Giáo án lớp 4 - Tuần 9 năm 2012

Giáo án lớp 4 - Tuần 9 năm 2012

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp, học tập của từng đội viên trong chi đội .

- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.

- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.

II. NỘI DUNG

1. Kiểm điểm công tác cũ

 - Chi đội trưởng điều hành, các phân đội trưởng báo cáo tình hình hoạt động của phân đội mình trong thời gian qua.

 - Chị phụ trách nhận xét, đánh giá chung về:

 + Học tập.

 + Lao động.

 + Sinh hoạt tập thể.

 + Thực hiện nề nếp.

2. Tuyên dương, phê bình

 Chị phụ trách cùng tất cả các Đội viên trong Chi đội bình bầu thi đua

3. Phương hướng tuần tới

- Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của người Đội viên.

- Thi đua học tập tốt lập thành tích chào mừng đại hội Chi đội , Liên đội.

 

doc 23 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 972Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần 9 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Tuần 9
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
 Tiết 1 Hoạt động tập thể
Chào cờ trong lớp
 - Lớp trưởng điều khiển lễ chào cờ.
Sinh hoạt Đội
I. Mục đích yêu cầu 
- Kiểm điểm việc thực hiện nề nếp, học tập của từng đội viên trong chi đội .
- Phát huy những ưu điểm, khắc phục những mặt còn tồn tại.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Nội dung 
1. Kiểm điểm công tác cũ
 - Chi đội trưởng điều hành, các phân đội trưởng báo cáo tình hình hoạt động của phân đội mình trong thời gian qua.
 - Chị phụ trách nhận xét, đánh giá chung về:
	+ Học tập.
	+ Lao động.
	+ Sinh hoạt tập thể.
	+ Thực hiện nề nếp.
2. Tuyên dương, phê bình
 Chị phụ trách cùng tất cả các Đội viên trong Chi đội bình bầu thi đua
3. Phương hướng tuần tới
- Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của người Đội viên.
- Thi đua học tập tốt lập thành tích chào mừng đại hội Chi đội , Liên đội.
_______________________________
Tiết 2	Toán
 Tiết 41. Hai đường thẳng vuông góc
I- Mục tiêu: Giúp HS
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. BIết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông cóa chung đỉnh.
 - Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
II- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, ê ke, thước kẻ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- HĐ1: Kiểm tra:(3-5’)
 - Vẽ một góc vuông vào bảng con.
2- HĐ2: Dạy bài mới:(13-15’)
a- HĐ2.1: Giới thiệu bài: (1’)...ghi tên bài.
b- HĐ2.2:Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
 - GV vẽ hình chữ nhật ABCD.
 - Đọc tên các góc?
 - 1 HS lên bảng kiểm tra.
 - Cô kéo dài hai cạnh BC và DC thành 2 đường thẳng.
 A B
 D C 
 - Giới thiệu: Hai đường thẳng BC và DC là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
 - GV vẽ hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau. 
	M
 O N
 - Hai đường thẳng ON và OM như thế nào với nhau?
 - GV kiểm tra.
 - Hai đường thẳng ON và OM vuông góc với nhua tạo thành mấy góc vuông?
-> Hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông.
 - Để kiểm tra 2 đường thẳng vuông góc với nhau hay không ta sử dụng dụng cụ nào?
 - GV: Để vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau ta cũng sử dụng ê ke.
-> HS đọc SGK.
3- HĐ 3: Luyện tập :
 Bài 1/50 :(3-4’) HS làm SGK.
 - Củng cố cách kiểm tra các góc vuông.
 - Cho HS lên bảng kiểm tra.
Bài 2/50: (4-6’)HS làm vở .
 - Củng cố cách đọc các cặp cạnh vuông góc với nhau.
 - Chốt : Trong hình chữ nhật có bốn cặp cạnh vuông góc với nhau.
Bài 3/50: (5-7’)	a, HS làm vở.
b, HS làm SGK .
 - Củng cố cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
Bài 5/50: (4-5’)HS làm vở .
 - Củng cốcặp cạnh vuông góc. .
 - Chốt: Hai cạnh cắt nhau không tạo thành góc vuông thì không vuông góc với nhau.
* Dự kiến sai lầm của HS:
 - Lúng túng khiđọc cặp đoạn thẳng vuông góc.
 - Vẽ hình chưa đẹp. .
3- HĐ3: Củng cố dặn dò(2’)
 - Hai đường thẳng vuông gcó tạo thành mấy góc vuông? .
 - Về làm VBT
Rút kinh nghiệm...
_________________________________
Tiết 3	tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
i. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức - Hiểu những từ mới trong bài .
 - Hiểu nội dung ý nghĩa bài : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ . Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em , không xem thợ rèn là nghề hèn kém . Câu chuyện giúp em hiểu : mơ ước của Cương là chính đáng , nghề nghiệp nào cũng đáng quí .
2. Kĩ năng 
 - Đọc trôi chảy toàn bài . Biết đọc diễn cảm phan biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại .
3. Thái độ - Trân trọng mọi nghề , luôn có ý thức lao động là vinh quang .
ii. Đồ dùng dạy học 
 Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông .
iii. Các hoạt động dạy học 
1.Kiểm tra (2-3’) 
 Gọi HS đọc bài : Đôi giày ba ta màu xanh . Nêu ý chính.
2. Dạy bài mới 
a. Giới thiệu bài (1-2’)
b. Hướng dẫn HS đọc đúng (10-12’)
 - 1 HS đọc to , cả lớp theo dõi , chia đoạn.
 - HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn .
 - GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng những tiếng : mồn một , kiếm sống, dòng dõi , quan sang ,phì phào ....
 HD đọc từng đoạn , HS đọc theo dãy từng đoạn.
 - Giúp HS hiểu các từ ngữ được chú thích cuối bài trong từng đoạn.
 - HS luyện đọc theo cặp .
 - HD đọc cả bài: - Một HS đọc cả bài .
 - GV đọc diễn cảm toàn bài .
 c. Tìm hiểu bài (10-12’)
 - Đoạn 1 : HS đọc to 
? Cương xin học nghề rèn để làm gì ?
 - Đoạn 2 :? Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào ? 
? Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào ? 
 - HS đọc thầm toàn bài , nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương .
ý chính : Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quí để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng : học nghề rèn để kiếm sống giúp gia đình .
d. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm (10-12’)
 - HD đọc từng đoạn – HS đọc theo dãy.
 - HD đọc cả bài – GV lần 2 – HS đọc câu , đoạn.
 - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai .
 - Hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu .
3. Củng cố dặn dò (2-3’)
 - GV nhận xét tiết học .
 - Chuẩn bị bài sau : Điều ước của vua Mi- Đát.
Rút kinh nghiệm : 
___________________________________________
Tiết 2	mĩ thuật
_____________________________________________________________
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1	tiếng anh
__________________________________
Tiết 2	Toán
Tiết 42. Hai đường thẳng song song
i. Mục tiêu
 1. Kiến thức 
 - Giúp HS có biểu tượng về hai đường thẳng song song ( làm hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau).
 2. Kĩ năng 
 - Nhận diện được hai đường tẳng song song 
 3. Thái độ 
 - Yêu thích môn học .
ii. Đồ dùng dạy- học
 - Thước thẳng và ê ke
iii. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1. Kiểm tra: GV kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh. - 3’
Hoạt động 2. Dạy bài mới 
1.Giới thiệu bài ( 2’)
2. Giới thiệu hai đường thẳng song song (12-15’)
 - GV vẽ một hình chữ nhật ( ABCD) lên bảng. Kéo dài về phía hai cạnh đối 
diện nhau. Tô màu 2 đường kéo dài này và cho HS biết: " Hai đường thẳng AB và CD và hai đường thẳng song song với nhau".
 - Tương tự, kéo dài hai canh AD và BC về hai phía ta cũng có AD và BC là hai đường thẳng song song với nhau.
 - GV cho HS nhận thấy: "Hai đường thẳng song song với nhau thì không bao giờ cắt nhau".
 - GV nêncho HS liên hệ các hình ảnh hai đường thẳng song song ở xung quanh ta.
 - GV vẽ hình ảnh của hai đường thẳng song song, chẳng hạn AD và BC (như hình vẽ, không dựa vào hình chữ nhật) để HS "quan sát" và nhận dạng hai đường thẳng song song.
 A B
HĐ3. Luyện tập (18-20’)
Bài 1. (5-6’) HS làm bảng con .
 - Củng cố về 2 đường thẳng // .
 - Chốt : Trong HCN 2 chiều dài // với nhau, 2 chiều rộng // với nhau .
Bài 2. (6-7’)HS làm vở .
 - Củng cố về các đường thẳng // .
 - Chốt : Các đường thẳng // có đặc điểm gì? ( không bao giờ cắt nhau). 
Bài 3. (6-7’) HS làm vở .
 - Tương tự bài 2
HĐ4. Củng cố dặn dò (2-3’)
 - GV nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau: Tiết 43
Rút kinh nghiệm : 
_____________________
Tiết 3 	Chính tả ( nghe- viết )
Thợ rèn 
I. Mục đích yêu cầu
 1. Kiến thức: Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ thợ rèn.
 2. Kĩ năng: Làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai: l/n, uôn/ uông.
 3. Thái độ : Rèn chữ đẹp , giữ vở sạch.
II. Đồ dùng dạy - học
 - Tranh minh hoạ cảnh hai bác thợ rèn to khoẻ đang quai búa trên cái đe có một thanh sắt nung đỏ.
 - Một vài tờ phiếu khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b.
III. Các hoạt động dạy - học
A. Kiểm tra bài cũ: 
 - GV đọc cho HS viết bảng con : đánh rơi , đắt rẻ , dấu hiệu , chế giễu
B. Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Hướng dẫn chính tả (10-12’)
 - GV đọc bài thơ Thợ rèn. HS theo dõi trong SGK.
 - HS đọc thầm bài thơ. - Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn?
 HD tiếng khó : thợ r/èn, nhọ l/ưng , n/ực , ngh/ịch
 - Đọc cho HS viết bảng con.
3. Viết chính tả ( 14-16’)
 - GV nhắc HS ghi tên bài thơ vào giữa dòng
 - HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết.
4. Chấm, chữa: (3-5’)
 - GV đọc soát lỗi 1 lần. - HS soát lỗi.
 - Kiểm tra lỗi. - HS ghi lỗi ra lề.
 - Hướng dẫn chữa lỗi. - HS tự chữa lỗi.
 - GV chấm bài.
5. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả (7-9’)
 - BT2a : - HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, làm bài.
 HS làm vở , GV chấm chữa (bảng phụ)
 - BT2b : - Cho HS làm VBT
 - Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
5. Củng cố, dặn dò (1-2’)
 - Gv khen những HS viết bài sạch, ít mắc lỗi, trình bày đẹp.
 - Yêu cầu HS về nhà học thuộc những câu thơ trên.
Rút kinh nghiệm : 
____________________________
Tiết 4	Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Ước mơ
I. Mục đích yêu cầu
 1. Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên đôi cánh ước mơ.
 2. Bước đầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ uức mơ và tìm ví dụ minh hoạ.
 3. Hiểu được ý nghĩa một số từ ngữ thuộc chủ điểm.
II. Đồ dùng dạy- học
- Một số tờ phiếu kẻ bảng để các nhóm thi làm BT2, 3 + từ điển 
III. Các hoạt động dạy - học.
A. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
 - Một HS nói lại nội dung cần ghi nhớ trong bài tập LTVC tuần trước.
 - Một HS sử dụng dấu ngoặc kép dùng để dẫn lời nói trực tiếp.
 - HS sử dụng dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
B- Dạy bài mới
1. Giới thiệu bài(1-2’)
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (32-34’)
Bài tập1(5-6’)
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS cả lớp đọc thầm bài Trung thu độc lập, tìm từ đồng nghĩa với ước mơ, ghi vào sổ tay từ ngữ.
 - HS phát biểu ý kiến, có thể kết hợp giải nghĩa từ. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng : mơ tưởng, mong ước.
Bài tập 2(7-8’)
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV phát phiếuHT , thảo luận, tìm thêm từ đồng nghĩa với từ ước mơ, thống kê vào phiếu.
 - Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét. Gặp những từ chưa đúng.
Bài tập 3 (8-9’)
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - HS các nhóm tiếp tục làm bài trên phiếu.
 - Đại diện mỗi nhóm dán bài lên bảng lớp, trình bày kết quả.
 - Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng.
Bài tập 4(10-12’)
 - HS đọc yêu cầu của bài.
 - GV nhắc HS tham khảo gợi ý 1 trong bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc để tìm ví dụ về những ước mơ.
 - Từng cặp HS trao đổi. Mỗi em nêu một ví dụ về một loại ước mơ.
 - HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò (2 -4’)
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ, HTL các thành ngữ ở BT4
Rút kinh nghiệm : 
___ ... - Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét bổ sung.
 - GV kết luận
4. Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ ( bài tập 3, SGK).
 - GV nêu lần lưopựt từng ý kiến trong bài tập, yêu cầu HS bày tỏ thái độ ( HS dùng thẻ màu).
 - HS giải thích lý do về sự lựa chọn.
 - Cả lớp thảo luận.
 - GV kết luận.
* GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ.
5. Hoạt động tiếp nối
 - Tự liên hệ việc sử dụng thời giờ của bản thân.
 - Lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân.
 - Viết, vẽ, sưu tầm các truyện, tấm gương,ca dao, tục ngữ,...về tiết kiệm thời giờ.
_____________________________________________________________
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
Tiết 1	tiếng anh
____________________________________
Tiết 2	luyện từ và câu
Động từ
i. Mục đích yêu cầu 
 1. Kiến thức : Nắm được ý nghĩa của động từ : là từ chỉ hoạt động , trạng thái ...của người , sự vật , hiện tượng .
 2. Kĩ năng : Nhận biết được động từ trong câu 
 3. Thái độ : Rèn ý thức sử dụng từ cho đúng ngữ pháp , yêu thích môn học .
ii. đồ dùng dạy học 
 - Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT. III. 2b
iii. các hoạt động dạy học 
a. Kiểm tra 
 - Gọi một HS lên bảng làm bài tập 4 
 - GV mở bảng phụ ,gọi HS lên bảng gạch chân dưới những danh từ chung , danh từ riêng , ...
b. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Phần nhận xét (10-12’)
 - Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung BT 1 và 2
 - Lớp đọc thầm .
 - HS làm việc theo cặp 
 - HS báo cáo KQ > GV nhận xét bổ sung .
 - GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét : Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người , của vật . Đó là các động từ . Vậy động từ là gì ? 
3. Phần ghi nhớ 
 - HS đọc phần ghi nhớ 
 - Gọi HS nêu VD về động từ chỉ hoạt động , động từ chỉ trạng thái .
4. Phần luyện tập (20-22’)
bài tập 1. (5-6’)
 - HS đọc yêu cầu của bài 
 - HS làm nhanh ra nháp 
 - Hai HS lên bảng làm bài 
 - HS cùng GV nhận xét . Tuyên dương HS nào tìm được nhiều từ nhất .
Bài tập 2. (6-7’)
 - Hai HS tiép nối nhau đọc yêu cầu a, b của bài .
 - HS làm việc cá nhân trên VBT.
 - Hai HS lên bảng làm bài .
 - GV nhận xét , các nhóm bổ sung .
Bài tập 3. (7-8’) ( Tổ chức trò chơi xem kịch câm )
 - Tìm hiểu yêu cầu của bài tập 
 - Cho 2 HS chơi mẫu 
HS 1 bắt chước hoạt động của bạn trai trong tranh 1 
- HS hai nhìn bạn, nói to tên hoạt động. VD : Cúi
HS 2 bắt chước hoạt độngcủa bạn gái trong tranh 2 
 - HS 1 nhìn bạn nói to tên hoạt động.
 VD : ngủ 
- Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm và xem kịch câm .
+ GV nêu nguyên tắc chơi : Hai nhóm A và B có số HS bằng nhau , lần lượt các bạn trong nhóm A làm động tác , lần lượt các bạn trong nhóm B phải nói đúng , nhanh tên hoạt động . Sau đó đổi vai cho nhau . Nhóm nào đoán đúng nhanh , có hành động kịch đẹp mắt sẽ thắng cuộc .
5. Củng cố dặn dò (2-4’)
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài sau : Ôn tập 
Rút kinh nghiệm : 
	___________________________________
Tiết 3	tập làm văn
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
i. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức : - Xác định được mục đích trao đổi , vai trong trao đổi .
 - Biết đóng vai trao đổi tự nhiên , tự tin thân ái , 
2. Kĩ năng : - Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích .
 - Đóng được vai trao đổi tự nhiên , tự tin , thân ái , cử chỉ thích hợp . lời lẽ có sức thuyết phục, đạt mục đích đạt ra .
3. Thái độ : Cần bày tỏ ý kiến của mình một cách thuyết phục người nghe .
ii. Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ viết sẵn đề bài tập làm văn .
iii. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra (2-3’) 
 - Gọi HS lên bảng đọc lại nội dung của vở kịch Yết Kiêu 
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1-2’)
2. Hướng dẫn HS phân tích đề bài (5-6’)
 - HS đọc thầm đề bài .
 - GV treo bảng phụ gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài : 
 Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu ( hoà, nhạc, võ thuật...). Trước khi nói với bố mẹ , em muốn trao đổi với anh (chị ) để anh (chị) hiếu và ủng hộ nguyện vong của em . Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi .
3. Xác định mục đích trao đổi , hình dung những câu hỏi sẽ có (4-5’)
 - 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
 - GV hướng dẫn HS xác định trong tâm của đề bài .
+ Nội dung trao đổi là gì ? 
+ Đối tượng trao đổi là ai ?
+ Mục đích trao đổi để làm gì ?
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì ?
4. HS thực hành trao đổi theo cặp (7-8’)
 - HS chọn bạn cùng tham gia trao đổi , thống nhất dàn ỷ đối đáp .
 - Thực hành trao đổi , lần lượt đổi vai cho nhau , nhận xét , góp ý để bổ sung , hoàn thiện bài trao đổi .
 - GV đến từng nhóm giúp đỡ .
5. Thi trình bày trước lớp (6-7’)
 - Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp .
 - Gv hướng dẫn HS nhận xét theo các tiêu chí sau :
+ Nội dung trao đổi có đúng đề tài không ?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không ?
+ Lời lẽ , cử chỉ có hợp với vai đóng không , có giàu sức thuyết phục không ?
 - Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất .
6. Củng cố dặn dò (2-3’)
 - GV nhận xét tiết học 
 - Chuẩn bị bài sau : TLV tuần 11
Rút kinh nghiệm : 
______________________________
Tiết 4	toán
Tiết 44. Thực hành vẽ hình chữ nhật, hình vuông
i. Mục tiêu
 1. Kiến thức
 - Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ một hình chữ nhật, hình vuông biết độ dài hai cạnh cho trước.
 2. Kĩ năng
 - Vẽ được hình chữ nhật bằng thước kẻ và êke khi biết độ dài hai cạnh 
 3. Thái độ
 - Yêu thích môn học 
ii. Đồ dùng dạy- học
- Thước kẻ và ê ke ( cho GV và HS ).
iii. Các hoạt động dạy- học 
HĐ1. KTBC 
- Vẽ 2 đường thẳng vuông góc, 2 ĐT // (nháp)
HĐ2. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4cm, chiều rộng 2 cm
Lưu ý: Nếu Gv vẽ trên bảng thì vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 2 dm.
 GV vừa hướng dẫn vừa vẽ mẫu trên bảng theo các bước trong SGK .
 - Vẽ đoạ thẳng Dc = 4 dm.
 - Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng DA = 2 dm.
 - Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 2 dm. 
 - Nối Avới B. Ta được hìmh chữ nhật ABCD.
 - Gọi HS nêu lại bước vẽ .
3. Vẽ hình vuông cạnh 3 cm.
- Gv nêu bài toán " Vẽ hình vuông ABCD có cạnh 3 cm".
- Cụ thể, GV hướng dẫn và vẽ mẫu lên bảng hình vuông có cạnh là 3 dm). 
* Vẽ đoạn thẳng DC = 3 dm.
* Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 dm.
* Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3 dm.
* Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
 A B
 D C
HĐ3. Luyện tập 
 Bài 1(54) VBT .
 - Củng cố cách vẽ HCN và cách tính chu vi hình chữ nhật .
 - Chốt : + Nêu cách vẽ HCN .
 + Muốn tính chu vi HCN ta làm thế nào ?
Bài 1(55) HS làm vở.
 - Củng cố cách vẽ, tính chu vi, diện tích hình vuông.
 - Chốt: Nêu cách tính chu vi, diện tích hình vuông?
Bài 3(55) HS làm vở.
 - Củng cố cách vẽ hình vuông 
 - Chốt: 2 đường chéo của hình vuông vuông góc với nhau, hai đường chéo của hình vuông = nhau.
* Dự kiến sai lầm của HS
 - Vẽ hình lâu .
 - Quên cách tính chu vi HCN .
 - Lúng túng khi nhận xét.
 - Vẽ hình, trình bày chưa đẹp.
HĐ 4. Củng cố dặn dò
 - Nêu cách vẽ HCN, hình vuông?
 - Chuẩn bị bài sau : Tiết 46
Rút kinh nghiệm : 
______________________________________________________________
	Tuần 10
Thứ hai ngày 22 tháng 10 năm 2012
 Tiết 1 Hoạt động tập thể
1 . Lớp trưởng điều hành lớp chào cờ
2. Giáo viên đề ra các hoạt động trong tuần 10:
- Thi đua học tập tốt 
- Tập trung rèn vở sạch viết chữ đẹp.
- Tập trung ôn tập tốt chuẩn bị cho kì thi giữa kì 1
- Tham gia tốt các hoạt động của trường, của đội.
_________________________________
Tiết 2	Toán
 Tiết 46 . Luyện Tập
 I. Mục tiêu
 - Giúp học sinh củng cố về nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
 - Cách vẽ hình vuông, hình chữ nhật.
 II. Đồ dùng 
 Thước kẻ, ê ke.
 III. Hoạt động dạy học 
 Hoạt động 1: (4-5’)Kiểm tra Vẽ hình vuông cạnh 4 cm, tính chu vi ,diện tích ?
 - Kể tên các góc mà em đã học?Vẽ một góc tù vào bảng con? So sánh góc tù với góc vuông?
 Hoạt động 2: Luyện tập(32-34’)
 Bài 1. Làm miệng.
 - Làm thế nào mà em biết góc BAM là góc vuông?
 - Tại sao góc AMC là góc bẹt?
 - Hình tứ giác ABCD có những loại góc gì?
 Bài 2. Làm SGK
 Chốt: - Tại sao AB lại là đường cao của tam giác ABC?
 - Đường cao tam giác có đặc điểm gì?
 Bài 3. Làm vở.
 Chốt:- Nêu các bước vẽ hình vuông?
 Bài 4: Làm vở.
 - 2 cạnh như thế nào thì song song với nhau?
 Hoạt động 3: Củng cố dặn dò(2-3’)
 - Thế nào là đường cao trong tam giác?
 * Dự kiến sai lầm.
 - Học sinh không xác định được hết góc ( Khi 1 đỉnh có 2 góc).
 - Nhầm lẫn AH là đường cao
 Rút kinh nghiệm:...
______________________________
Tiết 3	Tập đọc
Ôn tập ( tiết 1 )
i. Mục đích yêu cầu
 1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc- hiểu của HS 
 2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về nội dung , nhân vật của các bài tập đọc là truyền kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân .
 3. Tìm đúng những đoạn văn cần được thể hiện bằng giọng đọc đã nêu trong SGK . Đọc diễn cảm những đoạn văn đó đúng yêu cầu về giọng đọc .
ii. Đồ dùng dạy học 
 - Phiếu viết tên từng bài tập đọc, HTL trong 9 tuần đầu sách Tiếng Việt tập 1 
iii.Các hoạt động dạy học 
A. KTBC(2-3’)
B. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài 2’
2. Kiểm tra tập đọc và HTL (12-15’) 
 Từng HS lên bốc thăm và chọn bài , sau khi bốc thăm được chuẩn bị 1- 2 phút .
 HS đọc trong SGK hoặc đọc thuộc lòng 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu .
 GV đặt một câu hỏi về đoạn vừa đọc , HS trả lời . -
 GV cho điểm theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo .
3. Bài tập 2 (10-13’) 
 HS đọc yêu cầu của bài 
 ? Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể ?
 ? Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm “ Thương người như thể thương thân “
 Gv ghi bảng tên những bài tập đọc đó .
 HS đọc thầm lại các truyện Dế mèm bênh vực kẻ yếu , Người ăn xin sau đó làm bài 
 Hai HS lên bảng làm bài 
 Cả lớp và GV cùng nhận xét 
 Nội dung ghi ở từng cột có chính xác không ?
 Lời trình bày có rõ ràng mạch lạc không ?
4. Bài tập 3 (10-12’)
 HS đọc yêu cầu của bài 
 HS tìm nhanh đoạn văn tương ứng với các giọng đọc , phát biểu .
 GV nhận xét , kết luận .
5.Củng cố , dặn dò (2-3’)
 GV nhận xét tiết học .
 GV dặn HS xem lại các qui tắc viết hoa tên riêng để học tốt tiết ôn tập sau.
 Rút kinh nghiệm:...
______________________________
Tiết 4 Mĩ thuật
_______________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc