Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Biên Thùy

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Biên Thùy

I. MỤC TIÊU:

 * Mục tiêu bài học:

 - Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về h/ động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên

 - Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ

 - Dựa vào lược đồ( bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức

 - Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với HĐ sản xuất của con người

 - Có ý thức tôn trọng bảo vệ thành quả lao động của người dân.

 * Mục tiêu GDTKNL/HQ:

 GD bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng ( mục 3).

II. CHUẨN BỊ:

- SGK , Bản đồ tự nhiên Việt Nam.

- Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 23 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 303Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Biên Thùy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LỊCH BÁO GIẢNG
 TUẦN 9
	 Từ ngày 15 / 10 / 2012 đến ngày 19/ 10 /2012
Thứ
 Ngày 
TIẾT
BUỔI
MÔN DẠY
TÊN BÀI DẠY
Thứ 2
15/10
1
2
Sáng
Địa lí
Toán
Hoạt động sản xuất của người dân ở T N(TT)
Hai đường thẳng vuông góc
3
4
5
Chiều
Tập đọc
LT Toán
SHĐT
Thưa chuyện với mẹ
Ôn: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
BP
Thứ 3
16/10
1
2
Sáng
Toán
LT TViệt
Hai đường thẳng song song
Ôn : Luyện viết tên người, tên địa lí nước 
Ê- ke
2
3
4
Chiều
Kể chuyện
Lịch sử
Đạo đức
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia 
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Tiết kiệm thời gian ( tiết 1)
BP
PHT
Thứ 4
17/10
1
2
3
4
Chiều
Luyện từ và câu
Tập đọc
Tập làm văn
Toán
MRVT: Öôùc mô
Điều ước của vua Mi-dát
Ôn : Luyện tập phát triển câu chuyện
Veõ hai ñöôøng thaúng vuoâng goùc
BP
Ê- ke
Thứ 5
18/10
2
Sáng 
Toán
Vẽ hai đường thẳng song song
Ê- ke
3
4
Chiều
LT Toán
Chính tả
Ôn: Vẽ hai đường thẳng song song
Nghe – viết: Thợ rèn 
Ê- ke
BP
Thứ 6
19/10
1
2
Sáng
Tập làm văn
LT TViệt
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Ôn: Dấu ngoặc kép
1
4
Chiều
Luyện từ và câu
Toán
Động từ
Thực hành vẽ hình chữ nhật; Thực hành vẽ hình vuông.
Ê- ke
 * Công tác chuyên môn trọng tâm trong tuần:
Soạn giảng đúng phân phối chương trình, theo chuẩn kiến thức kĩ năng và công văn số 1617 / SGĐT- GDTH kết hợp tích hợp kĩ năng sống.
Bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu.
Sinh hoạt chuyên môn.
Làm đồ dùng dạy học.
 Dự giờ: Môn: Chính tả Tiết:1 Lớp: 4C Ngày dạy:16 /10/2012
 HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN
 Nguyễn Biên Thùy
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Buổi sáng: ĐỊA LÝ 
 HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở TÂY NGUYÊN (TT)
I. MỤC TIÊU:
 * Mục tiêu bài học:
 - Trình bày 1 số đặc điểm tiêu biểu về h/ động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên
 - Nêu quy trình làm ra các sản phẩm đồ gỗ
 - Dựa vào lược đồ( bản đồ) tranh ảnh để tìm kiến thức
 - Xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên với HĐ sản xuất của con người
 - Có ý thức tôn trọng bảo vệ thành quả lao động của người dân.
 * Mục tiêu GDTKNL/HQ:
 GD bảo vệ và khai thác hợp lí rừng, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng ( mục 3).
II. CHUẨN BỊ:
SGK , Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về vùng trồng cây cà phê, một số sản phẩm cà phê Buôn Ma Thuột.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu: 
2. Khai thác sức nước - Hoạt động nhóm
Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên?
Những con sông này bắt nguồn từ đâu & chảy ra đâu? (dành cho HS khá, giỏi)
Tại sao sông ở Tây Nguyên khúc khuỷu, lắm thác ghềnh?
Người dân Tây Nguyên khai thác sức nước để làm gì?
Việc đắp đập thủy điện có tác dụng gì?
Chỉ vị trí các nhà máy thủy điện Ya-li & Đa Nhim trên lược đồ hình 4 & cho biết chúng nằm trên con sông nào?
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
3.Rừng và khai thác rừng ở Tây Nguyên 
( Chuyển: Việc khai thác rừng bừa bãi  phát triển sản xuất thành nội dung đọc thêm )
- GV yêu cầu HS quan sát hình 6, 7
Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau?
Mô tả rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp dựa vào quan sát tranh ảnh & các từ gợi ý sau: rừng rậm rạp, rừng thưa, một loại cây, nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm.
Lập bảng so sánh 2 loại rừng: rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV giúp HS xác lập mối quan hệ địa lí giữa khí hậu & thực vật: Nơi có lượng mưa khá thì rừng rậm nhiệt đới phát triển. Nơi mùa khô kéo dài thì xuất hiện loại rừng rụng lá mùakhô gọi là rừng khộp.
* Hình thành ghi nhớ. Làm việc cả lớp.
Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì?
Gỗ, tre, nứa được dùng làm gì?
Kể các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất ra các sản phẩm đồ gỗ?
Nêu nguyên nhân & hậu quả của việc mất rừng ở Tây Nguyên?
Thế nào là du canh, du cư?
Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng?
* GD: Chúng ta cần có biện pháp bảo vệ rừng, không chặt phá rừng và trồng rừng vì rừng là tài nguyên vô cùng quí giá đối với con người.
4. Củng cố - Dặn dò: 
GV yêu cầu HS trình bày lại hoạt động sản xuất (khai thác sức nước, khai thác rừng)
Chuẩn bị bài: Thành phố Đà Lạt
- HS trả lời.
- Sômg Xê San, Sông Đa Nhim, Sông Răng, Đồng Nai.
- Vì ngắn, nhỏ.
- Làm máy phát điện, là cối dã gạo
- HS trả lời.
HS quan sát lược đồ hình 4 rồi thảo luận theo nhóm theo các gợi ý của GV
HS chỉ 3 con sông (Xê Xan, Đà Rằng, Đồng Nai) & 2 nhà máy thủy điện (Ya-li, Đa Nhim) trên bản đồ tự nhiên Việt Nam.
HS quan sát hình 6, 7 & trả lời các câu hỏi.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc trước lớp
Rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp 
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
HS đọc mục 2, quan sát hình 8, 9, 10 trong SGK & vốn hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi
- HS suy nghĩ và trả lời.
- Du canh là không canh tqcs 1 chỗ. Su cư là không cở 1 chỗ cố định
- HS suy nghĩ và trả lời.
- HS nghe và ghi nhớ.
- HS nghe và thực hiện.
 .................................................................
 TOÁN
HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I MỤC TIÊU:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc .
- Kiểm tra được hai đường thẳng vuông góc với nhau bằng êke.
II. CHUẨN BỊ:
VBT
Ê – ke (cho GV & HS)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu: 
2. Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
GV vẽ hình chữ nhật ABCD lên bảng. Yêu cầu HS dùng thước ê ke để xác định bốn góc A, B, C, D đều là góc vuông.
GV kéo dài hai cạnh BC & DC thành hai đường thẳng DM & BN, tô màu hai đường thẳng này. Yêu cầu HS lên bảng dùng thước ê ke để đo & xác định góc vừa được tạo thành của hai đường thẳng này. 
GV giới thiệu cho HS biết: Hai đường thẳng DM & BN là hai đường thẳng vuông góc với nhau.
A B
 D C M
 N
GV yêu cầu HS liên hệ với một số hình ảnh xung quanh có biểu tượng về hai đường thẳng vuông góc với nhau (hai đường mép quyển vở, hai cạnh bảng đen, hai cạnh ô cửa sổ)
Hướng dẫn HS vẽ hai đường thẳng vuông góc bằng ê ke (hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm nào đó).
 C
 A B
 D
+ Bước 1: Vẽ đường thẳng AB
+ Bước 2: Đặt một cạnh ê ke trùng với AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke, ta được 2 đường thẳng AB & CD vuông góc với nhau.
3. Thực hành
Bài tập 1: 
Gọi HS nêu yêu cầu.
Cho HS thực hành nhóm 2
Gọi các nhóm lên bảng kiểm tra
- GVNX
Bài tập 2: 
Gọi HS nêu yêu cầu.
Cho HS thực hành làm bài
Gọi HS lên bảng làm bài
Gọi HSNX
- GVNX
Bài tập 3:Cá nhân
Gọi HS nêu yêu cầu.
Cho HS thực hành nhóm 2
Gọi các nhóm lên bảng kiểm tra
- GVNX
4. Củng cố – Dặn dò.
GV nhắc lại nội dung bài học
Chuẩn bị bài: Hai đường thẳng song song
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS dùng thước ê ke để xác định.
HS đọc tên hai đường thẳng vuông góc với nhau.
HS liên hệ.
HS thực hiện vẽ hai đường thẳng vuông góc theo sự hướng dẫn của GV
1 HS nêu yêu cầu
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả 
1-2 HS làm bài
1 HS nêu yêu cầu
- HS thực hành
1 HS lên bảng làm
- 1 HSNX.
1 HS nêu yêu cầu
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả 
1-HS làm bài
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện
 ...........................................................
 * Buổi chiều:
 TẬP ĐỌC
 THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
I. MỤC TIÊU:
 * Mục tiêu bài học:
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại
- Hiểu ND : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý ( Trả lời được các CH trong SGK )	
 * Mục tiêu KNS:
- KN lắng nghe tích cực.
- KN giao tiếp.
- KN thương lượng. 
II.CHUẨN BỊ:
Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc toàn bài 1 lần.
- HS chia đoạn bài tập đọc. 
-HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt)
+ GV chú ý kết hợp sửa lỗi phát âm (mồn một, kiếm sống, dòng dõi, quan sang, phì phào, cúc cắc),
+ GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. GV dùng tranh minh hoạ để giải nghĩa từ cây bông, giải nghĩa thêm từ: + thưa, + kiếm sống,
đầy tớ
- HS đọc lại toàn bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Giọng trao đổi, trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng.
3. Tìm hiểu bài
+ HS đọc thầm đoạn 1:
Cương xin mẹ học nghề rèn để làm gì?
GV nhận xét & chốt ý .
+ HS đọc thầm đoạn 2:Nhóm đôi
Mẹ Cương nêu lí do phản đối như thế nào?
Cương thuyết phục mẹ bằng cách nào?
GV nhận xét & chốt ý .
+ HS đọc thầm toàn bài :
Em hãy nêu nhận xét cách trò chuyện giữa hai mẹ con Cương?
GV nhận xét & chốt ý .
4. Hướng dẫn đọc diễn cảm
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn.
GV hướng dẫn HS đọc toàn truyện theo cách phân vai: người dẫn chuyện, Cương, mẹ Cương
GV hướng dẫn để các em có giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với tình cảm, thái độ của nhân vật .
+ Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn.
GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Cương thấy nghèn nghẹn ở cổ  bắn toé lên như khi đốt cây bông)
GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng)
GV sửa lỗi cho các em
5. Củng cố – Dặn dò:
Em hãy nêu ý nghĩa của bài? 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi-đát 
- 1 HS đọc, cả lớp nghe.
HS nêu:
+ Đoạn 1: từ đầu  một nghề để kiếm sống
+ Đoạn 2: phần còn lại 
+ Mỗi HS đọc 1 đoạn theo trình tự các đoạn trong bài tập đọc
+ HS đọc thầm phần chú giải
1, 2 HS đọc lại toàn bài.
HS nghe
+ HS đọc thầm đoạn 1.
Cương thương mẹ vất vả, muốn học một nghề để kiếm sống, đỡ đần cho mẹ 
+HS đọc thầm đoạn 2
- Các bạn trong nhóm suy nghĩ thống nhất câu trả lời.
- HS suy nhĩ và trả lời.
+ HS đọc thầm toàn bài .
Một tốp 3 HS đọc toàn truyện theo cách phân vai .
HS nhận xét, điều chỉnh lại cách đọc cho phù hợp.
Thảo luận cô – trò để tìm ra cách đọc phù hợp
HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
Đại diện nhóm thi đọc diễn cảm (đoạn, bài, phân vai) trước lớp.
- HS nêu : Cương mơ ước trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ. Cương thuyết phục mẹ đồng tình với em, không xem thợ rèn là nghề hèn kém. Câu chuyện giúp em hiểu: mơ ước của Cương là chính đáng, nghề nghiệp nào cũng đáng quý.
HS nghe và thực hiện.
LT Toán ÔN: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
I. MỤC TIÊU:
- Giải được bài toán có liên quan đến Tìm hai số ... ững từ ngữ quan trọng trong đề bài để giúp HS nắm vững đề bài: Em có nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu (hoạ, nhạc, võ thuật ). Trước khi nói chuyện với bố mẹ, em muốn trao đổi với anh (chị) để anh (chị) hiểu & ủng hộ nguyện vọng của em. 
 Hãy cùng bạn đóng vai em & anh (chị) để thực hiện cuộc trao đổi. 
Hoạt động 2: Xác định mục đích trao đổi; hình dung những câu hỏi sẽ có 
GV yêu cầu HS đọc các gợi ý 
GV hướng dẫn HS xác định đúng trọng tâm của đề bài:
+ Nội dung trao đổi là gì?
+ Đối tượng trao đổi là ai?
+ Mục đích trao đổi để làm gì? 
+ Hình thức thực hiện cuộc trao đổi là gì?
GV nhận xét
Hoạt động 3: HS thực hành trao đổi theo cặp
GV đến từng nhóm giúp đỡ 
Hoạt động 4: Thi trình bày trước lớp 
GV hướng dẫn cả lớp nhận xét theo các tiêu chí sau:
+ Nội dung cuộc trao đổi có đúng đề tài không?
+ Cuộc trao đổi có đạt được mục đích đặt ra không?
+ Lời lẽ, cử chỉ của 2 bạn HS có phù hợp với vai đóng không, có giàu sức thuyết phục không?
3.Củng cố - Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở bài trao đổi ở lớp 
Nhắc HS chuẩn bị cho bài luyện tập trao đổi với người thân về một nhân vật trong truyện có nghị lực, có ý chí vươn lên (tiết TLV, tuần 11). Cụ thể:
+ Chọn 1 bạn (đóng vai người thân) tham gia cuộc trao đổi.
+ Cùng bạn tìm đọc truyện về những con người có nghị lực, ý chí vươn lên (tìm trong SGK, sách báo hoặc truyện đọc lớp 4) 
HS đọc thành tiếng, đọc thầm đề bài, tìm những từ ngữ quan trọng & nêu 
HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
HS trả lời:
+ Trao đổi về nguyện vọng muốn học thêm một môn năng khiếu của em. 
+ Anh hoặc chị của em.
+ Làm cho anh, chị hiểu rõ nguyện vọng của em; giải đáp những khó khăn, thắc mắc anh, chị đặt ra để anh chị ủng hộ em thực hiện nguyện vọng ấy. 
+ Em & bạn trao đổi. Bạn đóng vai anh hoặc chị của em.
HS tiếp nối nhau phát biểu: Em chọn nguyện vọng học thêm môn năng khiếu nào để tổ chức cuộc trao đổi. 
HS đọc thầm lại gợi ý 2, hình dung câu trả lời, giải đáp thắc mắc mà anh (chị) có thể đặt ra. 
HS chọn bạn (đóng vai người thân) cùng tham gia trao đổi, thống nhất dàn ý đối đáp (viết ra nháp)
Thực hành trao đổi, lần lượt đổi vai cho nhau, nhận xét, góp ý để bổ sung hoàn thiện bài trao đổi. 
Vài cặp HS thi đóng vai trao đổi trước lớp.
Cả lớp nhận xét theo tiêu chí GV nêu ra. 
Cả lớp bình chọn cặp trao đổi hay nhất, bạn HS ăn nói giỏi giang, giàu sức thuyết phục người đối thoại. 
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện.
 .....................................................................
 LT Tiếng Việt 
 ÔN: DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC TIÊU: 
- Rèn cho HS nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết.
II. LÊN LỚP: 
HD làm BT:
BT1: Gạch dưới những lời nói trực tiếp trong đoạn văn
- HS đọc thầm bài và tìm ra lời nói trực tiếp
+ “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ”
+ “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi em giặt khăn mùi soa”
BT2: Em đặt dấu ngoặc kép vào chỗ nào trong các câu sau:
- HS tự làm bài, điền dấu ngoặc kép vào những câu sau:
a, Cả bầy ong cùng xây tổ..tiết kiệm “vôi vữa”.
b, gọi là đào “trường thọ”, gọi là “trường thọ”, đổi tên quả ấy là “đoản thọ”
- GV chấm bài, nhận xét.
 ................................................................
 * Buổi chiều: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ĐỘNG TỪ
MỤC TIÊU:
- Hiểu thế nào là động từ ( từ chỉ hoạt động , trạng thái của sự vật : người , sự vật , hiện tượng ) .
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện qua tranh vẽ (BT mục III).
II. CHUẨN BỊ:
Bảng phụ ghi đoạn văn ở BT3
Phiếu khổ to viết nội dung BT2 (Phần nhận xét) & BT1, 2 (Phần luyện tập) 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hình thành khái niệm
- Hướng dẫn phần nhận xét
GV phát riêng phiếu cho một số nhóm HS.
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: Các từ nêu trên chỉ hoạt động, chỉ trạng thái của người, của vật. Đó là các động từ. Vậy động từ là gì?
- Ghi nhớ kiến thức
Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ 
3. Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát riêng phiếu cho một số HS
GV nhận xét, kết luận HS làm bài đúng nhất, tìm được nhiều từ nhất. 
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 
GV phát riêng phiếu cho một số HS
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: đến, yết kiến, xin, làm, dùi, có thể, lặn, mỉm cười, ưng thuận, thử, bẻ, biến thành, thành, tưởng 
Bài tập 3:
GV treo tranh minh hoạ phóng to, chỉ tranh, giải thích yêu cầu của bài tập bằng cách mời 2 HS chơi mẫu (GV nhận xét 2 HS này chơi có tự nhiên không, thể hiện động tác kịch câm có rõ ràng không, dễ hiểu không)
Tổ chức thi biểu diễn động tác kịch câm & xem kịch câm
+ GV nêu nguyên tắc chơi: Hai nhóm A & B có số HS bằng nhau, lần lượt từng bạn trong nhóm A làm động tác, lần lượt từng bạn trong nhóm B phải xướng đúng / nhanh tên hoạt động. Sau đó, đổi vai cho nhau. Nhóm nào đoán đúng / nhanh, có hành động kịch đẹp mắt, tự nhiên, rõ ràng sẽ thắng cuộc. Nhóm nào đoán sai một từ bị trừ một điểm.
+ GV gợi ý các đề tài để HS lưạ chọn: động tác học tập, động tác khi vệ sinh bản thân, động tác vui chơi giải trí 
4. Củng cố - Dặn dò: 
Qua các bài luyện tập & trò chơi, các em đã thấy động từ là một loại từ được dùng nhiều trong nói & viết. Trong văn kể chuyện, nếu không dùng động từ thì không kể được các hoạt động của nhân vật. 
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Yêu cầu HS học thuộc phần ghi nhớ trong bài
Chuẩn bị bài: Ôn tập giữa học kì I 
2 HS tiếp nối nhau đọc nội dung BT1, 2
Cả lớp đọc thầm đoạn văn ở BT1, suy nghĩ, trao đổi theo cặp, tìm các từ theo yêu cầu BT2.
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét
HS đọc thầm phần ghi nhớ & trả lời. 
HS đọc thầm phần ghi nhớ
3 – 4 HS lần lượt đọc to phần ghi nhớ trong SGK
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS viết nhanh ra nháp tên hoạt động mình thường làm ở nhà & ở trường, gạch dưới động từ trong các cụm từ chỉ hoạt động ấy. 
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét
HS đọc yêu cầu của bài tập
HS làm bài vào vở – gạch dưới động từ có trong đoạn văn bằng bút chì.
Những HS làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét.
1 HS đọc yêu cầu của bài tập 
2 HS chơi mẫu 
HS thi đua theo nhóm .
- HS suy nghĩ và lựa chọn.
- HS lắng nghe.
- HS nghe và thực hiện.
................................................... 
 TOÁN
 THỰC HÀNH VẼ HÌNH VUÔNG VÀ THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
- Vẽ được hình chữ nhật , hình vuông ( bằng thước kẽ và êke )	
II. CHUẨN BỊ:
- Thước thẳng & ê ke.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
A. Bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu: 
2. Vẽ hình chữ nhật có chiều dài 4 cm, chiều rộng 2 cm.
GV nêu đề bài.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
-Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4 cm
-Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông
góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 2 cm.
-Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc
với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 2 cm.
-Bước 4: Nối D với C. Ta được hình chữ nhật
ABCD.
3. Vẽ một hình vuông có cạnh là 3 cm.
GV nêu đề bài: “Vẽ hình vuông ABCD có cạnh là 3 cm”
Yêu cầu HS nêu đặc điểm của hình vuông.
Ta có thể coi hình vuông là một hình chữ nhật đặc biệt có chiều dài là 3cm, chiều rộng là 3 cm. Từ đó có cách vẽ hình vuông tương tự cách vẽ hình chữ nhật ở bài học trước.
GV vừa hướng dẫn, vừa vẽ mẫu lên bảng theo các bước sau:
+Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3 cm
+Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông
góc với AB tại A, lấy đoạn thẳng AD = 3 cm.
+Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B, lấy đoạn thẳng BC = 3 cm.
+Bước 4: Nối D với C. Ta được hình
vuông ABCD.
3. Thực hành
Bài tập 1: 
- Yêu cầu HS tự vẽ vào vở hình vuông.
- Gọi HS lên bảng vẽ
- Gọi HSNX
Bài tập 2: 
Yêu cầu HS vẽ hình vuông ở trong hình tròn rồi tô màu hình vuông.
Bài tập 3: 
- Gọi HS nêu đề toán
- GV HD HS cách làm
- Gọi HS lên bảng làm
- Gọi HSNX
- GVNX
4. Củng cố - Dặn dò: 
Làm bài 2 trong SGK
Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS quan sát & vẽ theo GV vào vở nháp.
 A B 
 D C
Vài HS nhắc lại các thao tác vẽ hình chữ nhật.
Có 4 cạnh bằng nhau & 4 góc vuông.
HS quan sát & vẽ vào vở nháp theo sự hướng dẫn của GV.
Vài HS nhắc lại thao tác vẽ hình vuông.
 A B
 D C 
HS làm bài
1 HS lên bảng vẽ
1 HSNX
Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
- 1 HS nêu đề toán
- HS lắng nghe.
1 HS làm bài
1 HSNX
HS sửa bài
- HS nghe và thực hiện
 ....................................................................
SINH HOẠT CUỐI TUẦN.
1.Nhận xét đánh giá tuần qua.
a.Ưu điểm:
...................................
.........................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b.Nhược điểm:
....................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.Kế hoạch tuần tới.
.........................................
KÍ DUYỆT
 BGH
 KHỐI TRƯỞNG
Sông Đốc, ngày tháng 10 năm 2012
Sông Đốc, ngàytháng 10 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_nam_hoc_2012_2013_nguyen_bien_thuy.doc