Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu :

1. Kiến thức và kĩ năng :

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

 - Hiểu nội dung bài : Cương mơ ước trở thành một thợ rèn để kiếm sống Cương thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

2. Thái độ : GDHS có thái độ biết quý trọng các nghề nghiệp.

*Giáo dục KNS : Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.

II. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.

III.Hoạt động trên lớp :

1. KTBC: HS đọc bài tập đọc tiết trước và TLCH về nội dung

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 20/01/2022 Lượt xem 317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 (2 cột chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Thứ hai ngày 10 tháng 10 năm 2011.
Tiết 1: TẬP ĐỌC 
THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
 - Hiểu nội dung bài : Cương mơ ước trở thành một thợ rèn để kiếm sống Cương thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
2. Thái độ : GDHS có thái độ biết quý trọng các nghề nghiệp.
*Giáo dục KNS : Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.
II. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài tập đọc, bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III.Hoạt động trên lớp : 
1. KTBC: HS đọc bài tập đọc tiết trước và TLCH về nội dung
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
 * Luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
 * Tìm hiểu bài:
KNS : Lắng nghe tích cực, giao tiếp, thương lượng.
- Gọi HS đọc thầm các đoạn trao đổi và trả lời câu hỏi :
+Từ “thưa” có nghĩa là gì?
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Học nghề để làm gì?
+ “Kiếm sống” có nghĩa là gì?
+ Mẹ Cương phản ứng như thế nào khi em trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
+ Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 4, SGK.
- Gọi HS trả lời và bổ sung.
- Ghi nội dung chính của bài.
 * Luyện đọc diễn cảm :
-Gọi HS đọc phân vai. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay phù hợp từng nhân vật.
- Yêu cầu HS đọc trong nhóm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- HS lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài tiếp nối nhau theo trình tự.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 cặp đọc
- 1 HS đọc toàn bài.
- Lắng nghe.
- HS đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- HS trả lời.
- 2 HS nhắc lại.
- 3 HS đọc phân vai, tìm giọng đọc.
- HS phát biểu cách đọc hay
- Các nhóm luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố - dặn dò:
+ Câu truyện của Cương có ý nghĩa gì?
- Nhận xét tiết học.
Tiết 2:
TOÁN 
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I.Mục tiêu :
1. Kiến thức và kĩ năng :
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
 - Kiểm tra lại hai đường thẳng vuông góc bằng ê ke..
II. Đồ dùng dạy học : Ê ke, thước thẳng (cho GV và HS).
III.Hoạt động trên lớp : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
- GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 40, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài:
b. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc:
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và hỏi: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì ?
 - Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì ? (góc nhọn, góc vuông, góc tù hay góc bẹt ?)
 - GV vừa thực hiện thao tác, vừa nêu: kéo dài DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
 - GV: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì ?
 - Các góc này có chung đỉnh nào ?
 - Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C.
 - GV yêu cầu HS quan sát để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
 - Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc với nhau.
 - GV yêu cầu HS cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
 c. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 - GV yêu cầu HS cả lớp cùng kiểm tra.
 - GV yêu cầu HS nêu ý kiến.
 - Vì sao em nói hai đường thẳng HI và KI vuông góc với nhau ?
 Bài 2
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài.
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó yêu cầu HS suy nghĩ và ghi tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình chữ nhật ABCD vào VBT.
 - GV nhận xét và kết luận về đáp án đúng.
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
 - GV yêu cầu HS trình bày bài làm trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 4. Củng cố- Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- Là góc vuông.
- Chung đỉnh C.
- HS nêu: hai mép của quyển sách, quyển vở, hai cạnh của cửa sổ, cửa ra vào, hai cạnh của bảng đen, 
- HS theo dõi thao tác của GV và làm theo.
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS nêu yêu cầu.
- HS dùng ê ke để kiểm tra hình vẽ trong SGK 
- HS trả lời.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS viết tên các cặp cạnh, sau đó 1 đến 2 HS kể tên các cặp cạnh mình tìm được trước lớp.
- HS đọc.
- HS đọc các cặp cạnh mình tìm được trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
.
Tiết 3: Toán: 
 ÔN LUYỆN 
I. Mục đích yêu cầu
- Giúp HS củng cố về tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất của phép cộng và tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ, tính chu vi hình chữ nhật, giải bài toán có lời văn.
- Giáo dục tính kiên trì vượt khó trong học tập.
II. Chuẩn bị
Thầy: Bảng phụ
Trò: Ôn lại dạng toán, VBT
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra(3’)
Tính bằng cách thuận tiện nhất
5 + 4 + 6 = (6 + 4 ) + 5 = 10 + 5 = 15
2. Bài mới (28’)
a,Giới thiệu bài
b, Tìm hiểu bài
HS đọc yêu cầu
Lớp làm bảng con
HS làm trên bảng lớp
HS nhận xét
- Muốn tính tổng ta phải thực hiện phép tính nào?
Lớp thực hiện vào vở
HS đọ kết quả với đáp án
HS đổi vở kiểm tra
Lớp làm bài vào vở
HS trình bầy bài trên bảng
HS thống nhất kết quả
HS đọc bài 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
Lớp làm bài vào vở
HS trình bày bài vào bảng phụ
Lớp thống nhất kết quả
Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng:
 26387 54293
+ 14075 + 61934
 9210 7652
 49672 123879
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
96 + 78 + 4 = (96 + 4) + 78 =100 + 78 = 178
789 + 285 + 15 = (285 + 15) + 789 =300 + 789 = 1089
Bài 3: Tìm x
x – 306 = 504 x + 254 = 680
x =504 + 306 x = 680 – 254
x = 810 x = 426
TL: 810 – 306 = 504 TL: 426 + 254 = 680
Bài 4: 
Bài giả:i
Số dụng cụ cửa hàng bán trong hai ngày là.
71 + 79 = 150 (cái)
Tổng số dụng cụ có là. 
5256 + 150 = 5406 ( cái)
Đáp số: 5406 cái
3.Củng cố - dặn dò (4’)
Nêu cách tính tổng bằng cách thuận tiện nhất?
Học thuộc bảng cộng, bảng trừ.
BUỔI CHIỀU :
Tiết 1: TOÁN 
HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
 - Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
 - Nhận biết được hai đường thẳng song song.
2. Thái độ : Giáo dục HS thêm yêu môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Thước thẳng và ê ke.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. KTBC: 
 - GV gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 41.
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Giới thiệu hai đường thẳng song song 
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD và yêu cầu HS nêu tên hình.
 - GV dùng phấn màu kéo dài hai cạnh đối diện AB và DC về hai phía và nêu: Kéo dài hai cạnh AB và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng song song với nhau.
 - GV yêu cầu HS tự kéo dài hai cạnh đối còn lại của hình chữ nhật là AD và BC và hỏi: Kéo dài hai cạnh AC và BD của hình chữ nhật ABCD chúng ta có được hai đường thẳng song song không?
 - GV nêu: Hai đường thẳng song song với nhau không bao giờ cắt nhau.
 - GV yêu cầu HS quan sát để tìm hai đường thẳng song song có trong thực tế cuộc sống.
 - GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song.
 c. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD, sau đó chỉ cho HS thấy rõ hai cạnh AB và DC là một cặp cạnh song song với nhau.
 - GV: Ngoài cặp cạnh AB và DC trong hình chữ nhật ABCD còn có cặp cạnh nào song song với nhau ?
 - GV vẽ lên bảng hình vuông MNPQ và yêu cầu HS tìm các cặp cạnh // với nhau có trong hình vuông MNPQ.
 Bài 2
 - GV gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
 - GV yêu cầu HS quan sát hình thật kĩ và nêu các cạnh song song với cạnh BE.
 - GV có thể yêu cầu HS tìm các cạnh song song với AB (hoặc BC, EG, ED).
 Bài 3
 - GV y/c HS q/s kĩ các hình trong bài.
 - Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
 - Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau ?
 4. Củng cố - Dặn dò:
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- Hình chữ nhật ABCD.
- HS theo dõi thao tác của GV.
- Kéo dài hai cạnh AD và BC của hình chữ nhật ABCD chúng ta cũng được hai đường thẳng song song.
- HS nghe giảng.
- HS tìm và nêu: 2 mép đối diện của quyển sách hình chữ nhật, 2 cạnh đối diện của bảng đen, của cửa sổ, 
- HS vẽ hai đường thẳng song song.
- Quan sát hình.
- Cạnh AD và BC song song với nhau.
- Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với NP.
- 1 HS đọc.
- Các cạnh song song với BE là AG,CD.
- Đọc đề bài và quan sát hình.
- Cạnh MN song song với cạnh QP.
- Cạnh DI song song với cạnh HG, cạnh DG song song với IH.
Tiết 2: CHÍNH TẢ 
THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
 - Nghe - viết đúng chính tả; trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ.
 - Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ(2) a/ b
2. Thái độ : Giáo dục HS biết “rèn chữ, giữ vở”.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp, HS dưới lớp viết vào vở nháp.
 điện thoại, yên ổn, bay liệng, điên điển, chim yến, biêng biếc,
- Nhận xét chữ viết của HS trên bảng và vở chính tả.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn viết chính tả:
 * Tìm hiểu bài thơ:
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
- Nghề thợ rèn có những điểm gì vui nhộn?
- Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?
 * Hướng dẫn viết từ khó:
- Yêu cầu HS tìm, luyện viết các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
 * Viết chính tả.
 * Thu, chấm bài, nhận xét.
 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
a/ – Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. Yêu vầu HS làm trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán p ...  2 HS đọc bài.
- 3 HS đọc thuộc lòng và nêu tình huống sử dụng.
- HS đọc câu văn trên bảng.
- Phân tích câu :
Vua/ Mi- đát /thử /bẻ/ một /cành/ cây sồ/i, cành. Đó/ liền/ biến thành/ vàng.
- Em đã biết: danh từ chung : vua, một, cành, sồi, vàng.
- Danh từ riêng : Mi- đát
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng từng bài tập.
- 2 HS ngồi bàn thảo luận, viết các từ tìm được vào vở nháp.
- Phát biểu, nhận xét, bổ sung.
- Chữa bài 
- HS trả lời
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Viết vào vở bài tập.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm bài.
- HS trình bày và nhận xét bổ sung.
- Chữa bài 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS lên bảng mô tả.
+ Từng nhóm 4 HS biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. Đảm bảo HS nào cũng được biểu diễn và đoán động tác.
- HS thi
Tiết 3: TOÁN 
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
 - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước(bằng thước kẻ và êke)
2. Thái độ : GD HS thích học Toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ hai đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau tại E, HS 2 vẽ hình tam giác ABC sau đó vẽ đường cao AH của hình tam giác này.
 - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước :
 - GV thực hiện các bước vẽ như SGK đã giới thiệu, vừa thao tác vẽ vừa nêu cách vẽ cho HS cả lớp quan sát.
 + GV vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy một điểm E nằm ngoài AB.
 + GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB.
 + GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ.
 + GV nêu: Gọi tên đường thẳng vừa vẽ là CD, có nhận xét gì về đường thẳng CD và đường thẳng AB 
 + GV kết luận.
 C .Luyện tập, thực hành :
 Bài 1
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV hướng dẫn.
- GV và HS nhận xét.
 Bài 3
 - GV yêu cầu HS đọc bài, sau đó tự vẽ hình.
 - GV yêu cầu HS nêu cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD.
 - Tại sao chỉ cần vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì đường thẳng này sẽ song song với AD ?
 - Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA có là góc vuông hay không ?
- Hình tứ giác BEDA là hình gì ? Vì sao ?
- Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vẽ ?
- Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ ?
 - GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
 - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS nghe.
- Theo dõi thao tác của GV.
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- Hai đường thẳng này song song với nhau.
- HS lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS vẽ hình.
- HS trình bày.
- 1 HS đọc đề bài.
- Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông góc với AB, đường thẳng này song song với AD.
- Vì theo hình vẽ ta đã có BA vuông góc với AD.
- Là góc vuông.
+ Là hình chữ nhật vì hình này có bốn góc ở đỉnh đều là góc vuông.
+ AB song song với DC, BE song song với AD.
+ BA vuông góc với AD, AD vuông góc với DC, DC vuông góc với EB, EB vuông góc với BA.
Thứ sáu ngày 14 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: TOÁN 
THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT ; THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG
I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức và kĩ năng :
 - Vẽ được hình chữ nhật, hình vuông (bằng thước kẻ và ê ke).
2. Thái độ : GD HS thích học Toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Thước thẳng và ê ke (cho GV và HS).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định:
2. KTBC: 
 - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS 1 vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E và song song với đường thẳng AB cho trước ; HS 2 vẽ đường thẳng đi qua đỉnh A của hình tam giác ABC và song song với cạnh BC. 
- GV chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh :
 - GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS:
 + Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là góc vuông không ?
 - Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau có trong hình chữ nhật MNPQ.
 - GV nêu ví dụ: Vẽ hình chữ nhật ABCD có chiều dài 4 cm và chiều rộng 2 cm.
 - GV yêu cầu HS vẽ từng bước như SGK.
 + Vẽ đoạn thẳng CD.
 + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D... 
+ Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại..
 + Nối A với B ta được hình chữ nhật ABCD.
c. Hướng dẫn vẽ hình vuông theo độ dài cạnh cho trước :
 - Hình vuông có các cạnh như thế nào với nhau ?
 - Các góc ở các đỉnh của hình vuông là các góc gì ?
 - GV hướng dẫn HS thực hiện từng bước vẽ như trong SGK:
 + Vẽ đoạn thẳng DC = 3 cm.	
 + Vẽ đường thẳng vuông góc với DC tại D và tại C. Trên mỗi đường thẳng vuông góc đó lấy đoạn thẳng DA = 3 cm, CB = 3 cm.
 + Nối A với B ta được hình vuông ABCD.
 d. Luyện tập, thực hành :
 Bài 1a (54):
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.
 - GV yêu cầu HS nêu cách vẽ của mình trước lớp.
 - GV yêu cầu HS tính chu vi của hình chữ nhật.
 - GV nhận xét.
 Bài 2a (54):
 - GV yêu cầu HS tự vẽ hình, sau đó dùng thước có vạch chia để đo độ dài hai đường chéo của hình chữ nhật và kết luận: Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau.
Bài 1a (55):	
 - GV HS đọc đề bài, tự vẽ hình vuông, tính chu vi và diện tích của hình.
Bài 2a (55):
 - GV yêu cầu HS vẽ vào VBT đếm số ô vuông trong hình để vẽ hình.
 - Hướng dẫn HS xác định tâm của hình tròn, giao của hai đường chéo chính là tâm của hình tròn.
4. Củng cố - Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học.
- 2 HS lên bảng vẽ hình, HS cả lớp vẽ hình vào giấy nháp.
- HS lắng nghe.
 P
Q
+ Các góc này đều là góc vuông.
- Cạnh MN song song với QP, cạnh MQ song song với PN.
- HS vẽ vào giấy nháp.
- Các cạnh bằng nhau.	.
- Là các góc vuông.
- HS vẽ hình vuông ABCD theo từng bước hướng dẫn của GV.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS vẽ vào VBT.
- HS nêu các bước như phần bài học của SGK.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân.
- HS cả lớp.	
- HS làm bài vào VBT.
- HS vẽ hình vào VBT, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
 Tiết 3: TẬP LÀM VĂN 
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức và kĩ năng :
- Xác định được mục đích trao đổi, vai trò trao đổi ; lập được dàn ý rõ nội dung của bài trao đổi để đạt muc đích.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi và dùng lời lẽ, cử chỉ thích hợp nhằm đạt mục đích thuyết phục.
2. Thái độ : GD HS thích học Tiếng Việt.
*Giáo dục KNS : Thể hiện sự tự tin ; lắng nghe tích cực.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : SGK, VBT
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
- Gọi HS kể câu chuyện về Yết Kiêu đã được chuyển thể từ kịch.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
 b. Hướng dẫn làm bài:
 * Tìm hiểu đề:
- Gọi HS đọc đề bài trên bảng.
- GV đọc lại, phân tích, dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ quan trọng: nguyện vọng, môn năng khiếu, trao đổi, anh (chị), ủng hộ, cùng bạn đóng vai.
- Gọi HS đọc gợi ý: yêu cầu HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
? Nội dung cần trao đổi là gì?
? Đối tượng trao đổi với nhau ở đây là ai?
? Mục đích trao đổi là để làm gì?
? Hình thức thực hiện cuộc trao đổi này như thế nào?
? Em chọn nguyện vọng nào để trao đổi với anh (chị)?
 * Trao đổi trong nhóm:
KNS : Thể hiện sự tự tin ; lắng nghe tích cực.
- Chia nhóm 4 HS, yêu cầu 1 HS đóng vai anh (chị) của bạn và tiến hành trao đổi. 2 HS còn lại sẽ trao đổi hành động, cử chỉ, lắng nghe, lời nói để nhận xét, góp ý cho bạn.
 * Trao đổi trước lớp:
- Tổ chức cho từng cặp HS trao đổi.
- Bình chọn cặp khéo léo nhất lớp.
Ví dụ về cuộc trao đổi hay, đúng chuẩn.
3. Củng cố – dặn dò :
- Khi trao đổi ý kiến với người thân, em cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng kể chuyện.
- Lắng nghe.	
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lắng nghe.
- 3 HS nối tiếp nhau đọc từng phần.
Trao đổi và thảo luận cặp đôi để trả lời.
+ ...về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em.
+ Đối tượng trao đổi ở đây là em trao đổi với anh (chị ) của em.
+ Mục đích trao đổi là làm cho anh chị hiểu rõ nguyện vọng của em, giải đáp những khó khăn, thắc mắc mà anh (chị) đặt ra để anh (chị) hiểu và ủng hội em thực hiện nguyện vọng ấy.
+ Em và bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh chị của em.
*Em muốn đi học múa vào buổi chiều tối.
*Em muốn đi học vẽ vào các buổi sang thứ bảy và chủ nhật.
*Em muốn đi học võ ở câu lạc bộ võ thuật.
- HS hoạt động trong nhóm. Dùng giấy khổ to để ghi những ý kiến đã thống nhất.
- Từng cặp HS thao đổi, HS nhận xét sau từng cặp.
- HS dưới lớp theo dõi, nhận xét cuộc trao đổi theo các tiêu chí như SGV
Tiết4: SINH HOẠT
I. Mục đích yêu cầu.
- Các em nhận thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của cá nhân, của tập thể lớp trong tuần qua, nắm được phương hướng tuần tới. 
- Rèn thói quen phê và tự phê cho HS.
- Giáo dục các em có ý thức rèn luyện, tu dưỡng tốt.
II. Chuẩn bị
- Thầy: Phương hướng tuần tới.
- Trò: ý kiến xây dựng.
III. Nội dung sinh hoạt.
1, Ổn định tổ chức
2, Nội dung sinh hoạt:
a) Lớp trưởng lên nhận xét chung:
Ý kiến của các HS trong lớp
b) Giáo viên đánh giá: 
* Đạo đức: 
Các em ngoan, đoàn kết biết chào hỏi người trên và khách ra vào trường. Giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động.
* Học tập: 
Các em đi học đều, đúng giờ. Một số em đã có ý thức học tập tốt có ý thức học bài, làm bài đầy đủ; chuẩn bị đủ đồ dùng học tập, giữ gìn sách vở, rèn chữ viết.
Bên cạnh đó một số em còn chưa chú ý học bài và làm bài.
* Các hoạt động khác:
Các em tham gia ca múa hát đầu giữa giờ đều và đẹp, biết giữ và dọn vệ sinh sạch sẽ gọn gàng. Mặc đồng phục đúng ngày quy định. 
Có ý thức chăm sóc bồn hoa, cây cảnh. Tham gia lao động đầy đủ, nhiệt tình.
Chấp hành tốt luật an toàn giao thông, an toàn trường học.
Tham gia các hoạt động Đội sôi nổi
* Phương hướng tuần tới:
Duy trì tốt các nề nếp đạo đức, học tập, các hoạt động tập thể. 
Tập trung rèn kỹ năng đọc, viết tính toán, rèn chữ giữ vở.
Tiếp tục đợt thi đua đến 20/11 với chủ đề thi đua lập thành tích chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 
Tham gia tốt mọi hoạt động do trường, do Đội đề ra.
 -------------------- ------------------ 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2011_2012_2_cot_chuan_kien_thuc.doc