Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Tổng hợp)

Tập đọc

THƯA CHUYỆN VỚI MẸ.

I. Mục tiêu:

 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại.

- Nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (TL các câu hỏi trong SGK)

II. Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( 85 )

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

+ 1 HS đọc đoạn cuối bài : Đôi giày ba ta màu xanh

+ Chị Phụ trách trong chuyện là người như thế nào?

- HS nhận xét, đánh giá.

3. Dạy bài mới:

a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng

b, Giảng bài:

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 9 (Tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Soạn ngày: 1 / 11 / 2009
 Giảng: Thứ hai 2 / 11 / 2009
Chào cờ
**************************************************
Toán
Hai đường thẳng song song
I. Mục tiêu:
- Có biểu tượng về hai đường thẳng song song.
- Nhận biết được hai đường thẳng song song.BT 1; 2; 3a.
II. Đồ dùng dạy học:
- thước thẳng vẽ, ê – ke
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. bài cũ:
- 1 HS lên bảng vẽ hai đường thẳng vuông góc
- HS nhận xét, đánh giá
3. bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu hai đường thẳng song song.
- GV vẽ lên bảng hcn ABCD
 A B 
 D C
- Yêu cầu HS nêu tên hình
- GV dùng phấn màu kéo dài 2 cạnh đối diện AB & DC về hai phía
- GV nêu: Kéo dài 2 cạnh AB & DC của hcn ABCD ta được 2 đường thẳng song song với nhau.
- Yêu cầu HS tự kéo dài 2 cạnh đối diện còn lại của HCN là AD & BC.
+ Kéo dài 2 cạnh AD & BC của HCN ABCD chúng ta được 2 đường thẳng ntn với nhau?
- GV vẽ và hs quan sát:
 A B
 D C
- Hai đường thẳng AB và CD như thế nào với nhau?
2. Luyện tập.
* Bài tập 1 ( 51 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV vẽ HCN ABCD chỉ cho HS thấy rõ 2 cạnh AB & DC là một cặp cạnh song song.
+ Ngoài cặp cạnh AB & DC trong HCN ABCD còn có cặp cạnh nào song song?
- GV vẽ hình vuông NMPQ yêu cầu HS tìm các cặp cạnh song song?
* Bài tập 2 ( 51 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận cặp 
- Quan sát kĩ hình nêu các cặp cạnh song song với cạnh BE?
+ Tìm các cạnh song song với AB?
* Bài tập 3 ( 51 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Trong hình MNPQ có các cặp cạnh nào song song với nhau?
+ Trong hình EDIHG có các cặp cạnh nào song song với nhau?
- HS quan sát
- Hình chữ nhật ABCD.
- HS quan sát
- Kéo dài 2 cạnh AD & BC của HCN ABCD chúng ta được 2 đường thẳng song song với nhau.
- HS quan sát
- HS nêu:Hai đường thẳng AB và DC song song, không bao giờ cắt nhau.
- HS đọc yêu cầu
- Cạnh AD // BC.
- MN // PQ, MQ // MP
- HS đọc yêu cầu
- Các cạnh song song với BE là: AG, CD, 
- AB // GE, 
- HS đọc yêu cầu
- MN // PQ
- BI // GH.
4. Củng cố:
+ Gọi 2 HS lên bảng vẽ 2 đường thẳng song song?
+ hai đường thẳng song song có cắt nhau không?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ học
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
Tập đọc
Thưa chuyện với mẹ.
I. Mục tiêu: 
 - Bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật trong đoạn đối thoại. 
- Nội dung: Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống nên đã thuyết phục mẹ để mẹ thấy nghề nghiệp nào cũng đáng quý. (TL các câu hỏi trong SGK) 
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc ( 85 )
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ 1 HS đọc đoạn cuối bài : Đôi giày ba ta màu xanh
+ Chị Phụ trách trong chuyện là người như thế nào?
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Dạy bài mới: 
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu...kiếm sống.
+ Đoạn 2: Mẹ Cương cây bông
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- GV ghi bảng: thợ rèn, quan sang, phì phào, cúc cắc, bắn toé.
 - Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp 
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu: ( Giọng trao đổi trò chuyện thân mật, nhẹ nhàng )
2. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
+ Cương xin mẹ đi học nghề gì?
+ Cương nói với mẹ với thái độ ntn?
+ Cương học nghề thợ rèn để làm gì?
+ Em hiểu “ kiếm sống” có nghĩa là gì?
+ Đoạn 1 nói với em điều gì?
* Đoạn 2:
- Cho HS đọc thầm.
+ Mẹ Cương phản ứng ntn khi em trình bày ước mơ của mình?
+ Mẹ Cương nêu lí do phản đối ntn?
+ Cương đã thuyết phục mẹ bằng cách nào?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
+ Đọc lại bài thảo luận cặp câu hỏi 4.
+ Nội dung chính của bài là gì?
3. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc.
- Tổ chức HS luyện đọc đoạn: “ Cương thấy nghèn nghẹn cây bông”
+ GV đọc mẫu
- Tổ chức HS luyện đọc.
- Cho HS đọc bài theo nhóm đôi 
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc bài
- HS nghe GV chia đoạn
- HS đoc nối tiếp đoạn
- HS đoc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
- HS đọc đoạn 1
- Cương xin mẹ đi học nghề thợ rèn.
- Lễ phép dùng từ thưa mẹ
- Để giúp mẹ Cương thương mẹ vất vả, Cương muốn tự mình kiếm sống.
- Tìm cách làm việc để tự nuôi mình
* Ước mơ của Cương trở thành thợ rèn để giúp đỡ mẹ.
- HS đọc thầm bài
- Bà ngạc nhiên phản đối.
- Mẹ cho là Cương bị ai xui, nhà Cương thuộc dòng dõi quan sang. Bố Cương cũng không chịu cho Cương làm nghề thợ rèn sợ mất thể diện của gia đình.
- Cương nghèn nghẹn nắm lấy tay mẹ em nói với mẹ bằng những lời thiết tha: Nghề nào cũng đáng trọng chỉ ai trộm cắp hay ăn bám thì mới bị coi thường.
* Cương thuyết phục để mẹ hiểu và đồng ý với em.
- Cách xưng hô: Đúng thứ bậc trên dưới trong gia đình Cương xưng hô lễ phép kính trọng. Mẹ Cương xưng hô là mẹ gọi con rất dịu dàng âu yếm. 
- Cử chỉ trong lúc trò chuyện: Thân mật, tình cảm mẹ xoa đầu Cương, Cương nắm tay mẹ.
* Cương ước mơ trở thành thợ rèn để kiếm sống giúp mẹ vì em cho rằng nghề nào cũng đáng quý trọng và em đã thuyết phục được mẹ.
- 2HS đọc bài, nêu giọng đọc.
- Cả lớp nghe
- Các nhóm đọc bài.
- HS thi đọc
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS nêu
 4. Củng cố:
+ Câu chuyện của Cương giúp em hiểu điều gì?
+ Sau này em mơ ước được làm nghề gì?
5. Dặn dò: 
- Nhận xét giờ
- Đọc lại bài, chuẩn bị bài: Điều ước của vua Mi - đát.
 *************************************************
Chính tả ( Nghe – viết )
Thợ rèn.
I. Mục tiêu:
- Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng các khổ thơ và dòng thơ 7 chữ. 
- Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ(2) a/b phân biệt phụ âm đầu dễ sai: n/l.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ HS viết nháp, 1 HS viết bảng lớp: đắt rẻ, dấu hiệu, chế giễu.
- HS nhận xét, đánh giá.
3. bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn nghe viết.
a. Tìm hiểu bài thơ:
- GV đọc bài
+ Những từ ngữ nào cho em biết nghề thợ rèn rất vất vả?
+ bài thơ cho em biết gì về nghề thợ rèn?
b. Hướng dẫn viết từ khó
- GV đưa từ khó: quai, quệt, nực, trần, diễn.
- Cho HS viết bảng con, 1 HS viết bảng lớp.
c. Viết chính tả:
- GV đọc bài
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu
- GV đọc lại bài
- GV chấm bài, nhận xét
2. Hướng dẫn làm bài tập 
* Bài tập 2 a ( 86 )
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm VBT, 2 HS làm bảng nhóm.
- Nhận xét, kết luận.
- Gọi HS đọc bài thơ.
+ Đây là cảnh vật ở đâu? Vào thời gian nào?
- HS nghe
- nhọ lưng, nhọ mũi, chan than mặt bụi, nước tu ừng ực, bóng nhẫy mồ hôi, thở qua tai.
- Nghề thợ rèn vất vả nhưng có nhiều niềm vui trong lao động.
- HS viết bảng con, bảng lớp
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 2 HS làm bảng nhóm
+ Lời giải đúng:
- n, l, l, l, l , l, l, l, l .
- HS đọc lại bài thơ
- Đây là cảnh vật ở nông thôn vào những đêm trăng.
 4. Củng cố:
+ Tìm những chữ gi tiếng có phụ âm đầu n/l trong bài?
5. Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ.
- Viết lại những chữ viết sai, chuẩn bị bài ôn tập.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
 Soạn ngày: 1 / 11 / 2009
Giảng: Thứ ba 3 / 11 / 2009
Đạo đức
Tiết kiệm thời giờ
I. Mục tiêu
 - Nêu được ví dụ về tiết kiệm thời giờ.
 - Biết được lợi ích của tiết kiệm thời giờ.
 - Bước đầu biết sử dụng thời gian học tập, sinh hoạt,...hằng ngày một cách hợp lí. một cách tiết kiệm
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Các truyện, tấm gương về tiết kiệm thời giờ
- HS: Thẻ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ Vì sao phải tiết kiệm tiền của ? Nêu ví dụ.
- HS nhận xét, đánh giá.
3. bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng
b, Giảng bài:
 Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Kể chuyện Một phút trong Sgk
- GV kể chuyện
- Yêu cầu HS thảo luận 3 câu hỏi Sgk
- GV kết luận: Mỗi phút đều đáng quý. Chúng ta cần phải tiết kiệm thời giờ
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm ( BT 2, Sgk)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về mmột tình huống 
- GV kết luận
* Hoạt động 3; Bày tỏ thái độ
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm thẻ màu
- GV nêu ý kiến trong BT 3. 
- GV yêu cầu HS giải thích lí do
- GV kết luận
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
- GV nhận xét giờ học
- CB cho giờ sau
Thảo luận nhóm bàn
Các nhóm thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày
HS bày tỏ thái độ
Thảo luận cả lớp
2 HS đọc
4. Củng cố:
+ Nêu cách sử dụng thời gian hợp lí trong học tập của em? 
- HS nêu
5. Dặn dò: 
 - Nhận xét giờ.
 *********************************************************
Toán
Vẽ hai đường thẳng vuông góc.
I. Mục tiêu:
- Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.( Bằng thước kẻ và ê – ke)
- Biết vẽ được đường cao của tam giác. BT 1; 2.
II. Đồ dùng dạy học:
- Ê- ke, thước thẳng.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ 1 HS nêu các cặp cạnh song song ở bài tập 3.
3. bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b, Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Vẽ đường thẳng đi qua 1 điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- GV thực hiện các bước vẽ như SGK.
 C
 E
 A B
 D
- GV tổ chức cho HS thực hành vẽ.
+ Vẽ đường thẳng AB
+ Lấy điểm E trên đường thẳng AB ( điểm E ngoài đường thẳng AB )
+ Dùng Ê - ke để vẽ đường thẳng CD đi qua điểm E vuông góc với AB.
2. Hướng dẫn vẽ đường cao của tam giác.
- GV vẽ lên bảng tam giác ABC.
 A
 B H C
- Yêu cầu HS đọc tên hình tam giác.
- GV vẽ xong nêu: Vẽ đường cao AH.
- GV yêu cầu HS vẽ đường cao hạ từ đỉnh B, đỉnh C của tam giác ABC.
+ Một hình tam giác có mấy đường cao?
3. Luyện tập:
* bài tập 1 ( 52 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Lấy bút chì vẽ hình vào SGK, 3 HS lên bảng vẽ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài tập 2 ( 52 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Lấy bút chì vẽ hình vào SGK, 3 HS vẽ bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài tập 3 ( 53 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS vẽ vào vở, 1 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nêu tên các hì ...  về nhà trường.
- Tập huấn ban chỉ huy chi đội.
* * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 
Soạn ngày: 03 / 11 / 2009
Giảng: Chiều thứ sáu 06 / 11 / 2009.
Kĩ thuật
Khâu đột thưa (T2)
I. Mục tiêu : 
- HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa .
-Khâu được mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. Các mũi khâu có thể chưa đều nhadúmdường khâu có thể bị dúm .
- HS khá- giỏi: Khâu được các mũi khâu đột thưa, các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm.
- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận .
II. Đồ dùng : - 1mảnh vải trắng kích thớc 20 x30 cm 
 - Kim, chỉ màu, kéo, thước, phấn vạch .
III. Các HĐ dạy -học : 
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 - GV nhận xét.
3, Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b,Giảng bài:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*HĐ3 : HS thực hành khâu đột thưa 
- Y/c học sinh nhắc lại ghi nhớ và các thao tác khâu đột thưa .
*Lưu ý : Không nên rút chỉ quá chặt hoặc quá lỏng .
- Quan sát, uốn nắn. 
* HĐ4 : Đánh giá kết quả của HS 
- Nêu tiêu chuẩn đánh giá 
+ Đường dấu vạch thẳng, cách đều cạnh dài của mảnh vải .
+ Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
+ Đường khâu ương đối phẳng không bị dúm .
+ Các mũi khâu ở mặt phải tương đối đều nhau và cách đều nhau . 
+ Hoàn thành SP đúng thời gian quy định 
- GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của HS .
- 2 HS nêu 
B1 :Vạch dấu đường khâu 
B2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu .
-Thực hành khâu đột thưa 
- Nghe 
- Trưng bầy SP .
Tự đánh giá các SP theo tiêu chuẩn trên .
4. Củng cố: 
- Khi khâu đột thưa cần chú ý điều gì?
5. Dặn dò:
 - NX sự CB của học sinh, tinh thần, kết quả học tập .
 - BTVN : Thực hành khâu đột thưa . 
**************************************************
Khoa học
Ôn tập : Con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu : Giúp HS:
 - Củng cố kiến thức cơ bản đã học về con người và sức khoẻ
 - Trình bày trước nhóm và trước lớp những kiến thức cơ bản về trao đổi chất của cơ thể với môi trường, vai trò của các chất dinh dưỡng, cách phòng tránh một số bệnh thông thường và tai nạn sông nước.
 - Hệ thống hoá những kiến thức đã học về dinh dưỡng qua 10 điều khuyên về dinh dưỡng hợp lí của Bộ Y tế
 - Biết áp dụng những kiến thức cơ bản đã học vào cuộc sống hàng ngày
 - Luôn có ý thức trong ăn uống và phòng tránh bệnh tật, tai nạn
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Nội dung thảo luận nhóm. Phiếu ghi các câu hỏi
- HS: Các mô hình rau, quả, con giống
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3, Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b,Giảng bài:
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Hoạt động 1: Thảo luận về chủ đề : Con người và sức khoẻ
- Gv chia nhóm: 4 nhóm
+ Yêu cầu các nhóm thảo luận và trình bày về nội dung mà nhóm mình nhận được
- Nhóm 1:Trong quá trình sống, con người lấy những gì từ môi trường và thải ra môi trường những gì ?
- Nhóm 2: Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được cung cấp đầy đủ và thường xuyên?
-Nhóm 3: Kể tên và nêu cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và lây bệnh qua đường tiêu hoá?
- Nhóm 4: Nên và không nên làm gì để phòng tránh tai nạn đuối nước?
- Yêu cầu mỗi nhóm trình bày, các nhóm khác bổ xung nhận xét.
* Hoạt động 2: Tự đánh giá
- GV cho HS thực hành điền vào bảng thức ăn trong tuần .
- Cho 1hs làm bảng phụ 
* Hoạt động 3: Trò chơi ai chọn thức ăn hợp lí.
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- Cho các nhóm làm bài vào phiếu
- Gọi các nhóm trình bày 
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
+ Nhóm 1:Trong quá trình sống con người lấy thức ăn, nước, không khí từ môi trường và thải ra môi trường những chất thừa, cặn bã.Con người, thực vật và động vật có trao đổi chất với môi trường thì mới sống được. 
+ Nhóm 2:Các nhóm chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được ăn thường xuyên là:
- Chất đạm: Thịt, cá,trứng, đậu, cua, tôm, ốc, đậu phụ, đậu nành, đậu hà lan
- Chất béo: Dầu thực vật, mỡ lợn, lạc, vừng, dừa
- Chất khoáng, chất xơ, chất bột đường.
+ Nhóm 3: - Trẻ em bị còi xương, bệnh bướu cổ, bệnh quáng gà, bệnh phù, bệnh chảy máu chân răngĐể phòng tránh các bệnh cần ăn đủ lượng và đủ chất. Đối với trẻ em cần được theo dõi cân nặng thường xuyên.
- Thực hiện ăn sạch, uống sạch.;không ăn các loại thức ăn ôi thiu, chưa chín; không ăn cá sống, thịt sống, không uống nước lã; giữ vệ sinh cá nhân; giữ vệ sinh môi trường
+ Nhóm 4: Không chơi đùa gần bờ ao,sông, suối .Giếng nước phải được xây thành cao, có nắp đậy. Chum, vại, bể nước phải có nắp đậy. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thuỷ, không lội qua suối khi trời mưa lũ, dông bão. Chỉ tập bơi ở nơi có người lớn và phương tiện cứu hộ
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài
- 1hs làm bài và trình bày lên bảng phụ
- Nhận xét, đánh giá.
- Các nhóm ổn định, thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá
4, Củng cố: 
 - HS nêu lại nội dung ôn tập
5, Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
 * * ** * * * * * * * * * * * * * * * * ** * * * * * * * * * * * * *
Hướng dẫn tự học :
Hoàn thành bài trong ngày. BD- PĐ : Môn toán
I.Mục tiêu
- Giúp HS hoàn thành kiến thức các bài trong ngày.
- Mở rộng kiến thức về môn toán.
- Rèn ý thức tự giác và kĩ năng giải toán cho HS.
II.Các hạt động dạy học.
1, ổn định tổ chức:
2, Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3, Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b,Giảng bài:
*Hoàn thành kiến thức các bài trong ngày.
- Hướng dẫn HS tiếp tục hoàn thành bài trong ngày: Vở bài tập toán, bài tập tiếng 
việt.
- Củng cố lại kiến thức môn toán: Thực hành vẽ hình vuông. Kiến thức môn TLV: 
Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.
* Mở rộng và nâng cao kiến thức môn toán:
HS yếu- kém
HS khá- giỏi
Bài tập 1: 
Vẽ hình vuông với số đo của một cạnh là 5cm.
-Yêu cầu HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS cho biết: để vẽ HV có số đo cho trước ta cần xác định điều gì? (xác định số đo trên thước có vạch kẻ sẵn. Vẽ hình vuông theo số đo đã cho.)
- HS tự làm bài.
Bài tập 2:
Nêu tên các cặp cạnh vuông góc với nhau ở hình vẽ trên. tính chu vi và diện tích của hình vuông đó.
-HS đọc đầu bài, nêu yêu cầu?
+ Nêu tên các cặp cành vuông góc.
+ Tính chu vi, tính diện tích.
- HS tự làm bài.
Bài tập 1:
Vẽ hình vuông có cạnh 4cm. Tính chu vi và diện tích hình vuông đó.
- Yêu cầu HS đọc đầu bài và xác định :
+ Đầu bài cho biết gì?
+ Đầu bài yêu cầu làm gì?
( Cho biết một cạnh là 4cm, tính chu vi và tính diện tích hình vuông đó.)
- HS thực hiện bài tập theo hình thức độc lập.
Bài tập 2:
Cho hình vuông có cạnh dài 15 cm. Tính diện tích hình chữ nhật có cạnh chiều dài 20 cm.
- HS đọc đầu bài, nêu yêu cầu?
+ Tính diện tích hình chữ nhật có số đo chiều dài gấp đôi một cạnh hình vuông.
- Hs tự làm bài.
4, Củng cố: 
 - HS nêu lại nội dung ôn tập
5, Dặn dò: 
- Nhận xét giờ học
*****************************************************************
Tiết 4: Khoa học:
Bài 17: Phòng tránh tai nạn đuối nước.
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số việc nên và không nên làm để phòng tránh tai nạn đuối nước.
- Có ý thức phòng tránh tai nạn đuối nước và vận động các bạn cùng thực hiện vận động.
II. Đồ dùng:
- Hình tranh 36, 37 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. bài cũ:
+ Nêu chế độ ăn uống cho bệnh tiêu chảy?
- Uống nước cháo, muối, dung dịch Ô – nê – dôn.
- HS nhận xét, đánh giá
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
b,Giảng bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Các biện pháp phòng tránh tai nạn đuối nước.
* GV giảng về tai nạn đuối nước: Bị chìm dưới nước không thở được , uống nước no bị ngạt dẫn đến tử vong.
* Hoạt động nhóm 4 ( 3 phút )
- Các nhóm quan sát H1, 2, 3 
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh đuối nước trong cuộc sống?
- GV: Không chơi đùa gần bờ ao, sông suối, giếng nước phải xây thành cao có nắp đậy, chum vại bể nước phải có nắp. Chấp hành tốt các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ. Không lội qua suối khi trời mưa lũ bão.
- Gọi HS nêu ý 1, 2 của mục bạn cần biết.
2. Một số nguyên tắc khi tập bơi hoặc khi bơi.
- Cho HS thảo luận cặp đôi ( 2 phút )
- Quan sát H 4,5 ( 37 )
+ Hình minh hoạ cho em biết điều gì?
+ theo em nên tập bơi và đi bơi ở đâu?
+ Trước khi bơi và sau khi bơi cần chú ý điều gì?
- GV: Các em nên bơi ở nơi có nhiều người và phương tiện cứu hộ. Trước khi bơi phải vận động.cần tắm nước ngọt sau khi bơi, không nên bơi khi người ra mồ hôi hoặc khi no. 
3. Phòng tránh tai nạn khi đuối nước.
- Cho HS làm việc theo nhóm 4 thảo luận và sắm vai.
+ N1: Bắc và Nam vừa đi đá bóng về Nam rủ Bắc ra hồ gần nhà để tắm cho mát. Nếu là Bắc em sẽ nói gì với bạn.
+ N2. Đi học về Nga thấy mấy em nhỏ đang tranh nhau cúi xuống bờ ao gần đường để lấy quả bóng. Nếu là nga em sẽ làm gì?
+ N3. Minh đến nhà Tuấn chơi thấy Tuấn vừa nhặt rau vừa cho em bé chơi ở gần giaếng, giếng chưa có nắp. Nếu là Minh em sẽ nói gì với Tuấn?
+ N4. Nhà Linh và Lan ở xa trường cách 1 con suối. Hôm đó trời mưa to nước về nhanh. Nếu là Linh và lan em sẽ làm gì?
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung .
4. Củng cố:
+ Nêu những cách phòng tránh tai nạn đuối nước?
5. Dặn dò: - Nhận xét giờ.
- Học thuộc mục bạn cần biết, biết cách phòng tránh tai nạn đuối nước.
- HS nghe
- HS quan sát H 1,2,3.
- Hình 1: Các bạn nhỏ đang chơi ở gần ao. Đây là việc không nên làm vì chơi gần ao có thể bị ngã xuống ao.
- H2: Vẽ 1 cái giếng thành giếng được xây cao và có nắp đậy rất an toàn cho trẻ em. Việc làm này nên làm để
- HS đọc ý 1, 2 trong mục bạn cần biết.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS quan sát hình
- H4. Các bạn đang bơi ở bể đông người. 
- H5. Các bạn đang bơi ở bờ biển.
- ở nơi có nhiều người và phương tiện cứu hộ.
- Cần vận động các bài tập để không bị cảm lạnh hoặc chuột rút. Tắm bằng tắm nước ngọt sau khi bơi dốc hết nước ở mang tai và mũi, không nên bơi khi người ra mồ hôi hoặc khi no. 
- HS thảo luận nhóm 
- N1: Vừa đi đá báng về mệt, mồ hôi ra nhiều nếu đi tắm sẽ bị cảm lạnh.
+ N2: Không lấy bóng nữa, đứng ra xa bờ ao nhờ người lớn lấy giúp.
+ N3. Mang rau vào sân nhặt vừa làm vừa trông em.
+ N4. trở về trường nhờ cô giáo hoặc người lớn đưa qua suối.
- HS nhận xét, đánh giá.
-HS nêu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_9_tong_hop.doc