Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Phương Anh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Phương Anh

A. MỤC TIÊU:

1 - Kiến thức :

- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất.

 - Làm Bài 1 (b); Bài 2 (dòng 1,2); Bài 4 (a)

2 - Giáo dục:

 - Rèn cẩn thận , chính xác khi làm bài .

B. CHUẨN BỊ:

GV - Phấn màu .

HS - SGK, V3

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

1. Khởi động : (1’) Hát .

2. Bài cũ : (3’) -Phát biểu : Tính chất kết hợp của phép cộng .

- Kiểm tra bài tập về nhà .

3. Bài mới : (27’)

 a) Giới thiệu bài : Luyện tập.

b) Các hoạt động :

 

doc 41 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 388Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 8 - Phương Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày .. tháng .. năm ..
Tập đọc 
Tiết 15:	NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
- Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các CH 1, 2, 4; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài )
- HS khá, giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ;trả lời được CH 3.
2 - Giáo dục :
	-Biết ước mơ tốt đẹp về tương lai .
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	- Tranh minh họa. Băng giấy viết khổ 1,4 hướng dẫn đọc .
HS : SGK
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) - Kiểm tra 2 nhóm HS đọc phân vai bài Ở Vương quốc Tương Lai : 
	* Nhóm 1 : 8 em đọc màn 1 , trả lời câu hỏi 2 .
	* Nhóm 2 : 6 em đọc màn 2 , trả lời câu hỏi 3 .
3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 	Nếu chúng mình có phép lạ
b) Các hoạt động : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn.
- Giúp HS sửa lỗi phát âm , ngắt nhịp.
- Đọc diễn cảm cả bài.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Tổ chức thảo luận câu hỏi: 1,2,3/77 SGK. 
- Tổ chức hỏi đáp.
- Liên hệ bản thân phát biểu tự do và giải thích 
Kết: Bài thơ ngộ nghĩn, đáng yêu, nói về ước mơ của các bạn nhỏ khi ước mơ về một tương lai tốt đẹp .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm 2 – 3 khổ thơ .
* Đọc mẫu khổ thơ . Sửa chữa , uốn nắn .
Kết: Đọc diễn cảm bài thơ với giọng hồn nhiên , vui tươi của các bạn nhỏ .
Hoạt động cả lớp
1 HS đọc cả bài. Phân đoạn.
- 4 em tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ . (3 lượt) .
 Kết hợp phát âm và giải nghĩa các từ khó.
- Luyện đọc theo cặp . Vài em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
- Đọc thầm , đọc lướt thảo luận theo nhóm lớn.
- Đọc cả bài , trả lời :
* Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài?
* Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
- Đọc cả bài , trả lời :
* Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ . Những điều ước ấy là gì ?
- Đọc lại khổ 3 , 4 , giải thích ý nghĩa của những cách nói sau :
+ Ước không còn mùa đông
+ Ước hóa trái bom thành trái ngon .
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ .
Hoạt động cả lớp
- 4 em đọc tiếp nối nhau 5 khổ thơ .
* Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
* Thi đọc diễn cảm trước lớp .
* Nhẩm học thuộc lòng bài thơ .
* Thi học thuộc lòng từng khổ , cả bài .
4. Củng cố : (3’)
- Nêu ý nghĩa bài thơ. 
- Liên hệ thực tế .
5. Dặn dò : (1’)	- Nhận xét tiết học .
	- Tiếp tục về nhà luyện đọc.
	-Chuẩn bị: Đôi giày ba ta màu xanh. 
Bổ sung:
Chính tả 
Tiết 8:	TRUNG THU ĐỘC LẬP
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :
- Nghe - viết và trình bày bài CT sạch sẽ.
- Làm đúng BT(2) a / b hoặc (3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn 
2 - Giáo dục: - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ .
HS : - SGK, V2
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) 1 em đọc cho hai bạn viết ở bảng lớp , cả lớp viết vào giấy nháp:
Các từ ngữ bắt đầu bằng ch / tr hoặc có vần ươn / ương .
3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 	 Trung thu độc lập .
b) Các hoạt động : 
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .
- Đọc đoạn thơ , tìm hiểu nội dung.
- Tìm các từ khó dễ lẫn.
- Viết các từ vừa tìm được.
- Viết chính tả.
- Chấm , chữa 7 – 10 bài .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Bài 2a /77 : 
- Bài 3a/78 : trò chơi Thi tìm từ nhanh 
3 em tham gia, 1 em được phát 3 mẩu giấy.
 Ghi lời giải, rồi dán lên dòng ghi nghĩa của từ ở trên bảng .
- HS đọc đoạn văn cần viết - trang 66/SGK .
- Đọc thầm lại đoạn văn.
- Viết bảng con.
- Viết bài vào vở .
- Soát lỗi.
- Nêu yêu cầu BT2/a 
- HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng 
- HS nêu nội dung truyện vui
- Đọc yêu cầu BT , làm bài vào vở , bí mật lời giải .( rẻ , danh nhân, giường )
- 2 em điều khiển cuộc chơi sẽ lật băng giấy lên , tính điểm theo các tiêu chuẩn : đúng / sai , nhanh / chậm .
4. Củng cố : (3’)
- 3 HS tìm và viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng r / d / gi .
5. Dặn dò : (1’)	- Nhận xét tiết học .
- Nhận xét tiết học, chữ viết của HS.
- HS ghi nhớ những từ ngữ đã được luyện tập để không viết sai chính tả .
- Chuẩn bị : Nghe viết : Thợ rèn.
Bổ sung:
Thứ ba, ngày .. tháng .. năm ..
Luyện từ và câu 
Tiết 15: 	CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI , TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
A. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngồi 
( ND Ghi nhớ ).
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngồi phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 ( mục III ) 
- HS khá, giỏi ghép đúng tên nước với tên thủ đơ của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc ( BT3)
2.Thái độ: - Ý thức viết hoa đúng các danh từ riêng .
B. CHUẨN BỊ:
GV - 2 lá thăm để HS kiểm tra bài cũ.
- 1 số thăm ghi tên thủ đô của các nước và ghi tên nước .
HS - Từ điển
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Luyện tập viết tên người , tên địa lí VN .
- Gọi 1 em đọc ,1 em viết ở bảng lớp 1 trong 2 câu thơ sau (cho các em lựa chọn thăm)
	 Muối Thái Bình ngược Hà Giang
	Cày bừa Đông Xuất , mía đường tỉa Thanh .
	( Tố Hữu )
	 Chiếu Nga Sơn , gạch Bát Tràng 
	Vải tơ Nam Định , lụa hàng Hà Đông . 
	( Tố Hữu )
3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 	- Cách viết tên người , tên địa lí nước ngoài 
b) Các hoạt động : 
Hoạt động của Thầy 
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1 : Nhận xét . 
- Bài 1 : (ghi bảng )
+ Đọc mẫu các tên riêng nước ngoài .
- Bài 2 : (ghi bảng )
 + Yêu cầu nhận xét theo cặp
- Bài 3 : (ghi bảng )
Những tên riêng nước ngoài trong bài được phiên âm theo từ Hán Việt .
Kết: quy tắc viết hoa .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
 Cần thuộc ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Bài 1 : (gắn bảng )
+ Yêu cầu : 
Đoạn văn có tên riêng viết sai quy tắc . 
Đọc, phát hiện từ viết sai, chữa lại cho đúng 
+ Phát phiếu cho HS làm bài .
- Bài 2 : (gắn bảng ) 
+ Gọi 3 , 4 em lên bảng làm bài .
+ Kết hợp giải thích thêm về tên người , tên địa lí .
- Bài 3 : Trò chơi du lịch .
+ Giải thích cách chơi :
phiếu có ghi tên nước, bạn viết lên bảng tên thủ đô ( và ngược lại)
+ Tổ chức cho Cách chơi :
* Chọn 3, 4 nhóm.
* Các nhóm trao đổi trong khoảng 1 phút . Mỗi nhóm làm 1 phiếu, chuyền bút cho nhau điền tên nước hoặc thủ đô vào chổ trống .
Hoạt động lớp .
- 6 em đọc lại BT1 .
- 1 em đọc yêu cầu BT2 .
- Cả lớp suy nghĩ , nhận xét:
+ Các bộ phận của tên riêng.
+ Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận .
- Đọc yêu cầu BT3 , suy nghĩ , trả lời câu hỏi: 
+ Cách viết một số tên người , tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt ?
- 2 , 3 em đọc ghi nhớ SGK , cả lớp đọc thầm lại .
Hoạt động lớp , cá nhân , nhóm .
- Đọc nội dung của bài , làm việc cá nhân .
- HS làm bài trên phiếu, trình bày .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT , làm bài cá nhân .
- HS làm bài ở bảng lớp , trình bày .
- Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng .
- Đọc yêu cầu BT , quan sát kĩ tranh minh họa. 
Ví dụ:
* Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên nước Trung Quốc , bạn viết lên bảng tên thủ đô là Bắc Kinh .
-HS làm bài theo cách thi tiếp sức .
- Nhận xét , bình chọn nhóm những nhà du lịch giỏi nhất 
4. Củng cố : (3’)
Các em cần học thuộc qui tắc viết hoa tên riêng để viết đúng chính tả.
5. Dặn dò : (1’)	- Nhận xét tiết học .
- Yêu cầu HS tìm và viết vào sổ tay các danh từ riêng là tên người, tên địa lí nước ngoài.
 - Chuẩn bị : Dấu ngoặc kép.
Bổ sung:
Kể chuyện 
Tiết 8:	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức : 
- Dựa vào gợi ý ( SGK ) biết chọn và kể lại được câu chuyện ( mẩu chuyện, đoạn chuyện ) đã nghe, đã đọc nĩi về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vơng, phi lí.
- Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện
2 - Giáo dục:- Có ước mơ , có ý thức mang lại niềm vui cho mọi người .
B.CHUẨN BỊ:
GV - Tranh minh họa truyện Lời ước dưới trăng phóng to .
HS : - SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
1. Khởi động : (1’) Hát .
2. Bài cũ : (3’) Lời ước dưới trăng .
- Kiểm tra 1 em kể 1 , 2 đoạn truyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to.
3. Bài mới : (27’)
 a) Giới thiệu bài : 	- Giới thiệu bài : - Kể chuyện đã nghe , đã đọc.
b) Các hoạt động : 
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Hoạt động 1 : Tìm hiểu yêu cầu bài .
- Gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài : được nghe , được đọc, ước mơ đẹp , viển vông , phi lí .
- Lưu ý : Chọn kể các truyện khác ngoài SGK này được cộng thêm điểm .
Kết: yêu cầu bài .
Hoạt động 2 : HS kể , trao đổi về ý nghĩa chuyện 
a) Kể trong nhóm
b) Thi kể chuyện trước lớp 
Kết: kể được truyện , nêu được ý nghĩa 
truyện .
Hoạt động lớp .
- 3 em nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý SGK . 
- Đọc thầm lại gợi ý 1 .
- Suy nghĩ , trả lời chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp hay về một ước mơ viển vông , phi lí ? Nói tên truyện em lựa chọn .
- Đọc thầm lại gợi ý 2 , 3 .
Hoạt động lớp , nhóm đôi .
- Kể chuyện theo cặp , trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
- Thi kể chu ... äng lớp .
- Tập một số động tác thả lỏng : 1 – 2 phút .
- Đứng tại chỗ , vỗ tay hát theo nhịp : 1 – 2 phút .
- Chơi trò chơi Diệt các con vật có hại : 1 – 2 phút .
Bổ sung:
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
TUẦN 8
I . MỤC TIÊU : 
- Rút kinh nghiệm hoạt động đầu năm . Nắm kế hoạch công tác tuần tới .
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Báo cáo tuần 8.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : Hát .
 2. Kiểm điểm tuần 8: 
- Các tổ trưởng tổng kết báo cáo hoạt động trong tổ .
-Lớp trưởng, nhận xét
-GV nhận xét chung 
* Về chuyên cần: 	
* Về hạnh kiểm: 	
* Về học tập: 	
* Về trật tự kỉ luật: 	
* Về vệ sinh: 	
- Tuyên dương, nhắc nhở.
 3. Giáo dục An toàn giao thông : Bài 5(5’)
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
 4. Hoạt động tuần 9: 
- Học nội qui:
Bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ, hậu học văn. 
Tích cực : “Nói lời hay làm việc tốt”.
Tiếp tục : Ổn định nề nếp. 
Giữ gìn kỉ luật: Xếp hàng ra vào lớp, giữ trật tự trong giờ học. 
Chăm sóc cây xanh, giữ sạch trường lớp, không ăn quà trước cổng trường.
Giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh đúng nơi qui định, dội nước và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Thực hiện soạn đúng sách vở theo thời khoá biểu. 
- Học văn hoá tuần 9
Thi đua: Thực hiện chuyên cần tốt, học tập tốt
Tích cực thi đua học tập, thực hiện nghiêm túc kỳ thi Giữa HKI.
Chú ý HS yếu kém
Tham gia đội Sao đỏ	
Tich cực đọc và làm theo báo Đội .
5. Sinh hoạt tập thể : 
- Ôn tập bài hát chủ đề năm học 2009 – 2010: Tự hào thiếu nhi thành phố anh hùng 
(tác giả Trương Quang Lục) .
- Chơi trò chơi : Tìm bạn thân .
Bổ sung:
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 5
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I)MỤC TIÊU :
1) Kiến thức :
	-HS biết mặt nước cũng là một loại đường giao thông. 
	-HS biết tên gọi các loại phương tiện GTDT
	-HS biết các biển báo hiệu giao thông trên đường thủy .
2) Kĩ năng :
	-HS nhận biết các loại phương tiện GTĐT thường thấy và tên gọi của chúng.
	-HS nhận biết 6 biển báo hiệu GTĐT.
3) Thái độ :
	-Thêm yêu qúy Tổ Quốc vì biết có điều kiện phát triển GTĐT.
	-Có ý thức khi đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn.
II) CHUẨN BỊ :
	1)Giáo viên :
	-Mẫu 6 biển báo hiệu GTĐT.
	-Sưu tầm nhiều hình ảnh đẹp về các phương tiện GTĐT.
	2)Học sinh :
	-Sưu tầm các hình ảnh về các phương tiện GTĐT, sông và biển của Việt Nam.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1 :Ôn tập bài cũ, giới thiệu bài mới
-GV sử dụng bản đồ để giới thiệu sông ngòi và đường biển nước ta . 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về giao thông đường thủy
-GV hỏi : Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được ?
c)Kết luận :
GTĐT ở nước ta rất thuận tiện vì có nhiều sông kênh rạch. GTĐT là một mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta.
Hoạt động 3 : Phương tiện giao thông đường thủy nội địa
-Các nhóm thảo luận, ghi tên các loại phương tiện GTĐT.
-HS phát biểu, GV ghi lại ý kiến HS và phân loại.
Các loại phương tiện GTĐT nội địa :
+Thuyền có thuyền gỗ, thuyền nan, thuyền thúng, thuyền độc mộc, thuyền buồm Ở miến Nam gọi là ghe
+Bè, mảng (ghép những cây tre, cây gỗ để chuyển từ trên rừng về theo đường suối ra sông) 
+Phà (một phương tiện vận chuyển hình chữ nhật, lòng phẳng dùng để chở người và các loại xe qua sông
 Hoạt động 4 : Biển báo hiệu GTĐT nội địa 
-GV treo tất cả 6 biển báo và giới thiệu
1.Biển báo cấm đậu
Biển này có ý nghĩa cấm các loại tàu thuyền đỗ (đậu) ở khu vực cắm biển
2.Biển báo cấm phương tiện thô sơ đi qua
Biển báo này có ý nghĩa cấm thuyền (phương tiện thô sơ) không được đi qua
3.Biển báo cấm rẽ phải (hoặc rẽ trái)
Biển báo này có ý nghĩa cấm tàu, thuyền rẽ phải (hoặc rẽ trái)
4.Biển báo được phép đỗ
Biển báo này báo hiệu tàu, thuyền được phép đỗ, an toàn
5.Biển báo phía trước có bến đò, bến phà
Báo cho tàu thuyền biết phía trước có bến đò, bến phà chở khách qua sông.
- HS trả lời: những điều kiện đảm bảo con đường an toàn.
-HS xác định được những điểm, đoạn đường kém an toàn để tránh (không đi)
-Đọc SGK – hỏi đáp
HS biết ngoài giao thông trên đường bộ, người ta còn đi lại trên mặt nước gọi là GTĐT.
HS biết những nơi nào có thể đi lại được trên mặt nước.
-Đọc SGK – hỏi đáp
-HS hiểu những nơi nào có thể có đường giao thông trên mặt nước. Có mấy loại GTĐT.
-GTĐT có ở khắp nơi, thuận lợi như GTĐB.
-Đọc SGK – hỏi đáp
-Các nhóm thảo luận, ghi tên các loại phương tiện GTĐT.
-HS phát biểu
-HS biết mặt nước ở đâu có thể thành đường GTĐT.
-HS biết tên gọi các loại phương tiện GTĐT nội địa.
-Các nhóm thảo luận, ghi tên 6 loại biển báo GTĐT.
IV) CỦNG CỐ :
	Có thể cho cả lớp nghe bài “Con kênh xanh xanh”
	HS có thể tiếp tục xem các hình ảnh về sông biển, kênh rạch và các PTGT.
Kết luận :
	Đường thủy cũng là một loại đường giao thông, có rất nhiều phương tiện đi lại, do đó cần có chỉ huy giao thông để tránh tai nạn. Biển báo hiệu giao thông đường thủy cũng cần thiết và có tác dụng như biển báo hiệu GTĐB
Bổ sung:
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 6
AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
I) MỤC TIÊU :
	1.Kiến thức :
-HS biết các nhà ga, bến tàu, bến xe, bến phà, bến đò là nơi các phương tiện giao thông công cộng (GTCC) đỗ, đậu để đón khách lên, xuống tàu, xe, thuyền, đò.
	-HS biết cách lên,xuống tàu, xe, thuyền, canô một cách an toàn.
	-HS biết các quy định khi ngồi ô tô con, xe khách, trên tàu, thuyền, ca nô.
	2.Kĩ năng :
	Có kĩ năng và các hành vi đúng khi đi trên các phương tiện.
	3.Thái độ :
Có ý thức thực hiện đúng các quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người.
II) CHUẨN BỊ :
	-Hình ảnh các nhà ga, bến tàu, bến xe
	-Các hình ảnh người lên xuống tàu thuyền
-Hình ảnh trên tàu, thuyền : Có nhiều người ngồi yên, đúng vị trí và cũng có người ngồi không chắc chắn trên mạng thuyền, đứng trên mạng thuyền.
III) CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH :
Hoạt động 1 : Khởi động ôn về giao thông đường thủy 
	-Củng cố hiểu biết của HS về giao thông đường thủy
	-Cho HS chơi trò chơi làm phóng viên.
Hoạt động 2 : Giới thiệu nhà ga, bến tàu, bến xe
	a)Mục tiêu :
-HS có hiểu biết về bến tàu, bến xe, nhà ga, điểm đỗ xe của các phương tiện giao thông công cộng. Đó là nơi hành khách lên xuống tàu xe.
	-Có ý thức tôn trọng trật tự công cộng khi đến nhà ga, bến xe.
	b)Cách tiến hành :
	GV hỏi HS :
	-Trong lớp ta, những ai được bố mẹ cho đi xa, được đi ôtô khách, tàu hỏa hay tàu thủy ?
	Tùy theo câu trả lời của HS, GV hỏi tiếp :
	-Bố mẹ em đã đưa em đến đâu để mua vé và lên tàu (hay lên ôtô)
	-Người ta gọi những nơi ấy bằng tên gì ? (Nhà ga, bến tàu, bến xe)
-Ở những nơi đó thường có chỗ dành cho những người chờ đợi tàu xe, người ta gọi đó là gì? (Phòng chờ hoặc nhà chờ)
	-Và chỗ để bán vé cho người đi tàu gọi là gì ? (Phòng bán vé)
	c)Kết luận :
Muốn đi bằng phương tiện giao thông công cộng người ta phải đến nhà ga, bến xe hoặc bến tàu, bến xe buýt để mua vé, chờ đến giớ tàu, xe khởi hành mới đi.
Hoạt động 3 : Lên xuống tàu xe
a)Mục tiêu :
-HS biết được những điều quy định khi lên xuống và ngồi trên các phương tiện giao thông để đản bảo an toàn.
-Có kĩ năng thực hiện các động tác cài dây an toàn, bám vào tay vịn khi lên xuống và ngồi trên xe.
	-Có thói quen tôn trọng trật tự nơi công cộng (xếp hàng, không đùa nghịch, nói to ).
b)Cách tiến hành :
-GV gọi HS đã được bố mẹ cho đi chơi xa, gợi ý để en kể lại các chi tiết về lên, xuống xe, ngồi trên xe
c)Kết luận :
	-Khi lên xuống xe chúng ta phải làm như thế nào ?
	+Chỉ lên xuống tàu, xe khi đã dừng hẳn.
	+Khi lên, xuống phải tuần tự không chen lấn, xô đẩy.
	+Phải bám, vị chắc thành xe, tay vịn, nhìn xuống chân.
+Xuống xe ôtô buýt không được chạy sang đường ngay. Phải chờ cho xe đi, quan sát xe trên đường mới được sang.
Hoạt động 4 : Ngồi ở trên tàu, xe
a)Mục tiêu :
-HS biết những quy định khi đi trên phương tiện giao thông công cộng để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho mọi người.
	-HS biết cách ngồi một cách an toàn trên tàu, xe. Tránh những hành vi nguy hiểm.
	-Có ý thức tôn trọng người khác, giữ gìn trật tự nơi công cộng.
b)Cách tiến hành :
	GV nêu các tình huống, yêu cầu HS đánh dấu đúng hay sai.
c)Kết luận :
	Nhắc lại những quy định khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng
	-Không thò đầu, tay ra ngoài cửa.
	-Không ném các đồ vật ra ngoài qua cửa sổ.
	-Hành lí xếp ở nơi quy định không để chắn lối đi, cửa lên xuống.
IV) CỦNG CỐ :
	GV yêu cầu HS nhắc lại ngững quy định khi lên xuống tàu, xe :
	1.Chỉ lên xuống tàu, xe khi tàu, xe đã dừng hẳn.
	2.Khi lên, xuống không chen lấn xô đẩy, phải bám chắc thành, cửa hay tay vịn.
3.Xuống tàu xe phải dừng lại quan sát khi bước sang đường, không được đi vòng trước mũi xe ôtô
	4.Phải tìm chỗ ngồi chắc chắn.
	5.Không thò đầu, thò tay, chân ra ngoài thành tàu xe.
	6.Không đi lại lộn xộn, không vứt rác bừa bãi, giữ gìn trật tự.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_8_phuong_anh.doc