I. Mục tiêu:
1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ.
- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về 1 tương lai tốt đẹp.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Tuần 8: Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Tập đọc Nếu chúng mình có phép lạ I. Mục tiêu: 1. Đọc trơn toàn bài, đọc đúng nhịp thơ. - Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi, thể hiện niềm vui, niềm khao khát của các bạn nhỏ khi ước mơ về 1 tương lai tốt đẹp. 2. Hiểu ý nghĩa của bài: Bài thơ ngộ nghĩnh đáng yêu nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có phép lạ để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. II. Đồ dùng dạy - học: - Tranh minh họa bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 nhóm phân vai đọc 2 màn của vở kịch và trả lời câu hỏi. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu nội dung: a. Luyện đọc: HS: 4 em nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ (2 lượt). - GV nghe, sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. - Luyện đọc theo cặp. - 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm để trả lời câu hỏi. + Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài? - Câu “Nếu chúng mình có phép lạ”. + Việc lặp lại nhiều lần như vậy nói lên điều gì? - Nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. + Mỗi khổ thơ nói lên điều ước. Vậy những điều ước ấy là gì? Khổ 1: Ước cây mau lớn để cho quả. Khổ 2: Ước trẻ em trở thành người lớn ngay để làm việc. Khổ 3: Ước trái đất không còn mùa đông. Khổ 4: Ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn. - GV yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của cách nói: + “Ước không còn mùa đông” - Ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn những tai họa đe dọa con người. + “Hóa trái bom thành trái ngon” - Ước thế giới hòa bình, không còn bom đạn, chiến tranh. + Em hãy nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài? - Đó là những ước mơ lớn, ước mơ cao đẹp: Ước mơ về 1 cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, không còn thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình. + Em thích ước mơ nào trong bài? Vì sao? HS: Tự suy nghĩ và trả lời theo đúng ý của mình. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: HS: 4 em nối tiếp nhau đọc bài thơ. - GV hướng dẫn cách đọc đúng, đọc diễn cảm. - GV đọc diễn cảm. HS: Luyện đọc diễn cảm theo nhóm. - Thi đọc diễn cảm và học thuộc lòng. 3. Củng cố – dặn dò: - GV hỏi về ý nghĩa bài thơ. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. Toán Luyện tập I.Mục tiêu: - Giúp HS nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng. - Vận dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV nhận xét, cho điểm. HS: 2 em lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài. - GV chữa bài, nhận xét. - 2 HS lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở. + Bài 2: HS: Nêu yêu cầu của bài tập và tự làm. - 2 em lên bảng làm. - Cả lớp làm vào vở. 96 + 78 + 4 = 96 + 4 + 78 = 100 + 78 = 178 Hoặc: 96 + 78 + 4 = 78 + (96 + 4) = 78 + 100 = 178. + Bài 3: HS: Nêu yêu cầu bài tập và tự làm. GV có thể hỏi để củng cố cách tìm x. + ở biểu thức a thì x được gọi là gì? - x gọi là số bị trừ. + Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào? - Lấy hiệu cộng với số trừ. - 2 em lên bảng làm, dưới lớp làm vào vở. x – 306 = 504 x = 504 + 306 x = 810. - GV hỏi tương tự với phần b. b) x + 254 = 680 x = 680 – 254 x = 426. + Bài 4: HS: Đọc bài, tự làm rồi chữa bài. GV hỏi lại cách tính chu vi hình chữ nhật a) Chu vi hình chữ nhật là: P = (16 cm + 12 cm) x 2 = 56 (cm) b) Chu vi hình chữ nhật là: P = (45 cm + 15 cm) x 2 = 120 (cm) - Cho HS tập giải thích về công thức tính P = (a + b) x 2 a là chiều dài hình chữ nhật. b là chiều rộng hình chữ nhật. (a + b) là nửa chu vi hình chữ nhật (a + b) x 2 là chu vi hình chữ nhật. - GV có thể chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài tập . đạo đức tiết kiệm tiền của (tiết 2) I.Mục tiêu: - HS nhận thức được cần phải tiết kiệm tiền của. - Biết tiết kiệm tiền của, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi. - Biết đồng tình, ủng hộ những việc làm tiết kiệm. II. Đồ dùng: 3 tấm màu: xanh, đỏ, trắng. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: * HĐ1: HS làm việc cá nhân bài 4 SGK. HS: Cả lớp làm bài tập. - GV mời 1 số HS chữa bài và giải thích. - Cả lớp trao đổi, nhận xét. - GV kết luận: Các việc làm a, b, g, h, k là tiết kiệm tiền của. - HS tự liên hệ. - GV nhận xét, khen những HS đã biết tiết kiệm tiền của và nhắc nhở những HS khác thực hiện việc tiết kiệm tiền của trong sinh hoạt hàng ngày. *HĐ2: Thảo luận nhóm và đóng vai (Bài tập 5): - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận và đóng vai 1 tình huống trong bài tập 5. HS: Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - 1 vài nhớm lên đóng vai. - Thảo luận cả lớp. ? Cách ứng xử như vậy phù hợp chưa? Có cách nào khác không? Vì sao ? Em cảm thấy thế nào khi ứng xử như vậy - GV kết luận về cách ứng xử. HS: Đọc to phần ghi nhớ trong SGK. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà thực hiện như bài học. Kỹ thuật Cắt, khâu túi rút dây I.Mục tiêu: - HS biết cách khâu túi rút dây. - Cắt, khâu được túi rút dây. - HS yêu thích sản phẩm do mình làm được. II. Đồ dùng dạy - học: Mẫu túi, vải hoa, chỉ, len, kéo, thước, III. Các hoạt động dạy – học: Tiết 1 A. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của học sinh. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu: - GV giới thiệu mẫu túi rút dây. HS: Quan sát mẫu túi để trả lời câu hỏi về đặc điểm hình dạng và cách khâu từng phần của túi. - GV nhận xét và kết luận: Túi hình chữ nhật có 2 phần: phần thân và phần luồn dây. ? Nêu tác dụng sử dụng của túi rút dây HS: Để đựng đồ dùng, tiện sử dụng, gọn gàng, 3. Hướng dẫn thao tác kỹ thuật: HS: Quan sát các hình 2 đến hình 9 SGK để nêu quy trình và cách thực hiện từng bước trong quy trình. - GV nhắc nhở HS 1 số điểm cần lưu ý (SGV). 4. Thực hành khâu túi rút dây: - Kiểm tra lại dụng cụ thực hành. HS: Thực hành đo, cắt vải, gấp khâu 2 bên đường nẹp phần luồn dây. Tiết 2 - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS ở tiết 1 và yêu cầu HS nhắc lại các bước khâu túi rút dây. - GV hướng dẫn nhanh những thao tác khó. Chú ý nhắc HS khâu vòng 2 – 3 vòng chỉ qua mép vải ở góc tiếp giáp giữa phần thân túi với phần luồn dây để giữ cho đường khâu không bị tuột. - Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS. HS: Thực hành vạch dấu và khâu phần luồn dây, sau đó khâu phần thân túi. - GV quan sát, uốn nắn hoặc chỉ bảo thêm cho những HS còn lúng túng. 5. Đánh giá kết quả học tập của HS: - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá để giờ sau dựa vào đó đánh giá. - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập làm lại cho quen. HS: Trưng bày sản phẩm Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Kể chuyện Kể Chuyện đã nghe đã đọc I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện (mẩu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về 1 ước mơ đẹp hoặc ước mơ viển vông, phi lý.. - Hiểu và trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. 2. Rèn kỹ năng nghe: HS chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy - học: + Tranh minh hoạ “Lời ước dưới trăng”. + Sách, báo, truyện viết về ước mơ. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 1 – 2 HS kể lại 1, 2 đoạn của câu chuyện giờ trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS kể chuyện: a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài: - GV chép đề lên bảng. HS: 1 – 2 em đọc lại đề. - GV gạch dưới những từ quan trọng. - 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý, cả lớp theo dõi. - Lớp đọc thầm lại 3 gợi ý. - Đọc thầm gợi ý 1. - GV gợi ý: ? Những câu chuyện nào có trong SGK + ở vương quốc Tương Lai. + Ba điều ước. ? Ngoài ra em còn được nghe thêm những truyện nào khác - Vào nghề. - Lời ước dưới trăng. - Đôi giày ba ta màu xanh. - Điều ước của vua Mi - đát. ? Em sẽ chọn kể về ước mơ cao đẹp gì HS: Ước mơ về cuộc sống no đủ, hạnh phúc, ước mơ chinh phục thiên nhiên, ước mơ về nghề nghiệp tương lai, ước mơ về cuộc sống hoà bình. ? Hay có thể ước mơ viển vông, phi lý - Nói tên truyện em lựa chọn - GV lưu ý: HS: Đọc thầm gợi ý 2, 3 + Kể chuyện phải có đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Kể xong cần trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + Với những câu chuyện dài có thể kể 1 – 2 đoạn. b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: HS: Kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, hấp dẫn nhất. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà kể cho mọi người cùng nghe. - Chuẩn bị bài sau. Toán Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó I. Mục tiêu: - Giúp HS biết cách tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. - Giải bài toán liên quan đến tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó: - GV gọi HS đọc bài toán trong SGK. HS: 1 em đọc bài toán. 10 Số lớn: Số bé: 70 ? ? - GV vẽ sơ đồ tóm tắt: - Gọi HS lên chỉ 2 lần số bé trên sơ đồ. ? Muốn tìm 2 lần số bé ta làm thế nào - Ta lấy (70 – 10) : 2 ? Số bé là bao nhiêu - Số bé là 30 ? Số lớn là bao nhiêu - Số lớn là 30 + 10 = 40 ? 70 gọi là gì - Tổng hai số ? 10 gọi là gì - Hiệu hai số. - Tương tự cho HS giải bài toán theo cách thứ 2 SGK rồi nhận xét cách tìm số lớn. Giải: * Cách 1: Hai lần số bé là: 70 – 10 = 60 Số bé là: 60 : 2 = 30 Số lớn là: 30 + 10 = 40 Đáp số: Số bé là 30 Số lớn là 40 - GV: Bài toán này có 1 cách giải, khi giải có thể giải bằng 1 trong 2 cách như SGK. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập, tự tóm tắt và giải. - 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. Tuổi bố: Tuổi con: 38 T 58 tuổi ? tuổi ? tuổi Tóm tắt: Giải: Hai lần tuổi con là: 58 – 38 = 20 (tuổi) Tuổi con là: 20 : 2 = 10 (tuổi) Tuổi bố là: 58 – 10 = 48 (tuổi) Đáp số: Con: 10 tuổi Bố: 48 tuổi. + Bài 2: Tương tự như bài 1. HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 1 em lên bảng, cả lớp làm vào vở. HS trai: HS gái: 4 HS 28 HS ? H ... nước muối. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: HS: Cả lớp quan sát và đọc lời thoại trong H4, 5 trang 35 SGK. - 2 HS 1 em đọc câu hỏi của bà mẹ đưa con đến khám bệnh, 1 em đọc câu trả lời của bác sỹ. ? Bác sỹ đã khuyên người bệnh tiêu chảy cần phải ăn uống như thế nào - Phải cho cháu uống dung dịch ô - rê - dôn hoặc nước cháo muối. - Để đề phòng suy dinh dưỡng vẫn cho cháu ăn đủ chất. - Gọi 1 vài HS nhắc lại lời khuyên của bác sỹ. - GV nhận xét chung về hoạt động của các nhóm. - Các nhóm báo cáo đồ dùng chuẩn bị để pha dung dịch ô- rê - dôn và nấu cháo muối (không yêu cầu nấu). c. HĐ3: Đóng vai. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: HS: Các nhóm đưa ra tình huống để vận động những điều đã học vào cuộc sống. - GV và các nhóm cùng theo dõi các bạn đóng vai để nhận xét. - Có thể đóng vai thể hiện nội dung. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai theo tình huống mà nhóm mình đã chọn. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau. Thể dục động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung trò chơi: nhanh lên bạn ơi I. Mục tiêu: - Học 2 động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. - Yêu cầu thực hiện cơ bản, đúng động tác. - Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi”, yêu cầu tham gia trò chơi tương đối chủ động, nhiệt tình. II. Địa điểm – phương tiện: Sân trường còi, phấn trắng, thước dây. III. Các hoạt động: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học. HS: Khởi động, chơi tại chỗ, vỗ tay. 2. Phần cơ bản: a. Bài thể dục phát triển chung: * Động tác vươn thở: (3 – 4 lần) - Lần 1: GV nêu tên động tác, có thể làm mẫu và phân tích giảng giải. - Lần 2: GV vừa hô nhịp chậm vừa quan sát nhắc nhở hoặc tập cùng với HS. - Lần 3: GV hô nhịp cho HS tập toàn bộ động tác. - Lần 4: GV có thể mời cán sự lớp lên hô nhịp cho cả lớp tập. - GV dành thời gian để sửa sai cho HS. * Động tác tay: Tập 4 lần 8 nhịp. - GV nêu tên động tác vừa làm mẫu, vừa giải thích cho HS bắt chước. HS: Tập theo GV. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. HS: Chơi thử 1 lần. - Cả lớp chơi chính thức. 3. Phần kết thúc: - GV hệ thống bài. HS: Tập 1 số động tác thả lỏng. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Tập làm văn Luyện tập phát triển câu chuyện I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian. - Nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu học tập, vở bài tập làm văn. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - 1 HS kể lại câu chuyện mà em đã kể ở lớp hôm trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu bài tập. - GV hướng dẫn HS cách chuyển. - 1 em giỏi làm mẫu chuyển thể lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất từ ngôn kịch sang lời kể. Văn bản kịch: Chuyển thành lời kể - Tin – tin cậu đang làm gì với đôi cánh xanh ấy? - Tin – tin và Mi – tin đến thăm công xưởng xanh. Thấy 1 em bé mang 1 cỗ máy có đôi cánh xanh, Tin – tin ngạc nhiên hỏi em bé đang làm gì với đôi cánh ấy. Em bé nói mình dùng đôi cánh đó vào việc sáng chế trên trái đất. - Từng cặp HS đọc đoạn trích “ở vương quốc Tương Lai” quan sát tranh minh họa, suy nghĩ tập kể lại câu chuyện. - GV và cả lớp nhận xét. - 2 – 3 em thi kể. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - Từng cặp HS suy nghĩ kể lại câu chuyện theo trình tự không gian. - Hai, ba HS thi kể, GV và cả lớp nhận xét. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu của bài. - GV dán tờ phiếu to ghi bảng so sánh 2 cách mở đầu đoạn 1, 2. HS: Nhìn bảng phát biểu ý kiến. - GV nêu nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Về trình tự sắp xếp các sự việc. + Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi. Cách kể 1: - Mở đầu đoạn 1: Trước hết 2 bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. - Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin – tin và Mi- tin đi đến khu vườn kỳ diệu. Cách kể 2: - Mi – tin đến khu vườn kỳ diệu - Trong khu Mi – tin đang ở khu vườn kỳ diệu thì Tin – tin tìm đến công xưởng xanh. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập viết văn phát triển câu chuyện. Toán Hai đường thẳng vuông góc I. Mục tiêu: - Giúp HS có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc. Biết được 2 đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh. - Biết dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng đó có vuông góc với nhau hay không. II. Đồ dùng: Ê - ke. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên chữa bài về nhà. - GV nhận xét và cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu và ghi tên bài: 2. Giới thiệu 2 đường thẳng vuông góc: - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. - Kéo dài 2 cạnh DC và BC thành 2 đường thẳng. Cho HS biết 2 đường thẳng DC và BC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau. - GV cho HS nhận xét. A B D C + Hai đường thẳng DC và BC tạo thành mấy góc vuông? - Tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C. - GV dùng Ê - ke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài 2 cạnh góc vuông để được 2 đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. - Hai đường thẳng OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O. HS: Liên hệ những hình ảnh xung quanh có biểu tượng về 2 đường thẳng vuông góc với nhau. 3. Thực hành: + Bài 1: HS: Dùng Ê - ke để kiểm tra 2 đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. a) Hai đường thăng IH và IK vuông góc với nhau. b) Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau. A B D C + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. + BC và CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + CD và AD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + AD và AB là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. + Bài 3: M N P Q R HS: Đọc yêu cầu và tự làm. a) Góc E và góc đỉnh D vuông. Ta có: A B C D E + AE, ED là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. + CD và DE là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. b) Góc đỉnh P và góc đỉnh N là góc vuông. Ta có: + PN và MN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. + PQ, PN là 1 cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. A B D C + Bài 4: HS: Đọc yêu cầu và tự làm. a) AD, AB là cặp cạnh vuông góc với nhau. AD, CD là 1 cặp cạnh vuông góc với nhau. b) AB và CB; BC và CD cắt nhau không vuông góc với nhau. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Luyện từ và câu Dấu ngoặc kép I. Mục tiêu: - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép. - Biết vận dụng những hiểu biết trên để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết. II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu khổ to viết phần nhận xét. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng. HS: 1 em nhắc lại phần ghi nhớ. 1 em chữa bài 2. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài và trả lời: - Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ? - Từ ngữ “Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận”, “đầy tớ trung thành của nhân dân”. - Câu: “Tôi chỉ có 1 sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. - Những từ ngữ và câu đó là lời của ai? - Lời của Bác Hồ. - Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép? - Dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật. Đó có thể là: + 1 từ hay cụm từ: “Người lính vâng lệnh quốc dân ra mặt trận” , “đầy tớ trung thành của nhân dân”. + 1 câu trọn vẹn hay đoạn văn: “Tôi chỉ có 1 sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. + Bài 2: HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp suy nghĩ trả lời. ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập - Khi lời dẫn trực tiếp chỉ là 1 từ hay cụm từ. VD: Bác tự cho mình là “người lính”, là “đầy tớ”. ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm - Khi lời dẫn trực tiếp là 1 câu trọn vẹn hay 1 đoạn văn. VD: Bác nói: “Tôi chỉ có 1 sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu và tự trả lời. - Từ lầu chỉ cái gì? - Chỉ ngôi nhà cao, to, sang trọng - Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không? - Tắc kè xây tổ trên cây, tổ tắc kè là nhỏ bé không phải là cái lầu theo nghĩa của con người. - Từ lầu trong khổ thơ được dùng với nghĩa gì? - Để đề cao giá trị của cái tổ đó. - Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì? - Để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt. 3. Phần ghi nhớ: - 2 HS đọc nội dung ghi nhớ. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm bài vào vở bài tập. + Bài 2: HS: Đọc bài và làm bài. + Bài 3: HS: Đọc đầu bài và tự làm. - 2 em lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. - GV nhận xét, chấm bài. 5. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm lại bài tập. hoạt động tập thể an toàn giao thông - lựa chọn đường đi an toàn I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết giải thích, so sánh điều kiện con đường đi an toàn và không an toàn. 2. Kỹ năng: - Lựa chọn con đường đi an toàn nhất để đến trường. - Phân tích được các lý do an toàn hay không an toàn. 3. Thái độ: - Có ý thức và thói quen chỉ đi con đường an toàn. II. Chuẩn bị: Phiếu học tập, sơ đồ về những con đường. III. Các hoạt động chính: 1. Hoạt động 1: Ôn bài trước. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu con đường đi an toàn: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV chia nhóm HS và nêu câu hỏi thảo luận. HS: Thảo luận nhóm ghi vào phiếu học tập. ? Theo em con đường hay đi đoạn đường như thế nào là an toàn - Đại diện nhóm trình bày. - GV nhận xét, đánh dấu các ý đúng. 3. Hoạt động 3: Chọn con đường an toàn đi đến trường: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV dùng sơ đồ hoặc sa bàn về con đường từ nhà đến trường. - 2 – 3 em chỉ ra con đường đảm bảo an toàn hơn. c. Kết luận: Chỉ ra và phân tích cho các em hiểu cần chọn con đường nào là an toàn dù có phải đi xa hơn. 4. Hoạt động bổ trợ: a. Mục tiêu: b. Cách tiến hành: - GV cho HS tự vẽ con đường từ nhà đến trường. HS: Lên giới thiệu con đường mà em đi. ? Em có thể đi đường nào khác đến trường ? Vì sao mà em không chọn con đường đó c. Kết luận: Cần lựa chọn con đường đi hợp lý và bảo đảm an toàn. IV. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: