Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 đến 14 - Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 đến 14 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu:

1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.

3. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

II. Đồ dùng dạy - học:

Tranh đốt pháo hoa để giảng từ đốt cây bông.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 131 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 đến 14 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
Tiết 41:	 Toán
HAi đường thẳng song song
I.Mục tiêu:
- Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song (là 2 đường thẳng không bao giờ gặp nhau).Nhận biết 2 đường thẳng song song
-Vận dụng trong thực tế.
II. Đồ dùng: 
Thước kẻ và Ê - ke.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
-Đồ dùng của H/s
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
 Giới thiệu 2 đường thẳng song song:
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng kéo dài về 2 phía 2 cạnh đối diện.
A
B
D
C
- GV giới thiệu: 2 đường thẳng AB và CD là 2 đường thẳng song song với nhau.
- Tương tự, kéo dài 2 cạnh AD và BC về 2 phía ta có 2 đường thẳng nào song song với nhau?
- Hai đường thẳng AD và BC.
- Hai đường thẳng song song với nhau thì như thế nào?
-  không bao giờ cắt nhau.
- Cho HS liên hệ 2 hình ảnh ở xung quanh:
A
B
D
C
-  2 mép bàn, 2 mép bảng, 
- GV vẽ “hình ảnh” 2 đường thẳng song song. Chẳng hạn: AB và DC.
2. Thực hành:
+ Bài 1: 
- Yêu cầu HS nêu các cặp cạnh song song có trong hình chữ nhật ABCD:
A
B
D
C
a) Các cặp cạnh song song là:
AB // DC
AD // BC
b) Yêu cầu HS nêu tương tự như trên với hình vuông MNPQ.
+ Bài 2:
A
C
G
D
B
E
- GV gợi ý cho HS các tứ giác ABEG, ACDG, BCDE là các hình chữ nhật, điều đó có nghĩa là các cặp đối diện của mỗi hình chữ nhật song song với nhau.
M
N
Q
P
+ Bài 3: 
D
 E
 G
H
I
3. Củng cố – dặn dò:
 -Củng cố nội dung bài
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài và làm bài tập
 Nêu các cặp cạnh song song:
BE // AG // CD
Đọc yêu cầu và tự nêu được các cặp cạnh song song với nhau.
MN // PQ
MN vuông góc với MQ.
 MQ vuông góc với QP.
DI // GH.
DI vuông góc với IH.
IH vuông góc với GH.DI // GH.
Tiết 17: Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
 (Theo Nam Cao)
I. Mục tiêu:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm, phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
3. Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh đốt pháo hoa để giảng từ đốt cây bông.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra :
HS: 2 HS nối tiếp nhau đọc bài “Đôi giày ba ta màu xanh” và trả lời câu hỏi về nội dung mỗi đoạn.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
Nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt).
- GV kết hợp sửa sai và giải nghĩa 1 số từ khó.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
 Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
b. Tìm hiểu bài:
 Đọc thầm và trả lời câu hỏi:
+ Cương xin mẹ học nghề thợ rèn để làm gì?
- Thương mẹ vất vả nên muốn học nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
+ Mẹ Cương nêu lý do phản đối ntn?
- Mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho Cương đi làm nghề thợ rèn vì nó mất thể diện gia đình.
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: Nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường.
+ Nhận xét cách trò chuyện giữa 2 mẹ con Cương?
-Nêu nội dung bài?
- Cách xưng hô: Rất thân ái.
- Cử chỉ: Thân mật, tình cảm (xoa đầu Cương, nắm tay mẹ thiết tha)
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
 Luyện đọc phân vai.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
-Nhận xét đánh giá
Luyện đọc d/c.
Thi đọc diễn cảm 1 đoạn trong bài.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 9:	 Chính tả (nghe viết)
thợ rèn
I. Mục tiêu:
	- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ “Thợ rèn”.
	- Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu l/n dễ viết sai.
 - ý thức rèn chữ, giữ vở cho HS
II. Đồ dùng dạy - học:
	Tranh minh hoạ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra :
- Cả lớp viết bảng con 2 từ bắt đầu r ?
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
 Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc toàn bài thơ.
-Nội dung bài thơ ý nói gì?
 Theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại bài thơ, chú ý những từ dễ lẫn.
-Luyện viết chữ ghi từ khó ..
-G/v nhắc nhở trước khi viết
- GV đọc từng câu cho HS viết bài vào vở.
-Đọc soát lỗi
-Chấm chữa lỗi
-nghe viết
-soát lỗi
-Đổi vở kiểm tra.
 Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV chọn bài 2a 
 Đọc thầm yêu cầu của bài tập, suy nghĩ làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài trên phiếu.
- Cả lớp nhận xét sửa sai.
- Đọc lại toàn bài đã làm đúng.
- GV chốt lại lời giải đúng:
a)	Năm gian nhà cỏ thấp le te
	Ngõ tối thêm sâu đóm lập loè
	Lưng giật phất phơ màu khói nhạt
	Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập.
Tiết 9:	Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I. Mục tiêu: 
 Học xong bài này học sinh biết
 - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên
 - Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước lập nên nhà Đinh
II. Đồ dùng dạy học
 - Hình trong sách giáo khoa phóng to. Phiếu học tập của học sinh
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra: 
2. Dạy bài mới
HĐ1: Làm việc cả lớp
a.Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất:
-G/v giới thiệu 
b.Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân:
 + Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
 + Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì ?
-Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì ?
+Nhận xét và bổ sung
HĐ3: Thảo luận nhóm
 - Yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất về: Đất nước; Triều đình; Đời sống của nhân dân
 - Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo
 - Nhận xét và bổ sung
 -G/v tóm tắt nội dung bài
 Hoạt động nối tiếp
 - Đinh Bộ Lĩnh đã làm được những việc gì ?
 - Hệ thống bài và nhận xét giờ học.
3. Củng cố- dặn dò
- Về nhà học bài
- Chuẩn bị bài sau.
-1H/s nêu nội dung ghi nhớ bài trước.
-H/s đọc sách và nêu...
 - Học sinh trả lời
 - Ông sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư- Ninh Bình. Từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn qua câu chuyện: Cờ lau tập trận
 - Lớn lên gặp buổi loạn lạc ông đã xây dựng lực lượng, đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 ông đã thống nhất được giang sơn
 - Ông lên ngôi vua và lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình
 - Học sinh nhận xét và bổ sung
 - Học sinh thảo luận theo nhóm
+ Trước khi thống nhất: Đất nước bị chia thành 12 vùng. Triều đình lục đục. Đời sống nhân dân nghèo khổ, đổ máu vô ích, làng mạc đồng ruộng bị tàn phá
+ Sau khi thống nhất: Đất nước quy về một mối. Triều đình được tổ chức lại quy củ. Đời sống nhân dân no ấm, đồng ruộng xanh tươi, ngược xuôi buôn bán, khắp nơi chùa tháp được xây dựng
 - Đại diện các nhóm lên trả lời
 - Nhận xét và bổ xung
-HS đoc ghi mhớ
 Thứ năm ngày 28 tháng 10 năm 2010
Toán
 Thực hành vẽ hình chữ nhật
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết sử dụng ê ke để vẽ được một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước kẻ và ê ke (cho GV và HS ).
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
-Kiểm tra ê ke, thước kẻ của HS.
2.Bài mới:Giới thiệu bài- Ghi bảng
a.Hoạt động 1: Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
- Hướng dẫn:(Như SGK)
-Vẽ đoạn DC dài 4 cm
-Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn DA = 2cm.
-Vẽ đường thẳng vuông góc với Dc tại C, lấy đoạn CB =2cm.
-Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
- Cho HS vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4cm, chiều rộng 2cm.
b.Hoạt động 2: Thực hành:
-Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5cm, chiều rộng 3 cm.
-Tính chu vi hình chữ nhật ABCD?
? Nêu cách tính chu vi hình chữ nhật
-Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm, chiều rộng 3 cm.
-Vẽ hai đường chéo .
- Đo hai đường chéo đó?
- Nhận xét.
3.Củng cố – Dặn dò
- Nêu cách vẽ hình chữ nhật?So sánh hai đường chéo của hình chữ nhật?
- Về nhà tập vẽ hình chữ nhật
Hát
	4cm
	2cm
-HS theo dõi cách vẽ
-Vẽ vào vở- 1HS lên bảng vẽ
	5cm
	3cm
Bài 1:
-Vẽ vào vở- 1HS lên bảng vẽ và nêu cách vẽ.
Chu vi hình chữ nhật đó là:
(5 + 3) x 2 = 16 (cm)
	Đáp số : 16cm
Bài 2:
-Vẽ vào vở và đo hai đường chéo:
-Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau
- HS trả lời.
Tiết 18:	Luyện từ và câu
động từ
I. Mục tiêu:
- Nắm được ý nghĩa của động từ: Là từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, sự vật, hiện tượng.
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ.
II. Đồ dùng dạy - học: 
Bảng phụ ghi đoạn văn ở bài tập 2b.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
 1. Kiểm tra :
 Nêu 2 từ chỉ hoạt động học tập của em? -1 h/s nêu.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu- Ghi bảng
Phần nhận xét:
 2 em nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1, 2. Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp, làm vào vở bài tập.
- GV chia nhóm.
- Phát phiếu cho 1 số nhóm.
- 1 số nhóm làm phiếu to.
- H/s trình bày
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Các từ chỉ hoạt động của anh chiến sỹ
à nhìn, nghỉ.
+ Các từ chỉ hoạt động của thiếu nhi
à thấy.
+ Các từ chỉ trạng thái của các sự vật
à đổ, bay.
- GV: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì?
- Là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật.
 Phần ghi nhớ:
- 3 – 4 em đọc thành tiếng nội dung ghi nhớ.
- 1 – 2 em nêu ví dụ về động từ chỉ hoạt động
 Phần luyện tập:
+ Bài 1:
? Bài yêu cầu gì
 Đọc yêu cầu và tự làm vàp vở bài tập.
- 1 số HS làm vào phiếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV và HS chốt lại lời giải:
* Hoạt động ở nhà: 
à Đánh răng, rửa mặt, quét nhà, tưới rau, nhặt rau, đãi gạo
* Hoạt động ở trường:
à Học bài, làm bài, nghe giảng, đọc sách chào cờ, trực nhật
+ Bài 2: 
? Nêu yêu cầu của bài
 Đọc yêu cầu bài tập và tự làm vào vở bài tập.
- 1 số em làm vào phiếu.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV chốt lại lời giải đúng:
a) đến, yết kiến, cho, nhận, xin, làm, dùi, có thể, lặn.
b) mỉm cười, ưng thuận, ngắt, thành, tưởng, có.
+ Bài 3: Tổ chức trò chơi “Xem kịch câm”.
- GV treo tranh minh họa phóng to và giải thích yêu cầu.
-Tìm hiểu yêu cầu của bài tập và nguyên tắc chơi.
- 2 HS chơi mẫu.
HS1: Bắt chước hoạ ...  học: 
Bản đồ nông nghiệp, tranh ảnh về trồng trọt.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
 - Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ bài trước. -1H/s nêu.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
a. Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước:
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
 Dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết để trả lời các câu hỏi sau:
+ Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ 2 của đất nước?(HSKG)
- Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa nên thứ 2 của đất nước.
+ Nêu thứ tự cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo? Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của nông dân?
- Làm đất đ gieo mạ đ nhổ mạ đ cấy lúa đ chăm sóc lúa đ gặt lúa đ tuốt lúa đ phơi thóc.
=> Rất nhiều công đoạn đ vất vả.
b. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh:
* HĐ2: Làm việc cả lớp.
 Dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận theo gợi ý:
? Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào
- Mùa đông kéo dài 3 – 4 tháng, khi đó nhiệt độ thường giảm nhanh mỗi khi có đợt gió mùa Đông Bắc thổi về.
- Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi:
? Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp
- Thuận lợi: Trồng thêm cây vụ đông như ngô, khoai tây, xu hào, bắp cải, cà rốt, cà chua, xà lách
- Khó khăn: Nếu rét quá thì 1 số loại cây bị chết.
? Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ
 -Liên hệ địa phương mình?
- Cải bắp, xu hào, xúp lơ, cà chua
- GV nhận xét => ghi nhớ.
 Đọc ghi nhớ.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tiết 14:	Đạo đức
biết ơn thầy giáo, cô giáo (tiết 1)
I.Mục tiêu:
- Hiểu công lao của các thầy giáo, cô giáo đối với HS. Phải biết kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Biết bày tỏ sự kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
II. Đồ dùng:
Sách, kéo, giấy, bút màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Kiểm tra:
 Đọc nội dung ghi nhớ bài học giờ trước? -1 h/s nêu
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài:
 Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- GV nêu tình huống.
 Dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
 Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lý do lựa chọn.
- Thảo luận lớp về cách ứng xử.
- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cô giáo.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (Bài 1 SGK).
- GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- HS lên bảng chữa bài tập, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập.
đ Tranh 1, 2, 4 là Đ; tranh 3 là S.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài 2 SGK).
- GV chia nhóm: 7 nhóm.
 Thảo luận, ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
- Từng nhóm lên dán theo 2 cột biết ơn hay không biết ơn.
- GV kết luận: Các việc làm a, b, d, đ, e, g là những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
=> Ghi nhớ (ghi bảng).
2 – 3 em đọc ghi nhớ.
Liên hệ:
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
 Tự liên hệ.
Thứ sáu ngày 2 tháng 12 năm 2010
Tiết 70:	 Toán
Chia một tích cho một số
I. Mục tiêu:
- Nhận biết cách chia 1 tích cho 1số
- Biết vận dụng vào cách tính thuận tiện hợp lý.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
-Tính: 80: 16 = ? -H/s làm bảng con.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
a. Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức (trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia).
(9 x 15) : 3
9 x (15 : 3)
(9 : 3) x 15
- GV ghi 3 biểu thức đó lên bảng.
 Ba em lên tính giá trị của ba biểu thức 
(9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x (15 : 3) = 9 x 5 = 45
(9 : 3) x 15 = 3 x 15 = 45
- So sánh giá trị của 3 biểu thức đó?
 3 giá trị đó bằng nhau.
- GV hướng dẫn HS ghi.
(9 x 15) : 3 = 9 x (15 : 3) = (9 : 3) x 15
- GV: Vì 15 3; 9 3 nên có thể lấy 1 thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia.
b. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức: (trường hợp có 1 thừa số không chia hết)
(7 x 15) : 3 và 7 x (15 : 3)
- GV ghi 2 biểu thức đó lên bảng.
 2 em lên tính rồi so sánh giá trị.
(7 x 15) : 3 = 105 : 3 = 35
7 x (15 : 3) = 7 x 5 = 35
- Hai giá trị đó như thế nào?
- Hai giá trị đó bằng nhau.
=> Vì 15 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7
=> Kết luận: (SGK)
 Đọc lại ghi nhớ.
Thực hành:
+ Bài 1: 
 Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng làm 2 cách.
1a) Cách 1: (8 x 23) : 4 = 184 : 4 = 46.
Cách 2: (8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23 = 46.
1b) Cách 1: (15 x 24) : 6 = 360 : 6 = 60
Cách 2: (15 x 24) : 6 = 15 x (24 : 6)
= 15 x 4 
= 60
+ Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 Đọc yêu cầu và tự làm.
+ Bài 3: (HSKG)Các bước giải.
 Đọc đầu bài và tự làm.
- Tìm tổng số mét vải.
- Tìm số mét vải đã bán.
Giải:
Cửa hàng có số mét vải là:
30 x 5 = 150 (m)
Cửa hàng đã bán số mét vải là:
150 : 5 = 30 (m)
Đáp số: 30 mét vải.
GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Tiết 28:	 Tập làm văn
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật.
II. Đồ dùng:
Tranh minh hoạ “Cái cối xay”, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
 - Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
2. Bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
+ Bài 1:
- 2 em nối nhau đọc bài văn “Cái cối ” những từ được chú thích và những câu hỏi sau bài.
- GV giải nghĩa: áo cối (vòng bọc người của thân cối).
 Quan sát tranh minh hoạ cái cối.
- Đọc thầm lại đoạn văn, trao đổi suy nghĩ và trả lời các câu hỏi d, a, b, c.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) Bài văn tả cái gì?
- Cái cối xay gạo bằng tre.
b) Mỗi phần nói lên điều gì?
+ Mở bài: Giới thiệu cái cối.
+ Kết bài: Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
c) Các phần đó giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học?
- Giống mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào?
- Tả hình dáng theo trình tự từ lớn đến nhỏ, từ ngoài vào trong, từ chính đến phụ.
- Tiếp theo tả công dụng của cái cối.
+ Bài 2: 
HS: Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ trả lời câu hỏi.
 Phần ghi nhớ:
 2 – 3 em đọc nội dung phần ghi nhớ.
 Phần luyện tập:
 2 em nối nhau đọc nội dung bài tập.
- Một em đọc đoạn thân bài tả cái trống và trả lời câu hỏi.
Câu a: Câu văn tả bao quát cái trống?
 “Anh chàng  phòng bảo vệ”.
Câu b: Tên các bộ phận được miêu tả?
- Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
Câu c: Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống?
- Hình dáng: Tròn như cái chum phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồm ồmHS được nghỉ.
Câu d: 
 Viết thêm đoạn mở bài, kết bài cho hoàn chỉnh bài văn.
VD: 
- Mở bài trực tiếp: “Những ngày đầu cắp sách đến trường, có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất đó là chiếc trống trường.”
- Kết bài mở rộng: “Rồi đây tôi sẽ trở thành học sinh trung học. Rời xa mái trường tuổi thơ, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng đặc biệt của chiếc trống trường tôi, những âm thanh thôi thúc, rộn ràng của nó.”
- Kết bài không mở rộng: “Tạm biệt anh trống, đám trò nhỏ chúng tôi ríu rít ra về.”
- Mở bài gián tiếp: “Kỷ niệm của những ngày đầu đi học là kỷ niệm mà mỗi người không bao giờ quên. Kỷ niệm ấy luôn gắn với những đồ vật và con người. Nhớ những ngày đầu đi học, tôi luôn nhớ tới chiếc trống trường, tôi nhớ những âm thanh rộn rã, náo nức của nó.”
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tiết 28:	Khoa học
Bảo vệ nguồn nước
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS biết nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Cam kết bảo vệ nguồn nước.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước.
II. Đồ dùng dạy - học:
Hình trang 58, 59 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
 - Nước như thế nào là nước sạch? -1 h/s nêu.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
a. Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước:
*Mục tiêu: Nêu biện pháp bảo vệ nguồn nước.
*Tiến hành:
- GV yêu cầu HS:
-H/s trình bày
 Quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK. Hai em quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
- Gọi HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
+ Nên làm: Hình 3, 4, 5, 6.
+ Không nên làm: Hình 1, 2.
- Liên hệ xem bản thân em và gia đình, địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước?
 Tự liên hệ.
=> GV kết luận hoạt động a.
b. Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ.
- Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước.
- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh.
- Phân công từng thành viên vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
Bước 2: Thực hành.
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm.
- GV đi từng nhóm, kiểm tra và đánh giá, giúp đỡ cho mọi HS đều tham gia.
Bước 3: Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình.
- Cử đại diện nhóm phát biểu cam kết.
- GV đánh giá, nhận xét tuyên dương các nhóm có sáng kiến hay.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Giáo dục tập thể 
 Sơ Kết Tuần + vui văn nghệ 
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- HS thấy được ưu nhược điểm của bản thân, của lớp trong tuần vừa qua.
	- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
 - Duy trì mọi nề nếp
 - Phương hướng tuần sau.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giới thiệu nội dung sinh hoạt:
2. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
 - GV nhận xét chung.
*Ưu điểm:
- Nói chung các em đều ngoan, lễ phép.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nghỉ học có giấy xin phép.
- Thực hiện tốt giờ ăn giờ ngủ.
- Trong lớp một số em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Trần Anh, Lan, Linh, Nguyễn Anh.
* Nhược điểm 
- Đôi khi còn nói chuyện riêng trong giờ học: Nam, Long
- Còn quyên dụng cụ học tập: Lí, 
3. Vui văn nghệ:
4. Phương hướng tuần tới.
	- Duy trì nề nếp lớp
 - Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
- HS nghe giáo viên nhận xét.
- Các nhóm tự kiểm điểm bản thân
- Báo cáo với GVCN
- Lớp trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện tốt các nề nếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 914LAN.doc