Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Hoàng Bích Thanh - Trường TH thị trấn Tà Lùng

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Hoàng Bích Thanh - Trường TH thị trấn Tà Lùng

 TIẾT 1 TOÁN

Tiết 41:HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG

 I. Mục tiêu: Giúp HS:

 - HS cĩ biểu tượng về 2 đường thẳng song song.

 -Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.

 - Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.

 II.Chuẩn bị: + Thước thẳng và ê ke.

 III. Các hoạt động dạy- học :

A. Kiểm tra bài cũ: (3’)

-Gọi 2 HS lên bảng vẽ hai đường thẳng vuông góc và đặt tên cho các đường thẳng đó.

-GV nhận xét ghi điểm.

B. Dạy học bài mới: (25’)

1. Giới thiệu bài – Ghi bảng : (2’)

2. Giảng bài

a. Giới thiệu hai đường thẳng song song.(10’)

- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình.

 

doc 52 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 484Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Hoàng Bích Thanh - Trường TH thị trấn Tà Lùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
 TIẾT 1 TOÁN
Tiết 41:HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
 I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - HS cĩ biểu tượng về 2 đường thẳng song song.
 -Biết được hai đường thẳng song song không bao giờ cắt nhau.
 - Giáo dục HS có ý thức học tập tốt.
 II.Chuẩn bị: + Thước thẳng và ê ke.
 III. Các hoạt động dạy- học :
A. Kiểm tra bài cũ: (3’)
-Gọi 2 HS lên bảng vẽ hai đường thẳng vuông góc và đặt tên cho các đường thẳng đó.
-GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng : (2’) 
2. Gi¶ng bµi:
a. Giới thiệu hai đường thẳng song song.(10’)
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình.
 A B
 D C
-GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và CD về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
-GV yêu cầu HS tự kéo dài 2 cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC .
H: Kéo dài 2 cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được 2 đường thẳng song song không?
+ GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.
- Yêu cầu HS vẽ 2 đường thẳng song song.
- GV theo dõi nhận xét cách vẽ của HS.
c. Luyện tập, thực hành: (13’)
Bài 1:+ GV vẽ lên bảng HCN ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
 A B
 D C
+ GV : Ngoài cặp cạnh AB và CD trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau?
+ GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vuông MN PQ.
 M N
 Q P
Bài 2: GV gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE.
Bài 3: Yêu cầu HS quan sát hình trong bài.
 H: Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau?
 H: Trong hình EDIHG có các cạnh nào song song với nhau?
4. Củng cè - Dặn dò: (5’)
* GV gọi 2 HS lên bảng, mỗi HS vẽ 2 đường thẳng song song với nhau.
- H: Hai đường thẳng song song với nhau có cắt nhau không?
-Về nhà làm BT trong VBT và chuẩn bị thước thẳng và ê ke để học bài Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- GV nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên làm, lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
- HS nêu: Hình chữ nhật ABCD.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- 1 em lên bảng làm. 
- Kéo dài 2 cạnh AD và BC của HCN ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song.
- 1 em lên bảng vẽ, lớp vẽ vào nháp.
- HS quan sát hình.
- Cạnh AD và BC song song với nhau.
- Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với NP.
- 1 HS đọc.
- Các cạnh song song với BE là AG và CD.
- HS đọc đềø bài và quan sát hình.
- Có cạnh NM song song với cạnh QP.
- Cạnh DI song song với HG. 
- 2 HS lên bảng thực hiện và trả lời.
- Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 TiÕt 2
 TẬP ĐỌC: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
 I. Mục tiêu: Giúp HS 
 1. §äc tr«i ch¶y toµn bµi. BiÕt ®äc diÕn c¶m ph©n biƯt lêi c¸c nh/v trong ®o¹n ®èi tho¹i (lêi C­¬ng: lƠ phÐp, nµi nØ thiÕt tha; lêi mĐ C­¬ng: lĩc ng¹c nhiªn, khi c¶m ®éng, dÞu dµng).
 2.HiĨu nh÷ng tõ ng÷ míi trong bµi.
 HiĨu ND ý nghĩa bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn lµ nghỊ hÌn kÐm. C©u chuyƯn giĩp em hiĨu: m¬ ­¬c cđa C­¬ng lµ chÝng ®¸ng, 
nghề nào cũng đáng quý.
 - Giáo dục HS yêu lao động, biết kính trọng những người lao động.
 II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 85 SGK
 - Ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
 III. Các hoạt động dạy-học :
A. Kiểm tra bài cũ: (3’) 
- Gọi 2 em đọc bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi :
- H: Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
H: Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày? 
-GV nhận xét và ghi điểm.
B. Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng :(2’) 
2. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV chia đoạn: + Đoạn1: “Từ đầukiếm sống.” -
- Đoạn 2: Còn lại.
- Yêu cầøu HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Lần1: GV theo dõi sửa lỗi – luyện đọc các từ khó :mồn một, quan sang, phì phào.
- Lần 2: Kết hợp giảng từ khó: 
H: Thưa có nghĩa là gì?
H: Kiếm sống là gì?
H: Thế nào gọi là đầy tớ?
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài
b. Tìm hiểu bài:
- H: Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
- H: Ý đoạn 1 nói gì?
- H: Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
-H: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Ý đoạn 2 nói gì? 
- H: Nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con.
- GV nhận xét chốt lại:
+ Cách xưng hô: Cương xưng hô với mẹ lễ phép, kính trọng. Mẹ dịu dàng, âu yếm.
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: Thân mật, tình cảm.
* Cử chỉ của mẹ: Xoa đầu cương khi thấy Cương biết thương mẹ.
d. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi 2 em đọc nối tiếp bài 
*Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn văn sau: “Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ.như khi đốt cây bông.”
+ Gọi HS đọc phân vai. (Cương, mẹ Cương, người dẫn chuyện), 
+ Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
-GV Và HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
4. Củng cố - Dặn dò:
- H: Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
-GV liên hệ giáo dục, nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi- đát.
-Nhận xét tiết học .
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV
- Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 Em đọc, lớp đọc thầm theo.
- 2 HS đọc nối tiếp.
- Học sinh đọc .
- HS đọc chú giải SGK
- Trình bày với người trên.
- Tìm cách, tìm việc để có cái nuôi mình.
- Người giúp việc cho chủ.
- Cả lớp theo dõi.
- Để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ
-Ý1: Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp bố mẹ.
- Bà ngạc nhiên phản đối và cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố Cương cũng sẽ không cho Cương làm nghề thợ rèn, sợ mất thể diện của gia đình.
- Cương nắm lấy tay mẹ. Em nói với mẹ: Nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng coi thường.
-Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
- HS nêu
- Lớp đọc thầm 
- 3 em thi đọc, lớp nhận xét. 
- 3 HS đọc phân vai, lớp theo dõi.
- Đọc diễn cảm trong nhóm.
- HS nghe và nhận xét cách đọc.
* Ý nghĩa: Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ.
TiÕt 3
CHÍNH TẢ: (nghe -viết)
THỢ RÈN
 I. Mục tiêu: Giúp HS
 - Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Thợ rèn.
 - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n hoặc uôn/ uông.
 - Giáo dục HS tự giác khi viết bài.
 II. Chuẩn bị :- Bảng phụ viết bài tập 2a.
 III. Các hoạt động dạy - học :
A. Kiểm tra bài cũ:(3’)
- Gọi HS lên bảng đọc cho HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp: 
Con dao, rao vặt, giao hàng, đắt rẻ, hạt dẻ, cái giẻ, bay liệng, điên điển.
-GV nhận xét ghi điểm.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng : (2’) 
2. Hướng dẫn HS nghe viết.
- Gọi HS đọc bài thơ và đọc chú giải.
H: Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
H: Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?
H: Bài thơ cho em biết những gì về nghề thợ rèn?
- Yêu cầu HS tìm, các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- GV đọc các từ khó cho HS viết.
- GV nhắc HS: Ghi tên bài thơ vào giữa dòng. Khi chấm xuống dòng lùi vào 1 ô , viết hoa chữ cái đầu câu.
-GV đọc từng câu cho HS viết bài. 
-GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
- Thu một số vở chấm và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS làm bài 
-GV kết luận lời giải đúng:
Năm ,le te, lập loè, Lưng Làn, lóng lánh , trăng loe.
4. Củng cố - Dặn dò:(4’)
-Trả bài nhận xét bài viết từng em.
- Về nhà ôn luyện các bài đã học chuẩn bị kiểm tra .
- GV nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng viết.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Các từ: ngôi xuống nhọ lưng, quệt ngang nhọ mũi, suốt tám giờ chân than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.
- Vui như diễn kịch, già trẻ như nhau, nụ cười không bao giờ tắt.
- Sự vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.
- HS nêu: trăm nghề, quai một trận, bóng nhẫy, diễn kịch, nghịch.
- 2 em lên bảng viết, lớp viết vở nháp .
- HS đọc.
-Học sinh lắng nghe cách trình bày bài .
- HS lắng nghe và viết bài.
- HS tự soát lỗi.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi.
- 2 em lên bảng làm . Lớp làm vào vở .
 Thĩ ba, ngµy 26 th¸ng 10 n¨m 2010 
 TiÕt 1 TOÁN
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
 I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Cĩ biểu tượng về hai đường thẳng vuơng gĩc. Kiểm tra được hai 
 - Biết vẽ đường cao của tam giác.
 - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình. 
 II. Chuẩn bị: -Thước thẳng và ê ke .
 III. Các hoạt động dạy – học :
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- GV vẽ hình lên bảng, gọi HS lên bảng chỉ và nêu tên các cặp cạnh nào song song với nhau.
 M N
 N 
 Q P
 Q P
 B B
 D C 
+ GV chữa bài và ghi điểm . 
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài – Ghi bảng :
a. Hướng dẫn vẽ 2 đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước.(5)
-GV thực hiện các bước vẽ như SGK HS quan sát.
-Đặt 1 cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB 
-Chuyển ê ke trượt theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ 2 của ê ke gặp điểm E. Vạch 1 đường thẳng theo cạnh đó thì được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với AB 
 	 B
 A D
-Điểm E nằm trên đường  ...  ke để 
 vẽ hình vuơng cĩ số đo cạnh cho trước.
 2. Rèn kĩ năng vẽ hình vuông thành thạo, đúng kĩ thuật.
 3. Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
 II. Chuẩn bị: + Thước thẳng có vạch xăng- ti- mét, ê ke, com pa.
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
+ Gọi 2 HS lên bảng 1 em vẽ HCN ABCD có độ dài cạnh AD là 3dm, AB là 5dm. 1 em vẽ HCN MNPQ có độ dài cạnh MN là 6 dm, cạnh PQ là 4 dm . 
* GV nhận xét và ghi điểm .
B. Dạy học bài mới: (25)
1. Giới thiệu bài: (2’), ghi đầu bài
 Nêu MT bài học.
2. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước.
H: Hình vuông có các cạnh ntn với nhau?
H: Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì?
+ GV HD HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK:
- Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.
- Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đólấy đoạn thẳng DA =3 cm, CB = 3cm.
- Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
3. Thực hành luyện tập: 
Bài 1: Bài tập YC chúng ta làm gì? 
H: Muốn tính chu vi và diện tích hình vuông ta làm thế nào?
+ YC HS tự làm bài 
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
+ YC HS quan sát kĩ hình rồi vẽ vào vở, đúng mẫu như SGK.
H: Tứ giác nối trung điểm các cạnh của một hình vuông là hình gì?
H: Muốn vẽ hình tròn bên trong hình vuông như hình b ta vẽ như thế nào? 
Bài 3: 
+ Yêu cầu HS tự vẽ hình vuông ABCD có độ dài cạnh là 5cm và kiểm tra xem hai đường chéo có bằng nhau không, có vuông góc với nhau không.
+ Yêu cầu HS báo cáo kết quả kiểm tra về hai đường chéo của mình
* GV kết luận: Hai đường chéo của hình vuông luôn bằng nhau và vuông với nhau.
C. Củng cố, dặn dò: (5)
H: Hình vuông có các cạnh như thế nào?
H: Các góc của các đỉnh hình vuông là góc gì?
+ GV nhận xét tiết học. Về nhà làm các BT trong VBT. Chuẩn bị bài Luyện tập.
- 2 HS lên bảng làm, lớp nháp, nhận xét
- Hình vuông có các cạnh bằng nhau.
- Là góc vuông.
- HS vẽ hình vuông ABCD theo HD.
 A B	
 3 cm 
D 3cm C
- HS nêu
- HS nêu quy tắc tính CV và DT hình vuông.
- 1 em lên bảng vẽ hình và làm.
a. Chu vi hình vuông là:
4 4 = 16 (cm)
b. Diện tích hình vuông là:
4 4 = 16 (cm2)
Đáp số: CV: 16 cm, DT: 16 (cm2)
- 1 em đọc: Vẽ theo mẫu.
- HS quan sát và vẽ hình vào vơ.û
- Là hình vuông.
- Vẽ hai đường chéo của hình vuông nhỏ, giao của hai đường chéo là tâm của hình tròn.
- HS thực hiện.
- HS tự vẽ hình vuông ABCD vào vở, sau đó: 
+ Dùng thước thẳng có vạch chia cm để đo độ dài hai đường chéo.
+ Dùng ê ke để kiểm tra các góc tạo bởi hai đường chéo.
- Hai đường chéo của hình vuông ABCD bằng nhau và vuông góc với nhau.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
 TIẾT 2
 TẬP LÀM VĂN
 LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
 I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 1. Xác định được mục đích trao đổi, vai trò của mình trong cách trao 
 đổi.
 2. Lập được dàn ý của bài trao đổi. Đóng vai trao đổi tự nhiên, thân 
 Ái, cử chỉ thích hợp, lời lẽ cĩ sức thuyết phục để đạt được mục 
 đích đề ra.
 3. HS có khả năng trao đổi với người khác để đạt được mục đích.
 II. Chuẩn bị: + bảng lớp viết sẵn đề bài.
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)	
- Gọi HS kể lại câu chuyện về Yết Kiêu
đã được chuyển thể từ kịch.
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
B. Dạy học bài mới: (25’) 
1. Giới thiệu bài: (2)Nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài. (3’)
+ Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
+ GV dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh ( chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
3. Xác định mục đích trao đổi. (6’)
+ Gọi HS đọc gợi ý 1,2,3.
+ yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi:
- H: Nội dung cần trao đổi là gì?
- H: Đối tượng trao đổi với nhau là ai?
- H: Mục đích trao đổi là để làm gì?
- H: Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
- H: Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh ( chị )?
4. HS thực hành trao đổi theo cặp. (8’)
+ Chia lớp làm 4 nhóm. YC HS chọn bạn đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp).
+ GV đến từng nhóm giúp đỡ.
5. Thi trình bày trước lớp.(7’)
+ Tổ chức cho HS thi đóng vai trao đổi trước lớp.
+ YC HS theo dõi, nhận xét theo các tiêu chí sau:
- Nội dung trao đổi có đúng đề bài không.
- Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không.
- Lời lẽ, cử chỉ của hai bạn đã phù hợp với vai đóng không.
* Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp cho diễn mẫu.
C. Củng cố, dặn dò: (5)
H: khi trao đổi ý kiến với người thân ta cần lưu ý điều gì?
+ GV nhận xét chốt lại ND bài. Về nhà viết lại cuộc trao đổi vào vở. Ôn những bài đã học, chuẩn bị thi giữa HKI.
- 3 HS lần lượt lên bảng kể.
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc.
- HS theo dõi.
- 3 em đọc nối tiếp nhau.
- Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
- Với anh (chị ) của em.
- Làm cho anh (chị )hiểu rõ nguyện vọng của em và ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy.
- Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh ( chị ) của em.
+ Em muốn đi học múa vào các buổi chiều tối.
+ Em muốn đi học vẽ vào các buổi sáng thứ bảy và chiều chủ nhật.
- Hoạt động nhóm ghi những ý kiến đã thống nhất, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi.
- Từng cặp lên trình bày trao đổi trước lớp. 
- HS nhận xét sau từng cặp.
- Nắm vững mục đích trao đổi. Xác định đúng vai. ND trao đổi rõ ràng, lôi cuốn. Thái độ chân thật, cử chỉ tự nhiên.
 TIẾT 3
 KHOA HỌC: ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
 I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức về:
 1. Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường
 + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 + Cách phòng chống một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh 
 dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hố.
 2. Áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày.
 + H ệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 lời 
 Khuyên Bộ y tế.
 3. Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn.
 II. Chuẩn bị: - Phiếu ghi các câu hỏi
 III. Các hoạt động dạy –học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi:
H: Nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước?
H: Nêu 1 số nguyên tắc khi đi bơi hoặc tập bơi?
- GV nhận xét cho điểm.
B. Dạy học bài mới: (25’)
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Hoạt động chính: (23’)
* Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề:
Con người và sức khỏe.
- Chia lớp thành 4 nhóm YC các nhóm thảo luận và trình bày theo các ND sau:
+ Nhóm 1: Nêu quá trình trao đổi chất của con người?
+ Nhóm 2: Nêu các chất dinh dưỡng cần cho cơ thể người? 
+ Nhóm 3: Nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hóa?
+ Nhóm 4: Nêu một số việc phòng tránh tai nạn đuối nước?
- YC các nhóm trình bày, sau mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác đều chuẩn bị câu hỏi để hỏi lại nhằm tìm hiểu rõ nội dung trình bày.
* GV tổng hợp ý kiến của HS và nhận xét.
* Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ kì diệu
+ GV phổ biến luật chơi 
- GV đưa ra bảng chữ gồm 15 ô chữ hàng ngang và 1 ô chữ hàng dọc mỗi ô chữ hàng ngang là một nội dung kiến thức đã học và kèm theo lời gợi ý.
- HS nào TL nhanh , đúng được điểm 10.
- HS thắng cuộc là HS ghi được nhiều điểm nhất .
- Tìm được từ hàng dọc được 20 điểm.
- Trò chơi kết thúc khi hàng dọc được đoán ra.
* Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
Trò chơi : “Ai chọn thức ăn hợp lí”
- YC HS tiến hành hoạt động trong nhóm . Sử dụng những mô hình đã mang đến để lựa chọn một bữa ăn hợp lí và giải thích tại sao lại chọn như vậy. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- GV nhận xét tuyên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp. 
C. Củng cố- dặn dò: (5)
- Gọi HS đọc 10 điều khuyên dinh dưỡng hợp lí
- Nhận xét tiết học. Về nhà vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện 1 trong 10 điều khuyên về dinh dưỡng và học thuộc bài để chuẩn bị kiểm tra 
- 2 em lần lượt lên bảng trả lời câu hỏi.
- Tiến hành thảo luận nhóm. 
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày. Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung.
+ Câu hỏi các nhóm có thể đưa ra là
-Nhóm 1:Cơ quan nào có vai trò chủ đạo trong quá trình trao đổi chất ?
- Hơn hẳn những sinh vật khác con người cần gì để sống ?
- Nhóm 2: Hầu hết thức ăn, đồ uống có nguồn gốc từ đâu ?
-Tại sao chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
- Nhóm 3: Tại sao chúng ta cần phải diệt ruồi ?
- Để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy ta phải làm gì ?
- Nhóm 4: Làm thế nào để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- HS lắng nghe
- HS tiến hành chơi để điền từng ô chữ, HS khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
- Các ô chữ hàng ngang lần lượt được đoán ra là:
+ VUI CHƠI, CHẤT BÉO, KHÔNG KHÍ, NƯỚC TIỂU, GA, NƯỚC, BỘT ĐƯỜNG, VI TA MIN, SẠCH, SỬ DỤNG, BƯỚU CỔ, ĂN KIÊN, KHỎE, CHÁO MUỐI, TRẺ EM.
+ Ô chữ hàng dọc là: 
CON NGƯỜI SỨC KHỎE.
- Tiến hành làm việc theo nhóm.
- Lần lượt các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 em đọc 
- HS lắng nghe và thực hiện.
---------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 9 bich thanh TH thi tran Ta Lung.doc