Giáo án Lớp 4 Tuần 8 – Trường Tiểu học Đức Yên

Giáo án Lớp 4 Tuần 8 – Trường Tiểu học Đức Yên

Tập đọc

TIẾT 15: NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi.

- Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)

- HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được CH3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Tranh minh hoạ trong bài tập đọc

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A) Bài cũ: 2 nhóm hs phân vai đọc hai màn kịch ở Vương quốc Tương Lai.

B) Bài mới: - Giới thiệu bài.

 

doc 28 trang Người đăng hoaithu33 Lượt xem 961Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 8 – Trường Tiểu học Đức Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tập đọc
Tiết 15: Nếu chúng mình có phép lạ
I. Yêu cầu cần đạt :
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng hồn nhiên, vui tươi.
- Hiểu ND : Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp. ( trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4, thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài)
- HS khá giỏi thuộc và đọc diễn cảm được bài thơ, trả lời được CH3.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ trong bài tập đọc 
III. Hoạt động dạy học: 
A) Bài cũ: 2 nhóm hs phân vai đọc hai màn kịch ở Vương quốc Tương Lai. 
B) Bài mới: - Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Bốn hs nối tiếp nhau đọc bài thơ. 
- GV kết hợp sữa lỗi về phát âm .
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Hai hs đọc toàn bài. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Câu thơ nào được lặp lại nhiều lần trong bài thơ ? Nếu chúng mình có phép lạ.
- Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ? Nói lên ước mơ của các bạn nhỏ rất tha thiết.
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì ?
- K1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả. 
- K2: Các bạn nhỏ ước muốn trẻ em trở thành người lớn mau để làm việc.
- K3: Các bạn ước trái đất không còn có mùa đông.
- K4: Các bạn ước trái đất không còn có bom đạn ,những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- Giải thích ý nghĩa của cách nói trên. 
- K1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả. 
- K2: Các bạn nhỏ ước muốn trẻ em trở thành người lớn mau để làm việc.
- K3: Các bạn ước trái đất không còn có mùa đông.
- K4: Các bạn ước trái đất không còn có bom đạn, những trái bom biến thành những trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ? Đó là những ước mơ lớn, những ước mơ cao đẹp, ước mơ về một cuộc sống no đủ, ước mơ được làm việc, ước mơ không cò thiên tai, thế giới chung sống trong hoà bình. 
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ nhất ? vì sao ? Em thích ước mơ: Hạt vừa gieo chỉ chớp mắt đã thành cây đầy quả, ăn được ngay.... 
Hoạt động 3: HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Bốn hs nối tiếp nhau đọc bốn khổ thơ. 
- GV hướng dẫn hs đọc với giọng hồn nhiên, tươi vui. Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện ước mơ, niềm vui thích của trẻ em. 
- HS luyện đọc thuộc lòng 2 - 3 khổ thơ. Thi đọc diễn cảm . 
III. Củng cố, dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của bài thơ ? (Bài thơ nói về ước mơ của các bạn nhỏ muốn có những phép lạ để làm cho thế giới tốt đẹp hơn ).
- Về nhà đọc thuộc lòng bài thơ. 
Toán
Tiết 36: Luyện tập
I. Yêu cầu cần đạt :
- Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng của 3 số bằng cách thuận lợi nhất. 
- Bài tập cần làm :Bài 1b, bài 2(dòng 1,2 ), bài 4a.
- HS khá giỏi hoàn thành tất cả các BT SGK.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: HS làm bài tập
Bài 1: hs tự làm bài 
a) 2814 + 1429 + 3046 = 7289 b) 3925 + 618 + 535 = 5078
c) 26387 + 14075 + 9210 = 49672 d) 54293 + 61934 + 7652 = 123879
Bài 2: HS tính bằng cách thuận tiện nhất 
a) 96 + 78 + 4 b) 789 + 285 + 15 c) 67 + 21 + 79
 =(96 + 4) + 78 = 789 + (285 + 15) = 67 + (21 + 79)
 =100 + 78 = 789 + 300 = 67 +100
 =178 =1089 =167
d) 448 + 594 + 52 e) 408 + 85 + 92 g) 677 + 969 + 123
 =(448 + 52) + 594 =(408 + 92) + 85 =(677 + 123) + 969
 = 500 + 594 =500 + 85 =800 + 969
 =1094 =585 =1769
Bài 3: HS làm vào, hai hs lên bảng làm 
 x – 306 = 504 x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 - 254
 x = 810 x = 426
Bài 4: Giải 
Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm là:
79 + 71 = 150(người )
Sau hai năm số dân của xã đó có là:
150 + 5256 = 5406(người )
Đáp số: 5406 người
Bài 5: HS tự làm bài sau đó chữa. 
Chu vi hình chữ nhật là: (16 + 12) x 2 = 56(cm )
Chu vi hình chữ nhật là: (45 + 15) x 2 = 120(cm )
Hoạt động 2: Chấm chữa bài - GV chấm một số bài rồi chữa bài sai cho HS.
Chính tả
Tiết 8: Trung thu độc lập
I. Yêu cầu cần đạt :
- Nghe – viết và trình bày bài chính tả sạch sẽ. 
- Làm đúng bài tập 2(a/b) hoặc bài tập 3(a/b) hoặc BT chính tả phương ngữ do GV soạn. 
II. Hoạt động dạy học: 
A.Bài cũ: - Gọi một số lên bảng viết các từ ngữ có vần ươn / ương.
B.Bài mới: 1. Giới thiệu bài. 
2. HS nghe viết
- GV đọc toàn bài chính tả trong sách giáo khoa. 
- HS đọc thầm lại đoạn viết. 
- GVđọc từng câu cho học sinh viết. 
- GVđọc lại toàn bài chính tả một lượt. HS soát lại bài. 
- GVchấm chữa bài. 
3.Bài tập: 
Bài2: - 1HS nêu yêu cầu của bài, Cả lớp đọc thầm nội dung. 
- HS làm bài vào vở, ba hs làm vào phiếu 
- Chú dế sau lò sưởi: yên tĩnh, bỗng nhiên, ngạc nhiên, biểu diễn, buột miệng, tiếng. 
- Hãy nêu nội dung bài Chú dế sau lò sưởi: Tiếng đàn của chú dế sau lò sưởi khiến Mô - da ước trở thành nhạc sĩ. Về sau, Mô - da trở thành nhạc sĩ chinh phục được cả thành viên. 
Bài3: (HD cho HS khá giỏi) Tương tự các tiếng mở đầu bằng r / d / gi: Rẻ - danh nhân - giường. 
Khoa học
Tiết 15: Bạn cảm thấy thế nào khi bị bệnh
I. Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể khi bị bệnh : hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt, 
- Biết nói ngay với cha mẹ hay người lớn khi thấy trong người khó chịu ,không bình thừơng.
- Phân biệt lúc cơ thể lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động1: Quan sát hình sgk và kể chuyện 
Bước1: Làm việc cá nhân 
- HS thực hiện thoe yêu cầu ở mục quan sát và thực hành trang 32sgk. 
Bước2: Làm việc theo nhóm nhỏ .
- HS sắp xếp các hình có liên quan ở trang 32sgk thành ba câu chuyện như sgk yêu cầu và kể lại với các bạn trong nhóm. 
Bước3: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày kể lại chuyện .
- GV đặt câu hỏi cho hs liên hệ. 
- Kể tên một số bệnh em đã bị mắc? 
- Khi bị bệnh đó em cảm thấy thế nào ?
Kết luận : Như đoạn đầu của mục bạn cần biết trang 33sgk .
Hoạt động2: Trò chơi đóng vai Mẹ ơi, con ốm 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn hs đưa ra các tình huống. 
Bước2: Làm việc theo nhóm .
- Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống. 
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn phân vai. 
Bước 3: HS lên đóng vai, HS khác theo dõi và nhận xét. 
Kết luận: Như đoạn văn sau của mục bạn cần biết trang 33sgk.
Thứ ba ngày 19 tháng 10 năm 2010
Thể dục
tiết 15: Quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái - đứng lại
Trò chơi: ném trúng đích
I. Yêu cầu cần đạt :
- Thực hiện động tác quay sau cơ bản đúng.
- Thực hiện cơ bản đúng đi đều vòng phải, vòng trái - đúng lại và giữ được khoảng cách các hàng trong khi đi.
- Biết cách chơi và tham gia được trò chơi.
II. Địa điểm, phương tiện: 
Trên sân trưpờng, vệ sinh nơi tập, còi. 
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động1: Phần mở đầu 
- Phổ biến nội dung bài học. 
- Khởi động: HS xoay các khớp tay, khớp chân, đầu gối. 
- Chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh. 
- Ôn động tác quay đằng sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi sai nhịp.
Hoạt động2: Phần cơ bản 
- Kiểm tra đội hình đội ngũ. 
- Kiểm tra động tác quay đằng sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp .
- Tập hợp hs theo đội hình hàng ngang. Kiểm tra theo tổ, dưới sự điều khiển của gv.
- Trò chơi vận động.
- Trò chơi: Ném trúng đích.
Hoạt động3: Phần kết thúc 
- Đứng tại chỗ, vỗ tay theo nhịp 1 – 2 phút. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả kiểm tra.Về nhà ôn lại ĐHĐN.
Luyện từ và câu
Tiết 15: cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài
I. Yêu cầu cần đạt :
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND ghi nhớ). 
- Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến quen thuộc trong các bài tập 1, 2 (mục III).
- HS khá giỏi : ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nướ ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3 ).
II. Hoạt động dạy học: 
1.Bài cũ: - Gọi hs viết bảng hai câu thơ theo lời đọc của gv và 1hs. 
 Muối Thái Bình ngược Hà Giang 
 Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh. 
 (Tố Hữu )
 Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng 
 Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông .
 (Tố Hữu )
2.Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hoạt động1: Phần nhận xét 
Bài 1: GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài, hướng dẫn hs đọc đúng (đồng thanh) theo chữ viết: Lép Tôn –xtôi, Mô-rít –xơ, Mát – téc –lích, Tô - mát Ê - đi –xơn, Hi- ma – hay – la, Đa –núyp, Lốt Ăng – giơ - lét, Niu Di – lân, Công – gô
Bài 2: Một hs đọc yêu cầu của bài, cả lớp suy nghĩ trả lời miệng các câu hỏi:
- Mỗi tên riêng trên gồm mấy bộ phận ? Mỗi bộ phận gồm mấy tiếng ?
Tên người : - Lép Tôn – xtôi gồm hai bộ phận Lép và Tôn – xtôi 
- Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lép.
- Bộ phận 2 gồm 2 tiếng: Tôn / xtôi.
Tên địa lí : - Lốt Ăng – giơ - lét. Có hai bộ phận: Lốt và Ăng – giơ - lét. 
- Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lốt 
- Bộ phận hai gồm có ba tiếng là: Ăng / giơ / lét
- Chữ cái đâù mỗi bộ phận được như thế nào ? Được viết hoa. 
- Cách viết các tiếng trong cùng một bộ phận như thế nào? Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. 
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ để trả lời câu hỏi 
- Cách viết 1 số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt? Viết giống như tên riêng Việt Nam tất cả các tiếng đầu đều viết hoa. 
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ 
- Ba hs đọc nội dung phần ghi nhớ ở sgk .
Hoạt động3: Phần luyện tập 
Bài 1: HS đọc nội dung của bài, hs làm việc cá nhân, đọc thầm đoạn văn. 
- GV phát phiếu cho hs sinh hoạt theo nhóm 3.
ác – boa, Lu-i Pa – xtơ, ác – boa, Quy – dăng – xơ.
Bài 2: Tiến hành như bài 1
Tên người: An – be Anh –x tanh : nhà vật lí học nổi tiếng thế giới, người Anh. 
Tên địa lí : Tô-ki -ô.Thủ đô Nhật Bản. 
Bài 3 : trò chơi – Cách chơi : Tiếp sức 
Tên nước 
Tên thủ đô
Nga 
ấn độ 
Nhật Bản 
Thái Lan 
Mĩ 
Mát –xcơ- va 
Niu Đê -li 
Tô -ki-ô 
Băng Cốc 
Oa –sinh –tơn 
Toán
Tiết 37: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Yêu cầu cần đạt :
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bài tập cần làm : Bài 1,2 .
- HS khá giỏi hoàn thành tất cả 4 bài tập SGK. 
II. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động1: Hướng dẫn hs tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- HS nêu bài toán rồi tóm tắt bài toán đó ở bảng như sgk. 
- GV HD hs tìm trên sơ đồ và tính hai lần số bé, số lớn. 
Tóm tắt: Theo hướng dẫn trong sgk.
- GV chỉ cho hs biết 2 lần số bé trên sơ đồ. Từ đó nêu ra cách tìm 2 lần số bé .
 (70 – 10 = 60)
Rồi tìm số  ... t đoạn văn thì trước dấu ngoặc kép tr thường phải thêm dấu gì?
- Dấu ngoặc kép còn được dùng để làm gì đối với những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt?
Hoạt động2: Luyện tập 
Bài tập dành cho cả lớp
Bài 1: (Dành cho HS yếu)
Chép lại lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
Sáng nay mẹ dậy sớm, mẹ gọi em gái tôi: “Lan ơi, dậy đi kẻo muộn, con!” Nghe tiếng mẹ gọi, em tôi choàng tỉnh. Nó vùng ra khỏi chăn ấm và xuống nhà chuẩn bị đi học.
Bài 2: Đọc đoạn văn sau. Gạch dưới lời nói trực tiếp.
Bố tôi nghiêm lắm. Bố thường nhắc nhở tôi chăm học, chăm làm. Khi rảnh rang, bố thường dạy tôi cuốc đất, sửa soạn một vài đồ đạc hỏng trong nhà. Bố đã có lần nói với tôi: “Ngày xưa, bố và mẹ con vất vả lắm. Cuộc sống của bố mẹ chỉ nhờ vào hai bàn tay lao động. Con nay còn bé, nhưng đã sung sướng hơn cha mẹ ngày xưa nhiều lắm. Con nên tập lao động cho quen”. Tôi hiểu bố tôi muốn tôi cũng nghiêm túc như bố.
Bài 3: Từ nào trong đoan văn cần được đặt trong dấu ngoặc kép?
Lâm là bạn chơi giỏi nhất lớp tôi. Vì thế các bạn trong lớp gọi Lâm cái tên rái cá nghe rất ngộ.
Hoạt động 3: Chấm chữa bài
- Gv chấm một số bài, chữa bài HS làm sai phổ biến.
Luyện Toán(BD)
Cộng trừ các số có nhiều chữ số, tính chu vi hình chữ nhật
I. Yêu cầu cần đạt :
Củng cố kiến thức về: Cộng trừ các số có nhiều chữ số, tính chu vi hình chữ nhật qua hình thức làm bài tập. 
II.Hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Làm bài tập
- GV tổ chức cho HS làm các bài tập sau.
Bài 1:Tính tổng của các số sau : 
3245 +12065 + 2564 2001 + 2002 + 3658 + 6987 
12 + 325 + 6589 85 + 741 + 6359 + 89760
Bài 2: Tính nhanh :
A) 2568 + 4736 + 3432 + 1264 b) 53276 +34891 + 5109 + 6724 + 10000
=(2568 + 3432 )+(4736 + 1264 ) =(53276 + 6724) +(34891 + 5109) + 10000
=6000 + 6000 =60000 + 40000 + 10000 
=12000 = 20000
Bài 3: Không làm tính hãy giải thích cách so sánh các tổng sau 
 A = 2222 + 3333 + 5555 + 8888
 B = 2358 + 3582 + 5823 + 8235 
Giải
Ta thấy ở A và B có tổng các chữ số ở:
Hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm và hàng nghìn đều bằng: 2 +3 +5 +8
Vậy tổng: A = B
Bài 4: Cho hình chữ nhật có các số đo như sau: 
Chiều dài 
40cm
15dm
1m =100cm
 6dm = 60cm
Chiều rộng 
15cm
40cm = 4dm
23cm
12cm
Chu vi 
110 cm
38 dm
246 cm
144cm
Bài 5: Tính chu vi hình chữ nhật biết:
Chiều dài 3m 50cm, chiều rộng 28dm
 Giải 
 Đổi 3m 50cm =35 dm 
 P =(35 +28) x 2 = 126 (dm )
b) Chiều dài 375 m, chiều rộng bằng 1/3 chiều dài 
 Giải 
 Chiều rộng là: 375 : 3 = 125 (m )
 P = (375 + 125) x 2 = 1000(m)
Hoạt động 2: Chấm chữa bài
- GV chấm một số bài sau đó chữa bài HS làm sai phổ biến 
Luyện Tiếng Việt
Luyện tập làm văn : Xây dựng cốt truyện
I. Yêu cầu cần đạt :
I. Mục tiêu: - Củng cố về: Xây dựng cốt truyện 
II. Hoạt động dạy học: 
- GVnêu đề ra: Cho một cốt truyện có ba phần như sau :
- Cô gv ra bài tập làm văn về nhà: “Em hãy tả một cái cây đã gắn bó với tuổi thơ của em ”. Em thấy khó nên đã nhờ anh trai viết mẫu cho một bài để xem .
- Em không dựa vào bài văn của anh để viết mà chép nguyên văn rồi nộp cho cô giáo. Cô giáo cho điểm cao, tuyên dương bài văn trước lớp .
- Em suy nghĩ thấy xấu hổ nên đã thú thực với cô giáo và xin nhận điểm kém. Cô giáo không trách em mà khen và động viên em làm lại bài khác khiến em rất xúc động
a) Hãy đặt tên cho câu chuyện có cốt chuyện trên 
b) Chon một trong ba phần của cốt chuyện rồi viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh 
- HS làm gv theo dõi sau đó tuyên dương một số bài làm tốt 
 Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009 
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I.Mục tiêu
- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
- Tổ chức kiểm điểm theo tổ.
II.Hoạt động lên lớp
Hoạt động 1: 1:Lớp sinh hoạt: Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân.
- Từng cá nhân tự nhận xét
Hoạt động 2: Kế hoạch tuần tới
Lớp trưởng nêu kế họach tuần tới
- Các tổ thảo luận thống nhất, đăng kí thi đua.
- GV tổng kết giờ học. 
đạo đức
Tiết kiệm tiền của (T2)
I. Mục tiêu: 
Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm tiền của.
- Biết lợi ích của tiết kiệm tiền của.
- Sử dụng tiết kiệm giữ gìn quần áo, sách vỡ, đồ dùng, đồ chơi, điện nướctrong cuộc sống hằng ngày.
HS khá giỏi biết vì sao cần phải tiết kiệm tiền của.
- Nhắc nhỡ bạn bè, anh chị em thực hiện tiết kiệm tiền của.
II. Hoạt động dạy học: 
HĐ1: Gia đình em có tiết kiệm tiền của không?
- GV Cho hs đưa ra các phiếu quan sát đã làm 
- Yêu cầu hs đếm xem số việc mà gia đình mình đã tiết kiệm là bao nhiêu?
- HS nêu một số việc mà gia đình mình đã tiết kiệm và những vịêc mà gia đình mình chưa tiết kiệm .
HĐ2: Em đã tiết kiệm chưa 
- HS làm bài tập 4 trong sgk theo nhóm 3
- Trong các việc trên việc nào thể hiện sự tiết kiệm ?(a, b, g, h, k)
- Trong các việc trên việc nào thể hiện sự không tiết kiệm ?(c, d, đ, e, i )
HĐ3: Em xử lí thế nào 
- HS làm việc theo nhóm 6 thảo luận nêu ra cách xử lí tình huống 
- HS đóng vai thể hiện cách xử lí 
Tình huống1: Bạn rủ bạn Tuấn xé sách vở lấy giấy gấp đồ chơi, Tuấn sẽ giải quyết thế nào ?
Tình huống2: Em của Tâm đòi mẹ mua đồ chơi mới khi chơi chưa hết những đồ chơi đã có. Tâm sẽ nói gì với em?
Tình huống3: Cường thấy Hà dùng vở mới trong khi vở đang dùng còn nhiều giấy trắng. Cường sẽ nói gì vời Hà? 
+ Cần phải tiết kiệm như thế nào?
+ Tiết kiệm tiền của có lợi gì ?
HĐ4: Dự định tương lai 
- HS làm theo cặp 
- HS viết ra giấy dự định sẽ sử dụng sách vở, đồ dùng học tập và vật liệu trong gia đình như thế nào cho tiết kiệm ?
- HS trao đổi, đại diện trình bày 
- Cả lớp và gv nhận xét 
- GV đọc cả lớp nghe câu chuyện “Một que diêm” kể về gương tiết kiệm của Bác Hồ
III. Củng cố, dặn dò: – GV nhận xét tiết học
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
- GV cho hs tự nhận xét xếp loại từng cá nhân trong tổ .
- Sau đó gv nhận xét đánh giá chung 
 Kĩ thuật
 Khâu đột thưa
 I. Yêu cầu cần đạt :- Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của cách khâu đột thưa
- Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. đường khâu ít bị dúm. 
- Với HS khéo tay : - Khâu được các mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. đường khâu có thể bị dúm. 
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh quy trình khâu mũi khâu đột tha, Một mảnh vải trắng hoặc màu 
- Chỉ khác màu vải ; - Một vật mẫu
III: Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs quan sát mẫu và nhận xét mẫu 
- Giới thiệu đường khâu đột thưa, hs quan sát các mũi khâu ở mặt trái, phải - Kết hợp hình 1 để minh hoạ. 
- Nêu sự khác nhau về khâu thường và khâu đột thưa 
- GV gợi ý để hs rút ra khái niệm về khâu đột thưa (ghi nhớ )
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật 
- HS quan sát quy trình ở tranh các hình 2; 3; 4 (sgk ) để nêu đợc các bớc trong quy trình khâu đột tha 
- Gọi hs đọc phần ghi nhớ 
- HS thực hiện nơi giấy nháp .GV theo dõi uốn nắn 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV cùng hs hệ thống hoá lại nội dung bài học 
- Dặn vật liệu cho tiết sau thực hành 
Lịch sử
Ôn tập
I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt :
- Nắm được tên các giai đoạn lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5 :
 + Khoảng 700 trăm năm TCN đền năm 179 TCN : buổi đầu dựng nước và giữ nước.
 + Năm 179 TCN đến năm 938 : hơn một nghìn năm đấu tranh giành lại độc lập.
- Kể lại một số sự kiện tiêu biểu về :
 + Đời sồng người Lạc Việt dưới thời Văn Lang.
 + Hoàn cảnh, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 + Diễn biền và ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng.
II.Đồ dùng học tập: - Băng và hình vẽ trục thời gian 
- Một số trang ảnh, bản đồ phù hợp với yêu cầu mục 1 
III.Hoạt động dạy học: 
HĐ1: Làm việc theo nhóm 
- GV treo băng thời gian theo sgk lên bảng gọi hs ghi nội dung của mỗi giai đoạn 
HĐ2 Làm việc theo nhóm 
- GV treo trục thời gian lên bảng hoặc phát phiếu cho mỗi nhóm hs và yêu cầu hs ghi các sự kiện tương ứng với thời gian trên trục, khoảng 700 năm TCG, 179 TCN, 938
-Tổ chức cho hs lên bảng ghi 
HĐ3: Làm việc theo cá nhân 
- GV yêu câu hs chuẩn bị theo yêu cầu mục 3 ở sgk
- GV tổ chức cho hs báo cáo kết quả làm việc của mình trước lớp 
HĐ4 : Nhận xét, dặn dò 
Địa lí
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
I. Mục tiêu: Yêu cầu cần đạt :
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên :
 + Trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, hồ tiêu. chè,...) trên đất ba gian.
 + Chăn nuôi trâu, bò trên đồng cỏ . 
- Dựa vào bảng số liệu biết loại cây công nghiệp và vật nuôi được nuôi, trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.
- Quan sát hình nhận xét về vùng trồng cà phê ở Buôn Mê Thuật.
- HS khá giỏi :Biết được những thuận lợi, khó khăn của điều kiện đất đai, khí hậu đối với việc trồng cây công nghiệp và chăn nuôi trâu, bò ở Tây Nguyên.
 + Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người : đất ba gian- trồng cây công nghiệp ; đồng cỏ xanh tốt – chăn nuôi trâu, bò, 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam 
- Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê 
III. Hoạt động dạy học: 
1.Trồng cây công nghiệp trên đất Ba –dan: 
HĐ1: Làm việc theo nhóm 
Bước 1: Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1 sgk hs trong nhóm thảo luận các câu hỏi sau: 
- Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên ?
- Chúng thuộc loại cây gì ?
- Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây ?
- Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp ?
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, Các nhóm khác bổ sung nhận xét 
HĐ2: Làm việc cả lớp 
- HS quan sát trong sgk nhận xét vùng trồng cà phê ở Buôn ma thuột
- Gọi hs lên bảng chỉ vị trí của Buôn ma thuột trên bản đồ địa lí Tự nhiên Việt Nam 
- Các em biết gì về cà phê Buôn ma thuột ?
- GV cho hs xem tranh, ảnh về sản phẩm cà phê của Buôn ma thuột 
- Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong việc trồng cây ở Tây Nguyên là gì ?
- Người dân ở Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn ?
2. Chăn nuôi trên đồng cỏ: 
HĐ3: Làm việc cá nhân 
Bước 1: HS dựa vào hình 1, bảng số liệu mục 2 trong sgk trả lời câu hỏi 
- Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên ?
- Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây Nguyên ?
- Tây Nguyên có những thuận lời nào để phát triển chăn nuôi trâu, bò ?
- ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì ?
Bước 2: Một số hs trả lời. Cả lớp và gv nhận xét 
HĐ4: Củng cố, dặn dò 
 -------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8lop 4.doc