I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Giúp HS:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung một đỉnh.
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc bằng ê kê.
- Yêu thích môn toán, rèn tính cẩn thận khi làm toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Ê kê, thước thẳng.
- HS: Ê kê, thước thẳng, SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Cho HS hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
- Gọi HS lên xác định các góc theo hình vẽ và yêu cầu của GV.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu: Hai đường thẳng vuông góc.
b) Các hoạt động:
TUẦN 9 Thứ hai, ngày 19 tháng 10 năm 2009 TẬP ĐỌC Tiết 17: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ Ngày soạn: Ngày dạy : 19/10/2009 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. - Giáo dục HS tôn trọng nghề nghiệp của mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh họa bài đọc; bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc; tranh đốt pháo hoa. - HS: SGK III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Cho HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Đôi giày ba ta màu xanh. - Gọi 2HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi về nội dung của bài. - GV nhận xét, cho đổi HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu: Thưa chuyện với mẹ b) Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Luyện đọc . Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. . Cách tiến hành: - Gọi HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. - GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS. - Gọi HS đọc phần chú giải, GV giải thích thêm các từ: thưa, kiếm sống, đầy tớ. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp, HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu toàn bài, chú ý giọng đọc: + Lời Cương: lễ phép, khẩn khoản, thiết tha xin mẹ đồng ý cho em học nghề rèn, giúp em thuyết phục cha. + Lời mẹ Cương: ngạc nhiên khi nghe con xin học một nghề thấp kém; cảm động, dịu dàng khi hiểu lòng con. + Ba dòng cuối bài đọc chậm với giọng suy tưởng, sảng khoái, hồn nhiên. * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài . Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung bài. . Cách tiến hành: - HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1 để trả lời câu hỏi:Cương xin mẹ học nghề gì? - HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2 để trả lời câu hỏi: + Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? + Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? - Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài để nhận xét cách trò chuyện giữa hai, mẹ con Cương. - GV nhận xét, chốt ý đúng. * Hoạt động 3: Đọc diễn cảm . Mục tiêu: HS đọc diễn cảm toàn bài. . Cách tiến hành: - GV hướng dẫn HS đọc toàn bài theo cách phân vai. - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - GV nhận xét. .HS đọc nối tiếp .1HS đọc phần chú giải .HS luyện đọc. .Lắng nghe GV đọc mẫu. .HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi .HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi .HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi .Cả lớp nhận xét .Đọc toàn bài theo cách phân vai .HS luyện đọc theo cặp .HS thi đọc diễn cảm 4. Củng cố: - Hỏi lại tựa bài. - Hỏi lại ý nghĩa của bài, liên hệ giáo dục. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Điều ước của vua Mi - đát. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: * Rút kinh nghiệm tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TOÁN Tiết 41: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC Ngày soạn: Ngày dạy : 19/10/2009 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. - Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung một đỉnh. - Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc bằng ê kê. - Yêu thích môn toán, rèn tính cẩn thận khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Ê kê, thước thẳng. - HS: Ê kê, thước thẳng, SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Cho HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt - Gọi HS lên xác định các góc theo hình vẽ và yêu cầu của GV. - GV nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu: Hai đường thẳng vuông góc. b) Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc. . Mục tiêu: HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. . Cách tiến hành: - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: + Đây là hình gì? Đọc tên hình đó? + Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật là góc gì? - GV vẽ kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành BN và hỏi: + Các góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì? + Các góc này có chung đỉnh gì? - GV hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc: + Vẽ đường thẳng AB. + Đặt một cạnh ê kê trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê kê. Ta được hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau. - Yêu cầu cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc đường thẳng PQ tại O. * Hoạt động 2: Thực hành. . Mục tiêu: HS kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc bằng ê kê. . Cách tiến hành: + Bài tập 1: - GV vẽ lên bảng hai hình giống trong SGK. - Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu cả lớp cùng kiểm tra. - GV hỏi lại: Vì sao em biết hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau? + Bài tập 2: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, yêu cầu HS quan sát hình và làm bài. - GV nhận xét, chốt lại câu trả lơi đúng. + Bài tập 3: - Yêu cầu HS đọc đề, sau đó thực hiện theo yêu cầu của bài. - Gọi HS lên bảng làm bài. - GV nhận xét, cho điểm HS. + Bài tập 4: - Yêu cầu HS đọc đề và tự làm bài. - Gọi HS lên sửa bài, GV nhận xét và cho điểm HS. .Quan sát và trả lời câu hỏi. .Quan sát và trả lời câu hỏi. .HS thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc. .HS trả lời .Cả lớp cùng làm bài .1HS đọc yêu cầu bài .Cả lớp cùng làm bài .HS lên bảng làm bài .HS đọc đề và tự làm bài. .HS lên bảng làm bài .HS đọc đề và tự làm bài .HS thực hiện 4. Củng cố: - Hỏi lại tựa bài. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Hai đường thẳng song song IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: * Rút kinh nghiệm tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ KĨ THUẬT Tiết 9: CÁC CHI TIẾT VÀ DỤNG CỤ CỦA BỘ LẮP GHÉP MÔ HÌNH KĨ THUẬT Ngày soạn: Ngày dạy : 19/10/2009 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. - Sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít. - Biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. - Yêu thích lao động, biết quý trọng sản phẩm do mình làm ra. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Cho HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra dụng cụ học tập của HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu: Các chi tiết và dụng cụ của bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. b) Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS gọi tên, nhận dạng các chi tiết và dụng cụ. . Mục tiêu: HS biết tên gọi, hình dạng của các chi tiết trong bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật . Cách tiến hành: - GV giới thiệu lần lượt từng nhóm chi tiết chính của bộ lắp ghép. - Tổ chức cho HS gọi tên, nhận dạng và đếm số lượng của từng chi tiết, dụng cụ trong bảng. - GV chọn một số chi tiết, đặt câu hỏi để HS nhận dạng, gọi tên đúng và số lượng các loại chi tiết đó. - GV giới thiệu và hướng dẫn cách sắp xếp các chi tiết trong hộp. - Yêu cầu các HS kiểm tra tên gọi, nhận dạng từng loại chi tiết, dụng cụ theo hình 1. * Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách sử dụng cờ-lê, tua-vít. . Mục tiêu: HS sử dụng được cờ-lê, tua-vít để lắp vít, tháo vít. . Cách tiến hành: a) Lắp vít: - GV hướng dẫn HS thao tác lắp vít theo từng bước. - Gọi vài HS lên bảng thao tác lắp vít. - Yêu cầu cả lớp tập lắp vít. b) Thao vít: - Tay trái dùng cờ-lê giữ chặt ốc, tay phải dùng tua-vít đặt vào rãnh của vít, vặn cán tua-vít ngược chiều kim đồng hồ. - Yêu cầu HS theo dõi hướng dẫn và hình 3 để trả lời câu hỏi trong SGK - Cho HS thực hành tháo vít. c) Lắp ghép một số chi tiết: - GV thao tác một trong số bốn mối ghép trong hình 4. - GV thao tác mẫu cách tháo các chi tiết của mối ghép và sắp xếp gọn gàng vào hộp lắp ghép. * Hoạt động 3: HS thực hành . Mục tiêu: HS biết lắp ráp một số chi tiết với nhau. . Cách tiến hành: - Yêu cầu HS gọi tên, đếm số lượng các chi tiết cần lắp của từng mối ghép ở hình 4(a, b, c, d, e) - Yêu cầu HS thực hành lắp ghép các mối ghép. * Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập . Mục tiêu: Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh. . Cách tiến hành: - HS trưng bày sản phẩm thực hành. - GV nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hành: + Các chi tiết lắp đúng kĩ thuật và đúng quy trình. + Các chi tiết lắp chắc chắn, không bị xộc xệch. - HS đánh giá sản phẩm theo tiêu chí trên. - GV nhận xét, đánh giá. - Yêu cầu HS tháo các chi tiết và xếp gọn vào hộp. .HS lắng nghe .HS thực hiện .HS trả lời theo câu hỏi của GV .HS thực hành sắp xếp các chi tiết trong hộp. .HS thực hiện .HS quan sát GV làm mẫu .2, 3HS lên thực hiện .Cả lớp cùng lắp vít .HS quan sát GV làm mẫu .HS quan sát và trả lời câu hỏi .HS thực hành tháo vít .HS quan sát GV làm mẫu .HS thực hiện theo yêu cầu. .HS thực hành lắp ghép .HS trưng bày sản phẩm .HS tự đánh giá sản phẩm .Cả lớp nhận xét .HS thực hiện 4. Củng cố: - Hỏi lại tựa bài. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Lắp cái đu IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: * Rút kinh nghiệm tiết dạy: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 9 Thứ ba, ngày 20 tháng 10 năm 2009 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 17: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ Ngày soạn: Ngày dạy : 20/10/2009 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. - Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa vơi từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ. - Ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và ... óm đôi .Cả lớp nhận xét. 4. Củng cố: - Hỏi lại tựa bài. - Nhắc lại nội dung bài. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2). IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: * Rút kinh nghiệm tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 12 Thứ sáu, ngày 13 tháng 11 năm 2009 CHÍNH TẢ Tiết 12: NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC Ngày soạn: Ngày dạy : 13/ 11 /2009 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Nghe - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt tiếng có âm đầu: tr / ch hoặc tiếng có vần: ươn / ương. - Giáo dục HS tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng lớp viết sẵn BT2b. - HS: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Cho HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Nếu chúng mình có phép lạ. - GV gọi 2 HS đọc thuộc lòng 4 câu thơ, văn ở BT 3 (tiết trước) và viết lại cho đúng chính tả (mỗi em 2 câu). - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu: Người chiến sĩ giàu nghị lực. b) Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả. . Mục tiêu: Giúp HS nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng của đoạn văn: Người chiến sĩ giàu nghị lực. . Cách tiến hành: - Gọi HS đọc đoạn văn: Người chiến sĩ giàu nghị lực. - Yêu cầu HS tìm từ khó viết và luyện viết. - Yêu cầu HS gấp sách lại, nghe - viết bài chính tả. - GV đọc từng câu hoặc bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lại bài sau đó nộp tập cho GV. * Hoạt động 2: Luyên tập . Mục tiêu: Giúp HS luyện viết đúng những tiếng có âm đầu, thanh dễ lẫn lộn: tr/ch ; dấu hỏi / dấu ngã . Cách tiến hành: + Bài tập 2: - GV treo bảng phụ viết sẵn BT2b lên bảng. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 1 HS lên bảng sửa bài. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. .HS đọc bài. .Tìm từ khó viết và luyện viết. .Nghe - viết chính tả. .HS soát lại bài. .HS đọc bài. .HS tự làm bài. .HS lên bảng sửa bài. .Cả lớp nhận xét. 4. Củng cố: - Hỏi lại tựa bài. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Người tìm đường lên các vì sao. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: * Rút kinh nghiệm tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TẬP LÀM VĂN Tiết 24: KỂ CHUYỆN (Kiểm tra viết) Ngày soạn: Ngày dạy : 13/ 11 /2009 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Viết được bài văn kể chuyện đúng theo yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc). - Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu). - GD HS lòng say mê, sáng tạo, yêu thích văn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng lớp viết đề bài, dàn ý văn tắt của một bài văn kể chuyện. - HS: Giấy kiểm tra, viết, thước. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Cho HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu: Kể chuyện (Kiểm tra viết) b) Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Kiểm tra viết. . Mục tiêu: Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài, diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật. . Cách tiến hành: -Ghi đề trên bảng, gọi HS đọc đề. - GV ôn lại kiến thức: Đọc dàn ý một bài văn kể chuyện: + Mở đầu câu chuyện: Giới thiệu tên câu chuyện, tên nhân vật + Diễn biến câu chuyện: Các sự việc đã diễn ra. + Kết thúc câu chuyện: câu chuyện kết thúc như thế nào? ý nghĩa của câu chuyện (hoặc qua câu chuyện em học được điều gì?) - Nhắc nhở HS trước khi làm bài: + Trong 3 đề trên. Em chỉ chọn 1 đề để làm bài. + Bài văn KC phải có đủ 3 phần. Lời văn diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, làm nổi bật được tính cách của nhận vật. + Trình bày bài sạch đẹp, không sai lỗi chính tả. - Yêu cầu HS làm bài. - Quan sát, nhắc nhở các em làm bài. - Thu bài. .2HS đọc đề bài .Cả lớp đọc thầm lại dàn ý .HS lắng nghe .HS làm bài .HS nộp bài 4. Củng cố: - Hỏi lại tựa bài. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Trả bài văn kể chuyện. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: * Rút kinh nghiệm tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. TOÁN Tiết 60: LUYỆN TẬP Ngày soạn: Ngày dạy : 13/ 11 /2009 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Thực hiện được nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số. - Giáo dục HS tính chính xác, khoa học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ viết sẵn BT2. - HS: SGK, vở toán. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Cho HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Nhân với số co hai chữ số. - Gọi HS lên bảng đặt tính và tính các phép tính sau: 45 x 25 ; 78 x 14 ; 87 x 23 - GV nhận xét, cho điểm HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu: Luyện tập. b) Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Luyện tập . Mục tiêu: Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan. . Cách tiến hành: + Bài tập 1: - Yêu cầu HS thực hiện đặt tính rồi tính vào bảng con. - Giơ bảng đúng cho HS xem và kiểm lại bài của mình. - Yêu cầu HS làm lại bài vào vở. + Bài tập 2: - Treo bảng phụ lên bảng, hỏi: Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi 2 HS lên bảng sửa bài. - GV nhận xét. + Bài tập 3: - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở toán. - GV nhận xét cho điểm HS. + Bài tập 4, 5: - Tiến hành tương tự BT3. .HS thực hiện vào bảng con. .HS làm bài vào vở. .HS trả lời. .HS tự làm bài. .2HS lên bảng sửa bài .Cả lớp nhận xét. .1HS đọc đề bài. .1HS lên bảng làm bài .Cả lớp nhận xét. 4. Củng cố: - Hỏi lại tựa bài. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: * Rút kinh nghiệm tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. KHOA HỌC Tiết 24: NƯỚC CẦN CHO SỰ SỐNG Ngày soạn: Ngày dạy : 13/11/2009 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS: - Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt: + Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hòa tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải các chất thừa, chất độc hại. + Nước được sử dụng trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. - Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Hình minh hoạt SGK; tranh ảnh và tư liệu về vai trò của nước (nếu có). - HS: SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Cho HS hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - Em hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ? - GV nhận xét. 3. Bài mới: a) Giới thiệu: Nước cần cho sự sống. b) Các hoạt động: Thời lượng Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. . Mục tiêu: Giúp HS nêu được một số ví dụ chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. . Cách tiến hành: - Yêu cầu HS quan sát hình minh họa, thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi: + Điều gì sẽ xẩy ra nếu cuộc sống của con người thiếu nước? + Điều gì sẽ xẩy ra nếu cây cối thiếu nước? + Điều gì sẽ xẩy ra nếu động vật thiếu nước? - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, chốt lại. * Hoạt động 2: Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. . Mục tiêu: Giúp HS Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. . Cách tiến hành: - Hỏi: + Trong cuộc sống hằng ngày, con người còn cần nước vào những việc gì? + Nước cần cho mọi hoạt động của con người. Vậy nhu cầu sử dụng nước của con người chia ra làm 3 loại, đó là những loại nào? + Nêu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp? - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận: Con người cần nước vào rất nhiều việc. Vậy tất cả chúng ta cần phải gìn giữ và bảo vệ nguồn nước ở ngay chính gia đình, địa phương mình. .Thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi. .HS trình bày. .Cả lớp nhận xét. .HS trả lời. .HS trình bày. .HS lắng nghe. 4. Củng cố: - Hỏi lại tựa bài. - Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. - GV nhận xét tiết học. 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài mới: Nước bị ô nhiễm. IV. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: * Rút kinh nghiệm tiết dạy: .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Ký duyệt tháng 11 Ban Giám Hiệu Khối trưởng
Tài liệu đính kèm: