I. Mục tiêu
1.Kiến thức: Giúp học sinh biết:
- Tính tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.
2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo kĩ thuật tính, trình bày bài toán có lời văn.
* Tính được chu vi, diện tích của hình chữ nhật.
3.Thái độ: HS tự giác làm bài.
II. Đồ dùng
+ Vở bài tập Toán
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ:
- HS hỏi - đáp nhau về nội dung bài trước
- GV đưa thêm: Điền số thích hợp vào chỗ chấm 244 +183+98=(234+ .) +183
*Em đã sử dụng tính chất nào của phép cộng để điền được số vào chỗ chấm?
- HS nhận xét, GV đánh giá cho điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
+ Nêu mục đích, yêu cầu bài học – ghi bảng.
Tuần 8 Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 Tiết 1+ 2 Hoạt động tập thể Sân trường Tiết 3 Tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ I- Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên. Hiểu nội dung: những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. Học thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài. * Đọc diễn cảm thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi mơ ước về một cuộc sống tươi lai tốt đẹp, thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được các câu hỏi của GV. Nêu được ý nghĩa toàn bài. - Giáo dục đạo đức cho HS: Luôn luôn ước mơ những ước mơ cao đẹp và có quyết tâm thực hiện những ước mơ cao đẹp đó . II- Đồ dùng dạy học. - Bảng phụ viết sẵn những câu, khổ thơ cần hướng dẫn Hs luyện đọc. III- Hoạt động dạy học chủ yếu: A.Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài “ ở Vương quốc Tương lai” và nêu đại ý. - Đọc 1 đoạn em thích. Nêu lí do. - GV nhận xét, đánh giá. B.Bài mới: Giới thiệu bài. - Cho HS quan sát tranh mh =>GTB 2. Nội dung bài Luyện đọc. - Đọc nối tiếp các khổ thơ. - GV kết hợp sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS (nếu có). Chú ý cách ngắt nhịp thơ. - Cho HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm bài thơ b) Tìm hiểu bài. - Câu hỏi 1: + Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần ? (Câu thơ Nếu chúng mình có phép lạ được lặp lại khi bắt đầu một khổ thơ, lặp lại 2 lần khi kết thúc bài thơ). + Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ? (Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết, cháy bỏng). - Câu hỏi 2, 3: + Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ? Khổ thơ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả. Khổ thơ 2: Các bạn nhỏ ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. Khổ thơ 3: Các bạn ước trái đất không có mùa đông. Khổ thơ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo. - Giải thích ý nghĩa của những cách nói sau: ước “không còn mùa đông” ước “hoá trái bom thành trái ngon”. + ước “Không còn mùa đông”: ước trái đất lúc nào cũng ấm áp, thời tiết dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai hoạ đe doạ con người... + ước “Hoá trái bom thành trái ngon”: ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn, chiến tranh). - *Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ? - Câu hỏi 4: + Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao? VD: + Em thích ước mơ hạt vừa gieo, chỉ chớp mắt đã thành cây đầy quả, ăn được ngay vì em rất thích ăn hoa quả, thích cái gi` cũng ăn được ngay. => Giáo dục HS luôn luôn ước mơ những ước mơ cao đẹp và có quyết tâm thực hiện những ước mơ cao đẹp đó . - GV ghi bảng. Nội dung: Bài thơ rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. c) Đọc diễn cảm. Nếu chúng mình có phép lạ/ . Chỉ toàn kẹo với bi tròn.// - GV đọc mẫu bài thơ: giọng đọc hồn nhiên, tươi vui. Chú ý đọc nhấn giọng, ngắt giọng đúng ở các khổ thơ. - 2 HS đọc và trả lời câu hỏi. - HS nhận xét. - HS quan sát tranh minh họa bài thơ trong SGK. - 5 HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ - đọc 2,3 lượt. - HS luyện đọc theo cặp. - 2 HS đọc cả bài. - HS nghe – phát hiện giọng đọc - giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em - HS trao đổi, thảo luận, tìm hiểu nội dung bài thơ dựa vào những câu hỏi trong SGK. - HS trả lời – Nhận xét, bổ sung - HS đọc thầm lại cả bài thơ, trả lời các câu hỏi 2,3. - HS trao đổi nhóm bốn giải thích ý nghĩa của những cách nói. *HS nêu câu trả lời. (Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ rất cao đẹp: ước mơ một cuộc sống no đủ, ước được làm việc, ước không còn thiên tai, thế giới hoà bình). - HS đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trả lời câu hỏi 4. - HS phát biểu tự do. - *HS nêu nội dung, - 4 HS nối tiếp nhau đọc lại bài thơ. - HS thi đọc diễn cảm 2, 3 khổ thơ theo trình tự đã hướng dẫn. - HS thi học thuộc lòng từng đoạn và cả bài thơ. 3- Củng cố, dặn dò. - GV hỏi HS về ý nghĩa bài thơ. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS tiếp tục HTL bài thơ và chuẩn bị bài Đôi giày ba ta màu xanh. _________________________________________ Tiết 4 Toán Tiết 36: Luyện tập I. Mục tiêu 1.Kiến thức: Giúp học sinh biết: - Tính tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất. 2. Kĩ năng: Thực hiện thành thạo kĩ thuật tính, trình bày bài toán có lời văn. * Tính được chu vi, diện tích của hình chữ nhật. 3.Thái độ: HS tự giác làm bài. II. Đồ dùng + Vở bài tập Toán III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - HS hỏi - đáp nhau về nội dung bài trước - GV đưa thêm : Điền số thích hợp vào chỗ chấm 244 +183+98=(234+ ...) +183 *Em đã sử dụng tính chất nào của phép cộng để điền được số vào chỗ chấm ? - HS nhận xét, GV đánh giá cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: + Nêu mục đích, yêu cầu bài học – ghi bảng. 2. Nội dung bài Bài 1(b): Đặt tính rồi tính tổng: - GV yêu cầu HS lấy Ví dụ phép cộng 3 số hạng mà mỗi số hạng là số có nhiều chữ số. - GV ghi bảng + Phép cộng này có gì khác với phép cộng các em đã học? + Để thực hiện phép tính ta làm qua mấy bước? Nêu cách đặt tính, cách tính. - GV hướng dẫn HS cách đặt tính – 1 HS thực hiện tính - Cho hs làm bảng con 3 phép tính phần b - Nhận xét, nhấn mạnh cách làm. Bài 2(dòng1,2) :Tính bằng cách thuận tiện nhất : - Gọi HS lên bảng chữa bài - Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài + Em đã vận dụng tính chất nào của phép cộng để tính tổng của nhiều số một cách thuận tiện nhất? - Gv củng cố t/c của phép cộng. Bài 4(a) : - Gọi HS đọc bài toán. + Muốn tính được số dân sau 2 năm ta làm thế nào? + Làm thế nào để tính được số dân tăng? + Gọi HS lên bảng làm. + Gọi HS nhận xét bài làm của bạn. + GV nhận xét cho điểm HS. Kết quả : a) 150 người b) 5406 người =>Liên hệ sự gia tăng dân số hiện nay=>giáo dục dân số cho HS. *Bài 5: gv hướng dẫn: P = ( a + b ) x 2 S = a x b - Liên hệ HS đã học biểu thức có chứa 1 chữ, 3 chữ thì có công thức tính chu vi của những hình nào? HS viết nhanh ra nháp. + Công thức tính chu vi hình nào được viết dưới dạng biểu thức có chứa 2 chữ? Ngoài công thức tính chu vi thì công thức tính diện tích có phải không? 3. Củng cố dặn dò : + Nêu lại cách thực hiện phép cộng. + Nêu tên gọi thành phần, kết quả trong phép cộng. *Nếu ta bớt ở số hạng thứ nhất đi bao nhiêu đơn vị và thêm vào số hạng thứ hai bấy nhiêu đơn vị thì tổng thay đổi ntn? + Nhận xét tiết học. *HS lấy VD - HS đọc lại phép cộng - HS trả lời và làm theo yêu cầu của GV - HS lên bảng - HS nêu yêu cầu và tự làm vở bài tập rồi chữa bài . - 4 học sinh lên bảng chữa bài.. - Nhận xét bài làm trên bảng. - học sinh nêu rõ đã vận dụng tính chất nào để tính, phát biểu lại tính chất. - HS đọc, phân tích đề - Học sinh làm bài vào vở. - 1 HS chữa bài trên bảng. - HS trả lời – 1 HS lên bảng viết - HS nêu lại cách tính - HS tự đưa ví dụ vận dụng trong giờ truy bài đầu giờ chiều. - HS trả lời - HS nêu - Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. _________________________________________ Buổi chiều Tiết 1 Chính tả Nghe- viết : Trung thu độc lập I. Mục tiêu + Nghe – viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ. - Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r/d/gi để điền vào chỗ trống; hợp với nghĩa đã cho. - HS có ý thức giữ gìn VSCĐ. *Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. II. Đồ dùng - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ: - GV đọc cho HS viết các từ: Phong trào, trợ giúp, họp chợ. - 1 HS lên bảng viết - HS viết từ vào bảng con. - GV nhận xét, đánh giá B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng 2. Các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe – viết chính tả a, Trao đổi về nội dung đoạn văn. + Gọi 1 HS đọc đoạn văn “Ngày mai ... to lớn, vui tươi”. + Cuộc sống mà anh chiến sĩ mơ tới đất nước ta tươi đẹp như thế nào ? + Tình cảm của em đối với đất nước tươi đẹp như ngày hôm nay như thế nào ? b, Hướng dẫn viết từ khó + Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. + Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ vừa tìm được. c, Viết chính tả. + GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu + Đọc cho HS soát lỗi chính tả. d, Thu chấm, nhận xét bài của HS. + Nhận xét bài vừa chấm. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu + Chia nhóm 4 HS, phát phiếu và bút dạ cho các nhóm. + Gọi các nhóm khác nhận xét bổ sung. + Gọi HS đọc lại truyện vui. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu + Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để tìm từ cho hợp nghĩa + Gọi HS làm bài. + Gọi HS nhận xét bổ sung. + Kết luận lời giải đúng. + 1 HS đọc thành tiếng. + HS trả lời câu hỏi. + Hs nối tiếp nêu + HS nêu các từ khó, dễ lẫn: quyền mơ tưởng, mươi mười lăm năm, thác nước, phấp phới, bát ngát, ... + HS luyện đọc và viết vào vở nháp. + HS viết bài vào vở. + HS đổi vở, soát lỗi giúp nhau. + 1 HS đọc thành tiếng + HS trao đổi, tìm từ và hoàn thành phiếu. + Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. + Nhận xét bổ sung, chữa bài. + 2 HS đọc thành tiếng. + làm việc theo cặp. + Từng cặp thực hiện: 1HS đọc nghĩa của từ, 1 HS đọc từ hợp với nghĩa. + Nhận xét bài của bạn. 3. Củng cố dặn dò: + Nhận xét tiết học. + Nhắc HS chuẩn bị bài sau _____________________________________ Tiết 2 Tiếng Anh Gv chuyên soạn giảng _____________________________________ Tiết 3 Thể dục quay sau. đi đều vòng phải, vòng trái- đứng lại. trò chơi: ném trúng đích I. Mục tiêu : - Thực hiện động tác quay sau cơ bản đúng . - Thực hiện cơ bản đúng đi đều vòng phải, vòng trái- đứng lại và giữ được khoảng cách các hàng trong khi đi . II. Địa điểm - Đồ dùng : + Địa điểm : Sân trường vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo an toàn tập luyện . + Đồ dùng : Còi , bóng . III. Nội dung và phương pháp lên lớp : 1, Phần mở đầu : - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, YC giờ học, 2, Phần cơ bản : a, Ôn đội hình đội ngũ: + Ôn quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái - đúng - GV chỉ huy cho cả lớp tập - Chia tổ tập luyện theo nơi quy định. - GV đi quan sát và sửa sai cho HS . tổ trưởng điều khiển cho tổ mình tập. - Cho các tổ thi đua trình diễn . - GV nhận xét và biểu dương tổ tập tốt. - GV điều khiển cả lớp tập để củng cố 2 ph b, Trò chơi vận động: + Trò chơi “ Ném trúng đích’’ - GV giới thiệu t ... n. - HS lấy VD về các vật có hình giống như góc nhọn, tù, bẹt. - HS làm bài trong sgk. - HS đọc yêu cầu rồi làm bài. Mỗi tam giác còn được gọi tên cụ thể dựa vào việc nó có chứa loại góc nào. - HS đọc yêu cầu rồi làm bài. - HS nhắc lại các góc đã học và nêu đặc điểm của từng góc. __________________________________ Tiết 3 Âm nhạc GV chuyên ___________________________________ _____________________________ Buổi chiều Tiết 1 Đạo đức Tiết kiệm tiền của (Tiết 2) I. Mục tiêu: Học xong bài này , HS có khả năng : 1. Nêu được:Ví dụ về tiết kiệm tiền của, biết được lợi ích của tiết kiệm tiền của * Biết được vì sao phải tiết kiệm tiền của. 2. HS sử dụng tiết kiệm quần áo, sách vở, đồ dùng, điện, nước... trong cuộc sống hằng ngày. 3.GD HS nhắc nhở bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của, có kĩ năng bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của, lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân. II. Đồ dùng - SGK Đạo đức 4 . - Đồ dùng để chơi đóng vai. - Mỗi HS có 2 tấm bìa màu : xanh, đỏ. - Các tình huống thảo luận HĐ 2 – ghi sẵn trên bảng. III. Các hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ : 2 HS trả lời câu hỏi. - Thế nào là tiết kiệm tiền của? Vì sao phải tiết kiệm tiền của? - HS nhận xét, đánh giá. B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Nêu mục đích, yêu cầu tiết học – ghi bảng 2. Các hoạt động : Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm Bài 4 SGK. + Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. + Các việc làm c, d, đ,e, i là lãng phí tiền của. - GV kết luận chốt ý kiến, cho HS tự liên hệ:Đã khi nào em tiết kiệm tiền của chưa? Hãy kể cho các bạn nghe. - GV mời một số HS chia sẻ với cả lớp - GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày. Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm và đóng vai. - GV chia nhóm sáu phân mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong BT5 + Cách ứng xử như vậy đã phù hợp chưa? Có cách ứng xử nào hay hơn không? Vì sao? Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy? - Gv kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Hoạt động 3: Làm việc nhóm - GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm kể cho nhau nghe những câu chuyện, tấm gương về tiết kiệm tiền của mà em biết hoặc sưu tầm được. - GV kết luận: Cần học tập và làm theo các tấm gương tiết kiệm tiền của. + Em nghĩ gì khi nghe những tấm gương này? Em có thể học tập các tấm gương đó không? Học tập như thế nào? - GV lồng ghép giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM... 3. Củng cố dặn dò : + Hàng ngày nhớ thực hiện tiết kiệm tiền của. + Nhận xét tiết học. + 1 HS nêu yêu cầu bài tập 4 trong SGK. + HS làm việc nhóm đôi làm bài . - HS chữa miệng và giải thích. - Cả lớp trao đổi và nhận xét. +Từng cặp HS chia sẻ với nhau những việc mình đã và sẽ làm để tiết kiệm sách vở, đồ dùng, đồ chơi, tiền bạc. -1 HS nêu yêu cầu. - Hs làm việc theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên trình bày. - Thảo luận lớp. - Gv kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. - Các nhóm thảo luận. - 1-2 HS kể trước lớp. - Thảo luận - HS trả lời. + 2 HS nêu lại ghi nhớ. ___________________________________________ Tiết 2 Thể dục Động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: “ Nhanh lên bạn ơi” I. Mục tiêu: - Bước đầu thực hiện được động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia được trò chơi. - HS có ý thức tự giác nghiêm túc khi luyện tập. II. Địa điểm và phương tiện: - Vệ sinh sân tập. Còi III. Nội dung và phương pháp: 1. Phần mở đầu (8’) - GV nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học. - Khởi động: GV hướng dẫn - Kiểm tra bài cũ: Thực hành đi thường theo nhịp chuyển hướng phải, trái. - HS tập hợp 4 hàng ngang, điểm số, lớp trưởng báo cáo. - Xoay các khớp: đầu gối, hông, vai, cổ chân. - 1 nhóm 5 em. HS nhận xét 2. Phần cơ bản (22’): a. Bài thể dục phát triển chung + ĐT vươn thở 3-4 lần(mỗi lần 2x8 nhịp) - GV nêu tên động tác, làm mẫu, phân tích - GV hô nhịp chậm vừa quan sát vừa nhắc nhở HS. - GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác.HDHS cách hít vào, thở ra. - GV sửa sai cho HS. + ĐT tay:+ N1: Đá chân trái ra trước, hai tay dang ngang. + N2: Hạ chân trái về trước, khuỵu gối + N3: Chân trái đạp mạnh thành tư thế đứng trên chân phải + N4: Về TTCB. + N5, 6, 7, 8 tương tự nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân. - HS quan sát GV tập. - HS tập theo GV. - Cả lớp tập 3 – 4 lần. - Từng tổ tập.Tổ trưởng điều khiển - Cá nhân tập. - HS tập tương tự như động tác vươn thở. b. Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi. - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, luật chơi - GV quan sát NX - HS chơi thử 1 lần. - Chơi chính thức 2 – 3 lần. 3. Phần kết thúc (5’) - GV hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. - HS tập hợp. - Tập một số động tác hồi tĩnh. ______________________________________Tiết 4 ___________________________ Buổi chiều Khoa học Ăn uống khi bị bệnh I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: - Nhận biết người bệnh cần được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ. * Việc giữ vệ sinh môi trường giúp giảm tỉ lệ mắc các bệnh. 2.Kĩ năng: - Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh. - Biết cách phòng chống khi mất nướckhi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy. -* Biết giữ vệ sinh an toàn thực phẩm... 3.Thái độ: Có ý thức giữ gìn sức khoẻ. + KNS: Kĩ năng tự nhận thức về chế độ ăn, uống khi bị bệnh thông thường. Kĩ năng ứng xử phù hợp khi bị bệnh. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị theo nhóm: Một gói Ô -rê- dôn ,1 cốc, 1 nắm gạo, 1 ít muối, 1 bình nước, 1 bát ăn cơm. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ :Đọc mục bạn cần biết? - Nêu một số biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Các hoạt động : a. HĐ 1: Thảo luận về chế độ ăn uống đối với người mắc bệnh thông thường. - MT: Nói về chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường. - CTH: B1: Tổ chức và hướng dẫn GV phát phiếu, giao nhiệm vụ: Kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường? + Đối với người bệnh nặng nên cho món ăn đặc hay loãng? Đối với người bệnh không muốn ăn nên cho ăn ntn? B2: Làm việc theo nhóm B3: Làm việc cả lớp. - GV nhận xét, KL. *Môi trường có ảnh hưởng như thế nào tới chế độ ăn uống của người bị bệnh/ b. HĐ2: Thực hành pha dung dịch Ô-rê-dôn và chuẩn bị vật liệu để nấu cháo muối. - MT: Nêu được chế độ ăn uống, biết cách pha dung dịch và chuẩn bị nước cháo muối. - CTH: B1: Gv yêu cầu Bác sĩ đã khuyên người bị bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống ntn? B2: Tổ chức và hướng dẫn. - GV nhận xét sự chuẩn bị. B3: GV quan tâm giúp đỡ các nhóm. -NX về tình hình thực hành của HS B4: Gv kết luận. c. HĐ3: Đóng vai: - MT: Vận dụng những điều đã học vào cuộc sống. - CTH: B1:Tổ chức hướng dẫn - Yêu cầu các nhóm đưa tình huống. - GV nêu VD gợi ý. B2: Làm việc theo nhóm. B3: Trình diễn. - GVnhận xét. 3. Củng cố dặn dò - Học bài, thực hiện theo bài học. - Chuẩn bị bài: Phòng tránh tai nạn đuối nước. - HS ngồi theo nhóm bàn, nhận nhiệm vụ. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác bổ sung. - HS trả lời cá nhân - HS quan sát và đọc lời thoại hình 4, 5. - 1 HS đọc câu hỏi của bà mẹ và 1 HS đọc câu TL của bác sĩ. - Vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sĩ. - Các nhóm báo cáo về đồ dùng đã chuẩn bị để pha dung dịch ô-rê-dôn,hoặc nước cháo muối - Các nhóm thực hiện. - HS trình bày – Nhận xét. - Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống để vận dụng những điều đã học vào c/s. - Các nhóm thảo luận, phân vai diễn - HS lên đóng vai. - HS đọc mục bạn cần biết. __________________________________ Toán (tăng) Luyện tập phép cộng, phép trừ và giải toán I-Mục tiêu: - Luyện tập, củng cố về phép cộng, phép trừ, tìm thành phần chưa biết của phép tính, giải toán văn có liên quan đến phép cộng ,trừ. *Giải được 1 số bài toán liên quan đến ý nghĩa của phép cộng, phép trừ - Rèn kỹ năng cộng, trừ và giải toán cho HS. II-Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1-Kiểm tra lí thuyết : - Nêu cách thực hiện phép cộng, phép trừ? - GV tiếp tục mở rộng 1 số kiến thức liên quan đến phép cộng, phép trừ Hoạt động 2- Luyện tập : Yêu cầu 1: Hoàn thành VBT Bài tập 1: tr37. - củng cố về phép trừ, phép cộng, cách thử lại kết quả. -Yêu cầu HS làm và chữa bài trên bảng lớp. Bài tập 2: Tìm x a) x+ 23659 = 105 763 b) 73689 – x = 25 692 c) x – 43057 = 19234 *d) (85431 – x ) + 489 = 1000 Bài tập 3: tr37(củng cố về giải toán văn có liên quan đến phép cộng trừ.) - Nêu bài toán. - Gọi HS phân tích bài và cách giải. - GV chấm 1 số bài. Bài tập 2: Một cửa hàng có 150 m vải trắng và vải màu, trong đó số mét vải màu nhiều hơn số mét vải trắng là 30 m. Hỏi cửa hàng có ? m vải màu. - Hướng dẫn HS phân tích đề. - GV chấm 1 số bài, củng cố cách tìm số lớn *Bài tập 4: Tổng của hai số là 573. Nếu tăng số hạng thứ nhất lên 37 đơn vị, bớt số hạng thứ hai 29 đơn vị thì tổng mới là bao nhiêu? Gợi ý: Nếu tăng số hạng thứ nhất lên 37 đơn vị, bớt số hạng thứ hai 29 đơn vị thì tổng thay đổi ntn? Tính tổng mới (tổng cũ + số tăng) - HS nêu lại. - nhận xét sửa sai . - HS làm bài cá nhânvào VBT Tiết 31 - đọc yêu cầu, làm cá nhân. ( đặt tính rồi tính). - Đọc bài toán - Phân tích đề, cách giải: +Tìm giờ thứ hai. +Tìm cả hai giờ... - HS nghe GV hướng dẫn, TLCH=>Làm bài vào vở. 3-Củng cố: - Nêu cách thực hiện phép cộng và trừ? - Nhận xét giờ học. Tiết 3 Hoạt động tập thể. SINH HOẠT LỚP- ĐỘI. A. Mục tiuuu: - HS biết được ưu- nhược điểm của minh trong tuần, từ đó có biện pháp khắc phục ở tuần sau. - Đề ra được hướng phấn đấu trong tuần tiếp theo. - Có cố gắng trong học tập và rèn luyện. B. Nội dung: 1. Đánh giá hoạt động trong tuần - Các tổ trưởng nhận xét tình hình của tổ, báo cáo với lớp trưởng. - Lớp trưởng tổng hợp, nhận xét tình hình của lớp. - GV nêu nhận xét chung: + Ưu điểm: .. .. .. .. + Nhược điểm: .. .. .. .. - Cho HS giao lưu văn nghệ. 2. Phương hướng tuần 9: - Tiếp tục thực hiện phong trào “Đôi bạn cùng tiến”. - Thi đua học tập chào mừng ngày 15/10; ngày 20/10. - Tích cực giữ VS trường lớp, tham gia giao thông an toàn. - Tích cực trang trí lớp học. Phần kí duyệt của BGH Phần kí duyệt của TTCM ................. ..... ___________________________________________
Tài liệu đính kèm: