Giáo án lớp 4 - Tuần thứ 1

Giáo án lớp 4 - Tuần thứ 1

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (TIẾT1)

I . MỤC TIÊU:

Học xong bài học sinh biết:

1. Đọc :

* Đọc đúng: - Đọc đúng các từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.

* Đọc diễn cảm: - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò , Dế Mèn ) .

2. Hiểu:

* Hiểu các từ ngữ : Ngắn chùn chùn , thui thủi, và các từ ngữ trong chú thích .

* Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu. Xoá bỏ áp bức bất công .

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

- Tranh minh hoạ trong SGK , truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .

- Băng giấy viêt sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc .

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.Ổn định tổ chức (1 phút)- Hát

2.Bài cũ: (4 ph)- GV kiểm tra sách vở phân môn Tập đọc của HS

2. Dạy bài mới : (30 phút)

 *Hoạt động 1 : :

- GV yêu cầu cả lớp mở SGK phần mục lục và đọc thầm . Gọi 2 HS đọc tên năm chủ điểm . GV kết hợp nói sơ qua nội dung trong từng chủ điểm - HS quan sát

- GV giới thiệu bài:

 Truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài ra đời năm 1941 , truyện đã được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới . Các bạn nhỏ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều rất thích truyện này. Bài tập đọc “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trích đoạn từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” . (GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu để HS biết hình dáng của Dế Mèn và Nhà Trò).

 

doc 85 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 4 - Tuần thứ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 4
Tuần 1
Thứ hai ngày 3 tháng 9 năm 2007
Tập đọc: 
dế mèn bênh vực kẻ yếu (tiết1)
I . mục tiêu:
Học xong bài học sinh biết:
1. Đọc :
* Đọc đúng: - Đọc đúng các từ và câu , đọc đúng các tiếng có âm, vần dễ lẫn.
* Đọc diễn cảm: - Biết cách đọc bài phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật ( Nhà Trò , Dế Mèn ) .
2. Hiểu: 
* Hiểu các từ ngữ : Ngắn chùn chùn , thui thủi, và các từ ngữ trong chú thích .
* Hiểu ý nghĩa của câu chuyện : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, bênh vực người yếu. Xoá bỏ áp bức bất công .
II. đồ dùng dạy- học:
- Tranh minh hoạ trong SGK , truyện Dế Mèn phiêu lưu kí .
- Băng giấy viêt sẵn câu , đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc .
III. các hoạt động dạy- học:
1.ổn định tổ chức (1 phút)- Hát
2.Bài cũ: (4 ph)- GV kiểm tra sách vở phân môn Tập đọc của HS
2. Dạy bài mới : (30 phút)
 *Hoạt động 1 : :
- GV yêu cầu cả lớp mở SGK phần mục lục và đọc thầm . Gọi 2 HS đọc tên năm chủ điểm . GV kết hợp nói sơ qua nội dung trong từng chủ điểm - HS quan sát
- GV giới thiệu bài: 
 Truyện “ Dế Mèn phiêu lưu kí” là một tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài ra đời năm 1941 , truyện đã được tái bản nhiều lần và dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới . Các bạn nhỏ ở khắp mọi nơi trên thế giới đều rất thích truyện này. Bài tập đọc “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” là một trích đoạn từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” . (GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu để HS biết hình dáng của Dế Mèn và Nhà Trò).
* Hoạt động 2 : Luyện đọc .
- 1 HS giỏi đọc toàn bài – Lớp theo dõi
H. Bài có thể chia làm máy đoạn?.-HS nêu- HS khác nhận xét
+ Đoạn 1 : 2 dòng đầu ( vào câu chuyện )
+ Đoạn 2 : 5 dòng tiếp theo ( hình dáng Nhà Trò )
+ Đoạn 3 : Phần còn lại ( hành động nghĩa hiệp của Dế Mèn )
 - 4 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài lần 1 (GV kết hợp khen những HS đọc đúng, sửa cách phát âm, ngắt giọng)
- 4 HS đọc nối tiếp lần hai kết hợp giải nghĩa một số từ trong phần chú thích.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi .
- HS đọc nối tiếp lại bài lần 3
- GVđọc diễn cảm cả bài .HS lắng nghe
*Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài ( HS đọc thầm và trả lời câu hỏi trong bài)
H. Truyện có những nhân vật nào?
H. Kẻ yếu được bênh vực là ai? 
-HS đọc đoạn 1
H. Dế Mèn gặp chị Nhà Trò trong hoàn cảnh nào? ( Dế Mèn đi qua vùng cỏ xước thì nghe tiếng khóc tỉ tê, lại gần thì thấy chị Nhà Trò gục đầu khóc bên tảng đá cuội) 
GV giảng: Khóc tỉ tê
H. ý đoạn I nói gì? ( Hoàn cảnh dế mèn gặp Nhà Trò)
- HS đọc thầm đoạn 2Và thảo luận cặp đôi câu hỏi
H. Tìm những chi tiết cho thâý chị Nhà Trò rất yếu ớt? ( Thân hình chị bé nhỏ gầy yếu,người bự những phấn như mới lột. Cánh mỏng,ngắn chùn chùn quá yếu lại chưa quen mở. Vì ốm yếu chị kiếm bữa cũng chẳng đủ nên lâm vào cảnh túng thiếu)
Gv ghi bảng: Gầy yếu, cánh mỏng, ngắn chùn chùn.
H. Sự yếu ớt của Nhà Trò được đánh giá qua con mắt của nhân vật nào?
H. Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn thấy Nhà Trò? (ái ngại, thông cảm) 
H. ý đoạn 2 nói gì? (Hình dáng tội nghiệp của Nhà trò )
- HS đọc to đoạn 3 thảo luận cặp đôi
H. Nhà Trò bị bọn Nhện đe doạ, ức hiếp như thế nào?( Trước đây,mẹ Nhà Trò có vay lương ăn của bọn Nhện. Sau đấy chưa trả được thì đã chết. Nhà Trò ốm yếu kiếm không đủ ăn ,không trả được nợ Bọn Nhện đã đánh Nhà Trò mấy bận, lần này chúng dăng tơ đe bắt chị ăn thịt ).
H. Trước tình cảnh đáng thương của Nhà Trò Dế Mèn đã làm gì?
GV ghi bảng: Xoè hai càng; em đừng sợ
H. Lời nói đó cho em biết Dế Mèn là người thế nào?(có tấm lòng nghĩa hiệp, dũng cảm, không đồng tình với kẻ độc ác)
H. Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn? ( -Lời nói: Em đừng sợ,hãy trở về cùng với tôi đây.Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu; Lời nói dứt khoát, mạnh mẽ làm Nhà Trò thấy yên tâm. Cử chỉ,hành động :Phản ứng mạnh mẽ xoè cả hai càng ra,dắt Nhà Trò đi ).
H. Nêu một hình ảnh nhân hoá mà em thích và cho biết vì sao em thích ? 
GV tiểu kết 
H. Đoạn 3 ý nói gì ? ( ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn)
* Hoạt động 4 :Hướng dẫn HS đọc diễn cảm .
- 4 HS nối tiếp đọc diễn cảm 4 đoạn trong bài 
- GV hướng dẫn HS nhận xét cách đọc của 4 bạn.
H. Để đọc hay bài này chúng ta đọc với giọng như thế nào? Ngoài giọng đọc các em cần lưu ý nhấn giọng vào những từ ngữ nào?
- GV đưa bảng phụ đoạn: “Năm trước..không thể ăn hiếp kẻ yếu”
- GV hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn : “ Năm trước .không thể ăn hiếp kẻ yếu”. HS đọc diễn cảm đoạn văn nêu từ cần nhấn giọng ở doạn văn này- Lớp theo dõi NX
- GV gọi 3- 4 HS đọc diễn cảm. 
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu.
- HS luyện đọc diễn cảm cặp đôi
- HS thi đọc diễn cảm trước lớp – 1 HS đọc diễn cảm lại toàn bài .
4. Củng cố - dặn dò (4 phút) :
H.Qua câu chuyện tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?- GV ghi bảng nội dung baì 
H. Em học được gì ở nhân vật Dế Mèn?
- GV Hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa truyện .
- Nhận xét hoạt động trên lớp .
Về nhà luyện đọc diễn cảm lại bài và chuẩn bị bài “ Mẹ ốm” 
 toán
ôn tập các số đến 100 000
I.mục tiêu :
Qua tiết học GV giúp HS nhớ lại:
- Cách đọc , viết các số đến 100 000. 
- Cách phân tích cấu tạo số.
II. đồ dùng dạy học :
Bảng con + bảng phụ + phấn 
III. các hoạt động dạy- học :
1. ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới (35 phút)
*Hoạt động 1 : Ôn lại cách đọc số,viết số và các hàng .
- GV viết số: 83251 yêu cầu HS đọc số, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn của số .
- GV hướng dẫn tương tự như trên với các số :83001; 80201; 80001. HS đọc số và nêu giá trị của chữ số trong số.
- GV cho HS nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền nhau 
H. 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? 1trăm bằng mấy chục?  
- Gọi HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn , tròn chục nghìn.
* Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: học sinh đọc yêu cầu bài tập 
 1a . GV kẻ sẵn tia số trên bảng và hướng dẫn HS nhận xét ,tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này . 
HS tự làm vào vở – nêu KQ- HS khác nhận xét – 2 HS lên bảng làm 
H Các số trên tia số được gọi là số gì? (Tròn chục nghìn )
H. Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
H. Các số trong dãy số này gọi là gì? (Số tròn nghìn ) 
 1b. Cho HS làm tương tự .
Bài 2 : Gọi HS đọc nội dung bài tập 2
H. Bài tập 2 yêu cầu gì?
GV cho HS tự phân tích mẫu.
H. Nêu ý hiểu của em về mẫu? HS nêu – HS khác nhận xét - GV nhận xét bổ sung - HS tự làm bài . 
GVnêu chú ý : số 70008 đọc là bảy mươi nghìn không trăm linh tám .
1 HS nêu và làm trên bảng- HS khác làm vào vở- Đổi chéo vở KT bài của nhau
GV hướng dẫn HS nhận xét sửa bài 
H. Em hãy nêu lại cách đọc số, cách viết số?- GV chốt KT 
Bài 3 : Học sinh đọc yêu cầu bài tập
GV hướng dẫn cho HS nêu bài mẫu - các bài còn lại làm bảng con – 2 HS lên bảng 
Bài 4 : GV vẽ hình lên bảng 
H. Hình MNPQ và hình GHKI là hình gì ? 
H. Muốn tính chu vi của một hình ta làm thế nào - gọi HS nêu cách làm - gọi 3 HS lên bảng làm .- Lớp làm vở 
 GV hướng dẫn HS nhận xét - sửa bài .
4. Củng cố- dặn dò (4 phút)
- Nêu lại cách đọc số, viết số
- HS viết bảng con các số : 45056 ; 60080 .
- Nhận xét tiết học .
 Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2007
tập đọc
mẹ ốm
I. mụctiêu:
1. Đọc : 
*Đọc đúng
- Đọc đúng các từ và câu .
 - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài .
* Đọc diễn cảm: 
 - Biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc đúng nhịp điệu bài thơ, giọng nhẹ nhàng, tình cảm 
2 . Hiểu ý nghĩa của bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm.
3 . HS học thuộc lòng bài thơ.
Ii. đồ dùng dạy- học : 
- Bảng phụ viết sẵn câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc.
- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
Iii . các hoạt động dạy-học
1. ổn định tổ chức: HS hát (2ph)
2 . Kiểm tra bài cũ (3 ph)
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp bài ‘ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu “ và trả lời câu hỏi trong bài 
- HS nhận xét- GV nhận xét- Ghi điểm 
3. Dạy bài mới : (30 ph)
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Giờ tập đọc hôm nay, cô cùng các em luyện đọc và tìm hiểu bài thơ “mẹ ốm” của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Đây là một bài thơ thể hiện tình cảm của làng xóm đối với một người bị ốm ,nhưng đậm đà, sâu nặng hơn vẫn là tình cảm của người con đối vối mẹ .
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc.
- 1 HS khá đọc toàn bài?
- Bài có thể chia làm mấy đoạn?- HS nêu – HS khác nhận xét – GV NX
- 7 HS đọc nối tiếp 7 khổ thơ lần 1 . GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc.
- 7 HS đọc nối tiếp 7 khổ thơ lần 2- 1 HS đọc từ mới phần chú giải
- 7 HS đọc tiếp nối lần 3 - HS giải nghĩa một số từ trong bài : cơi trầu, y sĩ , truyện Kiều .
- HS luyện đọc từng cặp . 
- 1 HS đọc cả bài . 
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
 *Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu bài .
- 1 HS đọc 2 khổ thơ đầu 
 H. Em hiểu những câu thơ “ Lá trầu khô  sớm trưa “ muốn nói điều gì ? ( Những câu thơ cho biết mẹ của bạn nhỏ bị ốm : Lá trầu khô giữa cơi trầu vì mẹ không ăn được.Truyện kiều gấp lại vì mẹ không đọc được. Ruộng vườn sớm trưa vắng bóng mẹ vì mẹ bị ốm không làm được )
- GV ghi bảng: cơi trầu 
H. Em hiểu “ lặn trong đời mẹ” nghĩa là thế nào?- HS trả lời GV nhận xét bổ sung 
- 1 HS đọc khổ thơ 3
H. Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào ? ( Cô bác xóm làng đến thăm - Người cho trứng, người cho cam Anh y sĩ đã mang thuốc vào - HS đọc thầm toàn bài thơ và trả lời câu hỏi :
H. Những chi tiết nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ ? ( Bạn nhỏ xót thương mẹ: Nắng mưa đã nhiều nếp nhăn; Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe: Con mong mẹ khoẻ dần dần  ; Bạn nhỏ không quản ngại, làm mọi việc để mẹ vui : Mẹ vui con có quản gì /Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca  ; Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình : Mẹ là đất nước, tháng ngày của con .)
- GV ghi bảng : Nếp nhăn, quản gì 
*Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ.
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc bài thơ.
H. Bạn đọc đã hay chưa? Muốn đọc hay bài thơ này ta đọc với giọng như thế nào? 
- GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc và thể hiện đúng nội dung các khổ thơ hợp với diễn biến tâm trạng của đứa con khi mẹ ốm .
Khổ 1, 2: Giọng trầm buồn vì mẹ ốm. 
Khổ 3: Giọng lo lắng vì mẹ sốt cao.
Khổ 4,5 : Giọng vui vì mẹ khoẻ. 
Khổ 6, 7 : Giọng thiết tha thể hiện lòng biết ơn của bạn nhỏ đối với mẹ.
GV đưa bảng phụ khổ thơ cần luyện đọc - Hướng dẫn HS cả ... iải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống .
HS đưa tay chọn cách giải quyết.
HS thảo luận nhóm. đại diện tong nhóm trình bày .
HS đọc phần ghi nhớ.
HS thảo luận theo nhóm đã lựa chọn . Cả lớp trao đổi, bổ sung .
3. Củng cố - Dặn dò :
 GV yêu cầu 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
 Yêu cầu các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học ( Bài tập 5 SGK )
Tiết 2
 1 . Khởi động : HS hát vui .
 2 . Kiểm tra bài cũ :
 Gọi 2 HS đọc thuộc lòng phần ghi nhớ . 
 3 . Dạy bài mới :
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
 Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
 Chia lớp thành 6 nhóm , yêu cầu 2 nhóm thảo 
luận 1 câu hỏi của bài tập 3 .
 Nhóm 1, 2 : Em sẽ làm gì nếu em không làm được bài tập trong giờ kiểm tra ?
 Nhóm 3, 4 : Em sẽ làm gì nếu em bị điểm kém nhưng cô giáo lại ghi nhầm vào sổ là điểm giỏi ?
 Nhóm 5, 6 : Em sẽ làm gì nếu trong giờ kiểm tra, bạn ngồi cạnh không làm được bài và cầu cứu em 
 GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống :
 + Chịu nhận điểm kém rồi quyết tâm học để gỡ lại .
 + Báo lại cho cô giáo biết để chữa lại điểm cho đúng.
 + Nói bạn thông cảm, vì làm như vậy là không trung thực trong học tập .
 Hoạt động 2 : Trình bày tư liệu đã sưu tầm được .
 Yêu cầu HS đem những tư liệu đã sưu tầm được để trình bày trước lớp .
 2 HS trình bày, giới thiệu. 
 HS trả lời câu hỏi : Em nghĩ gì về những mẩu chuyện , tấm gương đó ?
 GV kết luận : Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập . Chúng ta cần học tập các bạn đó . 
 Hoạt động 3 : Các nhóm trình bày tiểu phẩm đã chuẩn bị .
 Yêu cầu 3 nhóm lên trình bày.
 HS thảo luận chung các câu hỏi :
- Em có suy nghĩ gì về các tiểu phẩm vừa xem ?
- Nếu em ở vào tình huống đó , em có hành động như vậy không, Vì sao ?
 GV nhận xét .
 Các nhóm thảo luận .
 Đại diện các nhóm trình bày . Cả lớp trao đổi, chấtvấn , nhận xét, bổ sung.
 HS trình bày các tư liệu đã sưu tầm được . 
 2 HS trình bày, cả lớp nhận xét .
Các nhóm lần lượt lên trình bày tiểu phẩm trước lớp . 
 HS trả lời .
4. Củng cố- Dặn dò :
 Yêu cầu 2 HS nhắc lại ghi nhớ .
 Em hãy trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện .
 Chuẩn bị bài “ Vượt khó trong học tập”. 
toán (1) 
 ôn tập các số đến 100 000
I . mục tiêu : Giúp HS ôn tập về :
 - Cách đọc , viết các số đến 100 000 . 
 - Phân tích cấu tạo số .
II . đồ dùng dạy học :
Bảng con + phấn 
Ôn tập lại các kiến thức lớp Ba .
III. các hoạt động dạy- học :
Hoạt động 1 : Ôn lại cách đọc số,viết số và các hàng .
- GV viết số: 83251 yêu cầu HS đọc số, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng trăm,chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn của số .
- GV hướng dẫn tương tự như trên với các số :83001; 80201; 80001.
- GV cho HS nêu mối quan hệ giữa hai hàng liền nhau ( 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? 1trăm bằng mấy chục ?  ) 
- Gọi HS nêu các số tròn chục , tròn trăm, tròn nghìn , tròn chục nghìn .
Hoạt động 2 : Luyện tập .
 Bài 1 : 
 1 a . GV kẻ sẵn tia số trên bảng và hướng dẫn HS nhận xét ,tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này . 
 1b. Cho HS làm tương tự .
 Bài 2 : Cho HS tự phân tích mẫu và tự làm . Chú ý : số 70008 đọc là bảy mười nghìn không trăm linh tám .
 Bài 3 : Cho HS nêu bài mẫu các bài còn lại làm bảng con .
 Bài 4 : GV vẽ hình lên bảng gọi HS nêu cách làm gọi 3 HS lên bảng làm .
 Hướng dẫn HS nhận xét sửa bài .
 HS đọc số và nêu giá trị của trong chữ số trong số .
 HS nêu .
 1HS nêu và làm trên bảng .
 HS tự làm vào vở .
 HS làm bảng con .
 3 HS lên bảng làm bài .
Hoạt động 3 : Củng cố- dặn dò :
HS viết bảng con các số : 45056 ; 60080 .
Nhận xét tiết học.
mỹ thuật (1)
vẽ trang trí: màu sắc và cách pha màu
I. Mục tiêu: 
- HS biết thêm cách pha màu: da cam, xanh lục(xanh lá cây) và tím.
- HS biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, màu lạnh pha màu được theo hướng dẫn.
- HS thêm yêu màu sắc và ham thích vẽ.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, màu, bút vẽ, bảng màu, hình màu
HS: SGK, vở thực hành, hộp màu, bút vẽ
III. Các hoạt động dạy – học
Bài cũ: KT dụng cụ học tập của học sinh
Dạy học bài mới
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
H: Hãy nhắc tên ba màu cơ bản?
HS quan sát hình 2 SGK giải thích cách pha màu cơ bản để có các màu khác.
GV giới thiệu các cặp màu bổ túc – HS quan sát hình 3, 4 SGK để có thể nhận ra các màu bổ túc.
GV giới thiệu màu nóng lạnh – chốt lại điểm chính ở HĐ 1
Hoạt động 2: Cách pha màu
GV làm mẫu cách pha màu bột, màu nước hoặc sáp màu – HS quan sát
Hoạt động 3: Thực hành
HS tập pha các màu: da cam, xanh lục, tím trên giấy nháp.
GV quan sát – HD thêm cho HS.
Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
GV + HS chọn một số bài – HS nhận xét xếp loại
GV khen những em pha màu đúng đẹp.
Dặn dò: Về quan sát màu thiên nhiên – Gọi tên đúng.
Quan sát hoa lá để chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ ba, ngày tháng 9 năm 2007
Toán (2) 
ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp theo )
i . mụctiêu : Giúp HS ôn tập về :
 - Tính nhẩm .
 - Tính cộng trừ các số có đến 5 chữ số, nhân , chia các số có đến 5 chữ số với số có 1 chữ số.
 - So sánh các số đến 100 000.
 - Đọc bảng thống kê và tính toán , rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê .
Ii . đồ dùng dạy- học :
 HS bảng con, phấn .
 Giáo viên chuẩn bị các phép tính để tổ chức trò chơi .
iii . các hoạt động dạy học chủ yếu :
 1 . Khởi động : HS hát vui . 
 2 . Kiểm tra bài cũ : Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài 
 Viết mỗi số sau thành tổng : 7425 ; 6050 .
 3 . Dạy bài mới : 
Hoạt động 1: Luỵên tính nhẩm
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: “ Tính nhẩm truyền “
GV phổ biến luật chơi : GV đọc một phép tính rồi chỉ 1 HS đọc kết quả . Sau đó GV đọc tiếp 1 phép tính va chỉ 1 HS khác trả lời ..
Ví dụ : 7000 - 3000 = 
GV đọc : 4000: 2 = 
 Cho HS chơi khoảng 3 đến 4 lần 
Nhận xét kết quả của HS
 Hoạt đông 2: Thực hành
* Bài 1 
Gọi HS đọc yêu cầu bài 1 
Cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở 
*Bài 2 
Yêu cầu HS đọc bài 2
Gọi lần lượt HS lên bảng làm . Cả lớp làm bảng con .
GVvà HS kiểm tra lại kết quả của những HS làm trên bảng 
GV nhận xét và sửa sai .
*Bài 3
Gọi HS đọc yêu cầu bài 3
Gọi HS nêu lại cách so sánh 2 số 5870 và 5890 
GV nhắc lại cách so sánh : 
+ 2 số này cùng có 4 chữ số 
+ Các chữ số ở hàng nghìn , hàng trăm giống 
nhau 
+ ở hàng chục co 7<9 nên 5870 <5890
Vậy viết 5870 <5890 
GV cho HS làm các bài còn lại và gọi HS lên bảng làm 
GV nhận xét và sửa sai . 
*Bài 4
 GV gọi HS đọc yêu cầu bài 4 . 
 Cho HS tự làm . 
 Cho HS đọc kết quả 
 GV nhận xét , sửa sai . 
 *Bài 5
 a. Cho HS đọc và hướng dẫn cách làm , yêu cầu HS tính rồi viết các câu trả lời .
b. HS tính rồi viết câu trả lời .
c. HS thực hiện phép trừ rồi viết câu trả lời . 
GV yêu cầu HS trình bày kết quả . 
GV nhận xét , sửa sai .
HS trả lời 
HS trả lời 
1 đến 2 HS đọc 
HS làm tính theo hướng dãn của GV
1 đến 2 HS đọc , HS còn lại đọc thầm .
 2 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bảng con .
1 đến 2 HS đọc .
HS trả lời 
HS lắng nghe
HS tự làm vào vở , 1 HS lên bảng làm 
HS đọc 
HS làm bài vào vở 
HS làm theo hướng dẫn của GV
3. Củng cố, dặn dò 
 Cho HS tính nhẩm 
 8000-4000 =
 2000 x 3 =
 6000 : 6 =
 4000 + 3000 =
 GV nhận xét tiết học.
Khoa học(1) 
 c on người cần gì để sống ?
I . mục tiêu :
 Sau bài học , HS có khả năng :
Nêu được những yếu tố mà con người cũng như các sinh vật khác cần để duy trì sự sống của mình .
Kể ra một số điều kiện vật chất và tinh thần mà chỉ con người mới cần trong cuộc sống .
II . đồ dùng dạy - học :
Hình phóng to trang 4-5 SGK . 
Phiếu học tập .
Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Cuộc hành trình đến hành tinh khác
Iii . hoạt động dạy - học : 
 1 . Khởi động : HS hát vui .
 2 . Bài mới :
 Hoạt động 1 : Động não .
 * Cách tiến hành :
 -Bước 1 : GV đặt vấn đề và nêu yêu cầu : 
. Kể những thứ em cần hàng ngày để duy trì sự sống của mình ?
Gọi HS nêu và ghi các ý kiến HS nêu lên bảng :
- Điều kiện vật chất : thức ăn , nước uống ,quần áo,nhà ở, các đồ dùng trong gia đình ,các phương tiện đi lại,
 - Điều kiện tinh thần,văn hoá ,xã hội :tình cảm gia đình ,bạn bè,làng xóm,các phương tiện học tập,vui chơi , giải trí,  .
 - Bước 2 : GV rút ra nhận xét chung dựa trên những ý kiến các em đã nêu .
Hoạt động 2 : Làm việc với phiếu học tập và SGK .
 * Cách tiến hành :
 - Bước1 :Hoạt động nhóm .
 GV phát phiếu thảo luận nhóm yêu cầu các nhóm thảo luận để đánh dấu vào các cột tương ứng với những 
yếu tố cần cho sự sống của con người ,động vật và thực vật . 
 - Bước 2 : Chữa bài tập cả lớp .
 - Bước 3 : Thảo luận cả lớp .
 GV yêu cầu HS mở SGK tham khảo để trả lời câu 
hỏi : 
 . Như mọi sinh vật khác, con người cần gì để duy trì sự sống của mình ?.
. Hơn hẳn các sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì ?
 - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận
 - Kết luận :
 - Con người, động vật và thực vật đềucần thức ăn , nước, không khí , ánh sáng , nhiệt độ thích hợp để duy trì sự sốngcủa mình .
 - Hơn hẳn các sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần nhà ở ,quần áo ,phương tiện giao thông và những tiện nghi khác . Ngoài những yêu cầu về vật chất ,con người còn cần những điều kiện về tinh thần , văn hoá , xã hội .
Hoạt động 3 : Trò chơi cuộc hành trình đến các hành tinh khác .
 * Cách tiến hành :
 - Bước 1 : GV chia lớp thành 4 nhóm phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi gồm 20 tấm phiếu ( Nội dung 20 tấm phiếu bao gồm những thứ cần có để duy trì cuộc sống và những thứ các em muốn có ) 
 - Bước 2 : Hướng dẫn cách chơi và chơi .
 - GV yêu cầu mỗi nhóm bàn bạc và chọn ra 10 thứ ( có trong 20 tấm phiếu ) mà các em thấy cần phải mang theo khi đến các hành tinh khác (những tấm phiếu loại ra phải nộp lại cho GV )
 - Tiếp theo mỗi nhóm chọn tiếp 6 thứ cần thiết hơn trong số 10 thứ vừa chọn để mang theo ( những tấm phiếu vừa loại ra phải nộp lại cho GV )
 - Bước 3 :Thảo luận 
 Các nhóm đính những tấm phiếu vừa chọn lên bảng đại diện các nhóm lên giải thích tại sao nhóm mình lại lựa chọn như vậy ?
 Mỗi HS nêu một ý ngắn gọn
 HS thảo luận nhóm trong 5 phút .
 Đại diện các nhóm trình 
bày kết quả thảo luận của nhóm, HS khác bổ sung .
HS tham khảo SGK và trả 
lời câu hỏi .
HS đọc phần kết luận . 
Các nhóm thảo luận và chọn 10 phiếu .
HS tiếp tục chọn và loại ra 4 tấm phiếu, chỉ giữ lại 6 tấm phiếu .
Đại diện các nhóm lên trình bày tại sao ?
 3. Củng cố - dặn dò .
 GV gọi 2 HS đọc lại phần ghi nhớ .
 Nhận xét tiết học .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 1.doc