Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung

I. Mục đích yêu cầu:

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.

II. Các hoạt động dạy học:

 A. Kiểm tra bài cũ: (3-5')

- Học sinh đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh.

- Nêu nội dung bài.

 B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1-2)

2. Luyện đọc đúng: (10-12)

 - Hương đọc bài cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.

- Bài chia làm mấy đoạn? - 2 đoạn.

- Luyện đọc đoạn. - 2 HS đọc nối đoạn.

* Đoạn 1: Từ đầu đến kiếm sống

- Phát âm, nuôi con. - HS đọc lời của Cương.

- Giải nghĩa: Thầy - HS đọc chú giải.

- Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc đúng các câu đối thoại, đúng lời của mẹ và lời của con.

- Vũ, Mười đọc đoạn theo dãy.

 

doc 32 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2011-2012 - Trần Thị Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 
 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Tiết 1:	 Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.
- Hiểu nội dung bài: Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
II. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ: (3-5')
- Học sinh đọc bài: Đôi giày ba ta màu xanh.
- Nêu nội dung bài.
	B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Luyện đọc đúng: (10-12’)
- Hương đọc bài cả lớp đọc thầm và xác định đoạn.
- Bài chia làm mấy đoạn?
- 2 đoạn.
- Luyện đọc đoạn.
- 2 HS đọc nối đoạn.
* Đoạn 1: Từ đầu đến kiếm sống
- Phát âm, nuôi con.
- HS đọc lời của Cương.
- Giải nghĩa: Thầy
- HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc đúng các câu đối thoại, đúng lời của mẹ và lời của con.
- Vũ, Mười đọc đoạn theo dãy.
*Đoạn 2: Còn lại
- Phát âm: nắm lấy 
- 1 HS luyện đọc câu.
- Giải nghĩa: dòng dõi quan sang, bất giác, cây bông .
- HS đọc chú giải.
- Hướng dẫn đọc đoạn 2: Đọc to lưu loát,đúng lời nhân vật.
- Hoàng, Minh đọc đoạn theo dãy.
- HS đọc nhóm 2.
- Hướng dẫn đọc toàn bài: Cả bài đọc trôi chảy, biết đọc đúng lời nhân vật, mẫu câu.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: (10-12’)
- Đọc thầm câu hỏi 1 và đoạn 1.
- Cương xin mẹ điều gì?
- Học thợ rèn.
Câu 1:Cương xin học nghề rèn để làm gì?
- Để giúp đỡ mẹ. Cương thương mẹ vất vả. Cương muốn tự mình kiếm sống.
Câu 2: Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
- HS đọc thầm đoạn 2
- Mẹ sợ mất thể diện của gia đình.
Câu 3: Cương thuyết phục mẹ như thế nào?
- Nắm lấy tay mẹ nói: "Nghề nào cũng đáng quý...".
Câu 4: Em có nhận xét gì về cách xưng hô, cử chỉ trong lúc trò chuyện của hai mẹ con?
-> Cách xưng hô đúng thứ bậc, cử chỉ thân mật, đầy tình cảm
- Cách xưng hô cho thấy tình cảm hai mẹ con rất thắm thiết. Cử chỉ thân mật tình cảm.
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt 
- HS nêu nội dung.
- HS nhắc lại.
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm: (10-12’) 
- Hướng dẫn luyện đọc đoạn:
* Đoạn 1: 
- Lời Cương thể hiện sự lễ phép khẩn khoản. Lời mẹ ngạc nhiên, lên giộng cuối câu hỏi.
- Giọng đọc như lời trò chuyện, thân mật, nhẹ nhàng, phân biệt giữa lời mẹ và lời Cương.
- 2 HS đọc thể hiện.
- Hồng, Mai Anh đọc đoạn 1 theo dãy.
* Đoạn 2: 
- Câu 3, 4, 5, 6: Lời nói của mẹ thể hiện giọng đọc dịu dàng, ân cần.
- Lời nói của Cương thể hiện sự mong mỏi thiết tha.
- Cuối đoạn đọc chậm, thể hiện sự suy tưởng, hồn nhiên, nhấn ở các từ: đáng trọng, trộm cắp, ăn bám, nhễ nhại, phì phào, cúc cắc, bắn toé.
- HS luyện đọc lời nói của mẹ.
- HS luyện đọc lời nói của Cương.
- Phương Thảo, Bảo Minh đọc đoạn 2 theo dãy.
- Hướng dẫn đọc toàn bài: Phân biệt lời các nhân vật, lời Cương lễ phép, nài nỉ, thiết tha, lời mẹ lúc ngạc nhiên, lúc cảm động, dịu dàng.
- GV đọc mẫu.
- HS đọc đoạn mình thích, đoạn theo yêu cầu.
- HS đọc phân vai.
- HS đọc toàn bài.
	 C. Củng cố, dặn dò: (2-4’)
- Em thấy Cương là người như thế nào?
- Chuẩn bị tiết sau.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Toán 
Hai đường thẳng vuông góc
I- Mục tiêu: 
Giúp HS:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc.
- Biết kiểm tra hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng eke.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, ê ke, thước kẻ.
III - Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- HS vẽ một góc đã học.
- Miệng: Em đã vẽ gõc gì? nêu đặc điểm góc em vẽ? 
A
B
C
D
Hoạt động 2: Bài mới. (13- 15’) 
- GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng.
- Cho HS đọc tên, nhận xét 4 góc của hình chữ nhật.
- HS đọc và nhận xét.
- GV kéo dài cạnh BC và CD của hình chữ nhật và nêu: kéo dài hai cạnh BC và DC của hình chữ nhật ABCD ta được hai đường thẳng vuông góc với nhau.
M
O
N
- Cho HS nhận xét 4 góc của đường thẳng BC và DC tạo thành.
- GV vẽ hai đường thẳng OM và ON vuông góc với nhau.
- Hướng dẫn HS dùng êke để kiểm tra 4 góc.
- Rút nhận xét SGK.
? Để kiểm tra hoặc vẽ hai đường thẳng vuông góc
ta dùng dụng cụ nào?
- HS lấy ví dụ thực tế vật có hai đường thẳng vuông góc.
- HS vẽ hai đường thẳng vuông góc bảng con.
Hoạt động 3: Luyện tập. (17- 19’)
 Bài 1/50 : Miệng( 4-6')
- HS đọc yêu cầu và dùng êke để kiểm tra các góc.
- HS nêu miệng kết quả.
- Kiến thức: Cách kiểm tra góc vuông bằng êke.
- Chốt: Dựa vào đặc điểm nào em biết được hai đường thẳng vuông góc với nhau?
* DKSL: HS lúng túng khi sử dụng eke để đo.
Bài 2/50: Vở- Chữa bảng phụ( 7- 9')
- Kiến thức: Xác định hai đường thẳng vuông góc trong hình chữ nhật.
- Chốt: Trong hình chữ nhật có mấy cặp cạnh vuông góc?
* DKSL: HS trình bày bài còn chưa khoa học, Viết tên cạnh còn chưa đúng.
Bài 3/50: Nháp- chữa bảng phụ( 5-7') Mở rộng phát triển phần b..
- Kiến thức: Cách dùng êke để kiểm tra góc vuông.
- Muốn biết được hai đường thẳng có vuông góc với nhau hay không em làm như thế nào?
Bài 4/50:Nháp – Chữa miệng( 1-2') Dành cho HS mở rộng phát triển
* DKSL:HS đặt êke chưa đúng, đọc tên các cặp cạnh vuông góc chưa chính xác.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (3- 5’)
- HS nêu cách dùng êke để kiểm tra hai đường thẳng vuông góc.
 * Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4:	 Chính tả (Nghe - Viết)
Thợ rèn
I. Mục đích, yêu cầu.
Nghe - viết đúng cả bài chính tả; trình bày đúng các dòng thơ 7 chữ .
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l / n.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ: (3-5’) 
- HS viết bảng: con dao, rao vặt, giao hàng.
- Nhận xét bài viết trước.
	B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2')
2. Hướng dẫn viết chính tả: (10-12’)
- GV đọc mẫu lần 1.
- Bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?
- HS đọc thầm.
- Vất vả nhưng vui
- Hướng dẫn chữ khó: GV nêu các từ khó, dễ lẫn: Tr/ăm ngh/ề, qu/ệt, n/ụ cười, nhọ l/ưng, n/ực, ngh/ịch
- HS đọc và phân tích các chữ khó.
- HS đọc lại những từ khó.
- GV xóa bảng và đọc các chữ khó cho HS viết.
-> Nhận xét.
- HS viết bảng con.
3. Viết chính tả:(14-16')
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- Quan sát vở mẫu.
- GV đọc.
- HS viết bài vào vở.
4. Hướng dẫn chữa - chấm: (3-5')
- GV đọc lại bài 1 lần.
- HS soát lỗi bằng bút chì
- HS đổi vở, soát lỗi.
- HS chữa lỗi.
- GV chấm một số bài, nhận xét bài viết.
5. Hướng dẫn bài tập chính tả:( 7-9')
Bài tập 2 a: Vở
- HS đọc thầm yêu cầu- nêu.
- HD: Chép lại cả bài thơ đã điền hoàn chỉnh.
- HS làm bài vào vở - Chữa bảng phụ
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả.
 C. Củng cố - Dặn dò: ( 1-2')
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: đạo đức
Tiết kiệm thời giờ ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
- Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
- Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
- Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí.
* Mở rộng: Biết được vì sao cần tiết kiệm thời giờ. Sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt hằng ngày một cách hợp lí.
II. Đồ dùng dạy- học:
Sách đạo đức lớp 4
Mỗi HS có 1 tấm bìa mặt xanh, mặt đỏ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Tại sao phải tiết kiệm tiền của?
Hoạt động 2: Dạy bài mới. (8 - 10’)
* Mục tiêu: HS hiểu thời giờ là cái quý nhất phải tiết kiệm.
* Cách tiến hành: 
- GV kể chuyện “Một phút” trong SGK
- >GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý, chúng ta phải tiết kiệm thời giờ.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. (10- 12’)
* Mục tiêu: HS biết quí trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
* Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: Mỗi nhóm thảo luận về một tình huống.
à GV kết luận:
- HS đến phòng thi muộn có thể không được vào thi hoặc ảnh hưởng xấu đến kết quả thi.
- Hành khách đến muộn có thể nhỡ tàu, nhỡ máy bay.
- Người bệnh được đưa đi cấp cứu chậm có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ (Bài tập 3) (8 - 10’)
* Mục tiêu: HS biết quý trọng và sử dụng thời giờ một cách tiết kiệm.
* Cách tiến hành: 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
-> GV chốt: 
- ý kiến d là đúng.
- ý kiến a, b, c, là sai.
-> Rút ghi nhớ SGK:
- HS nghe theo dõi câu chuyện.
- Các nhóm thảo luận theo 3 câu hỏi SGK.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày. các nhóm khác chất vấn, bổ sung ý kiến.
- HS bày tỏ thái độ của mình. (Theo phiếu màu đã được quy ước)
- HS giải thích rõ lí do lựa chọn của mình.
- Cả lớp trao đổi, thảo luận.
- HS tự liên hệ bản thân mình đã làm gì để tiết kiệm thời gian.
-2--> 3 HS đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động nối tiếp:
- Lập thời gian biểu hàng ngày (BT 6)
- Sưu tầm các câu chuyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Đồng chí: Phạm Thị Thu Mây dạy. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Toán
Vẽ hai đường thẳng vuông góc
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS biết vẽ được đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với 1 đường thẳng cho trước (bằng thước vẽ và ê ke).
- Vẽ được đường cao của hình tam giác.
II - Đồ dùng dạy - học:
- Thước kẻ, ê ke.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Nêu tên các cặp cạnh song song có trong hình chữ nhật.
- Nêu đặc điểm của hai đường thẳng sông song?
A
B
E
C
D
Hoạt động 2: Bài mới. (15’)
2.1. Vẽ hai đường thẳng vuông góc:
- GV vẽ đường thẳng AB và 1 điểm E nằm trên AB. 
- GV nêu và thao tác trên bảng: Vẽ đường thẳng CD đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB, ta vẽ như sau:
+ Đặt một cạnh góc vuông của ê ke trùng với đường thẳng AB.
+ Chuyển dịch ê ke theo đường thẳng AB sao cho cạnh góc vuông thứ hai của ê ke gặp điểm E, vạch một đường thẳng theo cạnh đó được đường thẳng CD đi qua E và vuông góc đường thẳng AB.
- Để vẽ được đường thẳng CD đi qua E vuông góc với AB thực hiện qua những bước nào?
- HS nêu 2 bước vẽ.
- GV chốt cách vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- Đối với trường hợp E nằm ngoài đường thẳng AB hướng dẫn tương tự như trên.
2.2. Giới thiệu đường cao của tam giác:
- GV vẽ tam giác ABC.
- Đọc tên tam giác trên? đọc tên các đỉnh của tam giác? cạnh nào đối diện với đỉnh A.
- GV nêu: Hãy vẽ 1 đường thẳngvuông góc với BC đi qua A.
- GV ký hiệu AH là đoạn thẳng vuông góc với BC.
- Giới thiệu: Đoạn thẳng AH là đường cao của tam giác ABC.
-> Chốt: Qua  ... ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Toán 
Thực hành vẽ hình chữ nhật, vẽ hình vuông
I- Mục tiêu:
- Giúp HS biết vẽ được một hình chữ nhật, hình vuông ( bằng thước kẻ và eke)
II- Đồ dùng dạy học: 
- Thước, ê ke.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Bảng con: Vẽ hai đường thẳng song.
- Miệng: Nêu các bước vẽ?
Hoạt động 2: Bài mới. (13-15’)
* GV hướng dẫn HS vẽ hình chữ nhật .
 - Nêu yêu cầu: Vẽ hình chữ nhậtchiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
 - GV nêu các bước vẽ SGK/54 - HS vẽ bảng con.
 - Nhận xét.
 - HS nêu lại - GV thao tác vẽ bảng lớp.
à GV chốt: Đó chính là cách vẽ hình chữ nhật.
* GV hướng dẫn HS vẽ hình vuông.
 - Nêu yêu cầu: Vẽ hình vuông có cạnh là 3cm.
? Hình vuông có đặc điểm gì?
 - GV: Có thể coi hình vuông như hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài = 3cm, chiều rộng = 3cm. Hãy vẽ hình chữ nhật ABCD?
 - HS tự vẽ bảng con.
 - GV: Em vừa vẽ hình vuông theo mấy bước, nêu từng bước vẽ.
 - HS nêu cách vẽ.- GV thao tác vẽ bảng lớp.
à GV chốt: đó chính là cách vẽ hình vuông.
Hoạt động 3: Luyện tập. (17-19’)
Bài 1/54: Nháp ( 3-5')Mở rộng phát triển phần b
- Kiến thức: Cách vẽ hình chữ nhật, cách tính chu vi hình chữ nhật.
- Chốt: Nêu lại cách vẽ hình chữ nhật?
Bài 2/54: Bỏ
Bài 1/ 55: Vở ( 4-6') Mở rộng phát triển phần b
- Kiến thức: Cách vẽ hình vuông, cách tính chu vi, diện tích hình vuông.
- Chốt: Nêu các bước vẽ hình vuông?
Bài 2/55: Bỏ
Bài 3/ 55: Nháp ( 2-3') Dành cho HS mở rộng phát triển.
 - Kiến thức: Cách vẽ hình vuông, kiểm tra đường chéo.
- Chốt: 2 đường chéo của hình vuông bằng nhau và vuông góc với nhau
* DKSL: HS vẽ các cạnh không được thẳng, các nét vẽ còn gợn, chưa chính xác.
 Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. (3 - 5’)
- Nhận xét giừo học.
- Dặn chuẩn bị bài sau.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 2: Luyện từ và câu
 Động từ
I - Mục đích, yêu cầu:
- Hiểu được thế nào là động từ( từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng)
- Nhận biết được động từ trong câu văn, đoạn văn hoặc thể hiện qua tranh vẽ.	
II - Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III - Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ: (3-5')
Bảng con: Tìm danh từ trong các từ sau: đi lại, trò chuyện, câu chuyện, nhảy dây.
Thế nào là danh từ?
	B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1-2’)
2. Hình thành khái niệm (13- 15’)
Nhận xét 1:
- HS đọc yêu cầu bài 1 phần nhận xét.
- HS đọc thầm đoạn văn.
- 1 HS đọc to đoạn văn.
Nhận xét 2:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm việc cá nhân viết các từ tìm được vào vở bài tập.
- HS nêu miệng các từ tìm được.
- GV kết luận lời giải đúng.
- Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người, của vật. Đó là động từ. 
- Vậy động từ là những từ chỉ gì?
- Là từ chỉ hoạt động trạng thái của người, vật.
- Rút ghi nhớ SGK/94
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về động từ ( BC)
- HS đọc ghi nhớ.
3. Hướng dẫn luyện tập, thực hành: 17-19')
Bài 1/94: Vở( 5-8’)
- HS đọc yêu cầu và mẫu.
HD: + Cách trình bày bài.
 + HS chỉ tìm 4-5 từ một nhóm – HS khá, giỏi tìm được 7- 8 từ
- Làm vở
- HS nêu từ theo dãy.
- GV kết luận về các từ đúng. Tuyên dương HS tìm được nhiều động từ.
- Dựa vào kiến thức nào em tìm đúng động từ ?
- Từ chỉ hoạt động trạng thái.
Bài 2/ 94:VBT ( 7-9’)
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm VBT/59.
- GV chấm, chữa bài- > nhận xét.
- Vì sao em cho các từ đó là động từ?
- Những từ nào chỉ trạng thái? những từ nào chỉ đặc điểm?
- Chỉ hoạt động, trạng thái.
- Trạng Thái: có thể, ưng thuận, biến thành, tưởng.
Bài 3/ 94: Nhóm 4– kịch câm( 5-6’)
- HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn cách chơi theo nhóm 4 HS.
- Cho HS chơi thử.
- HS quan sát tranh SGK để đoán các hoạt động và trạng thái 
- HS (N4) biểu diễn trò chơi - HS lớp nói tên các hoạt động và trạng thái được bạn thể hiện.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm diễn được nhiều động tác khó và các bạn đoán được đúng được từ chỉ hoạt động, trạng thái tương ứng.
3. Củng cố - dặn dò: (2 - 4)
- Động từ là những từ chỉ gì?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 3: Tập làm văn
Ôn tập ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ quy định giữa học kì I ( Khoảng 75 tiếng/ phút), Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nộ dung đoạn đọc.( HS khá, giỏi đọc tương đốilưu loát, diễn cảm được, tốc độ trên 75 tiếng/ phút)
- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài, nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài, bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu ghi tên các bài tập đọc tuần 1-3.
- Bảng phụ kẻ sẵ nội dung cần ôn bài 2.
III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ.
- Không kiểm tra.
	B. Dạy bài mới.
1. Giới thiệu bài(1-2')
2. Kiểm tra đọc ( 13-15')
- Kể tên các bài tập đọc từ tuần 1-3? 
- Các bài đó thuộc chủ điểm nào?
- HS bbắt thăm đọc bài và trả lời câu hỏi liên quan đến nội dungbài đọc.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Hướng dẫn làm bài tập( 17-10')
 Bài 2: VBT ( 7-9')
- Học sinh đọc yêu cầu
- 2 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Những bài tập đọc như thế nào là truyện kể?
- Hãy kể tên những bài tập đọc là truyện kể trong chủ điểm: Thương người như thể thương thân?
- Giáo viên chữa trên bảng phụ
.là những bài kể một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật để nói lên 1 điều có ý nghĩa.
- Dế mèn bênh vực kẻ yếu, Người ăn xin.
- Học sinh đọc nội dung vở bài tập.
- Học sinh làm việc các nhân(4')- thảo luận theo nhóm đôi
- Một nhóm làm bảng phụ 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
 Bài 3/96: ( 10-12')
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Học sinh làm việc nhóm đôi.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh đọc các đoạn diễn cảm đúng giọng đọc
3. Củng cố, dặn dò: (2 - 4’)
 - Nhận xét, tổng kết tiết học
 - Dặn học sinh đọc các bài tập đọc đã học.
*Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 4: Khoa học
ôn tập: con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết củng cố và hệ thống các kiến thức:
 + Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 + Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
 + Cách phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu, thừa dinh dưỡng và lây bệnh qua đường tiêu hoá.
- HS có khả năng:
+ áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
+ Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ y tế. 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Phiếu câu hỏi ôn tập.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Khi tập bơi (đi bơi) em cần chú ý điều gì?
Hoạt động 2: Trò chơi: “Ai nhanh ai đúng” (10-12’)
*Mục tiêu: Giúp HS củng cố hệ thống hoá các kiến thức về:
- Sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Phòng tránh một số bệnh do ăn thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và bệnh lây qua đường tiêu hoá.
*Cách tiến hành:
- GV chia nhóm, cử ban giám khảo.
- Phổ biến cách chơi.
- GV đặt vấn đề như SGV.
- GV kết luận: SGV trang 58.
Hoạt động 3: Tự dánh giá. (8-10’)
* Mục tiêu: HS có khả năng: áp dụng kiến thức đã học vào việc tự theo dõi nhận xét về chế độ ăn uống mình.
* Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và chế độ ăn uống của mình và tự đánh giá.
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. (8-10’)
- Về nhà nói với bố mẹ những điều đã học và treo bảng: “10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lí” ở chỗ thuận tiện dễ đọc.
- HS trả lời (2 em).
- HS thảo luận các vấn đề cô đặt ra.
- Các nhóm hội ý trước khi vào cuộc chơi.
- HS tham gia chơi.
- HS tự đánh giá trong nhóm.
- HS tự đánh giá trước lớp.
- HS ghi lại và trình bày 10 điều khuyên của dinh dưỡng hợp lí.
- HS trình bày trước lớp.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Tiết 5: sinh hoạt tập thể
sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu:
- HS biết tự kiểm điểm công tác trong tuần, khen thưởng những bạn có nhiều cố gắng trong học tập và nề nếp.
- Đề ra phương hướng thi đua tuần 10.
II.Hoạt động lên lớp :
A. ổn định tổ chức(2-3')
 - Cả lớp hát tập thể bài : Mẹ của em ở trường.
B. Nội dung(25')
1.Tổng kết thi đua tuần 9 (10')
 - Lớp trưởng nêu các nội dung chính của buổi sinh hoạt .
 - Các tổ thảo luận báo cáo kết quả thi đua 
 - Các cá nhân khác của lớp nhận xét bổ sung.
 - Lớp trưởng nhận xét chung, sơ kết thi đua .
 - Gv nhận xét chung:
a .Về học tập :
* Ưu điểm:
 + Các em đi học đều, tương đối đúng giờ.
 + Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chu đáo.
 + Nhiều bạn có tiến bộ trong học tập : Hoàng, Minh, Nhân.
 + Chữ viết một số bạn có cố gắng hơn: Thảo, Minh, Mười.
 + Các bạn đạt điểm 9,10 trong lần kiểm tra tháng 10: Hiếu, Mai Anh, Vi, Quỳnh, Phương Thảo
* Tồn tại : 
 + Một số em chưa chú ý vào giờ học, còn làm việc riêng: Đạt, Điệp, Vũ
 + Một số em thao tác học tập còn chậm: Minh, Nhân, Hoàng.
 + Lớp học còn trầm, nhiều bạn chưa hăng hái xây dựng bài.
 + Vẫn còn tình trạng HS nói chuyện riêng trong lớp.
 + Một số em chưa chuẩn bị bài trước khi đến lớp: Văn Thảo, Minh
 + Một số em chưa soạn sách vở đúng yêu cầu theo TKB.
b.Về đạo đức:
 + Cả lớp đã duy trì thực hiện tốt nề nếp nội quy của trường của lớp.
 + Các bạn đã đoàn kết, biết giúp đỡ bạn cùng tiến bộ.
 + Biết vâng lời thầy cô.
c.Các hoạt động khác:
 + Tham gia tốt các hoạt động văn nghệ của trường của Đội .
 + Thể dục giữa giờ có tiến bộ khẩn trương.
 + Vệ sinh cá nhân, trường, lớp có tiến bộ.
 + Đã mang đầy đủ khăn quàng khi đến lớp.
- Tồn tại:
 + HS mặc đồng phục không đúng quy định: Điệp, Hương.
2.Phương hướng tuần tới.(5-7')
 - Phát huy tốt những ưu điểm khắc phục những tồn tại .
 - Phấn đấu dẫn đầu toàn trường về mọi mặt.
 - Tăng cường ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa học kì I.
- Thực hiện tốt vệ sinh, ăn mặc vào mùa đông.
- Tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, đội tích cực có hiệu quả.
3. Văn nghệ ( 3-5')
- Nêu và giới thiệu ý nghĩa hai ngày lễ 20/10 và 25/10.
- HS lớp chọn hát tập những bài hát về mẹ và cô - Chủ đề ngày 20-10 và 25 tháng 10 – Thuỷ Nguyên quật khởi.
- Nhận xét tuyên dương.
4.Nhận xét ,dặn dò(1-2')
 - Nhận xét giờ học .
 - Học sinh cả lớp hứa quyết tâm thưc hiện tốt kế hoạch đề ra của tuần tới. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9 DUNG.doc