Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Lê Thị Mai Liên

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Lê Thị Mai Liên

TẬP ĐỌC

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ

I. Mục đích, yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- GDHS tình cảm trong sáng, gần gũi và những mong muốn giản dị.

* GDKNS: Lắng nghe tích cực; giao tiếp; thương lượng.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ bài đọc trang 85/SGK

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy - học:

 

doc 43 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - GV: Lê Thị Mai Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Ngày soạn: 20/ 10/ 2013
Ngày dạy: Thứ hai 21/ 10/ 2013
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. 
- Hiểu nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- GDHS tình cảm trong sáng, gần gũi và những mong muốn giản dị. 
* GDKNS: Lắng nghe tích cực; giao tiếp; thương lượng. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ bài đọc trang 85/SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp bài Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời câu hỏi về nội dung từng đoạn. 
- Gọi 1 HS nêu NDC. 
- GV nhận xét và ghi điểm. 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài - ghi đề. 
HĐ1: Luyện đọc
 Mục tiêu: HS đọc trôi chảy đoạn, bài; phát âm chính xác và hiểu nghĩa một số từ ngữ. 
- Gọi 1HS đọc toàn bài. 
- GV chia đoạn, yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. 
 GV theo dõi, sửa lỗi phát âm cho HS đọc còn sai. 
- Gọi 1 HS đọc chú giải. 
- Yêu cầu HS đọc theo nhóm đôi. 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài. 
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc. 
HĐ2: Tìm hiểu bài 
Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi trong SGK và hiểu nội dung chính của bài. 
* GDKNS: Lắng nghe tích cực; giao tiếp; thương lượng. 
- Gọi HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời các câu hỏi: 
H: Từ “Thưa”có nghĩa là gì?
H: Cương xin mẹ điều gì?
Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
H: “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
H: Đoạn 1 ý nói gì? 
Ý1 : Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp bố mẹ. 
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi: 
H: Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
H : Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
H: Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
* Giáo dục kĩ năng giao tiếp, thương lượng
H: Đoạn 2 ý nói gì? 
Ý2: Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với mình. 
H: Nội dung của bài là gì?
NDC: Cương ước mơ trở thành thợ rèn vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý và cậu đã thuyết phục được mẹ. 
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm
Mục tiêu: HS biết ngắt, nghỉ đúng, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật. 
- Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay, phù hợp từng nhân vật. 
- Yêu cầu HS thực hiện đọc trong nhóm đoạn văn: Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ. như khi đốt cây bông. ”
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Nhận xét cách đọc, tuyên dương. 
3. Củng cố, dặn dò: 
H: Câu chuyện của Cương có ý nghĩa gì?
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS học bài và chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi- đát. 
- K.Trang, Kiệt, Lan lên bảng 
Lớp theo dõi và nhận xét. 
- HS nhắc lại. 
- 1 em đọc, lớp đọc thầm 
- HS đọc nối tiếp đoạn. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- Đọc theo nhóm, chỉnh sửa cho nhau. 
 - 1 HS đọc thể hiện. 
- Cả lớp lắng nghe. 
- 1 HS đọc, lớp suy nghĩ và trả lời. 
- Vài HS nêu. 
- HS đọc bài
- Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. 
- HS nêu. 
- HS nêu. 
- Nhắc lại. 
- 3 HS đọc phân vai. 
 HS nêu cách đọc hay. 
- Đọc diễn cảm trong nhóm bàn 
- Đại diện nhóm thi đọc, BGK chấm điểm. 
- Nhận xét, chọn bạn đọc hay. 
- HS trả lời. 
- Lớp lắng nghe và thực hiện. 
KHOA HỌC
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC
I. Mục tiêu: 
- Nêu một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước : 
- Không chơi đùa gần hồ, ao, sông, suối, giếng, chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. 
- Chấp hành các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thủy. 
- Tập bơi khi có người lớn và phương tiện cứu hộ. 
- Thực hiện được các quy tắc an toàn phòng tránh đuối nước. 
- Luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động các bạn cùng thực hiện. 
* GDKNS:
 - Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. 
- Kĩ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi. 
 II. Đồ dùng dạy – học: 
 - Các hình minh hoạ trang 36; 37 / SGK. 
 - Câu hỏi thảo luận ghi sẵn trên bảng lớp. 
- Phiếu ghi sẵn các tình huống. 
 III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi: 
H: Khi bị bệnh cần cho người bệnh ăn uống như thế nào?
H: Khi người thân bị tiêu chảy em sẽ chăm sóc như thế nào?
- GV nhận xét, ghi điểm cho HS. 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài - ghi đề. 
HĐ1: Những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước
Mục tiêu: HS hiểu được một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh tai nạn sông nước. 
*GDKNS: Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. 
- Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi theo các câu hỏi sau: 
H: Mô tả những gì em nhìn thấy ở hình vẽ 1; 2; 3. Theo em, việc làm nào nên làm và việc làm nào không nên làm? Vì sao?
H: Theo em chúng ta phải làm gì để phòng tránh tai nạn sông nước?
- Nhận xét các ý kiến của HS. 
- Gọi HS đọc ý 1; ý 2 mục Bạn cần biết. 
HĐ2: Những điều cần biết khi đi bơi hoặc tập bơi
 MT: HS biết được một số điều cần thiết khi đi bơi hoặc tập bơi. 
* Kĩ năng cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi đi bơi hoặc tập bơi. 
- GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS thảo luận nhóm. 
- Yêu cầu các nhóm quan sát H4; H5/37 SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi: 
1. Hình minh hoạ cho em biết điều gì?
2. Theo em, nên tập bơi hoặc đi bơi ở đâu?
3. * Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
- GV kết luận: 
HĐ3: Bày tỏ thái độ, ý kiến
Mục tiêu: HS hiểu được tác hại của tai nạn sông nước. 
* Kĩ năng phân tích và phán đoán những tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn đuối nước. 
- GV tiếp tục tổ chức cho HS hoạt động 3 nhóm vừa đóng vai vừa trả lời.. 
- Phát phiếu ghi tình huống cho mỗi nhóm. 
Nhóm 1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về. Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu em là Bắc em sẽ nói gì với bạn?
Nhóm 2: Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là Nga em sẽ làm gì?
Nhóm 3: Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở sân giếng. Giếng xây thành cao nhưng không có nắp đậy. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn?
- Gọi các nhóm trình bày ý kiến. Nhận xét, chốt ý đúng. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Gọi HS đọc mục Bạn cần biết. 
- Dặn HS về nhà học bài và thực hiện tốt việc phòng tránh tai nạn sông nước. 
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời (X.Linh, Hiền). 
 Lớp theo dõi và nhận xét. 
- HS tiến hành thảo luận, sau đó đại diện 2 cặp trình bày. 
 Các cặp khác lắng nghe, bổ sung. 
- 2 HS đọc. 
- Các nhóm tổ tiến hành quan sát và thảo luận. 
 Đại diện các nhóm trình bày. 
 Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung 
- HS lắng nghe. 
- Các nhóm hoạt động. 
Đại diện nhóm đóng vai và trả lời. 
- 2 HS đọc. 
- HS lắng nghe và thực hiện. 
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu: 
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. 
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke. 
- GDHS ý thức học tập, cẩn thận, chính xác. 
- Cả lớp làm bài 1; 2; 3a; HS K – G làm thêm bài 3b; 4
II. Chuẩn bị: 
- GV: ê - ke, thước thẳng, hình vẽ như các BT trong SGK. 
- HS : ê - ke, thước nhỏ. 
III. Các hoạt động dạy –học: 
1. Bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng làm bài tập: (H.Trang, Sĩ) A
Điền vào chỗ trống: 
a/ Hình bên có.. góc vuông. Đó là góc
b/ Hình bên có.. góc nhọn. Đó là góc
Lớp nhận xét – GV ghi điểm. 
2. Bài mới: GT bài- ghi bảng. B C
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
MT: HS nhận biết được hai đường thẳng vuông góc. 
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì? 
- GV vừa thao tác vừa nêu: Ta kéo dài DC thành đường thẳng DH, kéo dài BC thành đường thẳng BK. Khi đó ta được hai đường thẳng DH, BK vuông góc với nhau tại điểm C. 
H: Hãy cho biết góc: BCD, BCH, HCK, DCK là góc gì? Có chung đỉnh nào?
GV: Như vậy hai đường thẳng DH, BK vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh C. 
- Yêu cầu HS quan sát đồ dùng học tập của mình và lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc trong thực tế cuộc sống. 
- HD HS dùng eke để kiểm tra. 
 HĐ2: Luyện tập 
MT: HS hiểu và vẽ được hai đường thẳng vuông góc. 
Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu BT. 
- Yêu cầu cả lớp cùng kiểm tra bằng ê - ke. 
- Gọi HS nêu ý kiến. 
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 
 H: Vì sao hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau? 
Bài 2: - Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu BT. 
GV gắn hình lên bảng, yêu cầu HS ghi tên các cặp cạnh vuông góc ở HCN. 
- Nhận xét, chốt kết quả 
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu
- GV vẽ hình, yêu cầu HS ghi tên các cặp cạnh vuông góc ở các hình. 
- Nhận xét, chốt kết quả 
Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu BT. 
GV gắn hình lên bảng. 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn và trình bày miệng. 
- Nhận xét, chốt kết quả. 
 3. Củng cố - Dặn dò: 
- HS nhắc lại cách kiểm tra hai đường thẳng vuông góc. 
- Nhận xét tiết học. 
- Về nhà hoàn thành BT (nếu chưa HT) và làm bài trong VBT- Chuẩn bị tiết sau. 
- Quan sát, đọc và nêu. 
- HS trả lời. 
- HS theo dõi thao tác của GV. 
- Trả lời 
- HS tìm và nêu. 
- HS đọc yêu cầu và tự thực hiện theo yêu cầu. 
2 HS yếu nêu kết quả. Lớp nhận xét. 
- HS trả lời. 
- HS quan sát hình và ghi tên các cặp cạnh vuông góc ra vở. 
1 HS yếu (TB) lên bảng thực hiện. 
- HS đọc yêu cầu
trao đổi nhóm đôi và làm bài. 
1 HS yếu trình bày kết quả ý a; 1 HS khá trình bày ý b. 
- HS khá, giỏi giúp HS yếu thực hiện. 
2 HS khá nêu kết quả. Lớp nhận xét. 
- 1, 2 HS nhắc lại. 
- Lắng nghe, thực hiện. 
Ngày soạn: 21/ 10/ 2013
Ngày dạy: Thứ ba, 22/10/ 2013
CHÍNH TẢ
Nghe – viết: THỢ RÈN
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Nghe- viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. 
- Làm đúng BTCT phương ngữ 2a. 
- GDHS tính cẩn thận, chính xác, trình bày sạch sẽ. 
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Bài tập 2a và 3a viết vào bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc cho 2 HS lên viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp những từ HS viết sai ở tiết trước. 
 - GV nhận xét chữ viết của hs trên bảng. 
2. Bài mới: GV giới thiệu bài - ghi đề. 
HĐ1: HDHS nghe- viết
MT: HS nắm được cách viết bài. 
- Gọi HS đọc bài viết. 
H: Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
- Yêu cầu HS tìm, luy ...  nêu cách vẽ. 
- Cho HS vẽ hình theo yêu cầu. 
- Nhận xét, sửa sai. 
- Yêu cầu cả lớp dùng eke để kiểm tra góc đỉnh E của tứ giác BEDA và nêu kết quả. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS nhắc lại cách vẽ đường thẳng song song với đường thẳng cho trước. 
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà hoàn thành BT (nếu chưa HT) và làm BT trong VBT. 
Chuẩn bị: Thực hành vẽ HCN, HV. 
- 2 HS yếu lên bảng (Hoàng, Hùng ), lớp theo dõi, nhận xét. 
- Quan sát. 
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp. 
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ nháp. 
- HS nêu nhận xét (là hai đt song song với nhau). 
- Vài HS nêu. 
- Quan sát. 
- HS nêu. 
- 1 HS yếu lên bảng vẽ, lớp vẽ vào SGK. 
Nhận xét. 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm. 
- HS theo dõi. 
- Lắng nghe rồi trao đổi thêm theo nhóm bàn để tìm cách vẽ (HS khá, giỏi giúp đỡ HS yếu). 
- 1 HS khá (giỏi) lên bảng vẽ, lớp vẽ vào nháp. 
- HS khá (giỏi) nêu. 
- HS đọc đề bài và quan sát hình. 
- Vài em nêu cách vẽ. 
- 1 HSTB lên bảng vẽ, lớp vẽ vào SGK. 
- HS kiểm tra và nêu (là góc vuông). 
- 2 HS nêu lại. 
- Lắng nghe, thực hiện. 
MĨ THUẬT
VẼ TRANG TRÍ: VẼ ĐƠN GIẢN HOA, LÁ
I. Mục tiêu: 
- HS nắm được hình dáng, màu sắc và đặc điểm của một số loại hoa, lá đơn giản; nhận ra vẻ đẹp của hoạ tiết trong trang trí. 
- HS biết cách vẽ đơn giản được một số bông hoa, chiếc lá. 
- HS yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên. 
II. Chuẩn bị: 
GV: Một số hoa, lá thật, ảnh chụp, bài vẽ mẫu, hình gợi ý cách vẽ. 
HS: SGK, giấy, bút chì, tẩy, màu, hoa, lá thật. 
II. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng HS
2. Bài mới: Giới thiệu- Ghi đề
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét
GV giới thiệu một số hoa lá thật có nhiều hình dáng, màu sắc đẹp và phong phú thường được sử dụng trong trang trí. 
Cho HS nêu tên, sosánh các loại hoa lá. 
Hoạt động 2: Cách vẽ đơn giản hoa, lá. 
Vẽ hình dáng chung. 
Vẽ các nét chính của hoa, lá; 
Nhìn mẫu, vẽ nét chi tiết, 
Hoạt động 3: Thực hành, 
GV quan sát nhắc nhở gợi ý: 
Nhìn mẫu hoa, lá để vẽ; 
Tìm đặc điểm riêng của hoa, lá; 
Vẽ màu theo ý thích; 
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá; 
GV chọn bài hoàn thành tốt và chưa tốt để treo bảng; 
HS nhận xét về hình vẽ hoa, lá; 
Màu sắc ntn?
HS xếp loại bài theo ý thích; 
3- Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương; 
chuẩn bị bài sau. 
HS kiểm tra chéo; 
Các tổ báo cáo; 
Hs nhắc lại 
HS xem hình hoa, lá ở hình 1
HS trả lời
HS theo dõi
HS làm bài cá nhân
HS đánh giá theo nhóm. 
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Dựa vào trích đoạn Yết Kiêu và gợi ý trong SGK, bước đầu kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian. 
- Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tạo, lời kể hấp dẫn, sinh động. 
II. Đồ dùng dạy – học
- Tranh minh hoạ SGK. 
- Ý chính 3 đoạn viết sẵn vào bảng phụ. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể lại chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự thời gian và không gian. 
- Gọi 1 em nêu sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện theo trình tự không gian và thời gian. 
* GV nhận xét và ghi điểm cho HS. 
2. Dạy bài mới: GV giới thiệu bài
* Cho HS quan sát tranh minh hoạ và nêu những hiểu biết của em về câu chuyện Yết Kiêu. 
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập
MT: HS biết kể lại được câu chuyện theo trình tự không gian. 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc đoạn trích theo phân vai, 1 em dẫn chuyện. 
* Chú ý giọng đọc của từng nhân vật. 
H: Cảnh 1 có những nhân vật nào?
H: Cảnh 2 có những nhân vật nào?
H: Yết Kiêu xin cha điều gì? 
H: Yết Kiêu là người như thế nào?
H: Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý?
H: Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch được diễn ra theo trình tự nào?
Bài 2 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập. 
H: Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý SGK là kể theo trình tự nào?
* GV: Khi kể chuyện theo trình tự không gian chúng ta có thể đảo lộn trật tự thời gian mà không làm cho câu chuyện bớt hấp dẫn. 
H: Muốn giữ lại những lời đối thoại quan trọng ta làm như thế nào?
H: Theo em, nên giữ lại lời đối thoại nào khi kể chuyện này?
* Yêu cầu HS chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện. 
* GV chuyển mẫu 1 câu đoạn 2: 
- Văn bản kịch: 
- Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí. 
- Chuyển thành lời kể: 
- Cách 1: (có lời dẫn gián tiếp): Thấy Yết Kiêu xin đi đánh giặc, nhà vua rất mừng, bảo chàng nhận một loại binh khí mà chàng ưa thích. 
- Cách 2: (có lời dẫn trực tiếp): Nhà vua rất hài lòng trước quyết tâm diệt giặc của Yết Kiêu, bèn bảo: “Trẫm cho nhà ngươi nhận lấy một loại binh khí”
HĐ2: Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
MT: HS kể lại hoàn chỉnh câu chuyện mình đã chuyển thể. 
- Gọi HS kể từng đoạn của câu chuyện. 
- Tổ chức cho HS thi kể toàn truyện. 
* Nhận xét, bình chọn HS kể tốt và ghi điểm. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học – GDHS. 
- Dặn HS về nhà chép lại câu chuyện đã chuyển thể vào vở, kể lại cho người thân nghe. 
Chuẩn bị tiết sau. 
- 2 HS kể chuyện, lớp theo dõi và nhận xét. 
- HS lắng nghe và nhắc lại. 
- HS quan sát và nêu. 
- HS đọc theo phân vai. 
- 1 số HS trả lời. 
- 1 HS đọc. 
- Trình tự không gian. 
- HS lắng nghe. 
- Đặt lời đối thoại sau dấu hai chấm, trong dấu ngoặc kép. 
- HS nêu ý kiến. 
- HS trao dổi nhóm bàn và chuyển. 
- Vài HS khá trình bày. 
- Mỗi HS kể một đoạn. 
- 3 HS lên thi kể chuyện. 
- HS nhận xét bạn kể, bình chọn bạn kể hay. 
- Lắng nghe, thực hiện. 
KĨ THUẬT
KHÂU ĐỘT THƯA (Tiết 2)
I. Mục tiêu : 
 - HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. 
 - Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. 
 - GD HS yêu lao động có thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. 
II. Chuẩn bị : 
- GV : Tranh quy trình mũi khâu đột thưa và mẫu đường khâu đột thưa được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu. 
- HS : Dụng cụ cắt, khâu, thêu: 1số mẫu vải, kim, chỉ, kéo, khung thêu, . 
III. Các hoạt động dạy - học : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài, ghi đề. 
HĐ3 : Thực hành khâu đột thưa
MT: Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. 
- GV yêu cầu HS nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các thao tác khâu đột thưa. 
- GV nhận xét và củng cố thêm kĩ thuật khâu đột thưa theo hai bước sau: 
	- Bước 1: Vạch dấu đường khâu. 
	- Bước 2 : Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. 
- Yêu cầu từng HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện khâu đột thưa trên vải đã chuẩn bị. 
- GV theo dõi và uốn nắn thêm cho HS. 
HĐ4 : Đánh giá kết quả học tập của học sinh
MT: Trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm theo tiêu chí. 
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm đã hoàn thành. 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm: 
- Đường vạch dấu thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải. 
- Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. 
- Đường khâu tương đối thẳng, ít bị dúm. 
- Các mũi khâu ở mặt phải tương đối bằng nhau và cách đều nhau. 
- Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. 
- GV chấm và nhận xét, cho lớp xem những sản phẩm đẹp. 
3. Củng cố - Dặn dò : 
- Gọi HS nêu lại các bước khâu đột thưa. 
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
– Nhắc nhở HS thu dọn sản phẩm, cất gọn gàng và VS lớp học. 
 - Dặn HS thực hành ở nhà và chuẩn bị tiết sau. 
- HS để dụng cụ lên bàn kiểm tra nhau. Báo cáo. 
- Lắng nghe và nhắc lại. 
- 2, 3 em nhắc lại. 
- Lắng nghe và1 - 2 HS nhắc lại. 
- Cả lớp thực hiện. 
- Từng HS trình bày sản phẩm của mình đã hoàn thành. 
- Theo dõi, lắng nghe, tự đánh giá các sản phẩm trong nhóm. 
- Xem sản phẩm đẹp và học hỏi. 
- 1- 2 HS nêu. 
- Lắng nghe, thực hiện. 
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (T. 1)
I. Mục tiêu: 
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ. 
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ. 
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,  hằng ngày một cách hợp lý. 
- HS khá, giỏi biết được vì sao cần phải tiết kiệm thời giờ. 
 Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,  hằng ngày một cách hợp lí. 
* GDKNS: - Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá. Kĩ năng bình luận và phê phán việc lãng phí thời gian. 
II. Đồ dùng dạy – học: 
- Tranh minh hoạ truyện “ Một phút”. 
- Bảng phụ BT1. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Tìm hiểu truyện
MT: HS hiểu được ý nghĩa truyện. 
* GDKNS: Kĩ năng xác định giá trị của thời gian là vô giá. 
- GV tổ chức cho HS làm việc cả lớp. 
- GV kể câu chuyện “Một phút” có tranh minh hoạ. 
- Gọi 1 HS kể cho cả lớp nghe câu chuyện. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi sau đó đóng vai để kể lại câu chuyện của Mi- chi- a và rút ra bài học. 
H: Mi- chi- a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
H: Chuyện gì đã xảy ra với Mi- chi- a?
H: Sau chuyện đó, Mi- chi- a đã hiểu ra điều gì?
H: Em rút ra bài học gì từ câu chuyện của Mi- chi- a?
- Cho 2 nhóm lên đóng vai kể lại câu chuyện của Mi- chi- a. 
H: Từ câu chuyện của Mi- chi- a ta rút ra bài học gì?
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 
 HĐ2: Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
MT: HS biết được ích lợi của việc tiết kiệm thời giờ. 
* Kĩ năng bình luận và phê phán việc lãng phí thời gian. 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để trả lời câu hỏi: 
1. Em hãy cho biết: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu: 
- HS đến phòng thi muộn. 
- Hành khách đến muộn giờ tàu, máy bay. 
- Đưa người đến bệnh viện cấp cứu chậm. 
2. Theo em, nếu tiết kiệm thời giờ thì những chuyện đáng tiếc trên có xảy ra không?
3. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?
- GV nhận xét, đưa ra kết luận. 
HĐ3: Tìm hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ
MT: HS hiểu thế nào là tiết kiệm thời giờ. 
* Kĩ năng bình luận và phê phán việc lãng phí thời gian. 
- GV treo bảng phụ để HS theo dõi các ý kiến ghi trên bảng. 
- Lần lượt đọc các ý kiến và yêu cầu HS cho biết thái độ: tán thành hoặc không tán thành. 
- GV ghi vào bảng. Yêu cầu HS giải thích ý kiến của mình. 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Yêu cầu HS đọc lại ghi nhớ. 
- Dặn HS về nhà học bài, xây dựng TGB phù hợp và chuẩn bị tiết 2. 
- HS lắng nghe. 
- 1 HS kể lại. 
- HS thảo luận nhóm bàn trả lời
và đóng vai. 
- Từng nhóm lên kể. Lớp theo dõi, nhận xét. 
- HS rút ra ghi nhớ. 
- 2 HS đọc. 
- HS làm viêc theo nhóm 4 em, đại diện nhóm nêu ý kiến. 
Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Lắng nghe. 
- HS theo dõi và dùng thẻ bày tỏ ý kiến của mình. 
- HS lần lượt giải thích. 
- 2 HS đọc. 
- Nghe và thực hiện. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 9(2).doc