A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức :- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới, ý nghĩa truyện : Những ước muốn tham làm không mang lại hạnh phúc cho con người .
2 - Kĩ năng :- Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm với giọng khoan thai . Đổi giọng linh hoạt , phù hợp với tâm trạng thay đổi của vua Mi-đát .
3 - Giáo dục :- Giáo dục HS có những ước mơ mang lại hạnh phúc cho con người .
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK .
HS : - SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b. Bài cũ :- 2 em tiếp nối nhau đọc bài Thưa chuyện với mẹ , trả lời câu hỏi về bài đọc .
c- Bài mới
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
Thứ hai, ngày 30 tháng 10 năm 2006. Tập đọc Tiết 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức :- Hiểu từ ngữ mới trong bài . Hiểu nội dung: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . 2 - Kĩ năng :- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật . 3 - Giáo dục :- Có mơ ước chính đáng , biết nghề nghiệp nào cũng đáng quý . B. CHUẨN BỊ: GV : - Tranh đốt pháo hoa giảng cụm từ đốt cây bông . - Băng giấy viết đoạn: “Cương thấy nghèn ngẹn ..cây bông”. HS : SGK C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b. Bài cũ : - 2 HS tiếp nối nhau:+ đọc 2 đoạn bài Đôi giày ba ta màu xanh , + trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Giới thiệu bài - Thưa chuyện với mẹ (Tranh minh họa ) 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Luyện đọc - Chỉ định 1 HS đọc cả bài. - Hướng dẫn phân đoạn. -Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm . - Đọc diễn cảm cả bài. Tiểu kết: - Đọc trơn toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài -Tổ chức thảo luận : 1,2,3/77 SGK. - Tổ chức hỏi đáp. - Liên hệ bản thân phát biểu tự do và giải thích Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài . Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm : - Hướng dẫn một tốp 3 em đọc toàn truyện theo lối phân vai . - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn : Cương thấy cây bông . + Sửa chữa , uốn nắn . Tiểu kết: Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật . -Theo dõi Hoạt động cả lớp - HS đọc, phân đoạn ( 2 đoạn ) + Đoạn 1 : Từ đầu để kiếm sống . + Đoạn 2 : Phần còn lại . - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn : Kết hợp sửa lỗi phát âm, giải nghĩa các từ khó ( thưa; kiếm sống; đầy tớ ). - Luyện đọc theo cặp . Vài em đọc cả bài . Hoạt động nhóm . -Chia nhóm thảo luận. + Đọc đoạn 1 . * Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? + Đọc đoạn 2. * Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ? * Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ? - Yêu cầu đọc thầm toàn bài, nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương . * Cách xưng hô - Cử chỉ lúc trò chuyện * Cử chỉ của mẹ * Cử chỉ của Cương Hoạt động cả lớp - Đọc theo lối phân vai . - Luyện đọc diễn cảm theo cặp . - Thi đọc diễn cảm trước lớp . 4. Củng cố : (3’) -Nêu ý nghĩa bài . -Liên hệ thực tế : ước mơ chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quý 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học . - Tiếp tục về nhà luyện đọc. -Chuẩn bị: Điều ước của vua Mi-đát . Bổ sung: Thứ hai, ngày 30 tháng 10 năm 2006 Chính tả Tiết 9: THỢ RÈN. A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức : - Nghe – viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Thợ rèn . 2 - Kĩ năng: - Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu l / n hoặc vần dễ viết sai uôn / uông . 3 - Giáo dục: - Có ý thức viết đúng , viết đẹp Tiếng Việt . B. CHUẨN BỊ: GV : - Một số mẩu giấy có thể gắn lên bảng để HS thi tìm từ . HS : - SGK, V2 C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b- Bài cũ : - Đọc cho 2, 3 em viết ở bảng lớp, cả lớp viết vào (B) các từ ngữ có vần iên / yên / iêng đã luyện tiết trước . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại. Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Giới thiệu bài Nghe – viết bài thơ Thợ rèn 2. Các hoạt động: Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả . - 1 HS đọc đoạn thơ – tìm hiểu nội dung. - Yêu cầu đọc thầm chú ý từ ngữ khó dễ lẫn. - Viết chính tả. - Chấm , chữa 7 – 10 bài . Tiểu kết: trình bày đúng bài viết Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập chính tả -Bài 2b : + Gắn bảng 3 tờ phiếu * Bài giải: Uống nước , nhớ nguồn. Nhớ canh rau muống , nhớ cà dầm tương. Đố ai lặn xuống vực sâu Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa. Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu. Tiểu kết:Bồi dưỡng thái độ cẩn thận chính xác. - Đọc bài thơ.Trả lời câu hỏi : Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn ? -Đọc thầm, viết các từ vừa tìm được (B) - Viết bài vào vở . -Soát lỗi. -Chia nhóm. - Đọc yêu cầu bài , suy nghĩ , làm bài . - Đại diện mỗi nhóm đọc kết quả . - Cả lớp nhận xét . - Vài em đọc lại những câu tục ngữ ca dao. 4. Củng cố : (3’) Trò chơi tìm từ có vần uôn / uông 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học, chữ viết của HS. - HS ghi nhớ những từ ngữ đã được luyện tập để không viết sai chính tả . - Chuẩn bị : Ôn tập. Bổ sung: Thứ ba, ngày 1 tháng 11 năm 2006 Luyện từ và câu Tiết 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ : ƯỚC MƠ. A. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ đề Trên đôi cánh ước mơ . 2.Kĩ năng:- Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh họa . Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm . 3.Thái độ: - Giáo dục HS biết ước mơ , những ước mơ tốt đẹp . B. CHUẨN BỊ: GV - Một số tờ phiếu kẻ bảng để HS các nhóm thi làm BT2,3 . HS - Từ điển C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b- Bài cũ : - 1 HS phát biểu về Dấu ngoặc kép . -2 HS viết lên bảng 2 ví dụ về sử dụng dấu ngoặc kép trong hai trường hợp : + Dẫn lời nói trực tiếp . + Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt . c- Bài mới Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1.Giới thiệu bài: Mở rộng vốn từ : ước mơ . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 : Củng cố mở rộng vốn từ - Bài 1/87 : + Yêu cầu trao đổi nhóm đôi . + Nhận xét , chốt lại lời giải đúng : - Bài 2/87 : Tìm từ cùng nghĩa + Phát phiếu và từ điển cho các nhóm 6 . + Hướng dẫn cả lớp trao đổi , thảo luận . + Lưu ý gặp những từ: ước hẹn, ước đoán, ước nguyện là những từ chỉ sự giao ước, khác với ước mơ. +Tổng kết xem nhóm nào có nhiều từ đúng. Tiểu kết: Bước đầu phân biệt các từ bổ trợ cho từ ước mơ. Hoạt động 2 : Luyện tập sử dụng từ - Bài 3/87 : Ghép từ ước mơ thể hiện sự đánh giá ước mơ cụ thể. +Tiếp tục làm trên phiếu. *Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, cao cả. * Đánh gia không cao: ước mơ nho nhỏ. * Đánh giá thấp : ước mơ viển vông, kì quặc, dại dột. - Bài 4/88 : ví dụ cho BT 3 + Nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe , đã đọc trang 80 để tìm ví dụ về những ước mơ . - Bài 5/88 : Tìm hiểu các thành ngữ . + Bổ sung để có nghĩa đúng : * Cầu được ước thấy : đạt được điều mình mơ ước . * Ước sao được vậy : đồng nghĩa với Cầu được ước thấy . * Ước của trái mùa : muốn những điều trái với lẽ thường . * Đứng núi này trông núi nọ : không bằng lòng với cái hiện đang có, mơ tưởng tới cái khác chưa phải của mình . Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm . Hoạt động lớp , nhóm . - Đọc yêu cầu BT: Ghi lại từ cùng nghĩa với từ ước mơ, có trong bài Trung thu độc lập . - Cả lớp đọc thầm lại bài Trung thu độc lập , tìm từ đồng nghĩa với ước mơ ghi vào phiếu thảo luận nhóm. Trình bày lên bảng. - Phát biểu ý kiến , có thể kết hợp giải nghĩa từ : Mơ tưởng , mong ước - Đọc yêu cầu BT. - Các nhóm trao đổi, thảo luận ghi phiếu . - Đại diện mỗi nhóm gắn ở bảng lớp, đọc kết quả. * ước mơ, ước ao, ước muốn, ước mong, ước vọng. * mơ ước , mơ tưởng, mơ mộng. - Cả lớp nhận xét . Hoạt động lớp , nhóm đôi . - Đọc yêu cầu BT . - Các nhóm tiếp tục làm bài trên phiếu . - Đại diện mỗi nhóm dán bài ở bảng lớp , trình bày kết quả . - Cả lớp nhận xét , chốt lại lời giải đúng . - Đọc yêu cầu BT: nêu ví dụ về 1 loại ước mơ . - Từng cặp trao đổi . Mỗi em nêu 1 ví dụ . - Phát biểu ý kiến . - Nhận xét . - Đọc yêu cầu BT: Tìm hiểu các thành ngữ . -Từng cặp trao đổi . - Trình bày cách hiểu thành ngữ . - Nhận xét . 4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS biết ước mơ , những ước mơ tốt đẹp . 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) - Nhận xét tiết học - Yêu cầu HS ghi lại vốn từ thuộc chủ điểm ước mơ vào sổ tay .Học thuộc các thành ngữ - Chuẩn bị : Động từ. Bổ sung: Thứ ba, ngày 1 tháng 11 năm 2006 Kể chuyện Tiết 9: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức : - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè , người thân . Biết sắp xếp các sự việc thành mộït câu chuyện . Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện . 2 - Kĩ năng: - Lời kể tự nhiên , chân thực , có thể kết hợp lời nói với cử chỉ , điệu bộ . - Chăm chú nghe bạn kể , nhận xét đúng lời kể của bạn . 3 - Giáo dục:- Có ước mơ , có ý thức mang lại niềm vui cho mọi người . B.CHUẨN BỊ: GV - Bảng phụ viết đề bài . - Giấy khổ to viết vắn tắt : + Ba hướng xây dựng cốt truyện : * Nguyên nhân làm nảy sinh ước mơ đẹp . * Những cố gắng để đạt ước mơ . * Những khó khăn đã vượt qua , ước mơ đạt được . + Dàn ý của bài Kể chuyện : TÊN CÂU CHUYỆN * Mở đầu : Giới thiệu ước mơ của em hay bạn bè , người thân . * Diễn biến . * Kết thúc . HS : - SGK. C. LÊN LỚP: a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe” b.Bài cũ :- 1HS kể một câu chuyện em đã nghe , đã ... - Xếp loại bài theo ý thích . - HS nhận xét về : + Hình hoa , lá vẽ đơn giản . + Màu sắc . 4. Củng cố : (3’) - Hoa , lá trong tự nhiên góp phần tạo nên vẻ đẹp của thiên nhiên . Cần chăm sóc để hoa lá phát triển tốt. 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: (1’) -Nhận xét lớp. - Về quan sát tiếp hoa , lá trong tự nhiên . - Chuẩn bị Vẽ đồ vật có dạng hình trụ. - Quan sát hình dáng chung . Thứ năm, ngày 3 tháng 11 năm 2006 Âm nhạc Tiết 9: Ôn tập bài hát : TRÊN NGỰA TA PHI NHANH Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 2. A. MỤC TIÊU: 1 - Kiến thức -Biết hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu , nhịp , phách . Tập biểu diễn bài hát -Đọc đúng cao độ , trường độ và ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 2.. 2 - Kĩ năng: - Hát đúng giai điệu lời ca , biết thể hiện tình cảm của bài hát . 3 - Giáo dục: - Qua bài hát cảm nhận được tình yêu quê hương , đất nước . B. CHUẨN BỊ: GV - Nhạc cụ quen dùng , máy nghe , băng nhạc . - Một số tranh , ảnh minh họa nội dung bài hát . HS : - SGK. C. LÊN LỚP: a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình” b. Bài cũ : 2 em đọc lại bài Tập đọc nhạc số 1 . c- Bài mới Phương pháp : Trực quan , thực hành , làm mẫu HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. Giới thiệu bài: Ôn tập bài hát : Trên ngựa ta phi nhanh . Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 2 . 2.Các hoạt động: Hoạt động 1 :Ôn tập bài hát Trên ngựa ta phi nhanh . - Chia lớp thành 2 nhóm -Ôn tập. -Hướng dẫn động tác. -Nhận xét. Tiểu kết: HS hát đúng được bài hát và thực hiện được một số động tác phụ họa . Hoạt động 2 : Học bài Tập đọc nhạc số 2 - Đưa bảng phụ chép sẵn bài TĐN số 2 . -HD luyện đọc cao độ -HD luyện đọc theo tiết tấu. -HD TĐN số 2 :Nắng vàng Tiểu kết: HS đọc đúng bài Tập đọc nhạc số 2. Hoạt động lớp , nhóm . - Nghe lại bài hát từ băng nhạc 1 lần . - Hát đồng ca bài hát 2 lần . - Nhóm 1 hát , nhóm 2 gõ đệm và ngược lại . - Theo dõi động tác - Mỗi tốp 5 em lên biểu diễn bài hát kết hợp một số động tác phụ họa . Hoạt động lớp . -Theo dõi và nhận xét. * Nốt nhạc thấp nhất , cao nhất trong bài là nốt nào ? * Bài có những nốt gì ? - Luyện đọc cao độ theo thang âm các nốt có trong bài - Luyện đọc theo tiết tấu : đen – trắng - Luyện đọc theo tiết tấu :Nắng vàng. 4. Củng cố : (3’) Thi đua biểu diễn bài hát kết hợp một số động tác phụ họa. 5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: : (1’) -Nhận xét lớp. - Về nhà tập hát lại bài - Chuẩn bị bài: Khăn quàng thắm mãi vai em. - Gợi ý các động tác phụ họa : * Câu 1 , 2 , 3 : Động tác phi ngựa . * Câu 4 , 5 : Tay trái đưa ra phía trước , sang bên trái ; tay phải đưa ra phía trước , sang bên phải . * Câu 6 , 7 , 8 : Động tác phi ngựa . Bổ sung: Thứ tư, ngày 2 tháng 11 năm 2006 Thể dục Tiết 17: ĐỘNG TÁC CHÂN TRÒ CHƠI “NHANH LÊN , BẠN ƠI” I. MỤC TIÊU : -Ôn tập 2 động tác vươn thở và tay . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác . - Học động tác chân . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác . - Trò chơi Nhanh lên , bạn ơi ! Yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình , chủ động II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , phấn viết , thước dây , 4 cờ nhỏ , cốc đựng cát . III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Mở đầu : 6 – 10 phút . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học Hoạt động lớp . - Khởi động : 1 – 2 phút . - Trò chơi tại chỗ : 1 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . a) Bài thể dục phát triển chung : 14 – 15 phút . - Ôn động động tác vươn thở : (2 – 3 lần ) Mỗi động tác 2 x 8 nhịp : nhắc HS hít thở sâu . Cần uốn nắn cho các em từng cử động ở mỗi nhịp và hô thật chậm . - Ôn động tác tay :( 2 – 3 lần ) Mỗi lần 2 x 8 nhịp : Nhịp hô dứt khoát, nhắc HS hướng chuyển động và duỗi thẳng chân . - Ôn 2 động tác vươn thở và tay :( 2 lần ) Vừa làm mẫu vừa hô nhịp cho HS tập, sau đó cử lớp trưởng hô cho các bạn tập . Nhận xét ưu nhược điểm 2 động tác cho HS. - Học động tác chân : (4 – 5 lần ) Mỗi lần 2 x 8 nhịp . * Nêu tên và làm mẫu động tác , nhấn mạnh ở những nhịp cần lưu ý . * Sau đó , vừa tập chậm từng nhịp vừa phân tích cho HS bắt chước theo . - Tập phối hợp cả 3 động tác vươn thở , tay , chân : 2 – 3 lần . + Quan sát , sửa sai cho HS , sau đó nhận xét . b) Trò chơi “Nhanh lên , bạn ơi!” : 4 – 5 phút . - Nhắc lại cách chơi . Tiểu kết: HS thực hành đúng các động tác vươn thở, tay, chân và chơi được trò chơi thực hành . Hoạt động lớp , nhóm . -Ôn động tác vươn thở : 2 – 3 lần - Ôn động tác tay : 2 – 3 lần - Ôn 2 động tác vươn thở và tay * HS tập theo khẩu lệnh của GV. * HS tập theo khẩu lệnh của lớp trưởng. - Học động tác chân : 4 – 5 lần * HS tập theo khẩu lệnh : + Lần 1 : GV hô nhịp cho cả lớp tập . + Lần 2 : Lớp trưởng vừa tập vừa hô cho các bạn tập . + Lần 3 : Lớp trưởng hô nhịp cho các bạn tập . * HS tập theo khẩu lệnh - Một tổ chơi thử . - Chơi chính thức có phân thắng thua . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút . Động tác chân cần chú ý ở điểm nào? - Giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ làm động tác gập thân thả lỏng: 1 phút . - Đi thường hoặc đứng tại chỗ vỗ tay hát: 1 – 2 phút . Bổ sung: Thứ sáu , ngày 4 tháng 11 năm 2006 Thể dục Tiết 18: ĐỘNG TÁC LƯNG - BỤNG TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”. I. MỤC TIÊU : - Ôn động tác vươn thở , tay và chân . Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng . - Học động tác lưng – bụng . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác . - Trò chơi Con cóc là cậu Ông Trời . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi chủ động , nhiệt tình . II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : 1. Địa điểm : Sân trường . 2. Phương tiện : Còi , phấn kẻ vạch xuất phát và vạch đích . III. CÁC HOẠT ĐỘNG: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ Mở đầu : 6 – 10 phút . - Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút . Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học Hoạt động lớp . - Chạy mộït vòng quanh sân , khi về đứng thành 1 vòng tròn . - Khởi động các khớp và chơi trò chơi Làm theo hiệu lệnh : 2 – 3 phút . Cơ bản : 18 – 22 phút . a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút . -Ôn các động tác vươn thở , tay , chân : 2 lần , mỗi lần 2 x 8 nhịp : 3 – 4 phút . * Hô cho HS tập 3 động tác 1 lần . * Quan sát để uốn nắn , sửa sai cho HS . * Nhận xét , tuyên dương những tổ tập tốt và động viên những tổ tập chưa tốt cần cố gắng hơn. - Học động tác lưng – bụng : 7 – 8 phút . * Nêu tên động tác , làm mẫu cho HS hình dung được động tác . Sau đó đứng trước cùng chiều với HS , cho các em chống hai tay bên hông để tập các cử động của chân 2 – 3 lần . Khi HS thực hiện tương đối thuần thục thì cho tập phối hợp chân với tay . * Tập cùng chiều với HS 1 – 2 lần , sau đó quay lại phía HS , vừa hô vừa nhắc động tác và quan sát HS tập . - Ôn cả 4 động tác đã học : 1 – 2 lần . b) Trò chơi “Con cóc là cậu Ông Trời” : 5 – 6 phút . Tiểu kết: HS thực hiện được động tác vươn thở , tay , chân , lưng – bụng và chơi được trò chơi thực hành . Hoạt động lớp , nhóm . - Ôn các động tác vươn thở , tay , chân : 2 lần mỗi lần 2 x 8 nhịp : 3 – 4 phút . * HS tập theo khẩu lệnh của GV. * HS tập theo khẩu lệnh của lớp trưởng. - Học động tác lưng – bụng : 7 – 8 phút . * Quan sát. * HS thực hiện. * HS tập phối hợp chân với tay - Cả lớp tập 1 – 2 lần * Lớp trưởng lên vừa tập , vừa hô để cả lớp tập theo . - HS thực hiện đúng quy định của trò chơi để đảm bảo an toàn . Phần kết thúc : 4 – 6 phút . - Hệ thống bài : 1 – 2 phút : Động tác lưng - bụng cần chú ý ở điểm nào? - Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút . Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà . Hoạt động lớp . - Đứng tại chỗ thả lỏng , sau đó hát và vỗõ tay theo nhịp : 2 phút . Thứ sáu, ngày 4 tháng 11 năm 2006. HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ. TUẦN 9. I . MỤC TIÊU : - Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động . - Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể . II. CHUẨN BỊ : - Báo cáo tuần 9. III. LÊN LỚP : 1. Khởi động : (1’) Hát . 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hoá tuần 9. Tập trung hướng dẫn bồi dưỡng học sinh còn chậm trong đọc, viết chính tả. - Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. Tập trang trí lớp. 3. Giáo dục An toàn giao thông: Bài 5 GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY ( Tham khảo Sách Giáo Viên / ) 4. Sinh hoạt tập thể : (5’) - Tập bài hát mới : Trái đất này là của chúng mình. - Chơi trò chơi : Tìm người chỉ huy. 5. Hoạt động nối tiếp : (1’) - Tiếp tục : Ổn định nề nếp. - Học văn hoá tuần 10 - Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn. - Chú ý HS yếu kém: Tập trung vào môn chính tả – nghe viết. - Rèn luyện trật tự kỹ luật. Bổ sung:
Tài liệu đính kèm: