Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 16 - Chuẩn KTKN và BVMT

Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 16 - Chuẩn KTKN và BVMT

 Tiết 1: Tập đọc

Bài 31: KÉO CO

 Toan Ánh

I. Mục tiêu

- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

TCTV: Đấu sức

II. Đồ dùng dạy - học

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy – học

 

doc 35 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 475Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần thứ 16 - Chuẩn KTKN và BVMT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Thứ hai ngày 29 tháng 11 năm 2010
 Tiết 1: Tập đọc
Bài 31: KÉO CO
 Toan Ánh
I. Mục tiêu
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
TCTV: Đấu sức
II. Đồ dùng dạy - học 
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài: “Tuổi ngựa” 
+ Bài thơ nói lên điều gì ?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1’)
2. Luyện đọc (10’)
- Gọi 1 HS khá đọc bài.
+ Bài được chia làm mấy đoạn ?
a) Đọc nối tiếp đoạn
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2, kết hợp giải nhgiã từ.
b) Đọc trong nhóm
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3.
- T/c cho HS thi đọc.
c. GV hướng dẫn cách đọc bài - đọc mẫu toàn bài.
3. Tìm hiểu bài (10’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
+ Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì ?
+ Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
- TCTV: Đấu sức thi xem đội nào khoẻ hơn.
+ Đoạn 1 nói lên điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2.
 + Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp ?
+ Đoạn 2 cho em biết điều gì ?
- Gọi HS đọc đoạn 3.
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
Giáp: Đơn vị dân cư dưới cấp thôn ngày xưa.
+ Em đã thi kéo co hay chơi kéo co bao giờ chưa ? Theo em, chơi kéo co rất vui khi nào?
+ Ngoài kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
+ Nội dung đoạn 3 là gì ?
+ Nội dung chính của bài là gì ?
- GV ghi nội dung lên bảng
4. Luyện đọc diễn cảm (13’)
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 2 trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV nhận xét chung.
C. Củng cố - dặn dò (1’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: "Trong quán ăn "Ba cá bống"
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS trả lời.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Bài được chia làm 3 đoạn:
. Đoạn 1: Kéo co là ... bên ấy thắng.
. Đoạn 2: Hội làng ... người xem hội.
. Đoạn 3: Còn lại.
- HS đánh dấu từng đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, luyện đọc từ khó.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- 3 HS luyện đọc và sửa lỗi cho nhau.
- Thi đọc.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài.
- Phần đầu bài văn giới thiệu cách chơi kéo co.
- Kéo co phải có hai đội, thường thì số người ở hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lấy lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau ...
* Ý1. Cách thức chơi kéo co.
- HS đọc bài.
- Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thi thông thường. Cuộc thi diễn ra giữa bên Nam và bên Nữ, Nam khoẻ hơn Nữ rất nhiều  tiếng trống , tiếng hò reo cổ vũ náo nhiệt vang lừng 
* Ý2: Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
- HS đọc.
 - Là một cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế, có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông trong xóm kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng.
- VD: Em đã được chơi, trò chơi kéo co rất vui vì rất đông người tham gia, không khí thi đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem ...
- HSTL.
* Ý3: Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.
* Nội dung: Bài tập đọc giới thiệu kéo co là một trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của người dân Việt Nam ta.
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- HS theo dõi tìm cách đọc hay.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3, 4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
*******************************************************
 Tiết 2 : Toán
Bài 75: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo)- tr83
I. Mục tiêu
- Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài 1
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (3’)
 - Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
 - Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1’)
2. Ví dụ (12’)
a) 10105 : 43 = ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
- Hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
- Y/c HS nêu các bước chia.
+ Vậy : 10105 : 43 = bao nhiêu ?
+ Đây là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
b) 26345 : 35 = ?
- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
- Học sinh nêu các bước chia
+ Vậy 26345 : 35 = bao nhiêu ?
* Lưu ý : Phép chia có dư, số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia.
3. Luyện tập (23’)
 * Bài 1 : Đặt tính rồi tính.
- Gọi 4 HS lên bảng, yêu cầu cả lớp làm vào vở.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2: Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt :
1 giờ 15 phút: 38 km 400 m
1 phút: ... m ?
- Nhận xét, cho điểm.
C. Củng cố - dặn dò (1’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà làm bài tập trong VBT chuẩn bị bài sau.
- 2 Học sinh nêu miệng.
- Nêu lại đầu bài, ghi vào vở.
- HS đọc phép tính.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào nháp.
10105 43
 150 235
 215
 00
- HS nêu.
 10105 : 43 = 235
- Phép chia hết.
- HS đọc phép tính.
- HS làm bài.
 26345 35 
 184 752
 095
 25
+ 26345 : 35 = 752 (dư 25)
- HS nêu yêu cầu
- 4 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở.
 23576 56
 117 421
 056
 00
 31628 48
 282 658
 428
 44
a) 
b)
 18510 15
 035 1234
 051
 60
 00
42546 37
055 1149
 184
 366
 33
- Đổi chéo vở để kiểm tra lẫn nhau.
- HS đọc.
- HSTL.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
 Đổi: 1 giờ 15 phút = 75 phút
 38 km 400 m = 38400 m
Trung bình mỗi phút vận động viên đó đi được là: 
 38400 : 75 = 512 (m)
 Đáp số: 512 m
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
*****************************************************
 Tiết 3: Thể dục
Thầy Sơn dạy
*****************************************************
 Tiết 4: Đạo đức
Bài 8: YÊU LAO ĐỘNG (Tiết 1)
I. Mục tiêu
- Nêu được ích lợi của lao động.
- Tích cực tham gia các hoạt động lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
- Không đồng tình với những bểu hiện lười lao động.
Biết được ý nghĩa của lao động.
II. Đồ dùng dạy - học
- Giáo viên: Một số câu chuyện về tấm gương lao động, giấy, bút ...
III. Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Vì sao chúng ta phải kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo ?
- GV nxét, đánh giá.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
- GV ghi đầu bài lên bảng.
2. Tìm hiểu bài (28’)
 *Hoạt động 1: Phân tích truyện: “Một ngày của "Pê - chi - a”
- GV đọc lần 1 câu chuyện.
- Chia lớp thành 4 nhóm, y/c các nhóm thảo luận và trình bày kết quả ...
+ Hãy so sánh một ngày của Pê - chi - a với những người khác trong truyện ?
+ Theo em pê - chi - a thay đổi ntn khi chuyện xảy ra ?
+ Nếu em là pê - chi - a em có làm như bạn không ? vì sao ?
- GV kết luận: Cơm ăn, áo mặc, sách vở ... đều là sản phẩm từ lao động, lao động đem lại cho con người niềm vui và giúp con người sống tốt hơn.
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- Chia lớp thành 4 nhóm
-Y/c các nhóm thảo luận, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau ...
- Y/c các nhóm báo cáo.
- GV chốt lại:
- Yêu lao động: Chăm chỉ, siêng năng.
- Lười lao động: Chây lười, biếng nhác, thích đi chơi ...
* Hoạt động 3: Đóng vai
- Y/c các nhóm đóng vai.
- GV nhận xét, kết luận:
- Hồng nên phân tích cho Nhàn nếu ốm thật thì hãy nghỉ lao động.
- Nếu Nhàn khoẻ thì nên đi lao động kẻo sợ cô phê phán ...
* Ghi nhớ sgk
C. Củng cố - dặn dò (1’)
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học ghi nhớ và thực hiện yêu lao động.
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS trả lời ...
- Ghi đầu bài vào vở.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc lại truyện.
- Các nhóm thảo luận, báo cáo kết quả.
- Trong khi mọi người trong truyện hăng say làm việc (như người lái máy cày xới đất, mẹ đóng quả chín vào hòm, mọi người gặt lúa ...) thì pê - chi - a lại bỏ phí 1 ngày không làm gì cả.
- Pê - chi -a sẽ cảm thấy hối hận, nuối tiếc vì đã bỏ phí một ngày và pê - chi - a sẽ bắt tay vào việc ...
- Em không bỏ phí một ngày như bạn vì phải lao động mới làm ra của cải, cơm ăn, áo mặc ... để nuôi sống bản thân và gia đình, xã hội ...
- Lắng nghe.
- Thảo luận theo nhóm... trả lời câu hỏi.
- Báo cáo
- Nhận xét, bổ sung ...
- HS đóng vai.
- HS lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
**************************************************
Tiết 5: Chào cờ
************************************************************************
Thứ ba ngày 30 tháng 11 năm 2010
 Tiết 1: Luyện từ và câu
Bài 31: MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI - TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (BT1); tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm (BT2); bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể (BT3).
II. Đồ dùng dạy - học
- Tranh ảnh 1 số trò chơi.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC (3')
- GV kiểm tra VBT của HS.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
- GV ghi tên bài lên bảng
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (35’)
* Bài 1: Gọi HS đọc y/c. 
- Y/c HS thảo luận làm vào vở, các nhóm lên bảng điền.
- GV giải thích một số trò chơi HS chưa nắm được.
+ Ô ăn quan,
+ Lò cò
+ Xếp hình
- Trò chơi rèn luyện sức mạnh.
- Trò chơi rèn luyện sự khéo léo. 
- Trò chơi rèn luyện trí tuệ.
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c.
- Giở vở đặt lên bàn.
- Ghi tên bài vào vở.
- Đọc y/c: Xếp các trò chơi dưới đây vào ô thích hợp trong bảng: nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, lò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.
- Kéo co, vật.
- Nhảy dây, lò cò, đá cầu.
- Ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.
HS đọc: Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây, theo mẫu.
Thành ngữ tục ngữ
Nghĩa
Chơi với lửa
Ở chọn nơi chơi chọn bạn
Chơi diều đứt dây
Chơi dao có ngày đứt tay
- Làm một việc nguy hiểm.
- Mất trắng tay ...
- Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ.
- Phải biết chọn bạn chọn nơi sinh sống
 x
x
 x
 x
* Bài 3: HS đọc y/c bài.
- Y/c HS làm bài vào vở
- Nêu bài làm của mình.
a) Nếu bạn em chơi với một số bạn hư nên học kém đi.
b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất n ... g.
C. Củng cố - dặn dò (1’)
- Nhắc lại một số trò chơi dân gian của Việt Nam.
- Dặn HS viết lại các từ vừa tìm được vào vở.
- GV nxét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
- 3 HS viết bảng lớp: trốn tìm, nơi chốn, châu chấu, con trâu, quả chanh, bức tranh.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ, cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ tháng.
- Viết từ khó: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng ...
- Lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi lại toàn bài.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- HS các nhóm làm bài, ghi vào phiếu.
- Trình bày, nxét và bổ sung.
* Lời giải: Nhảy dây, múa rối, giao bóng.
- Nhắc lại.
- HS viết.
- Ghi nhớ.
****************************************************
 Tiết 4: Địa lí
Bài 15
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình trong sgk.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC (5’) 
+ Nêu thứ tự các việc sản xuất lúa gạo ?
+ Nêu các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐBBB ?
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1’)
2. Nội dung (28’)
a) Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống
*Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
GV giới thiệu 1 số nghề thủ công.
- Y/c HS quan sát hình 9 sgk thảo luận các câu hỏi:
+ Nêu các nghề thủ công có trong hình vẽ ?
+ Thế nào là nghề thủ công ?
+ Nghề thủ công ở ĐBBB có từ lâu chưa ?
- GV chốt: Nghề thủ công ở ĐBBB xuất hiện từ rất sớm, nhiều nghề đạt trình độ tinh xảo nên sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Người làm nghề thủ công giỏi gọi là nghệ nhân. Những nơi phát triển mạnh nghề thủ công tạo nên các làng nghề thường chuyên làm một loại hàng thủ công.
+ Kể tên các làng nghề truyền thống và sản phẩm của làng ?
- GVchốt: ĐBBB trở thành vùng nổi tiếng với hàng trăm nghề thủ công truyền thống.
b) ĐBBB có đất phù sa màu mỡ đồng thời có nhiều lớp đất sét rất thích hợp để làm đồ gốm.
*Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
+ Nêu các công đoạn tạo ra sản phẩm của đồ gốm ?
+ Đồ gốm được làm từ nguyên liệu gì ?
+ Em có nhận xét gì về nghề gốm ?
+ Làm đồ gốm đòi hỏi ở người nghệ nhân những gì ?
+ Chúng ta phải có thái độ ntn ? với sản phẩm gốm, cũng như sản phẩm thủ công ?
c) Chợ phiên.
*Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm.
- Y/c HS quan sát hình 15 và trả lời câu hỏi:
+ Ở ĐBBB hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra tấp nập nhất ở đâu ?
- GV: Ở ĐBBB người dân đến họp chợ mua bán theo những giờ và ngày tháng nhất định.
+ Chợ phiên có đặc điểm gì ?
+ Về hàng hoá ở chợ nguồn gốc ?
+ Người đi chợ và mua bán ?
* y/c HS đọc bài học sgk
C. Củng cố dặn dò (1’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS nêu.
- Nghe
- HS quan sát hình 9 sgk thảo luận.
- Nghề làm đồ gốm, làm nón, dệt lụa, khắc gỗ, chạm khảm trai, chạm bạc, dệt chiếu cói, ...
- Nghề thủ công là nghề làm chủ yếu bằng tay, dụng cụ làm đơn giản, sản phẩm đạt trình độ tinh xảo.
- Đã có từ lâu tạo nên những nghề truyền thống.
- HS kể.
Tên làng nghề
Tên sản phẩm
Vạn Phúc Hà Tây
Bát Tràng(HàNội)
Kim Sơn
Đồng Sâm
Đồng Kị
Chuyên Mỹ
lụa
gốm sứ
chiếu cói
chạm bạc
đồ gỗ
khảm trai
- HS nêu.
1, Nhào đất tạo dáng cho gốm.
2, Phơi gốm.
3, Vẽ hoa văn
4, Tráng men.
5, Nung gốm.
6, Các sản phẩm gốm.
- Đồ gốm được làm từ đất sét đặc biệt (đất sét cao lanh).
- Làm nghề gốm rất vất vả vì để tạo ra sản phẩm gốm phải tiến hành nhiều công đoạn theo một trình tự nhất định.
- Người nghệ nhân phảo khéo léo khi nặn, khi vẽ, khi nung.
- Phải gìn giữ và trân trọng các sản phẩm.
- HS quan sát hình 15.
- Ở chợ phiên
-VD: chợ Bưởi ở Hà Nội: ngày 6, 9, 11, 13, 21, 23 âm lịch (ta gọi đó là chợ phiên)
- Bày dưới đất không cần sạp hàng cao to.
- Hàng hoá là sản phẩm sản xuất tại địa phương (rau, khoai ...) và một số mặt hàng đưa từ nơi khác đến phục vụ đời sống và sản xuất của người dân.
- Là người dân tộc địa phương hoặc các vùng gần đó.
- 3 HS đọc. 
- Lắng nghe
- Ghi nhớ.
12 năm 2008
Tiết 1: Tập làm văn
Bài 32: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục tiêu
- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài tập làm văn tuần 15, HS viết được 1 bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
II. Đồ dùng dạy - học
- Dàn ý bài văn tả đồ chơi.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. KTBC (5’)
- Gọi một HS giới thiệu trò chơi hoặc lễ hội quê em.
- GV nx, ghi điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1’)
2. Huớng dẫn HS chuẩn bị bài 
a) Hướng dẫn HS nắm vững y/c của bài (5’)
- Mời một HS đọc đề bài. 
Đề bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
- Gọi 4 HS đọc nối tiếp gợi ý.
b) Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của bài văn (6’)
+ Có thể mở bài theo mấy cách ? Đó là những cách nào ?
- Y/c HS đọc thầm mẫu a, b.
- Mời 1 HS làm mẫu cách mở bài trực tiếp?
- Gọi một HS trình bày mở bài theo cách gián tiếp.
+ Có thể kết bài theo cách nào ?
3. HS viết bài (22’)
- GV y/c HS viết bài.
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi.
C. Củng cố - dặn dò (1’)
- GV thu bài.
- Nhắc HS nào chưa hài lòng với bài viết về nhà viết lại, nộp vào tiết tới.
- 2 HS đọc.
- Ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc y/c.
- 4 HS đọc
- 2 cách: trực tiếp hoặc gián tiếp.
- HS đọc thầm.
- Trong những đồ chơi em có em thích nhất con gấu bông.
- HS trình bày.
- Có thể kết bài theo cách mở rộng hoặc không mở rộng.
- HS viết bài.
- HS đọc.
- Ghi nhớ.
thÎ dôc
Tiết 1: Toán
Bài 79: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Giúp học sinh rèn kĩ năng: 
- Thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số.
- Giải bài toán có lời văn
- Chia một số cho một tích.
II. Đồ dùng dạy – học 
- GV: Giáo án + SGK 
- HS: Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Gọi HS chữa bài trong vở bài tập.
- Nhận xét cho điểm.
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài (1’)
- GV ghi đầu bài lên bảng. 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập (33’)
* Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm bảng con.
- Nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2: Gọi HS đọc y/c.
+ Muốn tìm mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần bao nhiêu hộp trước hết ta phải biết số kẹo trong 24 hộp là bao nhiêu gói.
- Gọi 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.
 Tóm tắt
Mỗi hộp 120 gói: 24 hộp
Mỗi hộp 160 gói: ... hộp ?
- GV cùng HS nhận xét cho điểm.
* Bài 3: Gọi HS đọc y/c. 
+ Muốn chia một số cho 1 tích ta làm thế nào ?
- Nhận xét, cho điểm HS.
 C. Củng cố - dặn dò (1’)
- Nhận xét giờ học.
- Về làm bài trong VBT và chuẩn bị bài sau.
- 2 Học sinh nêu miệng.
- HS ghi tên bài vào vở.
- HS nêu y/c.
- HS làm bài.
 708 354
 000 2
 7552 236 
 0472 32 
 000
a)
- HS đặt tính tiếp: Kết quả.
9060 : 453 = 20 
- Nhận xét, bổ sung.
- Đọc đề bài , tóm tắt và giải vào vở.
- 1 HS lên bảng làm bài.
Bài giải
Số gói kẹo trong 24 hộp là:
120 x 24 = 2880 (gói)
Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần số hộp là:
2880 : 160 = 18 (hộp)
 Đáp số: 18 hộp kẹo
- HS nêu y/c.
- HS nêu.
- HS làm bài.
a) 2205 : (35 x 7) = 2205 : 245 = 9
 2205 : (35 x 7) = 2205 : 35 
 = 63 : 7 = 9
b) 3332 : (4 x 49) = 3332 : 196 = 17
 3332 : (4 x 49) = 3332 : 4 : 49 
 = 833 : 49 = 17
- Nhận xét, bố sung.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
Tiết 5: Khoa học
Bài 32: KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO ?
I. Mục tiêu
Sau bài, học sinh biết:
- Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là ôxy duy trì sự cháy và khí Nitơ không duy trì sự cháy.
- Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
II. Đồ dùng dạy - họcj
- Đồ dùng thí nghiệm
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ (5') 
+ Không khí có những t/c gì ?
- Nx, cho điểm.
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài, ghi bảng (1')
2. Nội dung (28')
* Hoạt động 1: Xác định thành phần chính của không khí 
+ Mục tiêu: Làm thí nghiệm để xác định 2 thành phần chính của không khí là ôxy duy trì sự cháy và khí nitơ không duy trì sự cháy.
+ Cách tiến hành:
- Bước 1: Chia nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc mục thực hành.
- Bước 2: Làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Tại sao khi nến tắt nước lại dâng vào trong cốc ?
- GV: Phần mất đi là khí ôxy, còn khí kia là khí Nitơ.
+ Vậy trong 2 thành phần của không khí, khí nào cần cho sự cháy, khí nào không cấn cho sự cháy ? Tại sao ?
- Khí Nitơ có thể tích gấp 4 lần khí ôxy.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí.
+ Mục tiêu: Làm thí nghiệm để chứng minh không khí còn có những thành phần khác.
+ Cách tiến hành 
+ Bơm không khí vào lọ nước vôi trong, nước vôi có hiện tượng gì ?
- GV: Khí Cácboníc làm nước vôi trong vẩn đục.
+ Trong không khí còn có gì nữa ?
+ Vậy trong không khí, ngoài khí ôxy, nitơ còn có những thành phần nào ?
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
* KL rút ra bài học.
C. Củng cố - dặn dò (1')
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
- HS trả lời.
- Nhắc lại đầu bài.
- Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thí nghiệm.
- HS đọc.
- Vì sự cháy đã làm mất đi một phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ không khí mất đi đó.
- Khí ôxy là khí cần cho sự cháy, vì khi cháy hết nến tắt. Khí nitơ không cần cho sự cháy vì khí nitơ vẫn còn trong cốc nhưng nến vẫn tắt.
- Thấy nước vôi vẩn đục.
- Có hơi nước, bụi và vi khuẩn 
- Ngoài ôxy, nitơ trong không khí còn có khí cacbonic, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- Nhận xét, bổ sung.
- 3 HS đọc bài học.
- Lắng nghe.
- Ghi nhớ.
*****************************************************
 Tiết 5: Sinh hoạt
TUẦN 16
I. Mục tiêu
- Giúp HS nắm được những hoạt động đã làm được trong tuần, những việc chưa làm được. Từ đó có hướng phấn đấu cho tuần 17.
II. Nội dung
1. GV nhận định mọi hoạt động trong tuần.
 a. Đạo đức:
- Đa số các em ngoan, lễ phép, đoàn kết, không có hiện tượng gây mất đoàn kết.
b. Học tập:
- Trong tuần các em đi học rất đều, chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu . 
 c. Thể dục - vệ sinh. 
- Thể dục: nhanh nhẹn. 
- VS: Đến sớm quét lớp, trong và ngoài lớp sạch sẽ.
d. Đội: Có ý thức đeo khăn quàng đầy đủ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn
2. Hướng hoạt động tuần 17
- Hưởng ứng thi đua đợt 2
- Rèn chữ viết . 
***********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 16 KTKNBVMT.doc