọc nối tiếp theo đoạn
-1 h/s đọc toàn bài thơ
-HS trả lời
-H/s tự nêu ý thích của mình và giải thích.
-h/s thảo luận theo nhóm bàn về nội dung bài.
-Các nhóm trình bày-lớp bổ sung .
-1h/s nêu lại đại ý.
-HS nhắc lại
-Mỗõi h/s đọc 1 khổ thơ.
- H/s luyện đọc theo cặp.
- 2 h/s đọc diễn cảm toàn bài-lớp nhận xét.
-Từng cặp kiểm tra học thuộc lòng cho nhau.
-Mỗi nhóm cử 3 h/s tham gia chơi-các bạn còn lại cỗ vũ .
TOÁN LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: Giúp h/s củng cố về tính chất của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng để tính tổng bằng nhiều cách thuận tiện nhất.
-Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải toán có lời văn.
-Tính chính xác khi làm bài. Hỗ trợ HS về lời giải
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:1/ Ổn định:hát 
2/ Bài cũ: (5’) Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất: Huy, Kiên, Hiệp
 a/ 1245+7897+8755+2103
 b/ 3215+2135+7865+6785
 c/ 6547+4567+3453+5433
G/v nhận xét –ghi điểm.
3/ Bài mới: Giơí thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
 HĐ1:(15’) Củng cố về các tính chất của phép cộng, tìm thành phần chưa biết
Mục tiêu: Biết thực hiện tính tổng bằng nhiều cách
Bài tập 1:
H:Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
H: Khi đặt tính để thực hiện tính tổng của nhiều số hạng ta phải chú ý điều gì?
G/v yêu cầu h/s lên bảng làm
-G/v theo dõi giúp đỡ h/s yếu.
-Nhận xét chữa bài
Bài tập2: 
H:Hãy nêu yêu cầu của bài tập?
*G/v Hướng dẫn để tính bằng cách thuận tiện chúng ta áp dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để làm.
G/ v hướng dẫn làm mẫu một biểu thức
a/ 96+78+4= (96+4)+78
 = 100+78 =178
-Thu một số bài chấm điểm
-G/v nhận xét –ghi điểm 
Bài3:Gọi h/s nêâu yêu cầu bài tập. 
-Yêu cầu HS nêu thành phần chưa biết
-G/v nhận xét ghi điểm.
Hoạt động 2:(15’) Giải toán có lời văn
Mục tiêu:Rèn HS kĩ năng giải toán
Bài 4: gọi h/s đọc đề bài.
-Gv hướng dẫn HS phân tích đề toán
-G/v theo dõi hướng dẫn thêm cho những h/s còn chậm.
-G/v nhận xét và ghi điểm.
Bài 5: 
H:Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
-Yêu cầu 2 em lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp
-GV nhận xét, sửa sai
4/ Củng cố –dặn dò: (3’) G/v nhận xét giờ học.Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
-4 h/s lên bảng làm –lớp làm vở nháp.
 2814 3925	 
-H/s nhận xét bài của bạn –đối chiếu bài làm của mình.
-Tính bằng cách thuận tiện nhất.
-4 h/s lên bảng làm –lớp làm vào vở 
-2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào nháp
-H/s nêu yêu cầu bài tập .
-2 h/s lên bảng làm –lớp làm vào vở.
-H/s nhận xét bài làm trên bảng –đối chiếu bài làm của mình 
-2 h/s đọc đề –phân tích đề toán –nêu hướng giải.
- 1 h/s lên bảng giải –lớp làm vào vở 
-H/s đổi chéo vở kiểm tra cho nhau
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I/ Mục đích yêu cầu: - Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
-Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng những tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến quen thuộc.
-Biết viết đúng chính ta. Hỗ trợ HS hiểu nghĩa một số từ: Lép Tôn-xtôi, Mát-téc-lích
II/Đồ dùng dạy học:Bảng phụ viết nội dung bài tập 1,2 (phần luyện tập)
-Khoảng 20 lá thăm để HS chơi trò chơi du lịch-BT 3.Một nữa số lá phiếu ghi tên thủ đô của một nước. Nửa kia ghi tên 1 nước.
III/ Hoạt động: 1-Ổn định:
2-Kiểm tra: (5’) GV kiểm tra 2 HS lên bảng viết họ và tên của mình: Trí, Lan
GV và cả lớp nhận xét.
3- Bài mới:
HĐ giáo viên
HĐ học sinh
Hoạt động 1:(10’) Tìm hiểu bài
Mục tiêu:Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí Việt Nam
Bài tập 1:
-GV đọc mẫu tên riêng nước ngoài; hướng dẫn HS viết đúng theo chữ viết Mat –téc- lích, Hi-ma-lay-a
-Ba, bốn HS đọc lại các tên người, tên địa lí nước ngoài.
Bài tập 2:
HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ trả lời miệng các câu hỏi sau:
H: Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
+ Tên người Lép Tôn-xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn- xtôi
Bộ phận 1 gồm 1 tiếng : Lép.
 Bộ phận 2 gồm 2 tiếng :Tôn / xtôi
+ Tên địa lí - Hi- ma- lay – a chỉ có một bộ phận gồm 4 tiếng: Hi /ma /lay /a
 -Niu Di – lân có hai bộ phận Niu và Di lân
Bộ phận 1 gồm 1 tiếng :Niu
 Bộ phận 2 gồm 2 tiếng là Di/ lân
H: Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết thế nào? (Viết hoa)
H: Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào?( có gạch nối)
Bài tập 3:
-HS đọc yêu cầu bài, suy nghĩ trả lời câu hỏi
H: Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt? (Viết giống như tên riêng Việt Nam- tất cả các tiếng đều viết hoa: Thích Ca Mâu Ni, Hi Mã Lạp Sơn)
-GV nói thêm với HS : Những tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài tập là những tên riêng được phiên âm Hán Việt.
* Phần ghi nhớ :sgk
-Hai, ba HS đọc nội dung cần ghi nhớ của bài học. Cả lớp đọc thầm
-HS lấy ví dụ minh hoạ cho nội dung ghi nhớ 1,2
Hoạt động 2: (20’) Phần luyện tập
Mục tiêu:
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người , tên địa lí nước ngoài
Bài tập 1: HS thảo luận nhóm
-GV nhắc HS: Đoạn văn có những tên riêng viết sai quy tắc chính tả. Các em cần đọc đoạn văn, phát hiện từ viết sai, chữa lại cho đúng.
-GV phát phiếu cho các nhóm làm bài. Các nhóm đại diện dán kết quả lên bảng. Cả lớp và GV nhận xét chốt lời giải đúng : Aùc – boa, Lu-I Pa- xtơ, Aùc –boa, Quy-dăng –xơ
H: Đoạn văn viết về ai? 
Bài tập 2: HS làm vở
-GV cho HS đọc yêu cầu, HD HS viết vào vở
-Cho một số HS lên bảng viết, GV và cả lớp nhận xét bổ sung
-GV chấm một số vở
Bài tập 3: HS chơi trò chơi du lịch 
-HS đọc yêu cầu bài tập, quan sát kĩ tranh minh hoạ trong SGK để hiểu yêu cầu của bài
-GV giải thích cách chơi: Cho HS làm bài theo cách thi tiếp sức.
+ Chia lớp thành 3,4 nhóm sau đó dán 3,4 tờ phiếu( có nội dung không hoàn toàn giống nhau ) lên bảng.
+ Các nhóm nhìn tất cả các phiếu, trao đổi trong khoảng 1 phút. Mỗi nhóm được chỉ định làm một phiếu. HS mỗi nhóm truyền bút cho nhau điền tên nước và thủ đô của nước vào chỗ trống trong bảng.
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm những nhà du lịch giỏi nhất:điền đúng tư, viết đúng quy tắc chính tả/ điền nhanh tên địa danh.(nhóm nào điền thêm được tên tên nước và tên thủ đô sẽ được tính điểm cao hơn.)
 4-Củng cố, dặn dò: (5’)GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung ghi nhơ. GV khen những nhà du lịch giỏi.Dặn những HS viết chưa đủ tên địa danh trong bài tập 3 về nhà viết tiếp. Chuẩn bị bài “Dấu ngoặc kép”
3-4 HS đọc
-HS đọc yêu cầu
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS đọc yêu cầu
-HS trả lời
2-3 HS đọc ghi nhớ
-HS lấy ví dụ
-HS thảo luận nhóm
-Đại diện nhóm dá ... ấy dự định sẽ sử dụng sách vở ,đồ dùng học tập, vật dụng trong gia đình như thế nào cho tiết kiệm.
4/Củng cố-dặn dò :(5’)
- Liên hệ , giáo dục HS tiết kiệm
-Thực hiện tốt bài học tiết kiệm những gì mình tiết kiệm được
-H/s liệt kê những việc gia đình mình làm được và những việc gia đình mình chưa làm được
-H/s làm bài tập trên phiếu hoc ïtập.
-Câu: a,b,h,g,k,
-Các nhóm tìm ra cách giải quyết tình huống hợp lí-trình bày trước lớp 
-H/s ghi ra giấy dự định-h/s đọc trước lớp cho các bạn cùng nghe.
KHOA HỌC BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?
I/ Mục tiêu: Giúp học sinh:
 -Nêu được những dấu hiệu để phân biệt lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị các bệnh thông thường.
 - Có ý thức theo dõi sức khoẻ bản thân và nói ngay với ba mẹ hoặc người lớn khi mình có dấu hiệu của người bịbệnh .
 -H/s biết giữ gìn cơ thể để đảm bảo sức khỏe.
*Hỗ trợ HS về cách trả lời thành câu
II/ Đồ dùng dạy- học:-Hình phonùg to trang 32,33. Phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy –học :1/ Ổn định :hát 
2/ Bài cũ: (5’) Hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó?
H:Em hãy nêu các cách đề phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá?
H: Em đã làm gì để đề phòng lây bệnh qua đường tiêu hoá ?
 -G/v nhận xét –ghi điểm.
3/Bài mới: Giơí thệu bài –ghi bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động hoc
HĐ1:(10’)Kể chuyện theo tranh
Mục tiêu:Nêu được những biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh
-G/v yêu cầu h/s quan sát tranh SGK thảo luận theo nhóm.
-Sắp xếp các hình co liên quan với nhau thành 3 câu chuyện.Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe ,Hùng lúc bị ốm,Hùng lúc được chữa bệnh.
-Kể lại câu chuyện đó cho các bạn cùng nghe.
-G/v nhận xét, tuyên dương các nhóm trình bày tốt.
H :Kể tên một số bệnh em đã mắc phải?
H: Khi bị bệnh đó, em cảm thấy thế nào?
H:Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bị ốm em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?
-GV giúp đỡ HS trả lời thành câu
G/v chốt ý: Khi khoẻ mạnh ta cảm thấy dễ chịu, thoải mái.khi bị ốmcảm thấy mệt mỏi,chán ăn,
HĐ2: (15’)Trò chơi “Mẹ ơi,con bị ốm”.
Mục tiêu:HS biết nói với cha mẹ khi trong người cảm thấy khó chịu , không bình thường
-G/v phát các tình huống cho các nhóm thảo luận.
*Yêu cầu các nhóm sắm vai cá nhân vật trong tình huống.
*Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh.
Các tình huống:
+Nhóm1, 2 :Ở trường Nam bị đau bụng và bị đi ngoài nhiều lần.
+Nhóm3, 4: Đi học, về Bắc thấy hắt hơi,sổ mũivà cổ họng hơi đau.Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm.Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ
-G/v nhận xét ,tuyên dương những nhóm có hiểu biết về các bệnh thông thường và diễn đạt tốt
*G/v kết luận: sgk
4/Củng cố: (3’)-Nhắc lại bài. Hệ thống lại bài học 
5–dặn dò: về nhà học thuộc mục bạn cần biết.
-Các nhóm thảo luận
-Các nhóm trình bày-lớp bổ sung
-Mỗi nhóm cử 1 bạn kể nội dung câu chuyện.
-H/s liên hệ bản thân kểû cho cả lớp cùng nghe.
-H/s thảo luận theo nhóm-trình bày trước lớp
-Nhóm tự phân vai –hội y ùlời thoại và diễn xuất.
-Các nhóm lên đóng vai-lớp theo dõi và đặt mình vào nhân vâït trong tình huống nhóm bạn đưa ra và cùng thảo luận đi đến lựa chọn ứng xử đúng.
-H/s đọc mục cầân biết trong SGK trang 33.
KĨ THUẬT KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 1)
I. Mục tiêu: HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy – học: Tranh quy trình khâu mũi khâu đột thưa.
III. Hoạt động dạy – học :1. Ổn định: TT
2. Kiểm tra : (5’) Gọi 2 em nhắc lại quy trình khâu hai mép vải bằng mũi khâu thường 
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Hoạt động 1: (10’)Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu.
Mục tiêu:HS biết khái niệm, đặc điểm của đường khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa
- GV giới thiệu đường khâu đột thưa, hướng dẫn HS quan sát các mũi khâu ở mặt phải, mặt trái.
+ Em thấy mũi khâu đột thưa có đặc điểm gì ở mặt phải và mặt trái đường khâu?
+ Hãy so sánh mũi khâu đột thưa với mũi khâu thường.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
GV giải thích thêm: nếu chia chiều dài mũi khâu trước làm 3 phần bằng nhau thì mũi khâu sau lấn lên một phần của mũi khâu trước. Sau mỗi mũi khâu phải rút chỉ một lần.
- Như thế nào gọi là khâu đột thưa?
- Khâu đột thưa em phải khâu từ đâu đến đâu và thực hiện theo quy tắc nào?
- Rút ghi nhớ SGK
Hoạt động 2:(15’) Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
Mục tiêu:
-Biết cách khâu đột thưa
- GV treo tranh quy trình khâu đột thưa.
- Hướng dẫn Hs quan sát các hình 2,3,4 SGK để nêu các bước trong quy trình khâu đột thưa.
+ Em hãy nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa.
 - Yêu cầu HS đọc nội dung mục 2 kết hợp quan sát hình 3a, 3b, 3c, 3d (SGK) để trả lời các câu hỏi về cách khâu đột thưa.
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi thứ nhất, khâu mũi thứ hai bằng kim khâu len.
- Gọi 1, 2 em thực hiện thao tác khâu các mũi khâu đột thưa tiếp theo.
- Sau khi khâu xong em cần làm gì để giữ đường khâu cho chắc?
- Gọi 1 – 2 em lên thực hiện thao tác khâu lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu.
- Nhận xét cách làm của HS.
+ Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái.
+ Khâu đột thưa được thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường.
4. Nhận xét – Dặn dò:(5’)- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả học tập của HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị tiết sau thực hành khâu đột thưa.
- Quan sát, nhận xét.
- Trả lời câu hỏi
-HS nhắc lại ghi nhớ
- Quan sát các hình vẽ SGK trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Nêu cách khâu đột thưa.
- Theo dõi GV làm mẫu.
- 2 em lên thực hiện, lớp theo dõi, nhận xét.
- 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
KHOA HỌC: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có biết :
 - Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh 
- Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy. 
- Pha dung dịch ô-rê-dôn và chuẩn bị nước cháo muối
 - HS biết vận dụng những điều đã học vào cuộc sống .
* Hỗ trợ HS một số gói ô-rê - dôn
II. Chuẩn bị : - GV: Hình trang 34 , 35 SGK 
 - HS theo nhóm : 1 gói ô- rê-dôn , 1 cốc, nước, muối, gạo .
III. Các hoạt động dạy - học :1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ : (5’) H: Em hãy kể tên một số bệnh mà hay mắc phải ?
H: Cần phải làm gì khi bị bệnh ?
H : Khi bị bệnh em cảm thấy thế nào ?
- Nhận xét – ghi điểm.
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
HĐ1 : (7’) Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bẹnh thông thường
Mục tiêu:Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường
Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV nêu câu hỏi :
- Kể tên các thức ăn cho người bị mắc bệnh thông thường .
H : Đối với người bệnh nặng nên cho ăn các món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
H : Đối với người bệnh không muốn ăn hoặc ăn quá ít nên cho ăn thế nào ?
H : Ở nhà em đã có khi nào chăm sóc người bệnh chưa? Chăm sóc bằng cách nào?
Kết luận : - sgk
HĐ2 : (8’)Thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn và cháo muối .
Mục tiêu: Nêu được chế độ ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy
* Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm
-Gv yêu cầu các em quan sát và đọc lời thoại trong hình 4, 5 SGK thảo luận về các câu hỏi:
- Gọi từng cặp hỏi và trả lời.
=> GV nêu câu hỏi:
H: Bác sĩ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào?
* Tổ chức và HD pha dung dịch .
- Chia nhóm và giao việc cho các nhóm thực hiện nấu cháo và pha dung dịch ô -rê -dôn .
- Theo dõi các nhóm thực hiện nhắc thêm.
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử 1 bạn lên làm trước lớp .
 - GV nhận xét chung về hoạt động thực hành của HS.
HĐ 3: (7’)Đóng vai 
Mục tiêu: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống
* Cách tiến hành :
- Gv chia nhóm và đưa ra tình huống .
- Gv nêu ví dụ gợi ý :
Ngày chủ nhật, bố mẹ Lan về quê. Lan ở nhà với bà và em bé mới 1 tuổi. Lan nhận thấy em bé bị ỉa chảy nặng và đã nói với bà cho em bé uống nhiều nước cháo có bỏ một ít muối. Nhờ thế đã cứu sống được em bé.
- Gv nói em đóng vai thể hiện nội dung trên. 
- Gọi Các nhóm lên đóng vai.
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm đóng vai có tình huống đúng.
4.Củng cố : (3’) Gọi 1 HS nhắc lại bài học. Liên hệ thực tế, giáo dục học sinh qua bài học . Giáo viên nhận xét tiết học.
5. Dặn dò : - Về nhà học bài, chuẩn bị sau : phòng tránh tai nạn đuối nước .
-HS có thể cá , thịt, trứng, ... 
- HS tự trả lời
- HS có thể trả lời: ăn nhiều lần.
- HS tự trả lời.
- HS nhắc lại kết luận
- HS làm việc theo nhóm đôi 
- 2 HS một HS đọc câu hỏi của bà mẹ, một HS trả lời câu hỏi của bác sĩ .
- Vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ .
- Các nhóm làm theo công việc GV giao , đọc kỹ HD để làm cho đúng
- Mỗi nhóm đại diện 1 HS lên thực hiện trước lớp.
-Lớp theo dõi nhận xét.
- Các nhóm nghe tình huống và thảo luận để đóng vai.
- HS lên đóng vai trước lớp.
- Lớp theo dõi , chọn cách ứng xử đúng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 8 KNSBVMT.doc