Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 + 10 - GV: Trịnh Thị Oanh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 + 10 - GV: Trịnh Thị Oanh

TIẾT 1 : TOÁN

Bài 41 : HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

I.MỤC TIÊU:

 - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.

 - Nhận biết được hai đường thẳng song song.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

 - Êke, thước.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định:(1’ )

2.Kiể tra bài cũ: ( 4’ )

 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 41.

 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

3.Bài mới : ( 30’ )

 a.Giới thiệu bài:

 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng song song.

 b.Giới thiệu hai đường thẳng song song :

 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình.

 -GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.

 

doc 99 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 + 10 - GV: Trịnh Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 9
 Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
TIẾT 1 : TOÁN
Bài 41 : HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I.MỤC TIÊU:
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 - Êke, thước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:(1’ )
2.Kiể tra bài cũ: ( 4’ ) 
 -GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 41.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : ( 30’ )
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với hai đường thẳng song song. 
 b.Giới thiệu hai đường thẳng song song :
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình.
 -GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
 -GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không ?
 -GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.
 -GV yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống.
 -GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song (chú ý ước lượng để hai đường thẳng không cắt nhau là được).
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
 -GV: Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau ?
 -GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MNPQ.
 Bài 2
 -GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 -GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE.
 -GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED).
Bài 3
 -GV yêu cầu HS quan sát kĩ các hình trong bài.
 -Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
 -Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
 -GV có thể vẽ thêm một số hình khác và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau.
4.Củng cố- Dặn dò:( 5’ )
- Hai đường thẳng như thế nào được gọi là hai đuờng thẳng song song?
Bài học hôm nay các em nhận biết đường thẳng song song từ đó các em ứng dụng vào thực hành cho tốt .
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS nghe.
-Hình chữ nhật ABCD.
-HS theo dõi thao tác của GV.
 A B
 D C
-Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song.
-HS nghe giảng.
-HS tìm và nêu. Ví dụ: 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, cửa chính, khung ảnh, 
-HS vẽ hai đường thẳng song song.
 A B
-Quan sát hình.
 C D
-Cạnh AD và BC song song với nhau.
-Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với NP.
-1 HS đọc.
-Các cạnh song song với BE là AG,CD.
 A B C
 G E D
-Đọc đề bài và quan sát hình.
-Cạnh MN song song với cạnh QP.
-Cạnh DI song song với cạnh HG, cạnh DG song song với IH.
HS nêu: hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ gặp nhau.
-HS cả lớp.
TIẾT 2: LỊCH SỬ
Bài 9: ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được những nét chính về sự kiện Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.
 - Đôi nét về Đinh Bộ Lĩnh : Đinh Bộ Lĩnh quê ở Hoa Lư, Ninh Bình, là một người cương nghị, mưu cao và có chí lớn, ông có công dẹp loạn 12 sứ quân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Tranh ảnh về Đinh Bộ Lĩnh, vùng Hoa Lư, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: ( 5’ )
 - GV yêu cầu HS nêu:
 + Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên của nước ta bắt đầu từ năm nào đến năm nào?
 + Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
 + Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
* GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới : ( 30’ )
a. Giới thiệu bài :
 Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hơn một nghìn năm nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước ta rơi vào cảnh loạn lạc chiến tranh liên miên, nhân dân vô cùng cực khổ. Trong hoàn cảnh đó, cần phải thống nhất đất nước. Vậy ai là người đã làm được điều này? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Nội dung:
- Hai giai đoạn lịch sử đầu tiên là: Buổi đầu dựng nước và giữ nước từ khoảng 700 năm TCN đến 179 TCN. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập từ năm 179 TCN đến năm 938.
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra năm 40. Lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập.
- Chiến thắng Bạch Đằng diễn ra trên sông Bạch Đằng vào cuối năm 938. Chiến thắng Bạch Đằng đã chấm dứt hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
Hoạt động 1
Tình hình đất nước ta sau khi Ngô Quyền mất
GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời câu hỏi :
 Sau khi Ngô Quyền mất, tình hình nước ta như thế nào?
- GV kết luận về tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất và nêu vấn đề : Yêu cầu bức thiết trong hoàn cảnh đó là phải thống nhất đất nước quy về một mối.
- HS đọc SGK và làm việc cá nhân để tìm hiểu . Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng đánh nhau liên miên. Dân chúng phải đỗ máu vô ích, ruộng đồng bị tàn phá, còn quân thù thì lâm le ngoài bờ cõi.
Hoạt động 2
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung sau :
1. Quê hương Đinh Bộ Lĩnh ở đâu?
2. Truyện cờ lau tập trận nói lên điều gì về Đinh Bộ Lĩnh khi còn nhỏ?
3. Đinh Bộ Lĩnh có công gì?
4. Vì sao nhân dân ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh?
5. Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh làm gì?
6. Đời sống nhân dân dưới thời Đinh Bộ Lĩnh có gì thay đổi so với thời “ loạn 12 sứ quân”?
* GV nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò : ( 5’ )
 - Vì sao nhân dân ủng hộ Đinh Bộ Lĩnh?
- GV treo bản đồ Việt Nam yêu cầu HS chỉ tỉnh Ninh Bình.
- GV nhận xét tiết học.
- HS thảo luận theo yêu cầu GV đưa ra. Đại diện nhóm nêu kết quả thảo luận.
1. Đinh Bộ Lĩnh người ở Hoa Lư, Ninh Bình.
2. Đinh Bộ Lĩnh là một người thích đánh trận.
3. Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.
4. Vì ông lãnh đạo nhân dân dẹp loạn, mang lại hòa bình cho đất nước.
5. Lên ngôi vua lấy niên hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình.
6. Nhân dân không còn phiêu tán, họ trở về quê hương làm ruộng, đời sống dần dần no ấm.
- Vì ông lãnh đạo nhân dân dẹp loạn, mang lại hòa bình cho đất nước.
- 2 HS lên bảng chỉ.
TIẾT 3: KHOA HỌC
Bài 17 : PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. MỤC TIÊU:
 - Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước :
 - Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
III. CÁC HOẠT ĐỘNG::
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định lớp:(1’ )
2.Kiểm tra bài cũ: ( 4’ )
Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 1) Em hãy cho biết khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào ?
 2) Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào ? 
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
3.Dạy bài mới: ( 30’ )
 * Giới thiệu bài: 
 Mùa hè nóng nực chúng ta thường hay đi bơi cho mát mẻ và thoải mái. Vậy làm thế nào để phòng tránh các tai nạn sông nước ? Các em cùng học bài hôm nay để biết điều đó.
Hoạt động
- Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước.
 Mục tiêu: Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
 Cách tiến hành:
 -Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm ? Vì sao ?
2) Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước ?
 -GV nhận xét ý kiến của HS.
 -Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.
Hoạt động 2
 Những điều cần biếtkhi đi bơi hoặc tập bơi.
 Mục tiêu: Nêu một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi.
 Cách tiến hành:
 -GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37 / SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1) Hình minh hoạ cho em biết điều gì ?
 2) Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
3) Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ?
 -GV nhận xét các ý kiến của HS.
 * Kết luận: Các em nên bơi hoặc tập bơi ở nơi có người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi cần vận động, tập các bài tập theo hướng dẫn để tránh cảm lạnh, chuột rút, cần tắm bằng nước ngọt trước và sau khi bơi. Không nên bơi khi người đang ra mồ hôi hay khi vừa ăn no hoặc khi đói để tránh tai nạn khi bơi hoặc tập bơi.
Hoạt động 3
Bày tỏ thái độ, ý kiến.
 Mục tiêu: Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện.
 Cách tiến hành:
 -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
 +Nhóm 1: Tình huống 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn ?
 +Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cuối xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì ?
 +Nhóm 3: Tình huống 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn ?
 +Nhóm 4: Tình huống 4: Chiều chủ nhật, Dũng rủ Cường đi bơi ở một bể bơi gần nhà vừa xây xong chưa mở cửa cho khách và đặc biệt chưa có bảo vệ để không mất tiền mua vé. Nếu là Cường em sẽ nói gì với Dũng ?
 +Nhóm 5: Tình huống 5: Nhà Linh và Lan ở xa trường, cách một con suối. Đúng lúc đi học về thì trời đổ mưa to, nước suối chảy mạnh và đợi mãi không thấy ai đi qua. Nếu là Linh và Lan em sẽ làm gì ?
 3.Củng cố- dặn dò: ( 5’ )
Y/C nêu bài học.
 -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
 -Dặn HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè, người thân cùng thực hiện.
 -Dặn mỗi HS chuẩn bị 2 mô hình (rau, quả, con giống) bằng nhựa hoặc vật thật.
 -Phát cho HS phiếu bài tập, yêu cầu các em về nhà hoàn thành ph ... hìa trong cốc.
Khi nếm từng cốc: cốc không có mùi là nước, cốc có mùi thơm béo là cốc sữa.
3) Nước không có màu, không có mùi, không có vị gì.
-Nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
-HS làm thí nghiệm.
-Làm thí nghiệm, quan sát và thảo luận.
-Nhóm làm thí nghiệm nhanh nhất sẽ cử đại diện lên làm thí nghiệm, trả lời câu hỏi và giải thích hiện tượng.
1) Nước có hình dạng của chai, lọ, hộp, vật chứa nước.
2) Nước chảy từ trên cao xuống, chảy tràn ra mọi phía.
-Các nhóm nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời. Nước không có hình dạng nhất định mà nó có hình dạng của vật chứa nĩ.
-HS lắng nghe.
-Trả lời.
1) Em lấy giẻ, giấy thấm, khăn lau để thấm nước.
2) Vì mảnh vải chỉ thấm được một lượng nước nhất định. Nước có thể chảy qua những lỗ nhỏ các sợi vải, còn các chất bẩn khác bị giữ lại trên mặt vải.
3) Ta cho chất đó vào trong cốc có nước, dùng thìa khấy đều lên sẽ biết được chất đó có tan trong nước hay không.
-HS thí nghiệm.
-1 HS rót nước vào khay và 3 HS lần lượt dùng vải, bông, giấy thấm để thấm nước.
+Em thấy vải, bông giấy là những vật có thể thấm nước.
+3 HS lên bảng làm thí nghiệm.
1) Em thấy đường tan trong nước; Muối tan trong nước; Cát không tan trong nước.
2) Nước có thể thấm qua một số vật và hoà tan một số chất.
-HS cả lớp.
 Thứ sáu ngày 29 tháng 10 năm 2010
TIẾT 1: THỂ DỤC
Bài 20: ĐỘNG TÁC VƯƠN THỞ, TAY VÀ CHÂN, LƯNG – BỤNG 
 VÀ TOÀN THÂN CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN 
 CHUNG. TRÒ CHƠI :“ CON CÓC LÀ CẬU ÔNG 
 TRỜI” VÀ “ NHẢY Ô TIẾP SỨC”
I. MỤC TIÊU:
 - Thực hiện động tác vươn thở, tay chân, lưng – bụng và bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung.
 - Biết cách chơi và tham gia được các trị chơi.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG TIỆN.
 Địa điểm : Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
 Phương tiện : Chuẩn bị 1-2 còi, phấn viết, thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu:
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh sĩ số.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. 
 -Khởi động: 
 +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân , cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 +Giậm chân tại chỗ hát và vỗ tay. 
 +Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ” 
2. Phần cơ bản:
 a) Bài thể dục phát triển chung
 * Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung 
 + Lần 1 : GVvừa hô nhịp vừa làm mẫu cho HS tập 5 động tác 
 + Lần 2 : GV vừa hô nhịp cho HS tập vừa quan sát để sửa sai cho HS , dừng lại để sửa nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai 
+ Lần 3 , 4 : Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để sửa sai cho HS ( Chú ý : Xen kẽ giữa các lần tập GV nên nhận xét) 
+ GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển , GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS các tổ
 +Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát, nhận xét, đánh giá. GV sửa chữa sai sót, biểu dương các tổ thi đua tập tốt .
 +GV tuyên dương những tổ tập tốt và động viên những tổ chưa tập tốt cần cố gắng hơn. 
 +GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố .
 b) Trò chơi : “Nhảy ô tiếp sức ”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi. 
 -Chia đội tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức. 
 -GV quan sát, nhận xét, biểu dương đội thắng cuộc. 
3. phần kết thúc 
 -HS làm động tác thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. 
 -Trò chơi “ Kết bạn”.
 -GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bái tập về nhà.
 -GV hô giải tán .
6 – 10 phút
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
1 – 2 phút 
18 – 22 phút
12 – 14 phút
3 – 4 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp 
4 – 6 phút 
1 lần
4 – 6 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút 
1 – 2 phút
1 – 2 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
====
====
====
5GV
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
==========
========== 5GV
==========
 ==========
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
T1
T2
T3
T4
5GV
 ====
 5GV ====
 ====
 ====
 ==== 
==========
==========
==========
==========
5GV
VXP
= =
= =
= =
= =
= =
-Đội hình hồi tĩnh và kết thúc. 
==== 
==== 
==== 
==== 
5GV
-HS hô” khoẻ”
TIẾT 2: TẬP LÀM VĂN
Bài 20: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
TIẾT 3: TOÁN
Bài 45: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết được tính chất giao hoán của phép nhân.
 - Bước đầu vận dụng được tính chất giao hoán của phép nhân để tính.
II. CHUẨN BỊ:
 Bài 3,4 : Dành cho HS khá, giỏi
a
b
a x b
b x a
4
8
6
7
5
4
III. CÁC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định ( 1’ )
2.Kiểm tra bài cũ : ( 4’ )
 -GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 49.
 -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3.Bài mới : ( 30’)
 a.Giới thiệu bài:
 -Trong giờ học này các em sẽ được làm quen với tính chất giao hoán của phép nhân. 
 b.Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân :
 * So sánh giá trị của các cặp phép nhân có thừa số giống nhau 
 -GV viết lên bảng biểu thức 5 x 7 và 7 x 5, sau đó yêu cầu HS so sánh hai biểu thức này với nhau.
 -GV làm tương tự với các cặp phép nhân khác, ví dụ 4 x 3 và 3 x 4, 8 x 9 và 9 x 8, 
 -GV: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
 * Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân 
 -GV treo lên bảng bảng số như đã giới thiệu ở phần đồ dùng dạy học.
 -GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a x b và b x a để điền vào bảng.
a
b
a x b
b x a
4
8
4 x 8 = 32
8 x 4 = 32
6
7
6 x 7 = 42
7 x 6 = 42
5
4
5 x 4 = 20
4 x 5 = 20
-GV: Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 4 và b = 8 ?
 -Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 6 và b = 7 ?
 -Hãy so sánh giá trị của biểu thức a x b với giá trị của biểu thức b x a khi a = 5 và b = 4 ?
 -Vậy giá trị của biểu thức a x b luôn như thế nào so với giá trị của biểu thức b x a ?
 -Ta có thể viết a x b = b x a.
 -Em có nhận xét gì về các thừa số trong hai tích a x b và b x a ?
 -Khi đổi chỗ các thừa số của tích a x b cho nhau thì ta được tích nào ?
 -Khi đó giá trị của a x b có thay đổi không ?
 -Vậy khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó như thế nào ?
 -GV yêu cầu HS nêu lại kết luận, đồng thời ghi kết luận và công thức về tính chất giao hoán của phép nhân lên bảng.
 c.Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết lên bảng 4 x 6 = 6 x £ và yêu cầu HS điền số thích hợp vào £ .
 -Vì sao lại điền số 4 vào ô trống ?
 -GV yêu cầu HS tự làm tiếp các phần còn lại của bài, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
 Bài 2
 -GV yêu cầu HS tự làm bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 3: Dành cho HS khá giỏi.
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV viết lên bảng biểu thức 4 x 2145 và yêu cầu HS tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức này.
 -GV hỏi: Em đã làm thế nào để tìm được 
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4 ?
 -GV yêu cầu HS làm tiếp bài, khuyến khích HS áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm các biểu thức có giá trị bằng nhau.
 -GV yêu cầu HS giải thích vì sao các biểu thức c = g và e = b.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi.
 -GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự tìm số để điền vào chỗ trống.
 -Với HS kém thì GV gợi ý:
Ta có a x £ = a, thử thay a bằng số cụ thểvídụa = 2 thì 2 x £ = 2, ta điền 1 vào£a=6thì 
6 x £ = 6, ta cũng điền 1 vào £ ,  vậy £ là số nào ?
Ta có a x £ = 0, thử thay a bằng số cụ thểvídụ a = 9 thì 9 x £ = 0, ta điền 0 vào£ a = 8 thì 
8 x £ = 0, vậy ta điền 0 vào £ ,  vậy số nào nhân với mọi số tự nhien đều cho kết quả là 0 ?
 -GV yêu cầu nêu kết luận về phép nhân có thừa số là 1, có thừa số là 0.
4.Củng cố- Dặn dò:( 5’ )
 -GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép nhân.
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-HS nghe.
-HS nêu 5 x 7 = 35, 7 x 5 = 35. vậy 5 x 7 = 7 x 5.
-HS nêu:
4 x 3 = 3 x 4 ; 8 x 9 = 9 x 8 ; 
-HS đọc bảng số.
-3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS thực hiện tính ở một dòng để hoàn thành bảng như sau:
-
- Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 32
-Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 42
-Giá trị của biểu thức a x b và b x a đều bằng 20
-Giá trị của biểu thức a x b luôn bằng giá trị của biểu thức b x a .
-HS đọc: a x b = b x a.
-Hai tích đều có các thừa số là a và b nhưng vị trí khác nhau.
-Ta được tích b x a.
-Không thay đổi.
-Khi ta đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi.
-Điền số thích hợp vào £ .
-HS điền số 4.
-Vì khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi. Tích 4 x 6 = 6 x £ . Hai tích này có chung một thừa số là 6 vậy thừa số còn lại 4 = £ nên ta điền 4 vào £ .
-Làm bài vào VBT và kiểm tra bài của bạn.
-3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
 23109
 8
184872
 40263
 7
281841
1357
 5
6785
 x x	x
 9
 1427
 12843
 5
 1326
 6630
 7
 853
 5971
 x	x	x
-Tìm hai biểu thức có giá trị bằng nhau.
-HS tìm và nêu:
4 x 2145 = (2100 + 45) x 4
-HS:
+Tính giá trị của các biểu thức thì 4 x 2145 và 
(2 100 + 45) x 4 cùng có giá trị là 8580.
+Ta nhận thấy hai biểu thức cùng có chung một thừa số là 4, thừa số còn lại 2145 = (2100 + 45),
vậy theo tính chất giao hoán của phép thì hai biểu thức này bằng nhau.
-HS làm bài.
-HS giải thích theo cách thứ hai đã nêu trên:
+Vì 3964 = 3000 +964 và 6 = 4 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên 3964 x 6 = (4 + 2) x (3000 + 964).
+Vì 5 = 3 + 2 mà khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó không thay đổi nên ta có 
10287 x 5 = (3 +2) x 10287.
-HS làm bài: a x 1 = 1 x a = a
 a x 0 = 0 x a = 0
-HS nêu: 1 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là chính số đó; 0 nhân với bất kì số nào cũng cho kết quả là 0.
-2 HS nhắc lại trước lớp.
-HS.
TIẾT 4: KỂ CHUYỆN ( KIỂM TRA VIẾT )
TIẾT 5: SINH HOẠT
I. YÊU CẦU:
 - HS thực hiện nội quy của nhà trường.
 - Thực hiện việc vệ sinh trong ngồi lớp học.
 - Học bài và làm bài đầy đủ.
II. DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ
a. Ưu điểm:
b. Tồn tại:
III. KẾ HOẠCH TUẦN 11:
Kí duyệt của BGH
TUẦN 9 + 10
 Tổng số tiết đã soạn tiết
 Ngày tháng năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 9 10.doc