Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Mỹ Nho

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Mỹ Nho

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.

 - Hiểu những từ ngữ mới trong bài

 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Tranh trong sgk

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A/Kiểm tra bài cũ

 - Hai HS đọc bài “ Đôi giày ba ta màu xanh”

 - Nêu nội dung của mỗi đoạn

B/Dạy bài mới

 1/ Giới thiệu bài

 2/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài

 Hoạt động 1: Luyện đọc

 - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn: 2 đoạn

 - Hướng dẫn đọc: mồn một, kiếm sống, cúc cắc

 - HS luyện đọc theo cặp

 - HS hiểu được các từ chú giải trong bài.

 - GV đọc bài

 

doc 31 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2009-2010 - Lê Thị Mỹ Nho", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9
 Thứ 2 ngày 19 tháng 10 năm 2009
Buổi sáng
Tiết 1
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
I/ Mục tiêu bài học : 
- Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm phân biệt lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
 	- Hiểu những từ ngữ mới trong bài
 - Hiểu nội dung ý nghĩa của bài. Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: ước mơ của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
II/ Phương tiện dạy học: 
Tranh trong sgk 
Iii/ Các hoạt động dạy học:
A/Kiểm tra bài cũ
 - Hai HS đọc bài “ Đôi giày ba ta màu xanh”
 - Nêu nội dung của mỗi đoạn
B/Dạy bài mới
 1/ Giới thiệu bài
 2/ Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài
 Hoạt động 1: Luyện đọc
 - Luyện đọc nối tiếp theo đoạn: 2 đoạn
 - Hướng dẫn đọc: mồn một, kiếm sống, cúc cắc
 - HS luyện đọc theo cặp
 - HS hiểu được các từ chú giải trong bài. 
 - GV đọc bài
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HS đọc đoạn 1,2 thảo luận trả lời các câu hỏi, sau đó gv cùng cả lớp nhận xét bổ sung hoàn thiện câu trả lời
- Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì ?
- Mẹ Cương nêu lý do phản đối như thế nào?
- Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Nêu nhận xét cách trò chuỵên giữa hai mẹ con Cương?
- Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ.
- Mẹ cho là Cương bị ai xui, mẹ bảo nhà Cương nhà dòng dõi quan sang, bố sẽ không cho Cương đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.
- Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời thiết tha: Nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới bị coi thường.
- Cách xưng hô: Đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình.Cương lễ phép kính trọng mẹ. Mẹ Cương xưng mẹ gọi con rất dịu dàng, âu yếm.
- Cử chỉ: thân mật, tình cảm.
Hoạt động 3 :Hướng dẫn đọc diễn cảm
 - 3 HS đọc phân vai
 - Luyện và thi đọc diễn cảm đoạn:” Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ.bắn toé lên như khi đốt cây bông”.
IV/ Củng cố tổng kết:
 - Nêu ý nghĩa của bài: Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng: học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình.
 GV nhận xét giờ học 
_________________________
Tiết 2
Chính tả
Nghe viết: thợ rèn
I/ Mục tiêu bài học : 
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Thợ rèn
 - Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ lẫn lộn. l/n, uôn/uông.
Ii/ Các hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ
 - HS viết: Các từ bắt đầu từ r/d, gi;
 B. Dạy bài mới
 1/ Giới thiệu bài
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc toàn bài thơ: “ Thợ rèn”
- HS đọc thầm và chú ý những từ dễ viết sai: quai búa, tu.
 - Hỏi: bài thơ cho các em bết những gì về nghề thợ rèn? (Sự vất vả và niềm vui trong lao đông của người thợ rèn)
 - Gv nhắc nhở hs trước khi viết bài.
 - Hs gấp sách – gv đọc bài cho hs chép.
 - GV đọc, hs khảo bài, đổi vở chữa lỗi cho nhau
 Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả
Bài 2b: - GV hướng dẫn HS làm bài tập
 - Gv tổ chức chữa bài.
 - Lời giải đúng: Thứ tự các từ cần điền là: uống, nguồn, muống, xuống, uốn chuông
III. Củng cố tổng kết:
 - Khen ngợi những hs viết bài đẹp, trình bày đẹp.
- HS thuộc lòng những câu thơ trên.
Tiết 3 
 Toán
Hai đường thẳng song song
I/ Mục tiêu bài học : 
- Giúp hs củng cố về :
- Biểu tượng về hai đường thẳng song song ( là hai đường thẳng không bao giờ gặp nhau)
- Kĩ năng làm tính toán
II/ Phương tiện dạy học: Thứơc, Ê ke
Iii/ Các hoạt động dạy học:
Bài cũ:
- Hai HS làm bài tập 1;2 sgk trang 50
Bài mới
 Hoạt động 1: Giới thiệu hai đường thẳng song song
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD, kéo dài hai cạnh đối diện 
 A B
 D C
- Học sinh nhận xét: Hai đường thẳng AB và CD là hai đường thẳng song song với nhau 
- GV nếu chúng ta kéo dài 2 đường thẳng này thì chúng có gặp nhau không?
- Học sinh nhận thấy : Hai đường thẳng song song thì không bao giờ gặp nhau.
- Học sinh nêu ví dụ trong thực tế về : Hai đường thẳng song song
- GV vẽ hình ảnh hai đường thẳng song song lên bảng để hs quan sát và nhận dạng hai đường thẳng song song bằng trực quan
 	- Học sinh vẽ : Hai đường thẳng song song 
 Hoạt động 2: Thực hành 
 - GV ra các bài tập 1,2,3,4 cho hs làm( Vở bài tập trang 49, 50)
 - GV hướng dẫn bài tập 3
 - HS làm bài, gv theo dõi và hướng dẫn thêm cho hs yếu
 Hoạt động 3: Chấm chữa bài
Bài 1: A B
 B
 D C 
a. Cạnh AB song song với cạnh DC
 	 Cạnh AD song song với cạnh BC 
b) Nêu tương tự như hình trên M N
.	 Cạnh MN song song với cạnh PQ
 Cạnh MQ song song với cạnh NP 
- HS trình bày bài 2,3 Q P
 IV/ Củng cố tổng kết: - HS nhắc lại về hai đường thẳng song song
- GV nhận xét giờ học
 _________________________
Tiết 4 
Kĩ thuật
khâu đột thưa (T2)
i/ Mục tiêu bài học :
 - Học sinh thực hành khâu đột thưa 
 + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu
 	 + Có thói quen làm việc kiên trì cẩn thận
II/ Phương tiện dạy học: 
 - Hộp dụng cụ cắt may
IiI/ Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động 1: Ôn lí thuyết
 - HS nhắc lại phần ghi nhớ
 - Gọi 1 hs lên thực hành khâu 1 số mũi khâu đột thưa
 - GV nhận xét
 Hoạt động 2: Học sinh thực hành khâu đột thưa
 - Hs nhắc lại các bước khâu đột thưa
 + Bước 1: Vạch dấu đường khâu
 + Bước 2 : Khâu đột thưa theo đường vạch dấu
 - GV hướng dẫn thêm những điều cần lưu ý khi thực hiện khâu mũi khâu đột thưa b( như đã nêu ở hoạt động 2 tiết 1 )
 - GV nêu yêu cầu thời gian thực hành
 - HS thực hành khâu các mũi khâu đột thưa .
 - Trong quá trình hs thực hành, GV quan sát uốn nắn thao tác cho những hs còn lúng túng hoặc thực hiện chưa đúng
 Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của hs
 - GV tổ chức cho hs trưng bày sản phẩm thực hành
 - Gv nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm
 - HS tự đánh giá các sản phẩm theo các tiêu chí đã nêu
 - GV nhận xét, tuyên dương những hs khâu đẹp.
IV/ Củng cố tổng kết: 
 GV nhận xét giờ học
 _________________________
Buổi chiều 
Tiết 1
Khoa học
phòng tránh tai nạn đuối nước
I/ Mục tiêu bài học : 
 Sau bài học hs biết :
 - Kể được một sốviệc nên và không nên để phòng tránh tai nạn đuối nước.
 - Biết một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi đi bơi.
 - Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện. 
II/ Phương tiện dạy học: 
 Hình trong sgk 
Iii/ Các hoạt động dạy học:
Bài cũ: 
Học sinh nhắc lại cách ăn uống khi bị bệnh
GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước. 
Bước 1: Làm việc theo nhóm 
 - Thảo luận : Nên và không nên làm gì để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống hành ngày? 
Bước 2: Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày ,các nhóm khác bổ sung 
Kết luận chung: Không chơi ở gần bờ sông, ao, suối, giếng đựơc xây thành cao, có nắp đậy. Chum vại phải có phải có nắp đậy.
Hoạt động 2: Thảo luận về một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi bơi.
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 
- Nên tập bơi hay đi bơi ở đâu?
Kết luận : Chỉ tập bơi hoặc bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi., khu vực bơi.
Hoạt động 3: Chơi trò chơi “ đóng vai” 
Bước 1: Tổ chức : - GV chia lớp thành hai đội 
 - Mỗi đội cử ra một đội trưởng 
Bước 2: Cách chơi và luật chơi 
- Đội 1 : 
-Tình huống 1: Hùng và Nam vừa chơi đá bóng về. Nam rủ Hùng ra gần nhà để tắm. Nếu là Hùng em sẽ ứng xử như thế nào cho phù hợp? 
- Đội 2:
- Tình huống 2: Lan nhìn thấy em mình đang rơi đồ chơi vào bể nước và đang cúi xuống lấy. Nếu bạn là Lan bạn sẽ làm gì? 
Kết thúc trò chơi : GV tuyên dương đội thắng cuộc
IV/ Củng cố tổng kết: 
GV nhận xét giờ học
 ________________________________
Tiết 2
Hướng dẫn thực hành
Hướng dẫn ôn địa lí
I/ Mục tiêu bài học :
- Giúp hs củng cố một số kiến thức Địa lí về một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
Ii/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
+ HS thảo luận trả lời một số câu hỏi sau
 - Kể tên một số cây trồng chính ở Tây Nguyên? Chúng thuộc loại cây gì?
 - Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
- Hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
 - Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò?
- ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì?
Hoạt động 2: Thực hành
- HS thực hành làm các bài tập trang 15,16 vở bài tập địa lí
- GV hướng dẫn bài 4,5
- HS làm bài, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho hs yếu
Hoạt động 3: Chấm chữa bài
- GV gọi 1 số hs trình bày bài làm gv nhận xét chấm điểm, kết hợp chữa bài
III/ III. Củng cố tổng kết: 
 GV nhận xét giờ học 
__________________________
Tiết 3
Luyện Tiếng Việt
Luyện kể chuyện đã nghe đã đọc
I/ Mục tiêu bài học : 
- Luyện cho HS: Biết kể tự nhiên bằng lời của mình một câu chuyện (mẫu chuyện ,đoạn chuyện ) đã nghe ,đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông phi lí
- Hiểu truyện và trao đổi được với bạn về nội dung ,ý nghĩa câu chuyện (mẫu chuyện ,đoạn chuyện )
HS chăm chú nghe lời bạn kể ,nhận xét đúng lời kể của bạn
Ii/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: HS kể chuyện 
HS tìm hiểu yêu cầu bài 
GV chép đề lên bảng : Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí 
- 1HS đọc lại bài .GV gạch dưới những từ quan trọng của đề bài 
 - HS suy nghĩ tìm những câu chuyện kể ước mơ cao đẹp hoặc ước mơ viễn vông phi lí
 - GV lưu ý hs 
 + Phải kể chuyện có đầu có cuối, đủ 3 phần: Mở đầu, diễn biến, kết thúc
 + Kể xong câu chuyện, cần trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện
Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện ,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- HS kể chuyện theo cặp ,trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
- HS thi kể chuyện trước lớp , cùng các bạn trao đổi đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa của truyện
- GV và hs nhận xét , bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay, bạn kể chuyện hấp dẫn, bạn đặt được câu hỏi hay
III/ Củng cố tổng kết:
 GV nhận xét giờ học
 ________________________________
Tiết 4
Tự học
Luyện viết : Đôi giày ba ta màu xanh
I Mục tiêu:- Giúp HS luyện viết đúng và trình bày đẹp một đoạn trong bài : Đôi giày ba ta màu xanh
 Ii/ Các hoạt động dạy học: 
 1. Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu nội dung giờ học
 2. Hớng dẫn HS viết bài
 	 - Gọi một HS đọc lại đoạn đầu của bài: Đôi giày ba ta màu xanh
 - HS luyện viết các từ khó: 
 - HS đọc thầm lại đoạn thơ cần viế ... ước 1: Các em từng nhóm sẽ kê thực đơn một bữa ăn ngon và bổ
Bước 2 Làm việc theo nhóm
Bước 3: Các nhóm trình bày bữa ăn của mình
 - Các nhóm khác thảo luận và bổ sung
 - Thảo luận để xây dựng một bữa ăn có đủ chất dinh dưỡng
Hoạt động 4: Thực hành
 - Ghi lại và trình bày 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí
 - Học sinh làm việc cá nhân
 - Trình bày sản phẩm của mình với cả lớp
IV/ Củng cố tổng kết: 
- Gv nhận xét tiết học
 ________________________
 Tiết 4
Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I/ Mục tiêu bài học : 
	- Rèn cho học sinh có thói quen tổ chức sinh hoạt lớp cuối tuần :
	- Lớp trưởng điều hành lớp sinh hoạt: Tự nhận xét tồn tại, của bản thân từng cá nhân, từng tổ và cả lớp.
	- Lên kế hoạch tuần 10
Ii/ Các hoạt động dạy học:
1/ Lớp sinh hoạt: 
	- Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của từng tổ, từng cá nhân (Có số theo dỏi riêng của từng tổ).
	- Từng cá nhân tự nhận xét
 - GV nhận xét chung
 + Ưu điểm: - Nề nếp học tập có nhiều chuyển biến tốt
 - Chấp hành nghiêm túc các nề nếp của đội , của nhà trường, của lớp
 + Tồn tại: - Một số em còn quên sách vở các môn chuyên biệt ( Việt Hà, Thanh) 
- Bình bầu các cá nhân xuất sắc
2/ Kế hoạch tuần 10
 - Duy trì tốt mọi nề nếp
 - Hoàn thành mua thẻ bạn đọc
 - Ôn tập thi định kì lần 1
 - Đẩy mạnh phong trào học tập và viết chữ đẹp 
 - Chấm dứt tình trạng quên sách vở 
________________________
Buổi chiều
Tiết 1
Lịch sử
đinh bộ lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
I/ Mục tiêu bài học : 
- Học xong bài này hs biết 
 - Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc, nền kinh tế bị kìm hãm bởi chiến tranh liên miên.
- Đinh Bộ Lĩnh đã có công thống nhất đất nước
II/ Phương tiện dạy học: 
Hình trong sgk 
	Phiếu học tập của hs 
Iii/ Các hoạt động dạy học:
1/ Bài cũ: HS nhắc lại tên các bài lịch sử đã học
2/ Bài mới
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
HĐ1: Làm việc theo cá nhân
- Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào?
HĐ2: Làm việc cả lớp
- Em biết gì về Đinh Bộ Lĩnh?
-Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì?
GV: Hoàng : Hoàng đế, ngầm nói là vua nước ta ngang hàng với Hoàng đế Trung Hoa
- Đại Cồ Việt: nước Việt to lớn
- Thái Bình: Yên ổn, không có loạn lạc và chiến tranh.
Triều đình lục đục, tranh nhau ngay vàng, đất nước bị chia cắt ra 12 vùng, dân chúng đổ máu vô ích, đồng ruộng bị tàn phá, quân thù lăm le ngoài bờ cõi
- Đinh Bộ Lĩnh sinh ra và lớn lên ở Hoa Lư, Gia Viễn, Ninh Bình. Truyện cờ lau tập trận nói lên từ nhỏ ông đã tỏ ra có chí lớn 
- Lớn lên gặp buổi loạn lạc. Đinh Bộ Lĩnh đã xây dựng lượng đem quân đi dẹp loạn 12 sứ quân. Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đã thống được giang sơn .
-Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, niên hiệu là Thái Bình
– Hai HS trình bày lại 
 HĐ3: Thảo luận nhóm 4
GV yêu cầu các nhóm lập bảng so sánh tình hình đất nước trước và sau khi được thống nhất theo mẫu
 Thời gian
Các mặt
Trước khi thống nhất
Sau khi thống nhất
Đất nước
Triều đình
Đời sống
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp
- HS rút ra bài học cần ghi nhớ 
IV/ Củng cố tổng kết:
GV nhận xét giờ học
________________________
Tiết 2
Luyện toán
luyện Tập vẽ và tính chu vi, diên tích 
hình chữ nhật
 I/ Mục tiêu bài học : 
Giúp HS có kĩ năng vẽ hình chữ nhật và tính chu vi, diện tích hình chữ nhật 
 II/ Phương tiện dạy học : Thước, ê ke
 Iii/ Các hoạt động dạy học:
 1/ Giới thiệu nội dung yêu cầu giờ học
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
- HS nhắc lại cách vẽ hình chữ nhật
- Gọi 2 hs lên bảng viết công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
Hoạt động 2: Thực hành
- GV cho hs làm các bài tập sau :
 Bài 1:Vẽ hình chữ nhật có số đo các cạnh như sau 
a) Chiều dài 4cm , chiều rộng 3cm 
 	b) Chiều dài 5cm , chiều rộng 3cm 
 Bài 2 : Cho hình chữ nhật có chiều dài là 14 cm, chiều rộng 8cm. Tính chu vi và diện tích hình chữ nhật đó
 Bài 3: Một hình chữ nhật có chu vi là 38 cm ,chiều dài hơn chiều rộng 3 cm .Tính diện tích hình chữ nhật đó .
- GV hướng dẫn bài 3
	+ Phải tính nửa chu vi
	+ Tính chiều dài, chiều rộng, sau đó tính diện tích
- HS làm bài, gv theo dõi chấm chữa bài
Iv/ Củng cố tổng kết:
GV nhận xét giờ học
_______________________
 Tiết 3
Hoạt động ngoài giờ
Sinh hoạt sao
( Cô Mai Thương phụ trách )
Tiết 3
Tự học Tiếng Việt
Luyện viết đôi dày ba ta màu xanh
I/ Mục tiêu bài học : 
Giúp HS luyện viết đúng và trình bày đẹp một đoạn trong bài: Đôi dày ba ta màu xanh ( Đoạn từ :sau này ... hết bài)
Ii/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu nội dung giờ học
2/ Hướng dẫn HS viết bài
 - Gọi một HS đọc lại đoạn 2 bài: Đôi dày ba ta màu xanh
H: Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày
 - HS luyện viết các từ khó:
 Ngẩn ngơ, mấp máy, ngọ nguậy, tưng tưng
 - HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết
 - HS nêu cách trình bày đoạn văn. Gv chốt lại;
	+ Cần ghi tên bài vào giữa dòng
	+ Chữ đầu câu phải viết hoa
 + Yêu cầu viết đúng tốc độ, đúng khoảng cách và đúng luật chính tả
 - GV đọc đoạn văn cho HS viết 
 - Gv đọc cho HS khảo bài
 - HS tự đổi vở để soát lỗi cho nhau
 - HS nhận xét bài viết của bạn
III/ Củng cố tổng kết: 
GV nhận xét giờ học 
 ___________________________
	Tiế t4
Hướng dẫn thực hành
 Hướng dẫn ôn khoa học
I/ Mục tiêu bài học-
- Giúp hs nắm vững nội dung bài học “ phòng tránh tai nạn đuối nước” thông qua hệ thống bài tập ở VBT khoa hoc trang 23,24 SGK
Ii/ Các hoạt động dạy học: 
1/ Nêu mục đích yêu cầu của giờ học
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
	2 hs nhắc lại nội dung ghi nhớ bài “ Phòng tránh tai nạn đuối nước”
 Hoạt động 2: Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài tập 1: Quan sát các hình 36,37 sgk và hoàn thành bảng sau:
Hình
Nội dung hình
Nên thực hiện
Không nên thực hiện
1
...
Hai bạn đang chơi cạnh bờ ao ..
X
 HS thảo luận theo nhóm 4 để hoàn thành bài tập này
	- Đại diện nhóm trả lời
	- Gv cùng cả lớp chốt lại lời giải đúng
 Nên thực hiện: Hình 2, 4, 5
 Không nên thực hiện: Hình 1, 3
Bài tập 2: Đánh dấu x vào ô trước câu trả lời đúng nhất.
 - Hs thảo luận nhóm 2; và làm bài tập vào vở
Lời giải đúng: a,b,c đều đánh dấu x vào ô cuối cùng
Bài tập 3: HS làm việc cá nhân
Gv gọi 2 HS trình bày, gv kết luận, liên hệ thực tế
 III/ Củng cố tổng kết: 
GV nhận xét giờ học 
Tiết 4
Hoạt động ngoài giờ
Tổng kết đợt phát động phong tràothi đua học tập
I/ Mục tiêu bài học :
 - Giúp học sinh tổng kết lại đợt phát động phong trào thi đua học tập trong thời gian qua. HS biết phát huy những kết quả đã đạt được, khắc phục những tồn tại và có hướng phấn đấu mới
Ii/ Các hoạt động dạy học:
1/ GV gíơi thiệu nội dung yêu cầu giờ học
2/ Đánh giá lại những thành tích đã đạt được về các phong trào học tập trong thời gian qua
 - Các tổ trưởng đánh giá
 - Lớp trưởng đánh giá
 - GV tổng hợp ý kiến, đánh giá chung
 Ưu điểm: 
	- Đã có nhiều cố gắng trong các phong trào phát động đặc biệt là phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”, phong trào “ tuần học tốt, giờ học tốt”. tiêu biểu là : Duyên, ý, Giáp
	- Phong trào viết chữ đẹp có nhiều bạn tiến bộ : Quyền, Ninh
Tồn tại: 
	- Có một số bạn chưa cố gắng trong học tập và luyện chữ viết
3/ Hướng phấn đấu trong thời gian tới
 - Tiếp tục thực hiện các phong trào đã phát động
 - Khắc phục những tồn tại trong thời gian qua
III/ Củng cố tổng kết:
 GV nhận xét giờ học
 	Tiết 5 
Địa lý
 Hoạt động sản xuất của người dân ởtây nguyên
 ( Tiết 2)
I/ Mục tiêu bài học : 
Học xong bài này HS biết:
 -Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của ngườidân ở Tây nguyên.
 - Các quy trình làm ra sản phẩm đồ gỗ.
 - Dựa vào lược đồ (bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức.
 - Xác lập mối quan hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người
Có ý thức tôn trọng và bảo vệ các thành quả lao động của người dân.
 II/ Phương tiện dạy học : - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
 - Tranh ảnh nhà máy thủy điện
Ii/ Các hoạt động dạy học:
1/ Khai thác sức nước
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm 4 
Quan sát lược đồ hình 4, thảo luận trả lời các câu hỏi
 	- Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên
	- Những con sông ở Tây Nguyên bắt nguồn từ đâu và chảy ra đâu?
	- Tại sao những con sông ở Tây Nguyên lắm thác gềnh?
	- Người dân ở Tây nguyên khai thác sức nước để làm gì?
 - Các hồ chứa nước do Nhà nước và nhân dân xây dựng có tác dụng gì?.
Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước cùng các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
Học sinh chỉ nhà máy thuỷ điện Y-a- li trên lược đồ và cho biết nó nằm ở con sông nào?
	GV yêu cầu các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm thảo luận báo cáo kết quả trước lớp.
GV nhận xét và bổ sung.
GV gọi học sinh chỉ ba con sông ( sông Xê Xan, sông Ba,sông Đồng Nai)
2/ Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên
 Hoạt động 2: Làm việc theo từng cặp
Các nhóm dựa vào mục 4 ở SGK và các hình 6, 7 để thảo luận theo các gợi ý sau:
 -Tây Nguyên có những loại rừng nào?
 -Vì sao Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
 - Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp dựa vào tranh ảnh và các gợi ý sau: Rừng rậm, rừng thưa, 
	- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
	- GV nhận xét, bổ sung hoàn thiện
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
	- HS trả lời các câu hỏi sau:
 Rừng Tây Nguyên có giá trị gì?
 - Gỗ được dùng làm gì?
 - Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
 - Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng?
Tổng kết bài:
HS trình bày tóm tắt những đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
III/ Củng cố tổng kết: GV nhận xét giờ học
Luyện Toán
Luyện nhận biết hai đường thẳng đường thẳng vuông góc
I/ Mục tiêu bài học :
- Giúp hs có kĩ năng nhận biết về hai hai đường thẳng vuông góc
Ii/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức
 - HS ôn lại các kiến thức về hai đường thẳng vuông góc
 - GV cho hs lấy ví dụ trong thực tế về hai đường thẳng vuông góc
Hoạt động 2: Thực hành
 - HS làm các bài tập 1,2,3,4 trang 50 ( SGK)
- GV ra thêm bài tập sau E
 + Hãy nêu tên :
 các cặp cạnh vuông góc với nhau A B
 trong hình vẽ bên 
- HS làm bài, gv theo dõi hướng dẫn thêm cho hs yếu D G C
 - GV chấm , chữa bài
- GV gọi hs chữa các bài tập trong sgk
 - GV gọi một hs khá nêu tên các cặp vuông góc có trong hình bên
III/ Củng cố tổng kết:
 GV nhận xét giờ học
 ___________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9(6).doc