Giáo án lớp 5 - Năm học: 2007 - 2008 - Tuần 33

Giáo án lớp 5 - Năm học: 2007 - 2008 - Tuần 33

Tập đọc:

LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM

 I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU.

 - Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ mới và từ khoá trong bài.Biết đọc bài với giọng đọc rõ ràng

 - Hiểu nghĩa của từ mới , hiểu nội dung của điều luật .

 - Hiểu luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.Biết liên hệ với thực tế.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

 A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài" Những cánh buồm ", GV nhận xét ghi điểm

 B. Bài mới :

 1.Giới thiệu bài:

 2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 a.Luyện đọc:

 - 1 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.

 - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật.

 - HS tìm hiểu phần chú giải. Tìm từ khó trong bài và luyện đọc.

 - Một HS đọc cả bài . GV đọc mẫu toàn bài.

 

doc 13 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 606Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 5 - Năm học: 2007 - 2008 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 33 ( Từ 28/ 4 - 2/ 5- 2008) 
 Thứ hai, ngày 28 tháng 4năm 2008
Tập đọc:
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
 I. Mục đích ,yêu cầu.
 - Đọc lưu loát toàn bài: Đọc đúng các từ mới và từ khoá trong bài.Biết đọc bài với giọng đọc rõ ràng
 - Hiểu nghĩa của từ mới , hiểu nội dung của điều luật .
 - Hiểu luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em là văn bản của nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.Biết liên hệ với thực tế.
II. Các hoạt động dạy- học:
 A. Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài" Những cánh buồm ", GV nhận xét ghi điểm 
 B. Bài mới :
 1.Giới thiệu bài:
 2.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a.Luyện đọc: 
 - 1 HS đọc bài. Cả lớp đọc thầm.
 - 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 điều luật. 
 - HS tìm hiểu phần chú giải. Tìm từ khó trong bài và luyện đọc.
 - Một HS đọc cả bài . GV đọc mẫu toàn bài.
 b.Tìm hiểu bài: 
 HS đọc thầm từng điều luật , trao đổi theo cặp và trả lời các câu hỏi :
 - Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền trẻ em Việt Nam ?(Điều 15,16,17 )
 - Điều luật nào nói về bổn phận trẻ em ?(Điều luật 21)
 - Nêu những bổn phận trẻ em đợc quy định trong luật ?( HS nêu 5 bổn phận ).
 - Em đã thực hiện những bổn phận gì ?( HS liên hệ thực tế )
 - HS trao đổi và cho biết ý nghĩa của các điều luật.
 c. Luyện đọc lại: 
 - 4 hs tiếp nối đọc lại bài.
- GV hớng dẫn HS đọc diễn cảm điều luật 2và 3.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 3. Củng cố, dặn dò :
 - HS nhắc lại nội dung bài. GV nhận xét tiết học.
Chính tả:( Nghe- viết)
Trong lời mẹ hát
I.Mục đích - yêu cầu:
 - Nghe- viết đúng chính tả trong bài "Trong lời mẹ hát".
 - Tiếp tục luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức. 
II.Đồ dùng dạy- học: Bảng phụ ; bảng nhóm
III.Hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra bài cũ: 2 hs lên bảng làm bài tập 1,2. Cả lớp và GV nhận xét.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC giờ học.
2.Hoạt động1: Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc bài chỉnh tả- cả lớp theo dõi trong SGK
- Cả lớp đọc thầm lạ bài thơ, trả lời câu hỏi 
- Nội Dung bài thơ nói điều gì?
- HS đọc thầm lại bài thơ-viết những chữ khó vào giấy nháp
- GV đọc từng dòng thơ cho hs viết. 
- HS viết bài vào vở- GV quan sát uốn nắn.
3.Hoạt động2: Hướng dẫn hs làm bài tập chính tả
- 1 hs đọc phần lệnh và đoạn văn. 1 hs đọc phần chú giải từ khó sau bài.
- Cả lớp đọc thầm đoan văn. Đoạn văn nói điều gì?
- GV gọi một hs đọc lại tên các cơ quan đó trong đoạn văn "Công ước về quyền trẻ em"
- 1 hs nhắc lại nội dung yêu cầu ghi nhớ và cách viết hoa tên các cơ quan tổ chức
- Cả lớp làm bài vào vở- 4 hs làm trên phiếu
- Những hs làm phiếu dán bài lên bảng trình này nhận xét về cách viết hoa từng tên cơ quan, tổ chức
- Cả lớp và gv nhận nhận xét, kết luận hs làm bài đúng nhất.
4.Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà học bài thơ" Sang năm con lên 7" cho tiết chính tả tuần 34.
Toán:
 Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình
I. Mục tiêu :
 Giúp HS ôn tập và củng cố kiến thức tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu :
1. Củng cố kiến thức:
- Ôn tập các công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
GV cho HS nêu lại công thức. 
2. Thực hành :
Bài 1 : GV hướng dẫn cách làm - gọi một HS lên bảng thực hiện.
Bài 2: HS tự làm vào vở . 1 HS làm bài vào bảng phụ. Cả lớp nhận xét. GV kết luận.
Nhận xét ghi điểm.
Bài 3: (gọi HS lên bảng làm vào bảng phụ).Tính thể tích bể nước trước sau đó tính thời gian vòi nước chảy đầy bể.
- Cả lớp nhận xét bài ở bảng phụ. GV kết luận.
3.Củng cố dặn dò :
 Giáo viên nhận xét tiết học 
Khoa học:
 Tác động của con người đến môi trường rừng
I. Mục tiêu : Sau bài học HS biết :
 - Nêu những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá.
- Nêu tác hại của việc phá rừng. 
II. Đồ dùng dạy- học:
 - Hình trang 134, 135 SGK .
 - Sưu tầm các thông tin về rừng ở địa phương bị tàn phá và tác hạ
i của việc phá rừng .
III. Hoạt động dạy - học :
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
* Làm việc theo nhóm 4 
 Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình trang 134 ,135 SGK để trả lời các câu hỏi :
- Con người khai thác gỗ và phá rừng để làm gì.?
- Nguyên nhân nào khác khiến rừng bị tàn phá ?
* Làm việc cả lớp 
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung.
 - Tiếp theo , GV yêu cầu cả lớp thảo luận :Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc rừng bị tàn phá .
 * GV kết luận. 
Hoạt động 2: Thảo luận 
* Làm việc theo nhóm 
 Các nhóm thảo luận câu hỏi : Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả gì ? Liên hệ đến thực tế ở địa phương bạn ( khí hậu , thời tiết có gì thay đổi ; thiên tai , ) 
* Làm việc cả lớp 
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, nhóm khác bổ sung . 
 - GV kết luận 
3.Củng cố dặn dò . 
- Nhận xét tiết học. Dặn về nhà tiếp tục sưu tầm các thông tin , tranh ảnh về nạn phá rừng và hậu quả của của nó 
 Thứ ba, ngày 29 tháng 4 năm 2008
Thể dục:
 Môn thể thao tự chọn. Trò chơi : dẫn bóng
I. Mục tiêu 
 - Ôn phát cầu và chuyền cầu bằng mu bàn chân. Yêu cầu thực hiện đúng động tác và nâng cao thành tích.
 - Chơi trò chơi “Dẫn bóng”.
II. Phương tiện:1 còi, mỗi tổ 5 quả bóng, 1 quả cầu.
III.Hoạt động dạy- học:
1.Phần mở đầu: 
 - Phổ biến nội dung bài học.
 - Chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn trong sân trường từ 200- 250m
 - Khởi động: xoay khớp chân tay , hông, vặn mình toàn thân.
 - Ôn các động tác thể dục đã học.
2.Phần cơ bản:
a. Đá cầu :
 - Ôn phát cầu bằng mu bàn chân.
 - GV chia lớp thành 2 tổ: HS phát cầu theo tổ ở 2 đầu sân. Tổ nào thực hiện đúng động tác và phát cầu tốt thì tổ đó thắng.
b.Chơi trò chơi dẫn bóng :
 - GV nhắc lại tên trò chơi sau đó HS chơi thử 1 lần, GV nhận xét sửa chữa rồi cho HS chơi tiếp ( chia lớp thành 3 nhóm )
3.Phần kết thúc:
 - GV cùng HS hệ thống , củng cố lại bài.
 - HS tập một số động tác hồi tĩnh.
 - Nhận xét đánh giá giờ học. Dăn HS về nhà tập đá cầu.
Luyện từ và câu:
 Mở rộng vốn từ : Trẻ em 
I. Mục đích yêu cầu:
 - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về trẻ em ; biết một số thành ngữ ,tục ngữ về trẻ em.
 - Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu .
II. Đồ dùng dạy- học: Phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ: HS nêu tác dụng của dấu hai chấm - lấy VD minh hoạ.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài .
 Bài tập 1: 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1 – Cả lớp suy nghĩ trả lời .
 GV chốt lại ý đúng : ý C.
Bài tập 2:
-1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên trình bày. Cả lớp nhận xét - GV chốt lại ý đúng .
 Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập .
- HS trao đổi nhóm , ghi lại những hình ảnh so sánh vào giấy .
- Đại diện nhóm lên trình bày. Cả lớp và GV nhận xét.
 Bài tập 4: 1 HS đọc yêu câu bài tập - Cả lớp làm bài vào vở. Trình bày kết quả. 
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
3. Củng cố dặn dò: Gọi HS nhắc lại một số KT cần nhớ về nội dung bài học.
- Nhận xét tiết học.
Toán:
 Luyện tập
I. Mục tiêu:
 Giúp HS rèn kĩ năng tính diện tích và thê tích một số hình đã học.
II. Hoạt động dạy và học :
A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
B. Luyện tập:
 Bài 1: Yêu cầu HS tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương và hình hộp chữ nhật rồi ghi kết quảvào ô trống.
- Cho 2 HS làm vào bảng phụ. Sau đó cả lớp và GV nhận xét.
 Bài 2: Gợi ý HS cách tính chiều cao hình hộp chữ nhật khi biết thể tích và diện tích đáy của nó.
- HS tự làm bài vào vở. 1 HS làm bài vào bảng nhóm
- Cả lớp nhận xét bài ở bảng nhóm.GV kết luận.
 Bài 3: C ả lớp làm vào vở bài tập. 1 HS chữa bài . GV và HS nhận xét.
C. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học .
Kĩ thuật:
 Lắp ghép mô hình tự chọn
I. Mục tiêu:HS cần phải :
- Lắp được mô hình đã chọn.
- Tự hào về mô hình mình đã tự lắp được.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, lắp sẵn vài mô hình đã gợi ý trong SGK. 
III. Hoạt động dạy học : 
Tiết 1.
1.Giới thiệu bài: Ghi mục bài.
2. Hoạt động 1. HS chọn mô hình lắp ghép.
- HS tự chọn một mô hình lắp ghép theo gợi ý trong SGK hoặc tự sưu tầm.
- HS quan sát và nghiên cứu kĩ mô hình và hình vẽ trong SGK hoặc hình vẽ tự sưu tầm.
3. Hoạt đông 3.HS thực hành lắp mô hình đã chọn.
4. Củng cố, dặn dò:
- HS thu dọn thiết bị lắp ghép vào hộp . GV nhận xét giờ học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau.
Lịch sử
Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỷ XIX đến nay
I. Mục tiêu: Sau bài học HS nêu được :
 - Nội dung chính của thời kỳ lịch sử nước ta từ năm 1858 đến nay .
 - ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945 và Đại thắng mùa xuân năm 1975.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - GV và HS chuẩn bị bảng thống kê lịch sử Việt Nam từ 1958 đến nay .
III. Hoạt động dạy- học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 Hướng dẫn HS vừa ôn tập vừa kiểm tra kiến thức.
B. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài: Ghi mục bài.Nêu MĐ, YC tiết học. 
2.Hướng dẫn HS ôn tập:
Hoạt động 1 : Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1945 đến 1975.
- GV treo bảng thống kê đã hoàn thành nhưng che kín các nội dung .
- GV điều khiển HS đàm thoại để cùng xây dựng bảng thống kê. 
- GV cho HS chọn 5 sự kiện có ý nghĩa trong lịch sử của dân tộc ta từ 1945 đến nay. 
 HS cả lớp nêu ý kiến , trao đổi và thống nhất các sự kiện.
GV nhận xét, ghi bảng các sự kiện. 
 Hoạt động 2: Thi kể chuyện lịch sử 
- GV yêu cầu HS tiếp nối nhau nêu tên các trận đánh lớn của lịch sử từ 1945 đến 1975, kể tên các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn này.(GV ghi nhanh các ý kiến của HS lên bảng thành hai 
phần:Trận đánh lớn / Nhân vật lịch sử tiêu biểu )
- Cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương những HS kể tốt, kể hay . 
Tổng kết: 
- GV yêu cầu HS đọc nội dung bài học trong SGK . 
- GV kết luận.
3. Củng cố- dặn dò: Nhận xét tiết học 
 - Dặn HS : về nhà tiếp tục ôn tập để tiết sau kiểm tra . 
 Thứ tư, ngày 30 tháng 4 năm 2008
Toán:
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và rèn kỹ năng tính diện tích và thể tích một số hình đã học.
II. Hoạt động dạy và học:
1.Củng cố kiến thức:
- Gọi HS nêu lại một số quy tắc đã học về cách tính diện tích và thể tích .
2. Luyện tập:
Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu ...  cả lớp đọc diễn cảm toàn bài. 
 - HS thi đọc và học thuộc lòng toàn bài.
 3. Củng cố dặn dò: 
 GV nhận xét tiết học – Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ.
Kể chuyện:
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I.Mục tiêu:
 *Rèn kĩ năng nói:
- Biết kể tự nhiên bằng lời của mình 1 câu chuyện đã nghe đã đọc nói về việc gia đình, nhà trường, xã hội, chăm sóc giáo dục trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình nhà trường và xã hội. 
- Hiểu câu chuyện: trao đổi được với các bạn về nội dung câu chuyện.
 * Rèn kĩ năng nghe: Nghe lời bạn kể nhận xét đúng lời kể của bạn.
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh về cha mẹ, thầy cô, người lớn chăm sóc trẻ em.
- Sách báo về trẻ em làm việc tôt, người lớn chăm sóc và giáo dục trẻ em.
III.Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: Hai học sinh nối tiếp nhau kể lại câu chuyện "Nhà vô địch" và nêu lại ý nghĩa câu chuyện. 
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:GV nêu MĐ, YC giờ học.
2. Hướng dẫn HS kể chuyện: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài : 
+ Gọi 4 hs nối tiếp nhau đọc các phần 1,2,3,4 trong SGK.
+ HS nêu lại tên câu chuyên mình chọn. 
3. HS thực hành kể chuyện,trao đổi nội dung câu chuyện với bạn.
- HS kể chuyện trong nhóm đôi.
- HS thi kể chuyện trước lớp, nói rõ nội dung câu chuyện của mình kể.
- Cả lớp nhận xét.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, kể hay nhất.
 3:Củng cố dặn dò
 - Nhận xét tiết học. 
Địa lí:
Ôn tập cuối năm
I.Mục tiêu: 
 - HS nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương.
 - Nhớ tên được một số quốc gia đã học của các châu lục trên.
 - Chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam
II.Đồ dùng dạy học: Bản đồ thế giới, Quả địa cầu.
III.Hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- Gọi HS lên bảng nêu tên và chỉ các châu lục, các đại dương và nước Việt Nam trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu.
- Cả lớp và GV nhận xét.
2.Hoạt động 2: Trò chơi " Đối đáp nhanh"
- GV chia 4 nhóm mỗi nhóm 6 HS.
- GV hướng dẫn HS cách chơi:
+ Em số1(nhóm 1) nói tên 1 quốc gia hay một châu lục.
+ Em số 2 có nhiêm vụ lên chỉ trên bản đồ quốc gia hay châu lục đó. Nếu em này chỉ sai hoặc không chỉ được thì một HS khác trong nhóm lên chỉ giúp. Chỉ đúng tính một điểm chỉ sai không được điểm, cứ tiếp tục như thế đến HS cuối cùng.
- GV cho học sinh nhận xét - đánh giá tổng số điểm của mỗi nhóm.
3.Hoạt động 3: Đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới
- GV phát phiếu thảo luận cho từng nhóm.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và điền đúng vào phiếu.
- Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả làm việc.
- GV cùng cả lớp nhận xét- giáo viên cho điểm.
4. Củng cố - dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 Thứ năm, ngày 01 tháng 5 năm 2008
Thể dục:
Môn thể thao tự chọn. Trò chơi “dẫn bóng”.
I.Mục tiêu:
 Kiểm tra động tác phát cầu bằng mu bàng chân- Yêu cầu thực hiện đúng động tác và đạt thành tích cao nhất.
II.Địa điểm- phương tiện: 1 còi, mỗi HS 1 quả cầu, bóng, bàn ghế GV.
III. Hoạt động dạy, học:
1.HĐ1: Phần mở đầu.
- GV phổ biến nhiệm vụ và yêu cầu kiểm tra.
- Đứng tại chổ vỗ tay và hát. Xoay các khớp chân tay, chân , hông.
- Ôn các động tác của bài thể dục đã học ( lớp trưởng điều khiển)
2.HĐ2: Phần cơ bản.
a. Môn thể thao tự chọn:
- GV nêu phương pháp kiểm tra.
- Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt 2-3 HS.
- Mỗi HS phát cầu 3 lần liên tiếp.
b. Chơi trò chơi dẫn bóng:
- HS nhắc lại cách chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi như tiết 65.
- GV kiểm tra đánh giá.
- Mỗi tổ 5-6 HS chơi thi đua.GV nhận xét từng em rồi ghi điểm.
3.HĐ 3: Phần kết thúc.
- GV tổ chức cho HS chơi một số trò chơi hồi tĩnh
- GV nhận xét kết quả kiểm tra.
Tập làm văn:
Ôn tập về tả người
I.Mục đích, yêu cầu: 
 1. Ôn tập ,củng cố kỉ năng lập dàn ý cho một bài văn tả người – một dàn ý đủ ba phần, 
các ý bắt nguồn từ quan sát và suy nghĩ chân thực của mình. 
 2. Ôn luyện kỉ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả người trình bày rõ ràng, rành mạch,
 tự nhiên, tự tin .
II. Đồ dùng dạy hoc: Một bảng phụ ghi sẵn ba đề văn.Bút dạ và phiếu học nhóm. 
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Luyện tập:
Bài 1: Một học sinh đọc nội dung bài tập 1 trong sách giáo khoa. 
Giáo viên treo lên bảng lớp bảng phụ đã viết ba đề bài, cùng học sinh phân tích từng đề , gạch chân những từ ngữ quan trọng. 
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học theo theo lời dặn của cô.
- Một số em nói đề bài các em chọn.
- Học sinh viết nhanh nội dàn ý bài văn ra nháp. ba em làm vào phiếu ba đề bài. 
- Những em lập nội dung trên phiếu treo bài lên bảng lớp , trình bày. 
- Cả lớp và giáo viên nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh các nội dung. 
- Mỗi học sinh tự sửa bài viết của mình.
Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu bài tập hai.
- HS trình bày bài làm trước lớp. 
- Cả lớp trao dổi , thảo luận về cách sắp xếp các phần trong nội dung, cách trình bày bình chọn người trình bày hay nhất .
3.Củng cố, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Những em viết chưa xong nội dung BT, về nhà tiếp tục viết.
Toán:
 Một số dạng bài toán đã học
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Ôn tập hệ thống một số dạng toán đã học.
 - Rèn kỹ năng giải toán lời văn.
II. Các hoạt động dạy- học:
 1. Ôn tập
- YC HS nhắc lại các dạng toán đã học Và nêu sơ lược cách giải của từng dạng toán.
 2.Thực hành:
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài
 Trước hết hướng dẫn HS tìm số hạng thứ 3:
 (12 + 18) : 2 = 15 (km)
 Từ đó tính được trung bình mỗi giờ xe đạp đi được quảng đường là:
 (12 + 18 +15) : 3 = 15 (km)
Bài 2: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
GV hướng dẫn HS đưa về dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu.
Gọi một học sinh lên bảnglàm bài, cả lớp nhận xét.
Bài 3 : Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
Gợi ý cho HS bài toán này là bài toán về quan hệ về tỷ lệ, có thể giải bằng cách rút về đơn vị , HS có thể làm gộp các phép tính.
3.Củng cố dặn dò : GVnhận xét tiết học.Dặn HS về ôn lại bài và làm các bài tập còn lại.
Luyện từ và câu:
 Ôn tập về dấu câu " Dấu ngoặc kép" 
I. Mục đích yêu câu:
 - Củng cố và khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép.Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép .
 - Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép .
II. Đồ dùng dạy- học: Phiếu học tập 
III. Hoạt động dạy- học: 
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 2,4 tiết LTVC trước.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn HS ôn tập: 
BT 1: 1 HS đọc nội dung bài tập.
- HS nhắc lại hai tác dụng của dấu ngoặc kép - HS làm bài - 1HS lên bảng điền dấu. 
 Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. 
BT2:1 HS đọc nội dung bài tập.Cả lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài,1 em trình bày bài, cả lớp nhận xét, GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
BT3 :1HS đọc yêu cầu bài tập.
 - HS suy nghĩ và viết đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép. 
 - HS trình bày – HS khác và GV nhận xét bổ sung. 
3. Củng cố dặn dò :
 GV nhận xét tiết học - HS nhắc lại kiến thức bài
 Thứ sáu, ngày 02tháng 5 năm 2008
Tập làm văn:
 Tả người( kiểm tra viết)
I.Mục đích, yêu cầu:
 HS viết được 1 bài văn tả người hoàn chỉnh có bố cục rõ ràng, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. 
II.Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học trước, các em lập dàn ý và trình bày miệng một bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ viết bài văn tả người theo dàn ý đã lập.
2.Hướng dẫn HS làm bài.
- Mỗi HS đọc 3 đề bài trong SGK. 
- GV nhắc HS: 3 đề bài đã nêu là 3 đề bài lập dàn ý ở tiết trước. Các em nên viết theo đề bài đã lập dàn ý. Tuy nhiên nếu muốn các em có thể thay đổi chọn 1 đề bài khác với một trong ba đề bài này. 
3. Học sinh làm bài. Nộp bài chấm.
4. Củng cố dặn dò: GV thu bài, nhận xét tiết học
Toán:
 Luyện tập
I.Mục tiêu:
 Giúp HS ôn tập, củng cố kiến thức và kĩ năng giải một số bài toán có dạng đặc biệt.
II. Hoạt động dạy, học:
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- Gợi ý: Bài này là dạng toán “ tìm 2 số biết hiệu và tỉ của 2 số đó”
Bài tập 2: 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự làm bài và chữa bài.
( Trước hết tìm số HS nam, số HS nữ dựa vào dạng toán “ Tìm 2 số biết tổng và tỉ số của 2 số đó”.
Bài tập 3. 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài và chữa bài.
( Đây là dạng toán về quan hệ tỉ lệ, có thể giải bằng cách “ Rút về đơn vị”
Bài tập 4. 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS tự làm bài rồi chữa bài.
( Theo biểu đồ, có thể tính số phần trăm HS lớp 5 xếp loại khá của Trường Thắng Lợi.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhắc lại một số KT về các dạng toán đặc biệt. Nhắc HS tiếp tục ôn luyện.
- Nhận xét tiết học. 
Khoa học:
Tác động của con người đến môi trường đất
I.Mục tiêu : Sau bài học, HS biết : 
 Nêu một số nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá. 
II. Đồ dùng dạy - học: Hình trang 136 , 137 SGK .
III. Hoạt động dạy – học :
1. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
*Làm việc theo nhóm 4
Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1,2 trang 136 SGK trả lời câu hỏi :
 ? Hình 1 và hình 2 cho biết con người sử dụng đất trồng vào việc gì .
 ? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi nhu cầu sử dụng đó .
* Làm việc cả lớp 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm . Các nhóm khác bổ sung.
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế qua các câu hỏi gợi ý sau :
+ Nêu một số dẫn chứng về nhu cầu sử dụng diện tích đất thay đổi ?
+ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó ? 
 GV kết luận : 
2. Hoạt động 2 : Thảo luận 
*Làm việc theo nhóm 
 Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi :
 + Tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu,đến môi trường đất ?
 +Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất .?
* Làm việc cả lớp 
 Đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình .Nhóm khác bổ sung .
 GV kết luận : 
3.Củng cố – dặn dò : Nhận xét tiết học. Về nhà học lại bài và chuẩn bị bài sau .
Sinh hoạt:
Sơ kết cuối tuần
 Nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua, phổ biến kế hoạch tuần tới.
Yêu cầu HS nhận thấy được những ưu điểm của lớp, của bản thân mình trong tuần qua,những thiếu sót cần khắc phục.( các bước hoạt động tương tự như tuần trước.)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan33da chon loc.doc