Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Giáo viên: Mai Thị Dung - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Giáo viên: Mai Thị Dung - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh

ĐẠO ĐỨC

Tiết 9 : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( Tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu:

- Cần phải tiết kiệm thời giờ vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta học tập và làm việc.Tiết kiệm thời gian là làm việc khẩn trương, nhanh chóng, làm việc gì xong việc nấy, sắp xếp thời gian hợp lí. Làm việc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp.

- Rèn kĩ năng thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng, dứt điểm, không vừa làm vừa chơi.

- Giáo dục HS tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí.

II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi các câu hỏi.Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 42 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Giáo viên: Mai Thị Dung - Trường Tiểu học Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 9
Thứ/ngày 
TCT
Mơn 
Tên đầu bài dạy
9
CC
9
Đaọ đức 
Tiết kiệm thơì giờ ( tiết 2)
40
Tốn 
Hai đường thẳng vuông góc
17
Tập đọc 
Thưa chuyện với mẹ
9
Lịch sử
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân 
17
Thể dục 
Động tác chân – trò chơi “nhanh lên bạn ơi”
42
Tốn 
Hai đường thẳng vuông góc
9
Chính tả 
NV: Thợ rèn .
17
LT& Câu
Mở rộng vốn từ : Ước mơ 
17
Khoa học 
Phòng tránh tai nạn đuối nước
43
Tốn 
Vẽ hai đường thẳng vuông góc 
17
Tập đọc 
Điều ước của vua mi- đát
15
Tập làm văn 
Luyện tập phát triển câu chuyện .
9
Địa lý 
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (t)
18
Thể dục 
Động tác lưng bụng. trò chơi “con cóc là cậu ôngtrời”
18
LT& Câu
Động từ 
44
Tốn 
Vẽ hai đường thẳng song song
18
Khoa học 
Oân tập : Con người và sức khoẻ
9
Mĩ thuật
VT:Tập nặn tạo dáng .Nặn con vật quen thuộc 
45
Tốn 
 Thực hành vẽ hình chữ nhật 
18
Tập làm văn 
Luyện tập phát triển câu chuyện . 
9
Kể chuyện
Kể chuyện õ được chứng kiến hoặc tham gia .
9
Kĩ thuật
Khâu đột thưa (Tiết 2)
9
Sinh hoạt
Đánh giá hoạt động tuần 10
Thứ hai ngày 11tháng 10 năm 2010
ĐẠO ĐỨC
Tiết 9 : TIẾT KIỆM THỜI GIỜ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS hiểu: 
- Cần phải tiết kiệm thời giờ vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta học tập và làm việc.Tiết kiệm thời gian là làm việc khẩn trương, nhanh chóng, làm việc gì xong việc nấy, sắp xếp thời gian hợp lí. Làm việc, học tập và nghỉ ngơi phù hợp.
- Rèn kĩ năng thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng, dứt điểm, không vừa làm vừa chơi.
- Giáo dục HS tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi các câu hỏi.Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ. 
III. Các hoạt động dạy – học:
1.Khởi động :(1’) 
2.. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
- Gọi HS TLCH
H: Thế nào phải tiết kiệm tiền của? Vì sao phải tiết kiệm tiền của?
- Nhận xét đánh giá .
3. Dạy học bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng: (2’) 
b. Hoạt động chính: (23’)
* Hoạt động 1: (9’) Tìm hiểu truyện.
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp.
-GV kể câu chuyện (Một phút) có tranh minh hoạ.
-Gọi 1 HS kể cho cả lớp nghe câu chuyện.
H: Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
H: Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
H: Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
H: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi-chi-a?
-Yêu cầu các nhóm thảo luận đóng vai để kể lại câu chuyện của Mi-chi-a. 
-Cho các nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện của Mi-chi-a.
H: Từ câu chuyện của Mi-chi-a ta rút ra bài học gì?
-Bài học: SGK
 *Hoạt động 2: (7’) Thảo luận nhóm 
 Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
-Các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi:
H: Hãy cho biết: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu: 
- HS đến phòng thi muộn.
- Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay.
- Đưa người đến bệnh viện cấp cứu chậm.
H: Theo em, nếu tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đáng tiếc trên có xảy ra không?
H: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
* GV kết luận:
-Tiết kiệm thời giờ giúp ta làm được nhiều việc có ích, ngược lại, lãng phí thời giờ chúng ta sẽ không làm được việc gì.
*Hoạt động 3: (6’) Hoạt động cả lớp
 Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ.
- GV treo bảng phụ để HS theo dõi các ý kiến ghi trên bảng.
-Lần lượt đọc các ý kiến và yêu cầu HS cho biết thái độ: tàn thành, không tán thành hay còn phân vân bằng cách giơ các thẻ xanh, đỏ, vàng theo qui ước và giải thích ý kiến của mình.
4. Củng cố - Dặn dò:(5’) 
- Yêu cầu HS nêu lại phần ghi nhớ.
- Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học .
-Hát 
- 2 HS lên bảng TLCH
- Theo dõi bạn kể, sau đó trả lời:
- Mi-chi-a thường chậm trễ hơn mọi người.
- Mi-chi-a bị thua cuộc thi trượt tuyết.
- Mi-chi-a hiểu rằng: 1 phút cũng làm nên chuyện quan trọng.
- Em phải quý trọng và tiết kiệm thời giờ.
 - HS thảo luận nhóm
-Từng nhóm lên kể.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Vài em nêu.
- 2 HS đọc
- HS làm viêïc theo nhóm đôi, sau đó trả lời câu hỏi.
- HS sẽ không được vào phòng thi.
- Khách bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay 
- Có thể nguy cơ đến tính mạng của người bệnh.
- Sẽ không xảy ra.
-Giúp ta làm nhiều việc có ích.
-HS lắng nghe.
- HS theo dõi và dùng thẻ bày tỏ ý kiến của mình.
- Lần lượt HS giải thích. Lớp theo dõi nhận xét.
--------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 40 : HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.Mục tiêu: Giúp HS 
- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau. Biết hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo ra bốn góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê-ke để vẽ và kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
- HS có ý thức học tập tìm tòi nâng cao hiểu biết.
II.Chuẩn bị: + GV: ê-ke, thước thẳng.
 + HS: ê-ke, thước nhỏ.
III.Các hoạt động dạy –học :
1.Khởi động :(1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Gọi HS lên bảng vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đặt tên cho các góc đó và cho biết các góc đó lớn hơn hay bé hơn so với góc vuông.
- GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy học bài mới: (25’)
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng : (2’) .
b. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc. (10’)
-GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
 A	B
	D	C	M
N
-Các góc A,B,C,D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? 
-GV vừa thao tác vừa nêu: Cô kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
H: Hãøy cho biết góc:BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
H: các góc này có chung đỉnh nào?
GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C.
-Yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập của mình, lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc trong thực tế cuộc sống.
*HD vẽ hai đường thẳng vuông góc :GV thao tác là có thể dùng ê-ke để vẽ. VD muốn vẽ AB vuông góc với CD ta làm như sau: 
 + Dùng thước vẽ đường thẳng AB.
+ Đặt một cạnh ê-ke trùng với một cạnh của AB vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê- ke ta được AB vuông góc với CD.
-YC cả lớp thực hành vẽ MN vuông góc với PQ tạo O. 
c. Luyện tập, thực hành: (13’)
Bài 1: Gv vẽ lên bảng 2 hình a,b như SGK và hỏi:
H: Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu cả lớp cùng kiểm tra bằng ê-ke.
- GV chốt lại : HI và KI vuông góc với nhau còn PM và MQ không vuông góc.
H: Vì sao hai đường thẳngHI và KI vuông góc với nhau? 
Bài 2: Gọi đọc đề bài. 
- GV vẽ lên bảng hình HCN ABCD, YC HS suy nghĩ và nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau ở HCN ABCD.
GV nhận xét chốt lại:: AB và AD, AD và DC, DC và BC, AB và CB.
Bài 3: Bài tập YC chúng ta làm gì?
- YC HS tự làm bài.
 GV nhận xét chốt lại: + Hình : ABCDE có AE vuông góc với ED và CD vuông góc với ED
+ Hình : MNPQR có MN vuông góc với NP ; NP vuông góc với PQ.
 Bài 4: YC HS đọc bài và tự làm bài. 
GV nhận xét chốt kết quả đúng.
4. Củng cố - Dặn dò: (5’)
- Về nhà làm các BT trong VBT.
- Chuẩn bị thước thẳng và ê-ke để học bài Hai đường thẳng song song.
-Nhận xét tiết học.
-Hát 
-2 em lên bảnh vẽ, mỗi em vẽ một hình. 
- Hình ABCD là HCN
- Là góc vuông.
-HS theo dõi thao tác của GV.
- Là góc vuông. 
 -Chung đỉnh C. 
-VD: Hai mép quyển sách, vở, hai cạnh phòng học, bảng đen , bàn học
-HS theo dõi thao tác của GV.
- 1 HS vẽ trên bảng, cả lớp vẽ nháp.
-Dùng êke để kiểm tra.
- 1 em lên bảng KT, lớp nhận xét.
-Vì hai ĐT này cắt nhau tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh I.
- 1 HS đọc .
-HS nêu tên 
-Dùng ê-ke để kiểm tra.
-HS làm bài, nêu KQ.
- 1 em lên bảng làm, lớp nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
-------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Tiết 17 :THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục tiêu: Giúp HS 
-Bước đầu đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu ND ý nghĩa bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: Mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nào cũng đáng quý.
- Giáo dục HS yêu lao động, biết kính trọng những người lao động.
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85 SGK
 - Ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy-học :
1.Khởi động :(1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
- Gọi 2 em đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi :
- H: Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
H: Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? 
-GV nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài – Ghi bảng :(2) 
b. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV chia đoạn: + Đoạn1: “Từ đầukiếm sống.” + Đoạn 2: Còn lại.
- Yêu cầøu HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Lần1: GV theo dõi sửa lỗi – luyện đọc các từ khó :mồn một, quan sang, phì phào.
- Lần 2: Kết hợp giảng từ khó: 
H: Thưa có nghĩa là gì?
H: Kiếm sống là gì?
H: Thế nào gọi là đầy tớ?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài
c. Tìm hiểu bài:
- H: Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
- H: Ý đoạn 1 nói gì?
- H: Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
-H: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Ý đoạn  ... û lời câu hỏi.
- Tiến hành thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
+ Câu hỏi các nhóm có thể đưa ra là
-Nhóm 1:Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ?
- Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?
- Nhóm 2: Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?
-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
- Nhóm 3: Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?
- Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?
- Nhóm 4: Làm thế nào để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- HS lắng nghe
- HS tiến hành chơi để điền từng ô chữ, HS khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Các ô chữ hàng ngang lần lượt được đoán ra là:
+ VUI CHƠI, CHẤT BÉO, KHÔNG KHÍ, NƯỚC TIỂU, GA, NƯỚC, BỘT ĐƯỜNG, VI TA MIN, SẠCH, SỬ DỤNG, BƯỚU CỔ, ĂN KIÊN, KHỎE, CHÁO MUỐI, TRẺ EM.
+ Ô chữ hàng dọc là: 
CON NGƯỜI SỨC KHỎE.
- Tiến hành làm việc theo nhóm.
- Lần lượt các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 em đọc 
- HS lắng nghe và thực hiện.
KĨ THUẬT: (Tiết 9) KHÂU ĐỘT THƯA (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Giúp HS 
1. Thực hành , hoàn thành sản phẩm.
2. Trưng bày sản phẩm theo nhóm.
3. Giáo dục tính cẩn thận và ý thức tự phục vụ.
II. Chuẩn bị: - Mẫu vật. Dụng cụ để thực hành.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ:(2)
+ GV kiểm tra dụng cụ và kết quả làm ở tiết trước của HS.
B. Dạy học bài mới: (25)
1. Giới thiệu bài: (2)
2. Hoạt động chính: (23) 
* Hoạt động 1: HS thực hành khâu đột thưa.
- YC HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa.
- GV nhận xét và nhắc lại kĩ thuật khâu đột thưa gồm 2 bước:
+ Bước 1: vạch dấu đường khâu.
+ Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
* Lưu ý: + Khâu đột thưa phải theo từ phải sang trái.
+ Khâu đột thưa phải thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”.
+ Không rút chỉ chặt quá hoặc lỏng quá.
+ Khâu đến mũi cuối cùng thì xuống kim để kết thúc mũi khâu.
- GV KT sự chuẩn bị của HS và YC HS thực hành.
- GV quan sát giúp đỡ những HS còn lúng túng.
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập của HS.
+ GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm 
* GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Đường vạch dấu đường thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải.
+ khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
+ Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm.
+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
+ Yêu cầu HS tự đánh giá SP theo các tiêu chí trên.
* GV nhận xét , đánh giá sản phẩm của HS.
C. Củng cố, dặn dò: (5)
- GV nhận tiết học. Về nhà chuẩn bị dụng cụ, vật liệu, để tiết sau học bài Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- 1 em nhắc lại và thực hiện, lớp theo dõi nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành khâu.
- Trưng bày theo nhóm.
- HS lắng nghe và đánh giá sản phẩm theo tiêu chuẩn.
- HS lắng nghe và thực hiện.
THỂ DỤC: (Tiết 18) 
ĐỘNG TÁC LƯNG BỤNG. TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”
I. Mục tiêu : Giúp HS:
1. Ôn động tác vươn thở, tay và chân. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. 
- Học động tác lưng bụng. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác. 
2. Trò chơi: “ Con cóc là cậu ông trời” Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia vào trò chơi nhiệt tình chủ động. 
3. Giáo dục HS ý thức tự giác trong khi tập luyện. 
II. Chuẩn bị :
- Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện : Chuẩn bị 1 còi, phấn kẻ vạch xuất phát và vạch đích.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
NỘI DUNG
ĐLVĐ
HÌNH THỨC TỔ CHỨC 
1 . Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh. 
- GV phổ biến ND: Nêu mục tiêu yêu cầu giờ học. 
- Khởi động: HS chạy một vòng xung quanh sân, và đứng thành một vòng tròn. 
+ Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
+ Trò chơi : “Trò chơi hiệu lệnh ”. 
2. Phần cơ bản
a) Bài thể dục phát triển chung
 * Ôn các động tác vươn thở tay và chân
+ GV hô nhịp cho HS tập 3 động tác. 
+ Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, + GV quan sát để uốn nắn, sửa sai cho HS.
+ Tổ chức cho từng tổ lên tập 
+ GV nhận xét tuyên dương tổ tập tốt . 
* Học động tác lưng bụng: 
+ GV nêu tên động tác. Vừa làm mẫu vừa phân tích từng nhịp để HS bắt chước. 
- Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng hơn vai, đồng thời gập thân, hai tay giơ ngang , bàn tay sấp, ưỡn ngực căng, mặt hướng trước. 
- Nhịp 2: Hai tay với xuống mũi bàn chân , đồng thời vỗ tay và cúi đầu. 
- Nhịp 3: Như nhịp 1. 
- Nhịp 4: Về TTCB. 
- Nhịp 5 , 6, 7, 8 : Như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân. 
 + Cho cán sự lớp lên vừa tập vừa hô nhịp cho cả lớp tập theo, GV theo dõi sửa sai cho các em. 
+ GV điều khiển kết hợp cho HS tập ôn cả 4 động tác cùng một lượt. 
+ GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển.
+ GV quan sát sửa chữa sai sót cho HS. 
+ Tập hợp cả lớp đứng theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn . 
+ GV quan sát, nhận xét , đánh giá. 
* GV điều khiển tập lại cho cả lớp để củng cố 
b) Trò chơi : “Con cóc là cậu ông trời ”
+ GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 + Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, phổ biến luật chơi cho HS chơi thử. 
+ Tổ chức cho HS thi đua chơi chính thức. 
+ GV quan sát, nhận xét, tuyên dương những HS chơi chủ động, nhiệt tình. 
3. Phần kết thúc: 
+ HS làm động tác thả lỏng tại chỗ, sau đó hát và vỗ tay theo nhịp. 
+ GV cùng học sinh hệ thống bài học. 
+ GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà.
+ GV hô giải tán. 
6 phút
1 phút
2 phút
2 phút
1 phút
18 phút
 7 phút
2 lần
4 phút
1 lần
7 phút
 2 lần 
 2 lần 
 2 lần 
 1 lần 
5 phút
2 phút
 2 phút 
 1 phút 
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
- HS thực hiện theo đội hình trò chơi.
- HS thực hiện 
-HS đứng theo đội hình 4 hàng ngang.
=========
 ========
 ========
 =========
 5GV
- Lớp trưởng hôcho cả lớp thực hiện.
- HS thực hiện theo YC.
-HS 4 tổ tập theo khu vực quy định.
T1
T2
T3
T4
 5GV
- Từng tổ lên thi đua. Các tổ khác theo dõi nhận xét.	 
- HS thực hiện 
- HS chuyển thành đội hình vòng tròn. 
5GV
-HS thực hiện.
-HS hô “khỏe”.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 9
I. Mục tiêu: 
1. Đánh giá các hoạt động tuần 9 , đề ra kế hoạch tuần 10.
2. Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể.
3. GDHS ý thức tổ chức kỉ luật ,tinh thần làm chủ tập thể.
II. Nội dung sinh hoạt. 
1. Ôn định lớp, sinh hoạt văn nghệ.
2. Học sinh nhận xét đánh giá:
a. YC các tổ trưởng nhận xét đánh giá các mặt hoạt động trong tuần về nề nếp học tập, hoạt động giáo dục ngoài giờ, lao động vệ sinh..... 
b. Lớp trưởng nhận xét đánh giá chung.
3. Giáo viên nhận xét đánh giá:
 * Ưu điểm: + Đa số HS ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết với bạn bè, 
+ Đi học chuyên cần , không có em nào nói tục hay chửi thề.
+ Cả lớp đều duy trì và thực hiện tương đối tốt 15 phút đầu giờ. Một số em tinh thần học bài và làm bài ở nhà, hoàn thành bài trước khi đến lớp như: Vũ, Ngọc Uyên, Lan Anh, 
* Tồn tại: Tuy nhiên trong giờ học vẫn còn một số em hay nói chuyện riêng như: Thủy,Vũ, Hiền, Thương. Chưa tự giác trong học tập, đến lớp không thuộc bài như: Đức, Thoa, Trạng. Còn một số em còn quên sách, vở: Thanh, Hiền, Vinh. Nhiều em chữ viết còn xấu, trình bày cẩu thả, nhắc nhở thường xuyên nhưng tiến bộ chậm . Tham gia đóng góp còn chậm .
III. Kế hoạch tuần 10:
+ Tiếp tục duy trì tốt nề nếp lớp. Học bài, làm bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Tham gia các hoạt động ngoài giờ đầy đủ.
+ Duy trì tốt nề nếp sinh hoạt ngoài giờ. Tiếp tục nộp các loại quỹ.
+ Ôn bài chuẩn bị thi giữa HKI.
THẢO LUẬN VÀ SỬ LÍ TÌNH HUỐNG SAU:
- Nhóm 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn?
THẢO LUẬN VÀ SỬ LÍ TÌNH HUỐNG SAU:
- Nhóm 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì?
THẢO LUẬN VÀ SỬ LÍ TÌNH HUỐNG SAU:
- Nhóm 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn.
THẢO LUẬN VÀ SỬ LÍ TÌNH HUỐNG SAU:
- Nhóm 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn?
THẢO LUẬN VÀ SỬ LÍ TÌNH HUỐNG SAU:
- Nhóm 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì?
THẢO LUẬN VÀ SỬ LÍ TÌNH HUỐNG SAU:
- Nhóm 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn.
THẢO LUẬN VÀ SỬ LÍ TÌNH HUỐNG SAU:
- Nhóm 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn.
THẢO LUẬN VÀ SỬ LÍ TÌNH HUỐNG SAU:
- Nhóm 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 9 CKTKN DUNG.doc