Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)

Khoa học PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:

 + Không nên chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy

 + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy

 + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ

- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước

II. Chuẩn bị: hình trang 36, 37

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 24 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 232Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 9
Thứ ngày
Môn
Tiết
Tên bài dạy
Hai 
19/10
Tập đọc
Toán
Khoa học
Kể chuyện
17
41
17
9
Thưa chuyện với mẹ
Hai đường thẳng vuông góc
Phòng tránh tai nạn đuối nước
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Ba
20/10
Đạo đức
Chính tả
Toán 
LTV câu
Thể dục
9
9
42
17
17
Tiết kiệm thời giờ (t1)
Thợ rèn
Hai đường thẳng song song
MRVT: Ước mơ
Động tác chân. TC: Nhanh lên bạn ơi
Tư 
21/10
Tập đọc
Toán 
Địa lí 
TLVăn 
Kĩ thuật
18
43
9
17
9
Điều ước của vua Mi-dát
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (tt)
Luyện tập phát triển câu chuyện
Khâu đột thưa (t2)
 Năm 
 22/10
LTVCâu
Lịch sử
Toán 
Mĩ Thuật
Thể dục
18
9
44
9
18
Động từ
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Vẽ hai đường thẳng song song
Vẽ trang trí: Vẽ đơn giản hoa, lá
Động tác lưng bụng. TC: Con cóc là cậu ông Trời
Sáu 
23/10
Âm nhạc
TLVăn
Toán 
Khoa học
ATGT
9
18
45
18
5
Ôn tập: Trên ngựa ta phi nhanh
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Thực hành vẽ hình vuông, hình chữ nhật
Ôn tập: Con người và sức khỏe
Giao thông đường thủy và phương tiện giao thông đường thủy
Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2009
Tập đọc 	THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại
- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý (trả lời được các CH trong SGK)
II. Chuẩn bị:bảng phụ ghi đoạn văn luyện đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi
2. Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện đọc và tìm hiểu bài
 a/ Luyện đọc
 -Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc ).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
 -Gọi HS đọc phần chú giải.
-Cho HS luyện đọc
-GV đọc mẫu toàn bài
 b/ Tìm hiểu bài
-Gọi HS đọc đoạn 1 trao đổi và TLCH:
+Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
+Đoạn 1 nói lên điều gì?
-Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi.
+Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
-GV ghi nội dung chính đoạn 2
-Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.
-Gọi HS trả lời và bổ sung.
+Nội dung chính của bài là gì?
 c/ Hướng dẫn đọc diễn cảm
 -Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
 -Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau:“ Cương thấy . . .như khi đốt cây bông”.
-Nhận xét tiết học.
3. Củng cố- dặn dò:
- Hỏi: Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học.
-3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Luyện đọc theo cặp
-1 HS đọc toàn bài.
-2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
+Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
+Cương học nghề thợ rèn để giúp đỡ cha mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
+Đoạn 1 nói lên ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
-2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS nhắc lại.
-1 HS đọc,cả lớp trao đổi trả lời câu hỏi 
-3 HS đọc phân vai. HS phát biểu cách đọc hay (như đã hướng dẫn)
-Luyện đọc trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
-Nêu.
Toán 	HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng ê ke
II. Chuẩn bị: thước thẳng và ê ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Làm bài 2.
 - GV nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài trực tiếp.
HĐ1: Tìm hiểu về 2 đường thẳng vuông góc .
 - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. 
 - Nhận xét gì về 4 góc : A, B , C, D?
 - GV kéo dài 2 cạnh BC, DC và cho HS biết: Hai đường thẳng BC và DC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau.
 Y/C HS nhận xét về các góc được tạo bởi 2 đường thẳng đó ?
 - Y/C HS kiểm tra bằng êke .
 - Dùng êke vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM , ON.
 - Kéo dài để được OM , ON là 2 đường thẳng vuông góc với nhau .
 - Yêu cầu học sinh liên hệ một số hình ảnh xung quanh.
HĐ2: Thực hành.
Bài1: Yêu cầu học sinh kiểm tra xem 2 đường thẳng trong mỗi hình có vuông góc với nhau không ?
 - GV gọi học sinh nêu kết quả.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài2: Nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau của hình chữ nhật ABCD.
- GV gọi học sinh nêu kết quả.
 - GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài3:Yêu cầu học sinh dùng êke để xác định góc vuông ,từ đó để tìm các cặp cạnh vuông góc .
3. Củng cố – dặn dò :
 - Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
 - Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- 2HS lên bảng nhận dạng và đọc cấu tạo của góc .
 + HS khác theo dõi nhận xét .
 - HS quan sát hình vẽ và nêu được :
 - Các góc A, B, C, D đều là góc vuông .
- HS biết được: Hai đường thẳng BC và DC là 2 đường thẳng vuông góc với nhau và tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
 + HS sử dụng êke để kiểm tra .
 + HS thực hành vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM , ON. 
 + HS vẽ được : 
 + VD : 2 mép vở ,2 cạnh liên tiếp của cửa sổ ,...
- HS làm việc theo cặp nêu được :
 a) Hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau .
 b) MP và MQ không vuông góc với nhau (dùng êke)
- HS làm việc cá nhân nêu miệng:
 + BC và CD 
 + CD và AB
- HS làm việc theo nhóm :
 a) Góc vuông dỉnh E : AE vuông góc ED
 Góc vuông đỉng D : CD vuông góc D E
Khoa học 	 PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước:
 + Không nên chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối; giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy
 + Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy
 + Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ
- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước
II. Chuẩn bị: hình trang 36, 37
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:Khi bị bệnh, ta cần ăn uống như thế nào?
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. 
-Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi:
1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1, 2, 3. Theo em việc nào nên làm và không nên làm? Vì sao?
2) Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?
-GV nhận xét ý kiến của HS.
-Gọi 2 HS đọc trước lớp ý 1, 2 mục Bạn cần biết.
* Hoạt động 2: Một số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi.
 -GV chia HS thành các nhóm và tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
 -Yêu cầu HS các nhóm quan sát hình 4, 5 trang 37/ SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1) Hình minh hoạ cho em biết điều gì ?
2) Theo em nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu ?
3) Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì ?
-GV nhận xét các ý kiến của HS.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ, ý kiến.
-GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
-Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm.
-Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: Nếu mình ở trong tình huống đó em sẽ làm gì ?
3. Củng cố-dặn dò
- GV nhận xét tiết học
- Dặn học thuộc bài
-2 HS trả lời.
-HS lắng nghe.
-Thảo luận theo cặp
-Tiến hành thảo luận sau đó trình bày trước lớp.
-HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
-HS tiến hành thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:
1) Hình 4 minh hoạ các bạn đang bơi ở bể bơi đông người.Hình 5 minh hoạ các bạn nhỏ đang bơi ở bờ biển.
2) Ở bể bơi nơi có người và phương tiện cứu hộ.
3) Trước khi bơi cần phải vận động, tập các bài tập để không bị cảm lạnh hay “chuột rút”, tắm bằng nước ngọt trước khi bơi. Sau khi bơi cần tắm lại bằng xà bông và nước ngọt, dốc và lau hết nước ở mang tai, mũi.
-HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
-Cả lớp lắng nghe.
-Nhận phiếu, tiến hành thảo luận.
-Đại diện nhóm trình bày ý kiến.
-HS cả lớp nghe, ghi nhớ.
Kể chuyện 	KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu:
- Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
II. Chuẩn bị:bảng phụ ghi dàn ý kể chuyện
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: HS kể câu chuyện về những ước mơ đẹp, nêu ý nghĩa câu chuyện
2. Bài mới:Giới thiệu bài
 HĐ1: Tìm hiểu bài
 -Gọi HS đọc đề bài.
 -GV đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gách chân dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân.
-Hỏi :Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?Nhân vật chính trong truyện là ai?
-Gọi HS đọc gợi ý 2.
-Em xây dựng cốt truyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
 HĐ2: Kể trong nhóm:
-Chia nhóm 4 HS , yêu cầu các em kể câu chuyện của mình trong nhóm. Cùng trao đổi, thảo luận với các bạn về nội dung, ý nghĩa và cách đặt tên cho chuyện.
-GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn. Chú các em phải mở đầu câu chuyện bằng ngôi thứ nhất, dùng đại từ em hoặc tôi.
 HĐ3: Kể trước lớp:
-Tổ chức cho HS thi kể.
-Mỗi HS kể GV ghi nhanh lên bảng tên HS , tên truyện, ước mơ trong truyện.
-Sau mỗi HS kể, GV yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung, ý nghĩa, cách thức thực hiện ước mơ đó để tạo không khí sôi nổi, hào hứng ở lớp học.
-Gọi HS nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu ở các tiết trước.
-Nhận xét, cho điểm từng HS .
3. Củng cố –dặn dò:
-Nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện các bạn vừa kể mà em cho là hay nhất và chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu.
-3 HS lên bảng kể.
-2 HS đọc thành tiếng đề bài.
+Đề bài yêu cầu đây là ước mơ phải có thật. Nhân vật chính trong chuyện là em hoặc bạn bè, người thân.
-3 HS đọc thành tiếng.
-Tiếp nối nhau nói đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình.
-Hoạt động trong nhóm.
-10 HS tham gia kể chuyện.
-Hỏi và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn.
Thứ ba, ngày 20 tháng 10 năm 2009
Đạo đức 	TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (t1)
I. Mục tiêu;
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,hằng ngày một cách hợp lí
II. Chuẩn bị:HS: 3 tấm bìa xanh, đỏ, trắng
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:Kể những việc làm mà em cho là tiết kiệm tiền của
2. Bài mới: Giới thiệu b ... ận xét.
- GV cho HS xem ảnh chụp về hoa, lá và giới thiệu: hoa, lá có nhiều hình dáng,màu sắc đẹp và phong phú,...
-GV cho HS xem hoa, lá thật và đặt câu hỏi.
+ Cho biết tên gọi của các loại hoa, lá ?
+ Lá có hình dáng, màu sắc gì ?
+ Hoa có hình dáng, màu sắc gì ?
- GV tóm tắt.
- GV cho xem bài vẽ của HS lớp trước.
HĐ2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá.
- GV y/c HS quan sát mẫu vẽ hoa,lá
- GV y/c HS nêu cách vẽ hoa, lá.
- GV vẽ minh hoạ bảng và hướng dẫn
HĐ3:Hướng dẫn HS thực hành
- GV bao quát lớp,nhắc nhở HS nhìn mẫu hoa, lá để vẽ, vẽ hình cho rõ đặc điểm,...vẽ màu theo ý thích.
- GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS K,G. 
HĐ4: Nhận xét, đánh giá.
- GV chọn bài vẽ đẹp,vẽ chưa đẹp để n.xét
- GV gọi 2 đến 3 HS lên nhận xét.
- GV nhận xét bổ sung.
* Dặn dò: 
- Về nhà quan sát đồ vật có dạng hình trụ
- Nhớ đưa vở, bút chì, tẩy,màu,.../.
- HS quan sá và lắng nghe
- HS quan sát và trả lời .
+Hoa cúc,hoa hồng,...lá ổi,lá bàng,
+ Lá có nhiều hình dáng khác có màu xanh, vàng, đỏ,...
+ Hoa có nhiều h.dáng,màu sắc...
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, nhận xét.
- HS quan sát mẫu hoa, lá.
- HS trả lời
+ Vẽ hình dáng chung của hoa, lá.
+ Vẽ các nét chính cánh hoa và lá
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết
+ Vẽ màu theo mẫu ,theo ý thích
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS vẽ bài theo mẫu
- Vẽ màu theo ý thích.
- HS đưa bài lên để nhận xét.
- HS nhận xét về bố cục,h.dáng,...
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe dặn dò.
Thể dục 	ĐỘNG TÁC LƯNG BỤNG. TC: CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI
I. Mục tiêu:
- Thực hiện động tác vươn thở, tay và bước đầu biết cách thực hiện động tác lưng bụng của bài thể dục phát triển chung
- Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi
II. Địa điểm – phương tiện: sân trường, còi
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
- GV cho khởi động các khớp và chơi trò chơi: Làm theo hiệu lệnh
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút
 a. Bài thể dục phát triển chung
- Ôn các động tác vươn thở, tay, chân:
 + GV hô cho HS tập 3 động tác 1 lần
 + GV quan sát để uốn nắn, sửa sai cho HS
 + GV tuyên dương những tổ tập tốt và động viên những tổ tập chưa tốt cần có cố gắng hơn
- Học động tác lưng bụng
 + GV nêu tên động tác, làm mẫu cho HS hình dung được động tác.
 + GV cho HS tập phối hợp chân với tay
 + GV tập cùng chiều với HS 1 – 2 lần, sau đó hô, nhắc động tác và quan sát HS tập
- Ôn lại 4 động tác đã học
 b. Trò chơi vận động
- GV chú ý nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi để đảm bảo an toàn
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút
- GV hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
- Chạy 1 vòng xung quanh sân, khi về đứng thành một vòng tròn
- Cán sự hô cho cả lớp tập
- HS đứng hai tay chống hông để tập các cử động của chân
- Cán sự lên vừa tập vừa hô để cả lớp tập theo
- Đứng tại chỗ thả lỏng, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp
Thứ sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2009
TLV 	LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu:
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi; lập dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt được mục đích
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục
II. Chuẩn bị:bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS phân tích đề bài
* Tìm hiểu đề:
-Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
-GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: 
HĐ2: Xác định mục đích trao đổi
-Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Nội dung cần trao đổi là gì?
+Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
+Mục đích trao đổi là để làm gì?
+Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
+Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
HĐ3: Thực hành trao đổi theo cặp
-Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động , cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
HĐ4: Thi trình bày trước lớp
-Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
Yêu cầu HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi 
-Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
3. Củng cố-dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về viết bài 2 vào VBT
-3 HS lên bảng kể chuyện.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thành tiếng.
-Lắng nghe.
-3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
+Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
+Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.
+Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.
+Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.
-HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
-Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
-Bình chọn
Toán 	THỰC HÀNH: VẼ HÌNH CHỮ NHẬT, VẼ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông bằng thước kẻ và ê ke
II. Chuẩn bị: thước kẻ, ê ke
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: HS lên bảng vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước
2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn vẽ HCN 
-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS:
+Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?
-Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ.
-GV nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm.
-GV yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK 
HĐ2: Thực hành
Bài 1
-GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 -GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho HCN.
-GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp.
-GV yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật.
-GV nhận xét.
Bài 2
-GV yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai đường chéo của HCN và kết luận: HCN có hai đường chéo bằng nhau.
HĐ3: Vẽ hình vuông cạnh 3 cm
- Hướng dẫn HS vẽ và vẽ mẫu lên bảng ( vẽ lên bảng hình vuông có cạnh 3 dm).
- GV hướng dẫn coi hình vuông như HCN đặc biệt
HĐ4: Thực hành
Bài1
a/ HS vẽ được hình vuông cạnh 4 cm (như hướng dẫn SGK ).
Bài2
-Yêu cầu HS vẽ đúng mẫu như trong SGK (vẽ vào vở).
3. Củng cố - dặn dò:
 -GV nêu lại cách vẽ hình chữ nhât, hình vuông.
 -Nhận xét tiết học.
- HS nghe
 M N
 P Q 
+Các góc này đều là góc vuông.
+Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN.
-HS vẽ vào giấy nháp.
1 HS đọc trước lớp.
-HS vẽ vào VBT.
-HS nêu các bước như phần bài học của SGK.
-Chu vi của hình chữ nhật là:
 (5 + 3) x 2 = 16 (cm)
-HS làm bài cá nhân.
- HS nhắc lại cách vẽ, thực hành vẽ
Khoa học 	 ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
I. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về
- Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng
- Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc ăn thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa
- Dinh dưỡng hợp lí
- Phòng tránh đuối nước
II. Chuẩn bị:các phiếu câu hỏi ôn tập
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ:Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước
2. Bài mới Giới thiệu bài: 
* Hoạt động 1: Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
-Chia lớp thành 4 nhóm, cử 5 HS làm ban giám khảo theo dõi, ghi lại các câu trả lời của các đội.
-Phổ biến luật chơi và cách chơi
-Tiến hành cuộc chơi.
-Đánh giá, tổng kết.
* Hoạt động 2: Tự dánh giá
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức trên và chế độ ăn uống của mình trong tuần để tự đánh giá:
+Đã ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn chưa?
+Đã ăn phối hợp các chất đạm, chất béo động vật và thực vật chưa?
+Đã ăn các thức ăn chứa các loại vi-ta- min và chất khoáng chưa?. . .
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai chọn thức ăn hợp lý ?” 
-Yêu cầu các nhóm thảo luận xem làm thế nào để có bữa ăn đủ chất dinh dưỡng.
-GV nhận xét, tuyên dương những nhóm HS chọn thức ăn phù hợp.
3. Củng cố- dặn dò:
-Gọi 2 HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lý.
-Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng.
-Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.
Một số câu hỏi gợi ý như sau:
- Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ?
-Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?
- Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?
-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
- Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?
-Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?
-Các nhóm được hỏi thảo luận và đại diện nhóm trả lời.
-Từng HS dựa vào bảng ghi tên các thức ăn, đồ uống của mình trog tuần để tự đánh giá theo các tiêu chí trên sau đó trao đổi với bạn bên cạnh.
-Một số HS trình bày kết quả làm việc cá nhân.
-Các nhóm HS làm việc theo gợi ý trên.
-Các nhóm trình bày bữa ăn của nhóm mình. HS nhóm khác nhận xét
-Tiến hành hoạt động nhóm, thảo luận.
-HS lắng nghe.
-HS đọc.
-HS cả lớp.
ATGT 	GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
 VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY
I. Mục tiêu:
- Biết nước cũng là một loại đường giao thông
- Biết tên gọi các loại phương tiện giao thông đường thủy
- Biết các biển báo hiệu giao thông trên đường thủy
- Có ý thức đảm bảo an toàn khi đi trên đường thủy
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ: Lựa chọn đường đi an toàn
2. Bài mới:
KT1: Giới thiệu giao thông đường thủy
KT2: Tìm hiểu giao thông đường thủy: Tàu bè có thể đi lại từ tỉnh này tới tỉnh khác, từ nơi này đến nơi khác
- Giao thông đường thủy gồm 2 loại: giao thông đường thủy nội địa và giao thông đường thủy đường biển
KT3: Phương tiện giao thông đường thủy nội địa
- GV ghi lại ý kiến
- GV kết luận: Đường thủy cũng là một loại đường giao thông, có rất nhiều phương tiện đi lại, do đó cần phải có chỉ huy giao thông để tránh tai nạn
3. Củng cố - dặn dò:
- Dặn: chuẩn bị bài An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng
- HS biết mặt nước ở dâu có thể thành giao thông đường thủy
- Tên gọi các phương tiện giao thông đường thủy
- Các nhóm thảo luận, ghi tên phương tiện giao thông đường thủy
- HS phát biểu
- HS hát bài Con kênh xanh xanh

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_ban_chuan_kien_thuc_ki_nang_2_cot.doc