Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 09 - Năm học 2022-2023

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 09 - Năm học 2022-2023

Tiết 17: Thưa chuyện với mẹ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

 - HS đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

 - HS hiểu những từ ngữ mới trong bài.

 - HS hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.

- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- KN: Lắng nghe tích cực. Giao tiếp.Thương lượng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ cho bài

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 38 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 09 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2022
Sáng	 GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sinh hoạt dưới cờ
TẬP ĐỌC
Tiết 17: Thưa chuyện với mẹ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - HS đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
 - HS hiểu những từ ngữ mới trong bài.
 - HS hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- KN: Lắng nghe tích cực. Giao tiếp.Thương lượng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ cho bài
- Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
 - Gọc HS đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh.
 - Nhận xét .
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Luyên đọc.
 - Gọi 1 HS đọc toàn bài
 ? Theo em bài chia làm mấy đoạn?
- Đọc theo đoạn,kết hợp luyện phát âm và giải nghĩa từ.
- Đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm toàn bài
*. Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc đọc đoạn 1.
? Cương xin mẹ cho đi học nghề gì?
? Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
? Thưa có nghĩa là gì?
? Kiếm sống có nghĩa là gì?
? Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2
? Thái độ của mẹ ntn khi em trình bày ước mơ của mình?
? Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
? Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
? Dòng dõi quan sang là ntn?
? Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Cho HS đọc toàn bài.
? Nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương?
? Cử chỉ trong lúc trò chuyện
-Gọi 1 em đọc lại toàn bài
? Nêu nội dung bài?
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
-YC học sinh luyện đọc phân vai
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn: “Cương thấy nghẹn nghẹn...cây bông”
- Thi đọc diễn cảm
- Nhận xét đánh giá
+ Liện hệ:
? Em học tập ở Cương đức tính gì?
? Ở gia đình em đã lễ phép với cha mẹ chưa? 
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhận xét chung giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- HS đọc bài.
- 1 em đọc bài
- 2 đoạn:
- Đoạn1: từ đầu đến một nghề để kiếm sống
- Đoạn 2: còn lại
- HS nối tiếp đọc từng đoạn ( 2 lượt)
- HS đọc bài theo cặp
- 1,2 HS đọc toàn bài
- Đọc thầm đoạn 1
- Nghề rèn
- Cương thương mẹ vất vả, muốn học 1 nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
- Trình bày với người trên về một vấn đề nào đó với cung cách lễ phép, ngoan ngoãn.
- Tìm cách làm việc để tự nuôi mình.
Ý1: Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
- Đọc thầm đoạn 2
- Bà ngạc nhiên và phản đối
- Mẹ cho là Cương bị ai xui ... mất thể diện gia đình.
- Cương nắm tay mẹ nói với mẹ những lời thiết tha ... mới đáng bị coi thường.
- Từ đời này sang đời khác đều có người làm quan.
Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
- Đọc thầm toàn bài
- Đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình
- Thân mật, tình cảm, lễ phép kính trọng
- 1 HS đọc.
- Bài văn cho thấy mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- 3 hs đọc theo vai
- Luyện đọc diễn cảm theo cặp
- HS đọc diễn cảm
- Nhận xét 
- Lễ phép với cha mẹ
TIẾNG ANH
(Gv Tiếng Anh dạy)
TOÁN
 Tiết 41: Hai đường thẳng vuông góc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung 
 đỉnh.
- Biết dùng ê-ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tư duy toán học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Ê-ke, thước kẻ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS tính :38 692 + 2 632
 57062- 40175
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
- Cho HS quan sát hình trong SGK
+ Cho HS đọc tên hình và cho biết hình đó là hình gì?
- HS quan sát
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc gì?
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc vuông.
- GV nêu và thực hiện: Nếu kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM; kéo dài BC thành đường thẳng BN lúc đó ta được hai đường thẳng ntn với nhau?
- Hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tại C.
- Cho biết góc DCN; BCD; MCN; BCM là góc gì?
- Là góc vuông
- Các góc này có chung đỉnh nào?
- Chung đỉnh C.
- Cho HS kể tên các đồ vật xung quanh có 2 đường thẳng vuông góc.
VD: Quyển vở, quyển sách, cửa sổ ra vào, 2 cạnh của bảng đen.
- Cho HS thực hành vẽ đường thẳng MN vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
- 1 H lên bảng vẽ.
- Lớp vẽ vào nháp.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
 Bài 1(50):
- Bài tập yêu cầu gì?
- GV hướng dẫn HS cách kiểm tra.
- Dùng ê-ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau không?
- Cho HS nêu miệng
- Nhận xét.
- Hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau, hai đường thẳng PM và MQ không vuông góc với nhau.
 Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu HS viết tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD.
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
- HS làm nháp.
ABAD; ADDC; DCCB; 
CBBD; 
 Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bài vào vở
- Kiểm tra, chữa bài.
- HS làm bài.
a. Hình ABCDE có: AEED; EDDC
b*. Hình MNPQR có: MNNP; NPPQ
 Bài 4*:
- HS đọc yêu cầu.
Cho HS tự làm bài
- Cho HS chữa bài, nhận xét.
- HS làm miệng.
a) ABAD; ADDC
b) AB koBC; BC koCD
 4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Hai đường thẳng vuông góc với nhau khi nào?
- Nhận xét giờ học. Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Chiều	CHÍNH TẢ (Nghe- viết)
 Tiết 9: Thợ rèn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ: Thợ rèn
- Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu dễ viết sai l/ n.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng lớp, bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Hoạt động Mở đầu
- Gv cho HS thi viết các từ ngữ bắt đầu bằng r/d/gi
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
- GV đọc bài thơ
? Bài thơ cho biết điều gì ?
? Nêu cách trình bày bài thơ
- Luyện viết từ khó vào bảng con
- GV nhận xét và sửa 
 - GV đọc bài
- Chữa bài, nhận xét.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Bài 2a: Điền vào chỗ trống l hay n
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài và giải nghĩa một số từ trong bài tập
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhận xét chung giờ học
- Chuẩn bị bài sau
- HS thi viết
- đắt rẻ, dấu hiệu, chế giễu...
-HS nghe
- 1HS đọc lại bài thơ
- Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn 
- Đầu dòng thơ viết hoa, thẳng hàng.
Hết 4 dòng thơ cách 1 dòng viết tiếp khổ thơ tiếp theo
- HS viết bảng con: trăm nghề, rèn, quệt, diễn kịch..
- HS viết bài vào vở
- Đổi bài soát lỗi
- HS đọc yêu cầu.
- Làm vào vở bài tập
- Năm, nhà, le te, lập loè, lưng, làn, lóng lánh, loe.
KHOA HỌC:
Tiết 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học HS có thể:
- HS kể tên một số việc nên, không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi.
- HS có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu xã hội
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Tích hợp GDKNS: Phân tích phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- GV: Tranh minh hoạ cho bài, phiếu bài tập
- HS : SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động Mở đầu:
- Khi bị bệnh, cần ăn uống như thế nào?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước
- Cho HS quan sát các hình SGK
- Yêu cầu HS mô tả những việc em thấy trong hình vẽ
- Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hàng ngày?
- GV kết luận (mục bạn cần biết)
* Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu HS quan sát tranh hình 4, 5-37 và nêu nội dung từng tranh?
 ? Theo em nên tập bơi và đi bơi ở đâu?
? Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV kết luận 1 số nguyên tắc khi tập bơi hoặc đi bơi
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- GV cho HS thảo luận và tập cách ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước.
+ Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia lớp thành 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm 1 tình huống
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm
+ Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV nhận xét, đánh giá
- HS trả lời
- HS quan sát tranh SGK, nêu nội dung từng tranh 
+ Tranh 1: Các bạn đang chơi đùa cạnh bờ ao, 1 bạn đang rửa tay dưới ao
+ Tranh 2: Miệng giếng xây cao và có nắp đạy.
+ Tranh 3: Một số bạn ngồi trên thuyền thò tay xuống nghịch nước.
+ Nên: Xây thành giếng cao và đạy kín miệng giếng, chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ
+ Không nên: Nghịch nước khi ngồi trên thuyền bè, không chơi gần ao vì rất dễ bị ngã xuống nước...
- 3 em đọc lại mục Bạn cần biết 
- Thảo luận nhóm 
- Quan sát hình 4, 5 (37)
+ H4: Các bạn đang bơi ở bể bơi
+ H5: Các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển
+ Tập bơi ở nơi có người lớn và có phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi...
+ Trước khi bơi ần phải vận động tập các bài tập thể dục để tránh bị chuột rút
+ Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà phòng và lau khô người
- Đại diện các nhóm lên trình bày
- HS nhận xét, bổ sung
- Các em thảo luận và tập cách ứng xử phòng tránh tai nạn sông nước.
- Các nhóm thảo luận, nhóm trưởng phân vai, lời thoại, tập diễn tình huống
- Các nhóm lên đóng vai
- Nhóm khác nhận xét, thảo luận để đưa ra cách ứng xử đúng
- Nhận xét chung giờ học
- Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau
MĨ THUẬT
Chủ đề 4 : Em sáng tạo cùng những con chữ (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều, nét thanh nét đậm và kiểu chữ trang trí.
- Tạo dáng và trang trí được tên của mình hoặc người thân theo ý thích.
- Hình thành v ... + Vẽ đoạn thẳng CD = 3 cm
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn DA = 3cm; CB = 3.
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
 Bài 1 (54)
- HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm nháp.
- Kiểm tra bài của Hs, nhận xét,
- HS làm bài:
a. HS vẽ HCN có chiều dài 5 cm, rộng 3 cm.
b*. HS tính chu vi HCH: 16 cm
Bài 1( 55)
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Kiểm tra bài.
- Chữa bài, yêu cầu HS nêu cách làm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
a. HS vẽ HV có cạnh 4cm.
b*. HS tính chu vi: 16 cm; 
 diện tích: 16 cm2
 Bài 3*(55):
- Bài tập yêu cầu gì?
- Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 5cm và dùng ê-ke kiểm tra 2 đường chéo AC và BD.
- Cho HS thực hành.
- 1 HS lên bảng.
- Nhận xét đánh giá
- Lớp làm nháp.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà ôn bài + Chuẩn bị bài sau.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 18: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- HS xác định được mục đích trao đổi, vai trò trong trao đổi ý kiến với người thân.
- Lập được dàn ý (nội dung) của bài trao đổi để đạt mục đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngôn ngữ; năng lực văn học.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
KNS: KN Thể hiện sự tự tin. Lắng nghe tích cực. Thương lượng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát 
- GV cho HS đọc lại bức thư đã viết ở tiết trước
- Nhận xét
- Giới thiệu bài
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới
*Hướng dẫn phân tích đề:
- Gv chép đề trên bảng.
Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm môn năng khiếu (học nhạc, võ thuật...). 
Trước khi nói với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi.
- Gọi HS đọc đề bài.
- GV gạch chân các từ quan trọng.
*Xác định mục đích trao đổi:
- Cho HS tiếp nối đọc gợi ý.
- Nội dung trao đổi là gì?
- HS đọc.
- 3 HS đọc.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
- Đối tượng trao đổi là ai?
- Mục đích trao đổi để làm gì?
- Anh hoặc chị của em.
- Làm cho anh, chị của em hiểu rõ nguyện vọng của em.
- Hình thức cuộc trao đổi là gì?
- Em và bạn trao đổi, bạn đóng vai anh (chị) của em.
- Em sẽ chọn môn năng khiếu nào để trao đổi ?
- HS trả lời.
- Cho HS đọc gợi ý 2
- 1 HS đọc lớp đọc thầm.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
*Thực hành trao đổi:
- Cho HS thực hành trao đổi theo cặp.
- Giúp đỡ nhóm yếu.
- HS thảo luận nhóm 2
- Thống nhất về dàn ý viết ra nháp.
*Thi trình bày trước lớp:
- 1 vài nhóm trình bày.
- Đánh giá chung
- Lớp nhận xét - bổ sung.
- Cho HS bình chọn.
- HS bình chọn: Cặp trao đổi hay nhất; giàu sức thuyết phục người đối thoại nhất.
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- - Nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp. Chuẩn bị bài sau.
KHOA HỌC
Tiết 18: Ôn tập: Con người và sức khỏe
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
 Giúp học sinh củng cố và hệ thống các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi tường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh 
lây qua đường tiêu hoá. Dinh dưỡng hợp lí. Phòng tránh đuối nước 
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội.
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- KNS: Làm việc hợp tác; Ra quyết định
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: - Phiếu ôn tập về chủ đề con người và sức khoẻ. HS : - Đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS hát
- Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước.
- Nhận xét
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Chơi trò chơi "Ai nhanh, ai đúng".
+ Cho HS chơi theo đồng đội.
- HS chia 4 nhóm
- Cử 3- 5 học sinh làm giám khảo.
+ GV phổ biến cách chơi và luật chơi.
- Các đội nghe câu hỏi, đội nào có câu trả lời sẽ phất cờ. 
- Mỗi câu trả lời đúng được 20 điểm.
+ Cho các đội hội ý trước khi vào cuộc chơi.
- HS trao đổi thông tin từ bài học trước.
- Tổ chức cho HS đọc lần lượt các câu hỏi và chơi.
- Đánh giá 
- HS chơi trò chơi.
Cho các đội khác nhận xét - đánh giá.
C1: Trong quá trình sống con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì?
- Lấy không khí, nước và thức ăn
- Thải ra những chất thừa, cặn bã.
C2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên.
- Gồm 4 nhóm:
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột 
đường.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+ Nhóm thức ăn chứa nhiều vi-ta-min và chất khoáng.
C3: Kể tên và nêu cách phòng tránh 1 số bệnh do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá?
- Bệnh thiếu đạm: Bị suy dinh dưỡng, thiếu vi-ta-min A mắt nhìn kém, có thể dẫn tới mù loà, thiếu I-ốt cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ, biếu cổ, thiếu vi-ta-min D sẽ bị còi xương.
Cách phòng: nên điều chỉnh thức ăn cho hợp lí, đến bệnh viện khám và chữa trị. 
- 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, tả, lị.
- Cách phòng: + Giữ vệ sinh ăn uống.
 + Giữ vệ sinh CN.
 +Giữ vệ sinh môi trường.
C4: Nên và không nên làm gì phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Không chơi đùa gần hồ ao, sông, suối. Giếng nước phải xây thành cao, các chum vại, bể nước phải có nắp đậy.
- Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ...
 - GV nhận xét
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Nhận xét giờ học.
- VN áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
TIẾNG ANH
(GV Tiếng Anh dạy)
GIÁO DỤC TẬP THỂ
Sơ kết tuần 9
An toàn giao thông: Biển báo hiệu giao thông đường bộ (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
- Đánh giá mọi hoạt động trong tuần 9. 
- Đề ra phương hướng tuần 10
-HS biết phân biệt 5 nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ.
- HS biết tác dụng, ý nghĩa của 5 nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ.
- Hình thành và phát triển năng lực : Tự chủ, tự học; giao tiếp,hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực 
- Hình thành, phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Nội dung sinh hoạt ; Tài lệu điện tử ATGT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
A. Phần I. Sơ kết tuần 9
1.Cán sự lớp nhận xét. ( Theo sổ theo dõi của lớp)
2. GV nhận xét:
*Ưu điểm:
- Ngoan đoàn kết với bạn bè.
- Đi học đúng giờ, học bài và làm bài trước khi tới lớp....
- Trang phục gọn gàng, sạch sẽ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
* Nhược điểm:
- 1 số bạn còn nói chuyện trong giờ học
- Về nhà một số em chưa hoàn thành bài tập đầy đủ
3. Phương hướng tuần10:
- Củng cố, duy trì nề nếp học tập, ra vào lớp.
- Tiếp tục học và thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra.
- Học bài và làm bài đầy đr trước khi đến lớp
- Phát huy ưu điểm và khắc phục nhược điểm. 
B. Phần II. An toàn giao thông: Biển báo hiệu giao thông đường bộ (tiết 1)
1. Hoạt động Mở đầu.
- GV cho HS chơi trò chơi: Đèn xanh, đèn đỏ
- Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
- GV trình chiếu tài liệu điện tử 
- Gv giới thiệu cho HS biết 5 nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ.
+ Nhóm biển báo cấm. 
+ Nhóm biển hiệu lệnh. 
+ Nhóm biển báo nguy hiểm,cảnh báo. 
+ Nhóm biển chỉ dẫn. 
+ Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ.
- GV cho HS quan sát 5 nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ.
-Yêu cầu các nhóm chỉ ra đặc điểm chung của từng nhóm biển báo?
- Gọi các nhóm trình bày.
- Gv nhận xét
+ Nhóm biển báo cấm biểu thị điều gì?
+ Nhóm biển hiệu lệnh cho biết điều gì? 
+ Nhóm biển báo nguy hiểm,cảnh báo dùng để làm gì?
+ Nhóm biển chỉ dẫn có tác dụng gì?
+ Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ dùng để làm gì?
3. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
- Gv cho HS xem một số biển báo hiệu giao thông đường bộ
- Nhận xét giờ học.
- Yêu cầu HS về ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS chơi
- HS theo dõi
-HS nhắc lại tên 5 nhóm biển báo hiệu giao thông đường bộ.
-HS thảo luận nhóm 4
-HS trình bày:
+ Nhóm biển báo cấm: Hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, hình vẽ hoặc chữ số màu đen thể hiện điều cấm
+ Nhóm biểnhiệu lệnh. Hình tròn nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.
+ Nhóm biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ nền màu vàng, hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. 
+ Nhóm biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam, hình , chữ màu trắng.
+ Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ: Hình chữ màu trắng trên nền màu xanh lam hoặc hình, chữ màu đen trên nền trắng.
+ Biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được vi phạm. 
+ Báo các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông phải chấp hành
+ Cảnh báo các nguy hiểm trên đường có thể xảy ra.
 + Cung cấp các thông tin hoặc các chỉ dẫn cần thiết. 
+ Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ.thuyết minh bổ sung các biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn hoặc 
-HS xác định biển báo đó thuộc nhóm biển báo nào đã học.
	ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_09_nam_hoc_2022_2023.doc