Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh

1. Khởi động: HS hát vui

2. Kiểm tra

- Cho 4 – 5 HS đọc bài tập đọc Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời các câu hỏi SGK.

- GV nhận xét chung.

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Với truyện đôi giày bat a màu xanh , các em đã biết ước mơ nhỏ bé của Lái, cậu bé nghèo sống lang thang. Qua bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được biết ước muốn trở thành thợ rèn để giúp đỡ gia đình của bạn Cương.

Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc

- Cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 2,3 lượt, có thể chia bài làm hai đoạn như sau:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến một nghề để kiếm sống

+ Đoạn 2: Đoạn còn lại

- Trong lúc HS đọc GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng các từ như sau: mồm moat, kiếm sống, dòng dõi, quan sang, phì phào, cúc cắc và kết hợp với giải nghĩa từ thưa (trình bày với người trên), kiếm sống (tìm cách, tìm việc để có cái nuôi mình), đầy tớ (người giúp việc cho chủ).

- Cho HS luyện đọc theo cặp

- Cho 2 HS lần lượt đọc cả bài

- GV đọc diễn cảm toàn bài – thể hiện giọng trao đổi trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng.

 

doc 25 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1027Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2010-2011 - Hồ Hoàng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9	Thứ hai, ngày 18 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC ĐÍCH:
1. Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cản phân lời các nhân vật trong đoạn đối thoại.
2. Hiểûu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội ý nghĩa bài: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: HS hát vui
2. Kiểm tra
- Cho 4 – 5 HS đọc bài tập đọc Đôi giày ba ta màu xanh và trả lời các câu hỏi SGK.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Với truyện đôi giày bat a màu xanh , các em đã biết ước mơ nhỏ bé của Lái, cậu bé nghèo sống lang thang. Qua bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được biết ước muốn trở thành thợ rèn để giúp đỡ gia đình của bạn Cương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc
- Cho HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 2,3 lượt, có thể chia bài làm hai đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến một nghề để kiếm sống
+ Đoạn 2: Đoạn còn lại
- Trong lúc HS đọc GV kết hợp hướng dẫn HS phát âm đúng các từ như sau: mồm moat, kiếm sống, dòng dõi, quan sang, phì phào, cúc cắc và kết hợp với giải nghĩa từ thưa (trình bày với người trên), kiếm sống (tìm cách, tìm việc để có cái nuôi mình), đầy tớ (người giúp việc cho chủ).
- Cho HS luyện đọc theo cặp
- Cho 2 HS lần lượt đọc cả bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài – thể hiện giọng trao đổi trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1, 2 và trả lời câu hỏi sau:
+ Cương xin mẹ học nghề thợ rèn đẻ làm gì? (Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ)
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào? (mẹ cho là Cương bị ai xui. Mẹ bảo nhà Cương dòng dõi quan sang, bố Cương sẽ không chịu cho con đi làm thợ rèn vì sợ mất thể diện gia đình.)
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào? ( Cương nắm tay mẹ, nói với mẹ những lời tha thiết: nghề nào cũng đáng trọng, chỉ những ai trộm cắp hay ăn bám mới đáng bị coi thường)
- Cho HS đọc thầm cả bài và nêu nhận xét cách trò chuyện của hai mẹ con Cương: 
+ Cách xưng hô: đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình, thể hiện sự lễ phép kính trọng. Mẹ Cương gọi con rất dịu dàng, trìu mến. Cách xưng hô đó thể hiện gia đình rất thân ái.
+ Cử chỉ thân mật, tình cảm.
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn một tốp 3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai: người dẫn chuyện, Cương, mẹ Cương. GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phu hợp với diễn biến của câu chuyện, với tình cảm, thái độ của nhân vật.
- GV hướng dẫn HS cả lớp đọc và luyện đọc diễn cảm một đoạn tiêu biểu trong bài theo trình tự đã hướng dẫn.
4. Củng cố:
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài học? (Cương đã thuyết phục mẹ hiểu nghề nghiệp nào cũng cao quý để mẹ ủng hộ em thực hiện nguyện vọng: học nghề rèn kiếm tiền giúp đỡ gia đình)
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Luyện đọc bài nhiều lần ở nhà và xem trước bài:
“ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI – ĐÁT”.
- HS lần lượt đọc bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Cả lớp lắng nghe
- HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp đọc thầm theo
- HS luyện đọc và luyện phát âm, HS nhận xét 
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Cả lớp theo dõi lắng nghe
- Cả lớp lắng nghe
+ HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
+ HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
+ HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét
- HS nêu nhận xét, lớp nhận xét
HS chia tốp phân vai đọc,cả lớp nhận xét.
- HS thi đọc, lớp nhận xét.
- HS trả lời, lớp nêu nhận xét
- Cả lớp lắng nghe
TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc. Biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh.
- Biết dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thước ê ke cho GV và HS.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS nêu tên các góc nhọn, góc tù, góc bẹt. Xác định các góc nêu trên theo hình vẽ sẵn trên bảng.
- GV nhận xét chung.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
*Hoạt động 1:
Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng, cho thấy rõ 4 góc A, B, C, D đều là góc vuông.
- GV kéo dài hai cạnh BC và DC thành hai đường thẳng và cho HS biết: Hai đường thẳng BC và CD là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
- GV cho HS nhận xét: “ Hai đường thẳng BC và DC tạo thành 4 góc vuông chung đỉnh” 
- GV kiểm tra lại bằng ê ke
- GV dùng ê ke để vẽ góc vuông đỉnh O, cạnh OM, ON rồi kéo dài hai cạnh góc vuông để được hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau( như hình vẽ SGK)
- GV nêu: Hai đường thẳng vuông góc OM và ON tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh O.
* Hoạt động 2: Thực hành
+ Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có trong mỗi hình có vuông góc với nhau không. GV nêu nhận xét chung: Hai đường thẳng IH và IK vuông góc với nhau. Hai đường thẳng MP và MQ không vuông góc với nhau.
+ Bài tập 2: 
Cho HS đọc bài tập 2 và yêu cầu HS nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau còn lại của hình chữ nhật ABCD, chẳng hạn:
- BC và CD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- CD và AD là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
- AD và AB là một cặp cạnh vuông góc với nhau.
+ Bài tập 3:
 Câu a: Cho HS dùng ê ke để xác định mỗi hình góc nào là góc vuông, rồi từ đó nêu tên từng cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau có trong mỗi hình đó. Chẳng hạn: Góc đỉnh E và góc đỉnh D vuông. Ta có: AE và ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau; CD, ED là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau. 
Câu b: Góc đỉnh P và góc đỉnh N là vuông góc. Ta có PN, MN là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau; PQ và NQ là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
+ Bài tập 4:
Câu a: Yêu cầu HS đọc đề bài, và cho các em nêu kết quả.GV nhận xét và sửa bài cho các em.
AD, CB là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau; AD, CD là một cặp đoạn thẳng vuông góc với nhau.
Câu b: Nêu được các cặp cạnh cắt nhau mà không vuông góc với nhau là: AB và BC; BC và CD
4. Củng cố:
- HS nêu cách xác định hai đường thẳng vuông góc và cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- GV cho HS dùng ê ke để kiểm tra hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không.
5. Dặn dò:
Xem trước bài “HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG”.
HS lần lượt nêu tên
các góc và xác định các góc đó, lớp nhận xét
- Cả lớp quan sát theo dõi trên bảng.
- Cả lớp quan sát theo dõi trên bảng.
- Cả lớp theo dõi lắng nghe
+ HS dùng ê ke để kiểm tra và nêu kết qua, lớp nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài toán và nêu kết quả, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài toán và nêu kết quả, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu bài toán và nêu kết quả, lớp nhận xét.
- HS nêu cách xác định và cách vẽ.
- HS lên bảng kiểm tra.
ĐẠO ĐỨC
TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh có khả năng:
- Hiểu được: Thời giờ là cái quý nhất, cần phải tiết kiệm. Cách tiết kiệm thời giờ.
- Biết quý trọng và sử dụng thời giờ. 
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Mỗi học sinh có 3 tấm bìa: xanh, đỏ và trắng.
- SGK đạo đức 4.
- Các truyện tấm gương về tiết kiệm thời giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động: Hát vui đầu giờ
2. Kiểm tra bài cũ
- HS đọc ghi nhớ SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy kể một số gương về tiết kiệm tiền của mà em biết?
- GV nhận xét chung
3. Bài mới
a) Giới thiệu bài: TIẾT KIỆM THỜI GIỜ
b) Tìm hiểu bài:
* Hoạt động 1: Kể chuyện một phút trong SGK
- GV kể chuyện, sau đó cho học sinh thảo luận nhóm đôi theo 3 câu hỏi:
. Mi-chi-a có thói quen sử dụng thời giờ như thế nào?
. Chuyện gì đã xảy ra với Mi-chi-a trong cuộc thi trượt tuyết?
. Sau chuyện đó, Mi-chi-a đã hiểu ra điều gì?
+ Yêu cầu đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm nhận xét.
+ GV kết luận chung: Mỗi phút đều đáng quý.
 Chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 2 SGK
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống SGK
- GV cho học sinh nhận xét bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả bài thi. Hành khách đến muộn có thể bị nhỡ tàu, nhỡ máy bay. Người bệnh được đưa đến bệnh viện cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ bài tập 3 SGK
- Cách tiến hành GV nêu từng tình huống, yêu cầu HS dơ thẻ, nếu tán thành dơ thẻ màu đỏ, không tán thành dơ thẻ màu xanh, phân vân sẽ dơ thẻ màu vàng .
- GV kết luận: 
+ Ý kiến d là đúng và các ý kiến còn lại là sai.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ.
* Hoạt động nối tiếp
- GV cho học sinh tự liên hệ thì giờ bản thân.
- Cho HS lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân.
- Viết, vẽ, sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ về tiết kiệm thời giờ
4. Củng cố:
- HS đọc ghi nhớ bài.
- GD HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ.
5. Dặn dò:
- Tự lập thời g ... hực hành theo yêu cầu của GV.
- HS trình bày kết quả, lớp nêu nhận xét.
- HS trình bày sản phẩm trước lớp
Thứ sáu, ngày 22 tháng 10 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU:
1. Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi.
2. Lập được dàn ý củ bài trao đổi đạt mục đích.
3. Biết đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, thân ái, cử chỉ thích hợp, lời lẻ có sức thuyết phục, đạt mục đích đặt ra.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Bảng phụ viết sẵn đề bài TLV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra hai học sinh kể miệng vở kịch Yết Kiêu.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS phân tích đề bài
- Cho HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng. 
- GV gạch chân những từ ngữ trọng tâm trong bài.
c) Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có 
- Cho 3 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- Hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài:
+ Nội dung trao đổi là gì? (Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.)
+ Đối trao đổi là ai? (Anh hoặc chị chiểu rõ mục đích trao đổi là gì? (Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng cuả em; giaiû đáp những khó khăn, thắc mắc, anh chị, đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy)
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì? (Em và bạn trao đổi, Bạn đóng vai anh hoặc chị của em)
d) HS thực hành trao đổi theo cặp
- Cho HS chọn bạn tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp.
- Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi.
- GV đến từng nhóm giúp đỡ.
g) Thi trình bày ngay trước lớp
- Một số cặp HS thi đóng vai kể trước lớp. GV nhận xét chung và rút ra kết luận.
- Cho HS chọn bạn trao đổi hay nhất có sức thuyết phục nhất để khen.
4. Củng cố – dặn dò:
- HS nhắc lại những điều cần ghi nhớ khi trao đổi ý kiến với người thân.
- Nhắc HS chuẩn bị bài tập tiếp theo.
- 2 HS kể lại chuyện
- HS đọc thầm đề bài
- Cả lớp theo dõi
- HS lần lượt đọc, lớp lắng nghe.
+ HS trả lời, lớp nhận xét
+ HS trả lời, lớp nhận xét
+ HS trả lời, lớp nhận xét
- HS chọn bạn tham gia với mình.
- HS tập trung nhóm trao đổi
- HS thi kể, lớp nhận xét
- HS bình chọn
- HS nhắc lại
TOÁN (ghép 2 tiết)
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết sử dụng thước ê ke để vẽ được một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Thước kẻ và ê ke (cho GV và HS).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS nêu các bước vẽ hai đường thẳng song song và cho 2 HS lên bảng vẽ.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
a.1/ vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, và chiều rộng 2 cm
- GV vừa hướng dẫn vừa vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 dm, chiều rộng 2 dm theo các bước vẽ như SGK:
+ Vẽ đoạn thẳng DC dài 4 cm
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D, lấy đoạn thẳng CB = 2 dm.
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại C, lấy đoạn thẳng CB = 2 dm.
+ Nối A với B. ta được hình chữ nhật ABCD.
- Cho HS vẽ hình chữ nhật ABCD có DC = 4cm; DA = 2cm.
a.2/ Thực hành
Bài tập 1:
+ Câu a: Cho HS thực hành vẽ hình chữ nhật: chiều dài 5cm, chiều rộng 3 cm. (các bước vẽ như hướng dẫn SGK). GV theo dõi và hướng dẫn HS chưa biết.
+ Câu b: Cho HS tính chu vi hình chữ nhật:
(5 + 3 )x 2 = 16 (cm)
- GV sửa bài cho HS nếu có.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS vẽ đúng hình chữ nhật ABCD có chiều dài AB = 4cm; chiều rộng BC = 3cm.
- GV cho biết AC, BD là hai đường chéo HCN, cho HS đo độ dài đoạn thẳng AC và BD, ghi kết quả rồi nhận xét để thấy AC = BD 
- GV nêu kết luận: hai đường chéo hình chữ nhật bằng nhau.
4. Củng cố:
- HS nêu các bước vẽ HCN
5. Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài: “ THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG”
- HS nêu các bước vẽ và hai HS lên bảng vẽ.
- Cả lớp lắng nghe
- HS vừa theo dõi thao tác của GV vừa thực hành vào vở nháp.
- HS vẽ vào vở nháp hình chữ nhật.
+ HS thực hành vẽ hình chữ nhật theo đề bài 
+ 1 HS lên bảng tính, lớp tính vào vở, nêu kết quả, lớp nhật xét.
- HS vẽ hình chữ nhật có chiều dài nêu trên.
- HS thực hành đo và nêu kết quả, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe
- HS nêu cách vẽ.
- Cả lớp lắng nghe
 THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
- Giúp HS biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình vuông biết độ dài một cạnh cho trước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Thước kẻ và ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS nêu các bước vẽ HCN
3. Bài mới:
a) Vẽ hình vuông có cạnh 3 cm.
- Cho HS nêu bài toán “vẽ hình vuông có cạnh 3 cm”
- Ta có thể coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài 3cm, chiều rộng cũng bằng 3cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
- GV vẽ mẫu cho HS thấy:
+ Vẽ đoạn thẳng DC = 3 dm 
+ Vẽ đường thẳng DA vuông góc với DC tại D và lấy DA = 3 dm
+ Vẽ đường thẳng CB vuông góc với DC tại C và lấy CB = 3 dm
+ Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
Bài tập 1:
- Câu a: Yêu cầu HS vẽ hình vuông cạnh 4 cm. GV nhận xét hướng dẫn HS chưa hiểu
- Câu b: HS tự tính chu vi hình vuông là:
4x4 = 16 (cm)
Ta tính được diện tích hình vuông là:
4x4 = 16 (cm2)
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS vẽ đúng mẫu như SGK
Bài tập 3:
- Cho HS vẽ hình vuông ABCD cạnh 5cm. Sau đó:
+ Dùng ê ke kiểm tra để thấy hai đường chéo AC và BD vuông góc với nhau.
+ Dùng thước đo kiểm tra để thấy hai đường chéo AC và BD bằng nhau.
4. Củng cố – dặn dò:
- Xem trước bài “LUYỆN TẬP”
- HS nêu cách vẽ
- Cả lớp lắng nghe và theo dõi
- Cả lớp lắng nghe và theo dõi
- Cả lớp theo dõi quan sát cách vẽ của GV
- HS tự vẽ hình
- HS tính, nêu kết quả, lớp nhận xét
- HS thực hành vẽ dựa vào SGK
- HS thực hành vẽ, 1 HS lên bảng trình bày
- HS dùng thước để kiểm tra
ĐỊA LÍ
 HOẠT ĐÔÏNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN (T.T)
I.MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên: trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
- Dựa vào lược đồ, bảng số liệu, ảnh để tìm kiến thức.
- Xác lập mối liên hệ địa lí giữa các thành phần tự nhiên với nhau và giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Tranh, ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuộc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Khởi động:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số dân tộc ở Tây Nguyên?
- Người dân Tây Nguyên đã làm gì để khắc phục khó khăn?
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: HOẠT ĐỌNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN
a.1/ Trồng cây công nghiệp trên đát ba dan 
* Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
- Dựa vào kênh chữ và kênh hình ở mục 1 SGK, thảo luận nhóm:
+ Kể tên những cây trồng chính ở Tây Nguyên. Chúng thuộc loại cây nào?
+ Cây công nghiệp lâu năm nào được trồng nhiều nhất ở đây?
+ Tại sao ở Tây Nguyên lại thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp?
- Đại diện nhóm báo cáo, GV nhận xét sửa bài và tóm ý lên bảng.
- GV giải thích: Xưa kia nơi này đã từng có núi lửa hoạt động. Đó là hiện tượng vật chất nóng chảy, từ lòng đất phun trào ra ngoài nguội dần, đông cứng lại thành đá ba dan. Trải qua hàng triệu năm, dưới tác dụng của nắng mưa, lớp đá ba dan trên mặt vụng vở tạo thành đất đỏ ba dan.
* Hoạt động 2:
- GV cho HS quan sát tranh, ảnh vùng trồng cây cà phê ở Buôn Ma Thuột, nhân xét vùng trồng cà phê ở đó.
- Cho HS lên bảng chỉ vị trí của Buôn Ma Thuột trên bảng đồ treo tường.
- GV nêu: Khổng chỉ ở Buôn Ma Thuột mà hiên nay ở Tây Nguyên có những vùng chuyên trồng cây cà phê và những cây công nghiệp lâu năm khác như: cao su, chè, hồ tiêu,
+ GV hỏi: Các em biết gì về cà phê Buôn Ma Thuột?
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về cà phê ở đó.
a.2/ Chăn nuôi trên đồng cỏ
* Hoạt động 3:
- HS dựa vào hình 1 , bảng số liệu, mục 2 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Em hãy kể tên những vật nuôi chính ở Tây Nguyên?
+ Con vật nào được nuôi nhiều ở Tây nguyên?
+ Tây Nguyên có những thuận lợi nào để phát triển chăn nuôi trâu bò?
+ Ở Tây Nguyên voi được nuôi để làm gì? (để nhuyên chở hàng hóa, người)
- GV nhận xét và sửa sai cho HS.
- Cho HS đọc ghi nhớ bài
4. Củng cố:
- Ở Tây Nguyên có đặc điểm gì?
5. Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài “HOẠT ĐÔÏNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NGUYÊN”
- HS trả lời các câu hỏi, lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe
- HS tập hợp nhóm thảo luận các câu hỏi GV nêu, sau đó nêu kết quả thảo luận
- HS đại diện báo cáo, lớp nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp quan sát và nêu kết quả, lớp nhân xét
- 1 HS lên bảng chỉ vị trí trên bản đồ, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
+ HS trả lời câu hỏi, lớp nhận xét.
- Cả lớp xem tranh.
+ HS trả lời câu hỏi, lớ nhận xét.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS đọc ghi nhớ bài
- HS nêu kết quả,lớp nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docGAT9.doc