I. Mục đích, yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II . Hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn của bài: Đôi giày ba ta màu xanh. Trả lời câu hỏi 1. Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
*HĐ1: Luyện đọc.
HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
Đoạn 1: Từ đầu đến một nghề để kiếm sống.
Đoạn 2: Phần còn lại.
GV kêt hợp sửa cách phát âm từ khó, đọc câu khó, đoạn khó.
VD: mồn một, dòng dõi, cúc cắc,
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*HĐ2: Tìm hiểu bài.
- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi.
+ Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời:
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối ntn?
- HS đọc thầm toàn bài, nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương.
+ Cách xưng hô: Cương xưng hô với mẹ: Lễ phép kính trọng.
Mẹ xưng hô với Cương: Diu dàng, âu yếm.
+ Cử chỉ trong lúc trò chuyện: Chân thật tình cảm.
Cử chỉ của mẹ: Xoa đầu Cương.
Cử chỉ của Cương: nắm tay mẹ, nói thiết tha.
- Gợi ý HS nêu nội dung bài
Trường Tiểu học Nam Nghiã LịCH BÁO GIảNG Tuần:9Từ ngày 12/10đến ngày 16/10 Của : Nguyễn Thị Thu Hằng Lớp : 4B Thứ/Ng Tiết Môn Tên bài dạy Ghi chú 2 1 Tập đọc Thưa chuyện với mẹ 2 3 Toán Luyện tập chung 4 1 Chính tả Nghe viết : Thợ rèn 2 Toán Luyện tập chung 3 SHTT 3 1 LT&Câu MRVT : Ước mơ 2 Toán Góc nhọn, góc tù, góc bẹt 3 4 Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc t.gia 1 2 3 4 1 2 3 4 1 TLV Luyện tập phát triển câu chuyện 2 Kĩ thuật Khâu ghép hai mảnh vải bằng mũi 3 Toán Luyện tập 5 1 LT&Câu Động từ 2 Toán Hai đường thẳng song song 3 Địa lí HĐSX của người dân ở Tây Nguyên 4 1 2 3 6 1 TLV LT trao đổi ý kiến với người thân 2 Toán Vẽ hai đường thẳng vuông góc 3 4 1 Chính tả Nghe viết: Điều ước của vua Mi-đát 2 Toán Luyện tập chung 3 TLV LT trao đổi ý kiến với người thân Tuần 9 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009 Tập đọc Thưa chuyện với mẹ I. Mục đích, yêu cầu: - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. - Hiểu ND: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. - Trả lời được các câu hỏi trong SGK II . Hoạt động dạy - học: Bài cũ: 2 HS nối tiếp đọc 2 đoạn của bài: Đôi giày ba ta màu xanh. Trả lời câu hỏi 1. Nhận xét đánh giá. Bài mới: *HĐ1: Luyện đọc. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn. Đoạn 1: Từ đầu đến một nghề để kiếm sống. Đoạn 2: Phần còn lại. GV kêt hợp sửa cách phát âm từ khó, đọc câu khó, đoạn khó. VD: mồn một, dòng dõi, cúc cắc, HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc cả bài. GV đọc diễn cảm toàn bài. *HĐ2: Tìm hiểu bài. HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi. + Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì? HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: + Mẹ Cương nêu lí do phản đối ntn? HS đọc thầm toàn bài, nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương. + Cách xưng hô: Cương xưng hô với mẹ: Lễ phép kính trọng. Mẹ xưng hô với Cương: Diu dàng, âu yếm. + Cử chỉ trong lúc trò chuyện: Chân thật tình cảm. Cử chỉ của mẹ: Xoa đầu Cương. Cử chỉ của Cương: nắm tay mẹ, nói thiết tha. - Gợi ý HS nêu nội dung bài *HĐ3: Hướng dẫn đọc diễn cảm. GV đọc mẫu đoạn. “Cương thấy nghèn nghẹn ... khi đốt cây bông”. Hướng dẫn HS cách nhấn giọng, cách ngắt nghỉ. HS luyện đọc diễn cảm. Thi đọc diễn cảm. Nhận xét tiết học. ___________________________ Toán Luyện tập chung I) Mục tiêu : Giúp HS : - Có kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ với các số tự nhiên. Vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số. - Giải được bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. II) Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra BTVN của HS. - Nhận xét, nhắc nhở HS. B. Hướng dẫn luyện tập: - GV yêu cầu HS làm các bài tập: Bài 1a, bài 2(dòng 1), bài 3, bài 4 vào vở BT. - GV theo dõi HS làm bài, giúp đỡ HS yếu kém. - Yêu cầu một số HS lên bảng trình bày bài làm. - Yêu cầu cả lớp nhận xét, chữa bài . - GV nhận xét, chốt bài giải đúng, nhấn mạnh kiến thức càn ghi nhớ: Bài 1: GV lưu ý HS cach đặt tính. Bài 2: GV nhấn mạnh cách tính giá trị biểu thức. Bài 3: Nhấn mạnh cách vận dụng các tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số. Bài 4: Nhấn mạnh cách giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. C. Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn HS học ở nhà Chiều thứ hai, ngày 12 tháng 10 năm 2009 Chính tả: Thợ rèn I ) Mục đích, yêu cầu: Nghe - Viết đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. Làm đúng các bài tập chính tả: Phân biệt các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai: l/n II) Chuẩn bị Bảng phụ ghi sắn bài tập 2a. III) Hoạt động dạy học 1 Bài cũ: 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào vở nháp; Đắt rẻ, dấu hiệu, chế diễu 2 Bài mới: *HĐ1: Hướng dẫn HS nghe - viết: GV đọc toàn bài Thợ rèn. HS theo dõi HS đọc thầm bài thơ + Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn? GV đọc từng câu, HS chép vào vở. Viết xong, soát lại bài và gạch lỗi. GV chấm 1 số vở – Nhận xét sửa lỗi chung. *HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả HS làm bài tập 2a vào vở. 1 em làm vào bảng nhóm. Kiểm tra kết quả bài làm, chốt lại lời giải đúng. a, Năm gian nhà cỏ thấp le te. Ngõ tối đêm sâu đóm lập loè. Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe . Nhận xét tiết học. ________________________________ Toán Luyện tập chung I) Mục tiêu : Giúp HS: - Củng cố về các tính chất của phép cộng qua việc thực hành làm một số bài tập. - Rèn kĩ năng giải bài toán về tìm hai số khi biết tông và hiệu của hai số đó. II) Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. Bài cũ: - Yêu cầu một số HS nêu miệng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép. - HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. B. Luyện tập: Yêu cầu HS làm các bài tập : Bài 1: Tính bằng cách thuận tiện nhất 346 + 254 + 654 157 + 243 + 843 + 757 586 + 815 + 414 + 185 364 + 259 + 741 + 636 Bài 2 : Tính tổng của: a) 10 số lẻ liên tiếp đầu tiên. b) 12 số chẵn liên tiếp kể từ 2. Bài 3: Tổng của ba số chẵn lien tiếp bằng 11562. Tìm ba số đó. C. Chấm - chữa bài, nhận xét: - GV chấm một số bài . - Yêu cầu một số HS lên bảng làm bài. - Cả lớp và GV nhận xét, chữa bài. + HDHS: Bài 2 :Vận dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng để tính. Bài 3: HD cách giải Hai số chăn liên tiếp hơn( kém) nhau 2 đơn vị. Gọi theo số thứ nhất là số bé nhất, ta có sơ đồ sau: Số thứ nhất: Số thứ hai : Số thứ ba : Số thứ nhất là: 11562 - (2 + 2 + 2) : 3 = 3852 Số thứ hai là: 3852 +2 =3854 Số thứ ba là: 3854 + 2 = 3856 Đáp số : Số thứ nhất :3852 Số thứ hai : 3854 Số thứ ba : 3856 ________________________ Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Ước mơ I ) Mục đích, yêu cầu: Biết thêm một số từ ngữ thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. Bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ bắt đầu bằng tiếng ước, bằng tiếng mơ (BT1, BT2) và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó (BT3). Nêu được ví dụ minh họa về một loại ước mơ (BT4); hiểu được ý nghĩa hai thành ngữ thuộc chủ điểm (BT5a,5c) II ) Hoạt động dạy -học: * Hướng dẫn HS làm bài tập 1. HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm bài: Trung thu độc lập, tìm từ đồng nghĩa với ước mơ. (Mơ tưởng, mong ước). *Hướng dẫn HS làm bài tập 2. HS đọc yêu cầu của bài. HS nối tiếp nhau nêu từ các em vừa tìm được. GV chốt lại lời giảng đúng. Bắt đầu bằng tiếng ước: ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng ... Bắt đầu bằng tiếng mơ: mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng ... * Hướng dẫn HS làm bài tập 3 HS đọc yêu cầu bài tập 3 GV nêu nhiệm vụ,nhóm thảo luận và trình bày kêt quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. + Đánh giá cao: Ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng. + Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ. + Đánh giá thấp: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc, ước mơ dại dột. Bài tập 4: HD thảo luận nhóm (mỗi em nêu 1 VD về một loại ước mơ). HS phát biểu ý kiến. GV nhận xét. Ví dụ: - ước mơ trỡ thành bác sĩ, kĩ sư, - ước mơ có truyện đọc, có xe đạp, - ước mơ viễn vông của chàng Rít trong truyện Ba điều ước, Bài tập 5: (5a,5c) - Tìm hiểu các thành ngữ. + Cầu được ước thấy. + Ước của trái mùa. - HS thảo luận nhóm đôi, trình bày kết quả. - GV bổ sung để có nghĩa đúng của các thành ngữ trên. Nhận xét tiết học. Toán: Góc nhọn, góc tù, góc bẹt. I) Mục tiêu : Giúp học sinh - Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt - Biết dùng e ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt. II) Đồ dùng : Êke, bảng phụ vẽ góc nhọn, góc tù, góc bẹt. III) Các HĐ dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học sinh đã chuẩn bị 2.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt. a) Giới thiệu góc nhọn: - Giáo viên chỉ vào góc nhọn trên bảng nói "Đây là góc nhọn" đọc là góc nhọn đỉnh o, cạnh 0A, 0B" - Vẽ lên bảng 1 góc nhọn khác -áp êke vào góc nhọn như hình vẽ SGK. ? Em có nhận xét gì về góc nhọn so với góc vuông? b) Giới thiệu góc tù : - Giáo viên chỉ vào góc tù vẽ trên bảng, rồi nói "Đây là góc tù". Đọc là góc tù 0, cạnh 0M, 0N" - giáo viên vẽ góc tù khác - áp ê-ke vào góc tù ? Em có nhận xét gì về góc tù so với góc vuông? c) Giới thiệu góc bẹt : - Chỉ vào góc bẹt trên bảng và giới thiệu đây là góc bẹt. Đỉnh 0, cạnh 0C, 0D - Giáo viên vẽ góc bẹt khác - GV áp góc êke vào góc bẹt ? 1góc bẹt = ? góc vuông? 3. Thực hành : Bài1(T49) : ? Nêu yêu cầu? - Quan sát A o - Quan sát rồi đọc: B Góc nhọn đỉnh 0, cạnh 0P, 0Q - Quan sát - Góc nhọn bé hơn góc vuông - Quan sát. - Quan sát, đọc: góc tù O, cạnh ÔH, OK - Góc tù lớn hơn góc vuông - Quan sát: C O D - Quan sát và dọc góc bẹt 0, cạnh 0E, 0G - Quan sát, nhận xét - 1 góc bẹt = 2 góc vuông - Dùng ê ke để nhận diện góc - Học sinh làm vào vở - Góc đỉnh A, cạnh AM, AN và góc đỉnh D, cạnh DV, DV là các góc nhọn - Góc đỉnh B, cạnh BP, BQ và góc đỉnh 0, cạnh 0G, 0H là các góc tù. - Góc đỉnh C, cạnh CI, CK là góc vuông. - Góc đỉnh E, cạnh EX, EY là góc bẹt Bài 2(T49) : ? Nêu yêu cầu? - Dùng ê ke để nhận diện góc. - Hình tam giác ABC có 3 góc nhọn - Hình tam giác EDG có1 góc vuông - Hình tam giác MNP có 1góc tù 4. Tổng kết - dặn dò :? Hôm nay học bài gì? Nêu đ2 góc nhọn, bẹt, tù? - NX giờ học. Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I - Mục đích, yêu cầu: - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân. - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. II - Hoạt động dạy - học Bài cũ: Một HS kể lại câu chuyện em đã nghe đã đọc về những ước mơ đẹp. Bài mới: * HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài. Đề bài: Kể chuyện về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, người thân. Gạch chân dưới từ ngữ quan trọng. * HĐ2: Gợi ý kể chuyện. a, Giúp HS hiểu các hướng xây dựng cốt truyện. + Nguyên nhân làm nảy sinh mơ ước đẹp. + Những cố gắng để đạt ước mơ. + Những khó khăn đã vượt qua, ước mơ đã đạt được. HS nối tiếp nhau nói về đề tài kể chuyện và hướng xây dựng cốt truyện của mình. b, Đặt tên cho câu chuyện - Một HS đọc gợi ý 3. - HS suy nghĩ, đặt tên cho câu chuyện về ước mơ của mình, nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. *HĐ3: Thực hành kể chuyện. a, Luyện kể theo cặp. b, Thi kể trước lớp. - GV nêu tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyệ ... ừ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III). II - Các hoạt động dạy học chủ yếu GV nêu MĐYC tiết học *HĐ 1: Nhận xét Hai HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 1 và 2. Cả lớp đọc thầm đoạn văn ở bài tập 1, suy nghĩ, trao đổi theo cặp, tìm các từ theo yêu cầu của bài tập 2. Gọi một số HS trình bày. GV chốt lại lời giải đúng. + Các từ chỉ hoạt động của anh chiến sĩ: Nhìn, nghĩ. + Chỉ hoạt động của thiếu nhi: Thấy + Các từ chỉ trạng thái của sự vật. Của dòng thác: đổ Của lá cờ: Bay - GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì? *HĐ 2: Ghi nhớ - HS đọc phần ghi nhớ SGK *HĐ3: Luyện tập HS làm bài tập vào vở (bài 1,2 VBT trang 59,60) GV theo dõi, hướng dẫn, kết hợp chấm bài. Bài 3. Trò chơi: “Xem kịch câm GV tổ chức cho HS thi biểu diễn động tác kịch câm và xem kịch câm. Tìm động từ chỉ hoạt động mà bạn vừa diễn. Nhận xét tiết học Toán Hai đường thẳng song song I) Mục tiêu: - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song - Nhận biết được hai đường thẳng song song. II) Chuẩn bị: Thước và ê ke ( cho GV). III ) Hoạt động dạy - học: *HĐ1: Giới thiệu hai đường thẳng song song. - GV vẽ hình chữ nhật ABCD. A B Kéo dài cạnh AB về phía B. Cạnh DC về phía C Ta được: AB và CD song song với nhau. D C Tương tự như vậy: kéo dài AD và BC ta được AD song song với BC GV: Hai đường thẳng song song với nhau thì Không bao giờ cắt nhau. - HS liên hệ các hình ảnh hai đường thẳng song song ở xung quanh.s GV vẽ hình ảnh hai đường thẳng song song. A B C D *HĐ2: Thực hành. HS làm bài tập (Bài 1, 2, 3a). Bài 1a, b: HS nêu miệng kết quả. Bài 2: HS làm bài vào vở – 1 em lên bảng chữa bài A B C a, Các cạnh song song với cạnh MN là: AB ; DC b, Trong hình chữ nhật MNCD các cạnh vuông góc với cạnh DC là: AD ; BC. Bài 3: HS nêu miệng kết quả. Nhận xét tiết học. G E D Địa lý Hoạt động sản xuất của người dân ở tây nguyên (tiếp) I ) Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên + Sử dụng sức nước sản xuất điện. + Khai thác gỗ - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất: cung cấp gỗ, lâm sản, nhiều thú quý ... - Biết sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh. - Mô tả sơ lược: rừng rậm nhiệt đới (rừng rậm, nhiều loại cây, tạo thành nhiều tầng ...), rừng khộp (rừng rụng lá mùa khô) - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai II ) Chuẩn bị: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. III ) Hoạt động dạy - học: * Khai thác sức nước Làm việc theo nhóm. - Chỉ trên bản đồ (lược đồ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên: sông Xê Xan, sông Xrê Pốk, sông Đồng Nai - HS Mô tả sơ lược đặc điểm sông ở Tây Nguyên: có nhiều thác ghềnh - Chỉ vị trí nhà máy Thuỷ điện Y-a-li trên lược đồ hình 4 và cho biết nó nằm trên con sông nào. Đại diện các nhóm trình bày GV nhận xét, sửa chữa. * Rừng và việc khai thác rừng ở Tây Nguyên. - HS quan sát hình 6, 7 và mục đọc mục 4 SGK, trả lời các câu hỏi. + Tây nguyên có những loại rừng nào? + Tại vì sao Tây nguyên lại có các loại rừng khác nhau? + Dựa vào tranh, mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp + Rừng ở Tây nguyên có giá trị gì? + Gỗ được dùng để làm gi? + Tại sao phải bảo vệ rừng? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng? Nhận xét tiết học. Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009 Tập làm văn Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I - Mục đích, yêu cầu: 1. Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi, lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi đạt mục đích. 2. Bươc đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. II – Chuẩn bị: Bảng phụ. III Hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: HS đọc bài làm của mình (Trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu). 2. Bài mới: *HĐ1: Hướng dẫn phân tích đề bài. Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật, ). Trước khi nói với bố mẹ, em muónn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. - GV hướng dẫn HS gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. *HĐ2: Xác định mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi sẽ có. - Ba HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1, 2, 3. GV nêu câu hỏi: + Nội dung trao đổi là gì? + Đối tượng trao đổi là ai? + Mục đích trao đổi để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? - HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc anh (chị) có thể đặt ra. *HĐ3: HS thực hành trao đổi theo cặp. GV theo dõi giúp đỡ HS. *HĐ4: Thi trình bày trước lớp. Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo chỉ tiêu sau: + Nội dung trao đổi có đúng đề tài không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không? + Lời lẽ cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với đóng vai không? - Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân. - Nhận xét tiết học. _______________________________ Toán Vẽ hai đường thẳng vuông góc I ) Mục tiêu: - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước - Vẽ được đường cao của hình tam giác. II ) Chuẩn bị: Thước kẻ và Ê ke (Cho GV và HS). III ) Hoạt động dạy - học: *HĐ1: Vẽ đường thẳng CD đi qua diểm E và vuông góc với đường thẳng AB cho trước. - Trường hợp điểm E nằm trên đường thẳng AB. A E D B C - Trường hợp điểm E nằm ngoài đường thẳng AB . ( Hình vẽ như SGK ) - GV làm mẫu - HS thực hành vẽ vào vở. *HĐ2: Giới thiệu đường cao của hình tam giác. - GV vẽ hình tam giác ABC lên bảng. - Nêu bài toán: “Vẽ qua A một đường thẳng vuông góc với cạnh BC đường thẳng đó cắt BC tại H. - GV: Độ dài đoạn thẳng AH là chiều cao của hình tam giác ABC. *HĐ3: Thực hành (bài 1, 2) Bài 1: HS đọc đề bài, suy nghĩ và thực hành vẽ – GV theo dõi giúp đỡ HS yếu Bài 2: Tương tự bài tập 1, chấm vở của một số HS. *HĐ4: Nhận xét tiết học. Chiều thứ sáu, ngày 16 tháng 10 năm 2009 Chính tả (Nghe viết) Điều ước của vua Mi-đát I) Mục tiêu: Giúp HS: - Nghe-viết, trình bày đúng, đẹp một đoạn trong bài " Điều ước của vua Mi-đát". - Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp. - Làm đúng bài tập chính tả phân biệt d/gi. - GDHS ý thức trau dồi chữ viết. II) Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. HDHS nghe viết: - GV đọc đoạn chính tả cần viết 1 lần "Từ Thần Đi-ô-ni-dốthết". 2 HS đọc lại. -HSTLCH: Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì? - HDHS viết đúng một số từ khó trong bài. ( Thần Đi-ô-ni-dốt, Pác-tôn, phép mầu, ) B. HS viết bài - GV đọc bài cho HS viết vào vở. - Đọc lại một lần cho HS soát bài và sửa lỗi. - GV chấm một số vở - Nhận xét, sửa lỗi chung. C. Hướng dẫn HS làm BT chính tả: Điền vào chỗ trống d hay gi: ã gạo, ồi ào, ặt ũ, nhảy ây, ận hờn, thú ữ, ữ nhà, ết ặc, làn a, cái ếng. - GV chấm một số bài, nx- chữa bài. D. Củng cố - dặn dò: - NX chung giờ học . - HDHS học ở nhà. Toán Luyện tập chung I) Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt; hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. - Thực hành vẽ các loại góc, vẽ đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song. II) Các hoạt động dạy học: A. Luyện tập: HS làm các bài tập sau: Bài 1 :Bài 1 (Vở BT Toán 4- T46) Bài 2 : Dùng ê ke để kiểm tra rồi khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Hình 1 Hình 2 Hình 3 Trong các hình trên, hình vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau là: A. Hình 2 B. Hình 1 C. Hình 3 Bài 3: Trong hình chữ nhật ABCD : A B a. Các cặp cạnh vuông góc với nhau là: b. Các cặp cạnh song song với nhau là: D C Bài 4 : Vẽ đường thẳng đi qua điểm 0 và vuông góc với AB. Vẽ đường thẳng đi qua điểm I và song song với CD. A B C D o. .I B. HDHS chữa bài : - GV gọi một số HS lên bảng làm bài. - HD cả lớp nhận xét, chữa bài. - GV chốt lời giải đúng, nhấn mạnh kiến thức cần nhớ. C. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học. - HDHS học ở nhà. Tập làm văn Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân I - Mục đích, yêu cầu: 1. Nắm vững mục đích trao đổi, vai trong trao đổi, lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi đạt mục đích. 2. Biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục. II – Chuẩn bị: Bảng phụ. III Hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: HS đọc bài làm của mình (Trích đoạn của vở kịch Yết Kiêu). 2. Bài mới: Hướng dãn HS làm lại đề bài sau: Đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật, ). Trước khi nói với bố mẹ, em muónn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu và ủng hộ nguyện vọng của em. Hãy cùng bạn đóng vai em và anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. *HĐ1: Hướng dẫn nắm lại đề bài. - GV hướng dẫn HS gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng. *HĐ2: Xác định lại mục đích trao đổi, hình dung những câu hỏi sẽ có. GV nêu câu hỏi: + Nội dung trao đổi là gì? + Đối tượng trao đổi là ai? + Mục đích trao đổi để làm gì? + Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? *HĐ3: HS thực hành trao đổi theo cặp. GV theo dõi giúp đỡ HS. *HĐ4: Thi trình bày trước lớp. Một số cặp thi đóng vai trao đổi trước lớp. GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo chỉ tiêu sau: + Nội dung trao đổi có đúng đề tài không? + Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không? + Lời lẽ cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với đóng vai không? - Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại những điều cần nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân. - Nhận xét tiết học. Sinh hoạt lớp: Kiểm điểm tuần 9 1. Nhận xét chung: * Ưu điểm : - Đi học đều, đúng giờ. - Học tập một số em đã có tiến bộ. - Tập thể dục giữa giờ và giờ truy bài đã có nề nếp. * Tồn tại : - Vẫn còn một số học sinh lười học bài cũ: Ngọc Sơn, Chiến, Hoài Thương, Thuý Nga,Huyền Trang. - Không chú ý nghe giảng: Thắng, Ngọc Sơn, Sông Hương, Hoài Thương, Trần Tiến Anh. - Giờ truy bài vẫn còn một số em nề nếp ổn định chậm. 2. Kế hoạch tuần 10 : - Tích cực học tập, ôn tập để kiểm tra giữa kỳ I môn (Toán - TV) - Thi đua giành nhiều điểm tốt chào mừng 20-11 - Duy trì tốt nề nếp của lớp. - Các bạn mắc lỗi phải sửa lỗi. - Nhắc bố, mẹ đóng tiền các khoản đầu năm kịp thời hạn( Trong tháng 10).
Tài liệu đính kèm: