Giáo án dạy Lớp 2 đến 5 - Tuần 5

Giáo án dạy Lớp 2 đến 5 - Tuần 5

LỚP 2

TẬP ĐỌC: CHIẾC BÚT MỰC ( 2 tiết )

I. MỤC TIÊU:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND : Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn (trả lời được các CH 2,3,4,5) ; HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.

- Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn. Khuyến khích HS học tập đức tính của bạn Mai.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, tranh, băng giấy ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: Trên chiếc bè

- Gọi 2 Hs lên đọc bài và trả lời câu hỏi nd bài

- Gv nxét, ghi điểm

3. Bài mới: Chiếc bút mực

a/ Gtb: Gvgt, ghi tựa

b/ Luyện đọc:

b.1/ Đọc mẫu

- GV đọc mẫu toàn bài.

- GV hd phân biệt lời kể với lời các nhân vật.

? Dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.

? Giọng Lan: buồn.

? Giọng Mai: dứt khoát nhưng có chút nuối tiếc.

? Giọng cô giáo: dịu dàng, thân mật.

 

doc 21 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Lớp 2 đến 5 - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 5
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
13/09/2010
Sáng
Lớp 2A
TĐ
TĐ
T
 Chiếc bút mực
 Chiếc bút mực
 38 + 25
Chiều Lớp
4 A
TĐ
T
KH
 Những hạt thóc giống
 Luyện tập.
 Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.
3
14/09/2010
Sáng
Lớp 3A
CT
T 
TN-XH
 Người lính dũng cảm
 Luyện tập.
 Phòng bệnh tim mạch
Chiều Lớp
4 D
LTVC
T
KH
KC
TD
 Mở rộng vốn từ:Trung thực - tự trọng.
 Tìm số trung bình cộng
 Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn.
 Kể chuyện đã nghe đã đọc .
 GV chuyên 
4
15/09/2010
Chiều Lớp
5C
TĐ
T
LS
TD
KC
 Ê-mi-li, con 
 Luyện tập
 Phan Bội Châu và phong trào Đông du
 GV chuyên
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Thứ hai, ngày 13 tháng 9 năm 2010
LỚP 2
TẬP ĐỌC: CHIẾC BÚT MỰC ( 2 tiết )
I. MỤC TIÊU:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng ; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu ND : Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn (trả lời được các CH 2,3,4,5) ; HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 1.
- Giáo dục HS biết giúp đỡ bạn. Khuyến khích HS học tập đức tính của bạn Mai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK, tranh, băng giấy ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Trên chiếc bè
- Gọi 2 Hs lên đọc bài và trả lời câu hỏi nd bài
- Gv nxét, ghi điểm
3. Bài mới: Chiếc bút mực
a/ Gtb: Gvgt, ghi tựa
b/ Luyện đọc:
b.1/ Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài.
- GV hd phân biệt lời kể với lời các nhân vật.
Dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi.
Giọng Lan: buồn.
Giọng Mai: dứt khoát nhưng có chút nuối tiếc.
Giọng cô giáo: dịu dàng, thân mật.
b.2/ Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ 
* Đọc từng câu:
- Hướng dẫn HS đọc đúng các từ ngữ khó: hồi hộp, buồn, bút chì, bút mực.
- GV yêu cầu một số HS đọc lại.
- Gv theo dõi, sửa sai
* Đọc đoạn trước lớp:
- Hướng dẫn HS cách ngắt, nghỉ hơi và giọng đọc:
Hướng dẫn HS cách đọc câu dài.
+ “Ở lớp 1A, || HS | bắt đầu được viết bút mực, | chỉ còn Mai và Lan | vẫn phải viết bút chì.
+ Thế là trong lớp | chỉ còn mình em | viết bút chì.” ||
- GV hướng dẫn HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn:
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- GV kết hợp giải nghĩa các từ trong bài
* Đọc đoạn trong nhóm:
- Gv chia nhóm cho Hs luyện đọc
* Thi đọc giữa các nhóm 
- Cho đại diện nhóm thi đọc.
- Gv nxét, ghi điểm
* Yêu cầu lớp đọc đồng thanh.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
c/ Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1.
- Hỏi: Trong lớp bạn nào phải viết bút chì?
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 và hỏi:
Câu 1: Những từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
- Thế là trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì?
 Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3 
+ Câu 2, 3, 4 , 5 thực hiện tương tự
d/ Luyện đọc lại
Cho các nhóm (4 em) tự phân vai đọc bài.
Gv nxét, ghi điểm
4/ Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì? 
- Gv tổng kết bài, gdhs
- Dặn chuẩn bị cho tiết kể chuyện
- Nxét tiết học
- Hát
- 2 HS lên đọc và trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- HS nhắc đầu bài
- Hs theo dõi
- Hs cả lớp nối tiếp nhau đọc từng câu đến hết bài. Chú ý luyện đọc từ khó
- Hs đọc lại từ khó
- HS luyện đọc câu dài.
- HS đọc chú giải SGK.
- Đọc cá nhân, lớp.
- Hs phát biểu 
- Hs luyện đọc trong nhóm
- Hs nxét, sửa sai cho bạn. 
- Đại diện 4 nhóm thi đọc.
- hs nxét, bình chọn
- Cả lớp đọc.
- Hoạt động lớp.
- Đọc bài.
- Bạn Lan và Mai.
- HS trả lời
- Một mình Mai.
+ HS đọc và trả lờii 
- Các nhóm tự phân vai đọc lại bài
- Hs nxét bình chọn
- Hs phát biểu
- Hs n xét tiết học
TOÁN 38 + 25
I. MỤC TIÊU:
 - HS biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 38 + 25.
- Biết giải bài toán bằng một phép cộngcác số đo có đơn vị dm.
- Biết thực hiện phép tính 9 hoặc 8 cộng với một số để so sánh hai số.
- BT cần làm: B1 (cột 1,2,3) ; B3 ; B4 (cột 1).
- Rèn HS yêu thích môn toán.
II. CHUẨN BỊ:Que tính – Bảng gài – Nội dung bài tập 2 viết sẵn lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HTĐB
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
- HS 1 đặt tính rồi tính: 48 + 5, 29 + 8.
HS 2 giải bài toán: Có 28 hòn bi, thêm 5 hòn bi. Hỏi tất cả có bao nhiêu hòn bi?
- GV nhận xét chấm điểm.
3. Bài mới: 38 + 25
a/ GV gt, ghi tựa bài.
b/ Giới thiệu phép tính cộng 38 + 25 	* Bước 1: 
- Nêu bài toán: Có 38 que tính, thêm 25 que tính nữa. Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính?
- Để biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
* Bước 2: Tìm kết quả.
- Thao tác trên que tính.
- Có tất cả bao nhiêu que tính?
- Vậy 38 cộng với 25 bằng bao nhiêu?
* Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính, các HS khác làm bài ra nháp.
- Hỏi: Em đã đặt tính như thế nào?
- Nêu cách thực hiện phép tính?
- Yêu cầu HS khác nhắc lại cách đặt tính, thực hiện phép tính 38 + 25.
Ị Nhận xét, tuyên dương.
c/ Thực hành 
* Bài 1/ 21: (Cột 1,2,3) Tính
- Yêu cầu HS làm bài vào bảng con. Gọi 4 HS lên bảng làm bài.
- Gv nxét, sửa bài
* Bài 3/ 21: Y/c Hs làm vở
- Hd Hs làm bài
- Gv chấm, chữa bài
* Bài 4/ 21: ND ĐC cột 2
- Gv hd và y/c Hs làm phiếu cá nhân
- Gv nxét, sửa: 8+4 9+6
 9+8 = 8+9 
4/ Củng cố - dặn dò:
- Gv tổng kết bài - gdhs
- Dặn về làm vbt. Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nxét tiết học 
- Trò chơi vận động
- 2 HS lên thực hiện.
- Hs nxét, sửa bài
-HS nhắc đầu bài
- HS nghe và phân tích đề toán.
- Thực hiện phép cộng: 38 + 25.
- Có 63 que tính.
- Bằng 63.
+
38
25
63
- Viết 38 rồi viết 25 dưới 38 sau cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 3.
- Viết 1 dấu cộng và kẻ vạch ngang.
- Tính từ phải sang trái. 8 Cộng 5 bằng 13, viết 3 nhớ 1. 3 Cộng 2 bằng 5 thêm 1 là 6. Vậy 38 cộng 25 bằng 63.
- 3 HS nhắc lại.
 38 58 68 44
 + 45 +36 + 4 + 8
 83 94 72 52
- HS nhận xét.
* Bài 3: Hs làm vở
 Bài giải
 Con kiến phải đi hết đoạn đường dài là:
 28 + 34 = 62( dm)
 Đáp số: 62 dm
* Bài 4: Hs làm bài
- Hs nxét, sửa 
- Hs nghe
- Nxét tiết học
Lớp 4
Tập đọc: Tiết 9 Những hạt thóc giống
I.Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện.
- Hiểu nội dung:Ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm dám nói sự thật.( trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	- Bảng phụ ghi từ,câu cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài cũ: - Kiểm tra 3 HS.
- Đọc thuộc lòng bài tre Việt Nam và trả lời câu hỏi sau.
+ Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non?Vì sao?
+ Bài thoe nhằm ca ngợi những phẩm chất gì, của ai?
- GV nhận xét + cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề.
* Hoạt động 1: Luyện đọc.
- GV chia đoạn: 2 đoạn (Đ1: Từ đầu đến trừng phạt, Đ2 là phần còn lại).
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn.
- Luyện đọc những từ ngữ dễ đọc sai: gieo trồng, truyền, chẳn,g thu hoạch, sững sờ, dõng dạc 
- Cho HS đọc cả bài.
- Cho HS đọc phần chú giải + giải nghĩa từ.
- GV đọc diễn cảm toàn bài 1 lần.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
+ Đoạn 1
- Cho HS đọc thành tiếng đoạn 1.
- Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để truyền ngôi?
+ Nhà vua làm cách nàp để tìm được người trung thực?
+ Theo em, thóc đã luộc chín có nảy mầm được không?
+ Tại sao vua lại làm như vậy?
 + Đoạn còn lại
- Cho HS đọc thành tiếng.
- Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Hành động của chú bé Chôm có gì khác mọi người?
+ Thái độ của mọi người thế nào khi nghe Chôm nói thật?
+ Theo em, vì sao người trung thực là người quý?
(GV đưa tranh minh họa cho HS quan sát)
+ Em thử kể tóm tắt nội dung câu chuyện bằng 3, 4
 câu.
+ Bài văn ca ngợi ai? Về điều gì?
Nội dung: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực,dũng cảm dám nói sự thật
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- GV đọc diễn cảm toàn bài văn. Cần đọc giọng chậm rãi (SGV).
 + Luyện đọc câu dài, khó đọc ghi trên bảng phụ hoặc giấy đính lên bảng lớp.
 + Cho HS luyện đọc.
- 3 HS đọc bài và trả lời theo ý thích 
- Lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu trong SGK.
-Đoạn 2 dài cho 2 em đọc.
-HS luyện đọc từ theo sự hướng dẫn của GV.
-1 HS đọc chú giải.
-2 HS giải nghĩa từ.
-1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-1 HS đọc thành tiếng, lớp lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-1, 2 HS kể tóm tắt nội dung.
- HS trả lời.
-HS luyện đọc câu: “Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân  trừng phạt.”
-HS đọc phân vai (người dẫn chuyện, nhà vua, bé Chôm).
HS(K,G)trả lời câu hỏi 4 SGK
3. Củng cố - Dặn dò: 
+ Câu chuyện này muốn nói với em điều gì?
- Đọc trước bài: Gà Trống và Cáo.
- GV nhận xét tiết học.
 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Toán: Tiết 21 Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận.
- Chuyển đổi đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút, giây.
- Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉû nào.
II. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:
Gọi 2 HS làm BT 1,2
 2.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
- GV giới thiệu bài – ghi đề.
Bài 1: -Gọi HS đọc nội dung bài t ... ù 
- Yêu cầu 1 học sinh đọc khổ 1
- 1 học sinh đọc khổ 1
- Hỏi câu 1: thể hiện tâm trạng gì đối với con gái ( nhấn mạnh câu)
- Dự kiến:
- Lần lượt học sinh đọc khổ 1 
+ Lời nhắn nhủ dặn dò
+ Sự hồn nhiên, ngây thơ của con gái
- Giáo viên giảng tâm trạng của anh Mo-ri-xơn ® lời vĩnh biệt xúc động khi phải từ giã vợ con (nhấn mạnh câu hỏi của Ê-mi-li). Sự ngâ thơ hồn nhiên
- Luyện đọc diễn cảm khổ 1
- Nhấn mạnh những từ ngữ nào? Câu hỏi đọc với giọng như thế nào?
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 2
- 1 học sinh đọc khổ 2
- Qua lời của chú Mo-ri-xơn, em hãy cho biết vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ?
- Dự kiến:
Hành động của đế quốc Mỹ tàn ác, vô nhân đạo, máy bay B52 - ném bom napan - hơi độc - giết hại - đốt phá - tàn phá.
Ÿ Giáo viên chốt bằng những hình ảnh của đế quốc Mỹ 
- Học sinh giảng từ: B52 - napan - nhân danh - Giôn-xơn
- Yêu cầu nêu ý khổ 2
- Dự kiến: Hàng loạt tội ác của Mỹ đựơc liệt kê.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc 
- 4 nhóm thảo luận cách đọc khổ 2 ghi vào bìa bằng đinh lên bảng
Ÿ Giáo viên chốt lại cách đọc: nhấn mạnh các từ ngữ thể hiện tội ác của Mỹ
- Học sinh nhận xét và chọn cách đọc hợp lý nhất
- Học sinh lần lượt đọc khổ 2
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 3 
- 1 học sinh đọc khổ 3 
- Lời từ biệt vợ con của chú Mo-ri-xơn có gì cảm động? Vì sao chú Mo-ri-xơn nói với con rằng “Cha đi vui”?
- 4 nhóm thảo luận
- Cử đại diện trình bày kết hợp tranh luận
Ÿ Giáo viên chốt lại
Hướng đến người thân - con mất cha -
 vợ mất chồng - cảnh trời đêm - hy sinh hạnh phúc của mình cho mọi người được hạnh phúc.
- Yêu cầu học sinh nêu ý 3
- Lời từ biệt của chú Mo-ri-xơn vào giây phút ngọn lửa sắp bùng lên.
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc khổ 3
- Yêu cầu học sinh đọc khổ 4
- Lần lượt học sinh nêu
- Giọng đọc: xúc động trầm lắng 
- Nhấn mạnh từ: câu 1 - cha không bế con về được nữa - sáng bùng lên - câu 5 - câu 6 - câu 9
- 1 học sinh đọc
- Câu thơ “Ta đốt thân ta/ Cho ngọn lửa sáng lòa/ Sự thật “ thể hiện mong muốn gì của chú Mo-ri-xơn?
- Học sinh lần lượt trả lời
Ÿ Giáo viên chốt lại chọn ý đúng
- Dự kiến: vạch trần tội ác - nhận ra sự thật về cuộc chiến phi nghĩa - hợp sức ngăn chận chiến tranh
- Yêu cầu học sinh nêu ý khổ 4
- Ý 4 vạch trần tội ác của đế quốc Mỹ - kêu gọi mọi người hợp sức
- Yêu cầu học sinh nêu cách đọc khổ 4
- Học sinh nêu cách đọc
- Học sinh lần lượt đọc
- 1, 2 học sinh đọc cả bài thơ
- Học sinh nêu ý nghĩa của bài
4. Củng cố 
- Thi đọc diễn cảm khổ thơ em thích nhất.
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học thuộc khổ 2 và 3
- Chuẩn bị: “Sự sụp đổ của chế độ A-pac-thai” 
- Nhận xét tiết học 
 TOÁN: (Tiết 23 )	 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
- Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng.
- BT cần làm : B1 ; B3.
- Học sinh thích học toán, thích làm các bài tập về đổi đơn vị đo khối lượng. 
II.Chuẩn bị: Phấn màu, bảng phụ , bảng con, SGK, nháp. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động:
- Hát 
2. Bài cũ: Ôn tập bảng đơn vị đo khối lượng
- Giáo viên kiểm tra tên gọi, mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng 
- 2 học sinh 
- Lớp nhận xét
Ÿ Giáo viên nhận xét cho điểm 
3. Bài mới: Luyện tập 
Ÿ Bài 1: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại công thức, quy tắc tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề 
- Học sinh đọc yêu cầu bài 1
- Giáo viên gợi mở để học sinh nhận dạng hình
- Phân tích hình H
- Học sinh làm bài
- Học sinh sửa bài
- Học sinh nêu cách tính diện tích hình H
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài, giáo viên nhấn mạnh cách nêu tên gọi từng hình.
Ÿ Giáo viên chốt lại
Ÿ Bài 3:
- Học sinh đọc đề - Phân tích đề
- Giáo viên gợi mở hướng dẫn học sinh tóm tắt đề, phân tích đề, giải vào vở.
- Học sinh giải 
- Học sinh sửa bài
4. Củng cố
Nhắc lại nội dung vừa học 
- Hoạt động nhóm (thi đua tiếp sức
- Thi đua ghi công thức tính diện tích hình vuông và diện tích hình chữ nhật.
5. Dặn dò: - Làm bài tập 2.
- Chuẩn bị: Đề-ca-mét vuông. Héc-tô-mét vuông
- Dặn học sinh chuẩm bị bài ở nhà
 LỊCH SỬ: (tiết 5) PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết: Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu). 
- HS khá, giỏi: Biết được vì sao phong trào Đông Du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
- Phan Bội Châu hiệu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt lo tìm con đường giải phóng dân tộc.
- Từ năm 1905- 1908 ông vận động Thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp cứu nước. Đây là phong trào Đông du.
II.Chuẩn bị: Ảnh trong SGK - Bản đồ thế giới - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du. SGK, sưu tầm tư liệu về Phan Bội Châu. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
 - Hát 
2. Bài cũ: “Xã hội Việt Nam  đầu thế kỷ XX” 
- Nêu 2 câu hỏi SGK
- HS trả lời câu hỏi
Ÿ Giáo viên nhận xét bài cũ
3. Bài mới: 
Phan Bội Châu và phong trào Đông Du
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về Phan Bội Châu 
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Em biết gì về Phan Bội Châu?
- HS nêu
Ÿ Giáo viên nhận xét + giới thiệu thêm về Phan Bội Châu (kèm hình ảnh)
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh đuổi giặc Pháp?
- HS trả lời
Ÿ Giáo viên nhận xét + chốt:
Phan Bội Châu là người có ý chí đánh đuổi Pháp và chủ trương của ông là dựa vào Nhật vì Nhật cũng là một nước Châu Á.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phong trào Đông Du. 
- Hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi phiếu HT.
- Giáo viên giới thiệu: 1 hoạt động tiêu biểu của Phan Bội Châu là tổ chức cho thanh niên Việt Nam sang học ở Nhật, gọi là phong trào Đông Du 
- Học sinh đọc ghi nhớ. 
- Giáo viên phát phiếu học tập
- Phong trào bắt đầu lúc nào? Kết thúc năm nào?
- Bắt đầu từ 1905, chấm dứt năm 1908
- Phong trào Đông du do ai khởi xướng và lãnh đạo?
- Phan Bội Châu khởi xướng và lãnh đạo
- Mục đích?
- HS trả lời
- Phong trào diễn ra như thế nào?
- HS trả lời
- Học sinh Việt Nam ở Nhật học những môn gì? Những môn đó để làm gì?
- Học sinh trả lời
- Ngoài giờ học, họ làm gì? Tại sao họ làm như vậy?
- Học sinh nêu
- Phong trào Đông Du kết thúc như thế nào?
- HS trả lời.
Ÿ Giáo viên nhận xét - rút lại ghi nhớ 
- Học sinh đọc ghi nhớ
4. Củng cố
- Hoạt động lớp, cá nhân 
- Tại sao chính phủ Nhật thỏa thuận với Pháp chống lại phong trào Đông Du?
- Học sinh 2 dãy thi đua thảo luận trả lời 
® Rút ra ý nghĩa lịch sử
- Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta
- Giúp người Việt hiểu phải tự cứu sống mình 
® Giáo dục tư tưởng: yêu mến, biết ơn Phan Bội Châu 
5. Dặn dò: 
- Học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước 
KỂ CHUYỆN: ( Tiết 5 )	 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh ; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu hòa bình, có ý thức đoàn kết với tập thể lớp.
II. Chuản bị: Sách, truyện ngắn với chủ điểm hòa bình 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
- Hát 
2. Bài cũ: 
Ÿ Giáo viên nhận xét - cho điểm
- 2 HS kể lại câu chuyện “Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai” 
3.Bài mới: 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của giờ học
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Đề bài: Hãy kể một câu chuyện đã được nghe hoặc đã được đọc về chủ điểm hòa bình.
- 1 học sinh đọc đề bài
- Học sinh gạch dưới những từ ngữ quan trọng trong đề bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu đúng yêu cầu đề bài
- Cả lớp đọc thầm toàn bộ phần đề bài và phần gợi ý - Truyện tham khảo: Vua Lê Đại Hành 
- lần lượt học sinh nêu lên câu chuyện em sẽ kể
- Nhắc các em chú ý kể chuyện theo trình tự: 
+ Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện em chọn kể; cho biết em đã nghe, đọc truyện đó ở đâu, vào dịp nào.
+ Phần kể chuyện đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Kể tự nhiên, cố thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
* Hoạt động 2: Học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Hoạt động nhóm
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh làm việc theo nhóm
- Từng học sinh kể câu chuyện của mình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thi kể chuyện theo nhóm.
- Đại diện nhóm kể chuyện (Động tác, điệu bộ, giọng kể)
- Nêu ý nghĩa của câu chuyện
- Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện 
- Cả lớp nhận xét 
4. Củng cố 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.
- Chọn câu chuyên yêu thích, vì sao?
- Suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị: Kể lại câu chuyện em đã là thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.
- Nhận xét tiết học

Tài liệu đính kèm:

  • docGA day thay khoi truong345 tuan 5.doc