Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Chuẩn kiến thức kỹ năng

 TẬP ĐỌC

CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU

1. Đọc lưu loát diễn cảm bài văn , phù hợp với tâm lí nhân vật ( giọnh bé Thu hồn nhiên , nhí nhảnh ; giọng ông hiền từ , chậm rãi ) và nội dung bài văn .

2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài . có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .

II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK . Thêm một số tranh ảnh về cây hoa trên ban công , sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố ( nếu có ) .

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 409Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 - Tuần 13 - Chuẩn kiến thức kỹ năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 08 tháng 11 năm 2010
 TẬP ĐỌC
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Đọc lưu loát diễn cảm bài văn , phù hợp với tâm lí nhân vật ( giọnh bé Thu hồn nhiên , nhí nhảnh ; giọng ông hiền từ , chậm rãi ) và nội dung bài văn .
Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài . có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa bài đọc trong SGK . Thêm một số tranh ảnh về cây hoa trên ban công , sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố ( nếu có ) .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1-Giới thiệu chủ điểm và bài đọc 
-Gv giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh ( nói về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sống xung quanh )
-Bài học đầu tiên - Chuyện một khu vườn nhỏ – kể về một mảnh vườn trên tầng gác ( lầu ) của một ngôi nhà giữa phố .
2-Hướng dẫn hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
-Gv giới thiệu tranh minh học khu vườn nhỏ của bé Thu ( SGK ) ; giới thiệu thêm một vài tranh , ảnh về cây hoa trên ban công , sân thượng trong các ngôi nhà ở thành phố.
-Có thể chia bài thành 3 đoạn : 
Đoạn 1: câu đầu, 
Đoạn 2: tiếp theo đến không phải là vườn , 
Đoạn 3: phần còn lại .
a)Luyện đọc
-Gv nghe hs đọc , sửa lỗi về phát âm , giọng đọc cho hs ; giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải phía sau bài ( săn soi , cầu viện ) .
-Gv đọc diễn cảm toàn bài ngắt nghỉ đúng chỗ , nhấn mạnh các từ ngữ gợi tả ( khoái , rủ rỉ , ngọ nguậy , bé xíu, đỏ hồng , nhọn hoắt ) ; đọc rõ ràng giọng hồn nhiên , nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ , chậm rãi của người ông .
-1hs khá giỏi đọc một lượt toàn bài .
- 3 hs đọc nối tiếp từng đoạn của bài .(3 lượt)
-1 đọc bài trước lớp 
b)Tìm hiểu bài 
-Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
-Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ?
-Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
-Em hiểu “ đất lành chim đậu” là thế nào ?
+Gv bình luận : Loài chim chỉ bay đến sinh sống , làm tổ , ca hát ở những nơi có cây cối , sự bình yên , môi trường thiên nhiên sạch đẹp . Nơi ấy không nhất thiết phải là một cánh rừng , một cánh đồng , một công viên hay một khu vuờn lớn . Có khi đó chỉ là một mảnh vườn nhỏ bằng một manh chiếu trên ban công của một căn hộ tập thể trong thành phố . Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên , cây hoa , chim chóc , biết tạo cho mình một khu vườn , dù chỉ nhỏ như khu vườn trên ban công nhà bé Thu thì môi trường sống xung quanh chúng ta sẽ trong lành , tươi đẹp hơn .
+ Em nào có thể tóm tắt được nội dung chính của bài.
-Gv chốt lại ghi bảng 
-Thu thích ra ban công để đựơc ngắm nhìn cây cối , nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công .
-Cây quỳnh: lá dày , giữ được nước ; cây hoa ti gôn : thò những cái râu , theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu ; cây hoa giấy: bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng ; cây đa Ấn Độ : bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt , xoè những lá nâu rõ to . . 
-Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn .
-Nơi tốt đẹp , thanh bình sẽ có chim về đậu , sẽ có người tìm đến để làm ăn .
-Hs lắng nghe
-Hs: Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành , tươi đẹp .
-2 em nhắc lại
c)Hướng dẫn hs đọc diễn cảm 
-Đọc diễn cảm một đoạn để làm mẫu cho hs . 
-Gv theo dõi , uốn nắn .
Chú ý : 
- Phân biệt lời bé Thu , lời của ông .
-Hs luyện đọc diễn cảm. –luyện đọc nhóm đôi.
-Hs luyện đọc diễn cảm theo cách phân vai . 
-4 hs thi đọc diễn cảm trước lớp .
3-Củng cố , dặn dò :
-Nhắc lại nội dung bài văn ?
-Nhắc nhở hs làm theo bé Thu có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh .
-Nhận xét tiết học .
-Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành , tươi đẹp .
 TOÁN 
LUYỆN TẬP
I-MỤC TIÊU
Giúp hs củng cố về : 
Kĩ năng thực hiện tính cộng với các số thập phân .
Sử dụng các tính chất của phép cộng để tính theo cách thuận tiện .
So sánh các số thập phân .
Giải bài toán có phép cộng nhiều số thập phân .
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Gv nhận xét ghi điểm
-2 hs lên bảng làm bài tập 1a,c và 3b,d/51,52
Bài 1: a) 5,27 + 14,35 + 9,25 = 28,87
 c) 20,08 + 32,91 + 7,15 = 60,14
Bài 3: b) 38,6 + 2,09 + 7,91
 =38,6 + (2,09+7,91 )
 = 38,6 + 10 = 48,6
d) 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,55 
 = (7,34 + 2,66 ) + (0,45 + 0,55)
 = 10 + 1 = 11
-Cả lớp nhận xét , sửa bài .
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Giới thiệu bài 
-Giới thiệu trực tiếp .
2-2-Luyện tập thực hành 
Bài 1 :
- Yêu cầu Hs đọc đề bài và làm bài .
-Nhắc HS đặt tính dọc .
Bài 2 :
- Yêu cầu Hs đọc đề , làm bài .
Bài 3 :
- Yêu cầu Hs đọc đề và làm bài .
-Cả lớp sửa bài .
Bài 4 :
- Yêu cầu Hs đọc đề và làm bài .
 15,32 27,05 
 + 41,69 + 9,38
 8,44 11, 23
 65,45 47,66
 15,32 27,05 
 + 41,69 + 9,38
 8,44 11, 23
 65,45 47,66
b) 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 
 = (6,9 + 3,1) + (8,4 + 0,2)
 = 10 + 8,6
 = 18,6
d) 4,2 + 3,5 + 4,5 + 6,8 
 = (4,2 + 6,8) + (3,5 + 4,5)
 = 11 + 8 = 19
3,6 + 5,8 > 8,9
7,56 < 4,2 + 3,4 
5,7 + 8,8 = 14,5
0,5 > 0,08 + 0,4
Ngày thứ hai dệt được :
 28,4 + 2,2 = 30,6 (m)
Ngày thứ ba dệt được :
 30,6 + 1,5 = 32,1 (m)
Cả ba ngày dệt được :
 28,4 + 30,6 + 32,1 = 91,1 (m)
 Đáp số : 91,1m 
3-CỦNG CỐ , DẶN DÒ 
-Gv tổng kết tiết học .
-Dặn hs về nhà làm BT 2a,c/52
ĐẠO ĐỨC
THỰC HÀNH GIỮA KÌ I
Thứ hai, ngày 09 tháng 11 năm 2010
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong Luật bảo vệ môi trường .
Ôn lại cách viết những từ ngữ chứa tiếng có âm đầu n/l hoặc âm cuối n/ng 
II-ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
Một số phiếu nhỏ viết từng cặp chữ ghi tiếng theo cột dọc ở BT2a , 2b để hs “ bốc thăm” , tìm từ ngữ chứa tiếng đó .
Bút dạ , giấy khổ to để các nhóm thi tìm từ nhanh theo yêu cầu ở BT3b .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1-Giới thiệu bài : 
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học .
2-Hướng dẫn hs nghe , viết 
-Gv đọc Điều 3 , khoản 3 , Luật bảo vệ môi trường ( về Hoạt động bảo vệ môi trường )
-Nội dung Điều 3 , khoản 3 , Luật bảo vệ môi trường nói gì ?
-Nhắc hs chú ý cách trình bày điều luật : xuống dòng sau khi viết Điều 3 , khoản 3) ; những chữ viết trong ngoặc kép ( “ Hoạt động bảo vệ môi trường” ) , những chữ viết hoa ( Luật bảo vệ . . . , Điều 3...); những từ các em dễ viết sai ( phòng ngừa , ứng phó , suy thoái )
-Đọc cho hs viết .
-Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt .
-Gv chấm chữa 7-10 bài .
-Nêu nhận xét chung .
-Hs theo dõi SGK .
-Giải thích thế nào là bảo vệ môi trường 
-Đọc thầm bài chính tả 
-Gấp SGK .
-Hs viết .
-Hs soát lại bài , tự phát hiện lỗi và sửa lỗi 
-Từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai .
3-Hướng dẫn hs làm BT chính tả 
Bài tập 2 :
-Hình thức hoạt động : Gv tổ chức hs bốc thăm cặp âm , vần cần phân biệt và thi viết các từ ngữ có tiếng chứa các âm , vần đó trên giấy nháp và bảng lớp . 
-Gv cùng cả lớp nhận xét .
-Hs làm BT 2a 
-Cách chơi : 
+Hs lần lượt bốc thăm , mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu ( VD : lắm – nắm ) ; tìm và viết thật nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó ( VD : thích lắm – nắm cơm ) . cả lớp làm vào VBT .
+Hs đọc từ ngữ đã ghi lên bảng . VD : lắm điều – nắm tay .
+Kết thúc trò chơi , 2-3 hs đọc lại một số cặp từ ngữ phân biệt.
Bài tập 3 :
-Hình thức hoạt động : Gv tổ chức cho các nhóm hs thi tìm từ láy âm đầu nghĩa hoặc từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng (trình bày trên giấy khổ to dán trên bảng lớp ) 
-Lời giải :
+Từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng : loong coong , loong boong , loảng xoảng, leng keng , sang sảng , đùng đoàng , quang quác , ông ổng , ăng ẳng , ùng ục... 
-Làm BT 3b .
4-Củng cố , dặn dò 
-Dặn hs ghi nhớ cách viết chính tả những từ ngữ đã luyện tập ở lớp .
-Nhận xét tiết học , biểu dương những hs tốt .
TOÁN
TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN 
I-MỤC TIÊU
Giúp hs : 
Biết cách thực hiện phép trừ øhai số thập phân .
Aùp dụng phép trừ hai số thập phân để giải các bài toán có liên quan .
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-KIỂM TRA BÀI CŨ 
-Gv nhận xét ghi điểm 
-2 hs lên bảng làm bài tập 2a,c/52
a) 4,68 + 6,03 + 3,97 
 = 4,68 + 10 
 = 14,68
c) 3,49 + 5,7 + 1,51 
 = (3,49 +1,51) + 5,7
 = 5 + 5,7 = 10,7
-Cả lớp nhận xét , sửa bài .
2-DẠY BÀI MỚI
2-1-Giới thiệu bài 
-Trong tiết học toán này chúng ta sẽ học phép trừ hai số thập phân và vận dụng để giải các bài toán có liên quan .
2-2-Hướng dẫn thực hiện phép trừ hai số thập phân 
a)Ví dụ 1
* Hình thành phép trừ 
-Để tính được độ dài đường thẳng BC làm thế nào ?
* Đi tìm kết quả 
-Tìm cách thực hiện phép tính 4,29m – 1,84m ?
*Giới thiệu kĩ thuật tính 
-Cách làm của bạn rất mất thời gian, cho nên em hãy đặt tính và tính .
+Đặt tính sao cho hai dấu phẩy thẳng cột , các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau .
+Trừ như trừ các số tự nhiên .
+Viết dấu phẩy ở  ... ững tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra 
+Kiến nghị , cách giải quyết .
+Lời cảm ơn .
Chữ kí của người viết đơn ở cuối đơn .
II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
Hs đọc lại đoạn văn , bài văn về nhà các em đã viết lại .
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV tuần 6 , các em đã luyện tập viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam . Trong tiết học hôm nay , gắn với chủ điểm Giữ lấy màu xanh , các em sẽ luyện tập viết là đơn kiến nghị về bảo vệ môi trường .
2-Hướng dẫn hs viết đơn 
Hs đọc yêu cầu BT .
Gv mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn : mời 2,3 hs đọc lại .
Gv cùng cả lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn :
Tên của đơn
Đơn kiến nghị
Nơi nhận đơn 
+Đơn viết theo đề 1 : ủy ban nhân dân hoặc công ti cây xanh ở địa phương ( huyện , thị trấn )
+Đơn viết theo đề 2 : ủy ban nhân dân hoặc công an ở địa phương ( thị trấn )
Giới thiệu bản thân 
Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố ( đơn viết theo đề 1 ); bác tổ trưởng dân phố hoặc trưởng thôn .( đơn viết theo đề 2 )
Gv nhắc hs trình bày lí do viết đơn ( tình hình thực tế , những tác động xấu đã xảy ra ) sao cho gọn rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy được tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm ngay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
Một vài hs nói đề bài các em đã chọn .
Hs viết đơn vào vở .
Hs nối tiếp nhau đọc lá đơn cả lớp và gv nhận xét về nội dung , cách trình bày lá đơn . VD :
KHOA HỌC
TRE, MÂY, SONG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nêu được đặc điểm và ứng dụng của tre, mây, song trong cuộc sống.
- Nhận ra một số đồ dùng hằng ngay làm bằng tre, mây, song .
- Nêu được cách bảo quản đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Cây tre, mây, song (thật hoặc cây giả hoặc ảnh).
- Hình minh họa trang 46, 47 SGK.
- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động : Khởi động
 KTBC: Nhận xét về bài kiểm tra của HS.
- GV yêu cầu HS mở SGK và hỏi: Chủ đề của phần 2 có tên là gì?
 GTB: Bài học đầu tiên của phần 2 chúng ta tìm hiểu về “Tre, mây, song ”.
Hoạt động 1 : Đặc điểm và công dụng của tre, mây, song trong thực tiễn
- Đưa ra cây tre, mây, song thật hoặc giả hoặc tranh ảnh và hỏi:
+ Đây là cây gì? Hãy nói những điều em biết về loại cây này?
- Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết về thiên nhiên.
- Yêu cầu HS chỉ rõ đâu là tre, mây, song .
- Yêu cầu HS đọc bảng thông tin trang 46 SGK và làm vào phiếu so sánh về đặc điểm của tre, mây, song.
- Chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu học tập cho từng nhóm.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận, làm phiếu.
- Yêu cầu các nhóm dán phiếu và đọc phiếu của mình, các nhóm khác nhận xét.
- Nhận xét, kết luận về lời giải đúng:
Tre, mây, song là những loại cây quen thuộc với làng quê Việt Nam.
Hoạt động 2: Một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song 
- GV sử dụng các tranh minh họa trang 47 SGK. Tổ chức cho HS hoạt động theo cặp.
- Yêu cầu: Quan sát từng tranh minh họa và cho biết:
+ Đó là đồ dùng nào?
+ Đồ dùng đó làm từ vật liệu nào?
- Gọi HS trình bày ý kiến.
+ Em còn biết những đồ dùng nào làm từ tre, mây, song ?
* Kết luận: Tre, mây, song là những vật liệu thông dụng, phổ biến ở nước ta. Sản phẩm của vật liệu này rất đa dạng và phong phú.
 Hoạt động 3: Cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song 
- Nhà em có đồ dùng nào làm từ tre, mây, song. Hãy nêu cách bảo quản đồ dùng đó của gia đình mình.
- Nhận xét, khen ngợi những gia đình HS có cách bảo quản đồ dùng tốt.
* Kết luận: Những đồ dùng được làm từ tre, mây, song là những hàng thủ công dễ mốc ẩm, nên để chống ẩm cần sơn dầu để bảo quản. Đặc biệt không nên để đồ dùng này ngoài mưa, nắng.
Hoạt động : Kết thúc
- Dặn HS về nhà tìm hiểu các đồ dùng trong nhà được làm từ sắt, gang, thép.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích tham gia xây dựng bài.
- Lắng nghe.
- Vật chất và năng lượng.
- Nhắc lại, ghi vở.
- Quan sát và trả lời theo hiểu biết thực tế của mình.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Trao đổi và hoàn thành phiếu.
- 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung ý kiến và thống nhất.
- Lắng nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, tìm hiểu về từng hình theo yêu cầu.
- 3 HS tiếp nối nhau trình bày.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Tiếp nối nhau trả lời.
- Lắng nghe.
KỂ CHUYỆN
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI 
I-MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU 
Rèn kĩ năng nói :
Dựa vào lời kể của Gv và tranh minh họa, Hs biết kể lại từng đoạn trong câu chuyện theo tranh minh họa và lời gợi ý dưới tranh , phỏng đoán được kết thúc của câu chuyện .
Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên , không giết hại thú rừng .
Rèn kĩ năng nghe :
Tập trung nghe cô kể chuyện , nhớ chuyện .
Chăm chú theo dõi bạn kể chuyện ; nhận xét , đánh giá đúng lời kể của bạn , kể tiếp được lời bạn .
II-ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC 
Tranh minh họa trong SGK 
Nội dung truyện : NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI 
1-Từ chập tối , người đi săn đã lối cái súng kíp trên gác bếp xuống , xếp đạn vào chiếc túi vải chàm , rồi đeo cái đèn ló trước trán , vào rừng . Mùa trám chín , chắc nai về nhiều rồi , đi săn thôi .
2-Người đi săn bước đến con suối .
Suối róc rách hỏi :
Đi đâu tối thế ?
Đi săn con nai .
Suối bảo :
Con nai hay đến soi gương xuống mặt suối . Đừng bắn con nai !
Người đi săn lùi lũi bước đi .
3-Tới gốc cây trám , anh ngồi xuống , hạ chiếc đèn ló . Cây trám hỏi :
Đến chơi với tôi à ?
Không phải .
Thế đi đâu ? Ở đây vắng quá ! Chẳng có ai đến chơi . Đến mùa quả mới nhìn thấy con nai về . Sắp đến lúc nai về đấy !
Tớ chỉ đợi lúc ấy . Cho nó một phát !
Sao ?
Cái đèn ló này . . . để rọi cho nai chói mắt , không biết đường chạy , cái súng này . . . để bắn .
Ác thế !
Thịt nai ngon lắm .
Cây trám rưng rưng :
Thế thì cút đi !
Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào , tức tưởi trên cây trám . Anh đợi.
4-Thế rồi , trên lưng đồi sẫm đen , dưới ánh trăng , bóng con nai hiện rõ dần . Ánh đèn ló trên trán người đi săn vụt rực lên . Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn . Con nai ngây ra đẹp quá . Người đi săn quên mất thịt nai ngon . Người đi săn quên hai tay đã giơ súng . Người đi săn lại nhớ ra lời suối , lời đồi , lời cây: Muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta , sao ta lại thèm ăn thịt bạn !
Con nai lặng yên , trắng muốt trong ánh sáng .
5-Người đi săn mải ngắm con nai , mồ hôi đầm trên trán . cái dây da tụt xuống , ánh đèn ló lệch vào bóng tối , mất bóng con nai . Con nai chạy biến . Người đi săn luống cuống giơ tay đẩy chiếc dây da lên . Nhưng trong làn sáng đèn không thấy con nai đâu .
Người đi săn ngơ ngẩn xuống đồi .
Vầng trăng đã nhìn thấy tất cả , mỉm cười :
Ngủ ngon được đấy ! Chúc ngủ ngon !
Lát sau , người đi săn đã ngồi trước bếp lửa , Khẩu súng , bao đạn lại treo lên hốc cột gác bếp . Đêm ấy , trong giấc ngủ dìu dịu , anh chiêm bao thấy con nai . Chưa bao giờ anh thấy một con nai đáng yêu đến thế .
Theo Tô Hoài .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG THẦY
HOẠT ĐỘNG TRÒ
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI 
1-Giới thiệu bài :
Gv nêu mục đích , yêu cầu của tiết học . 
-Hs kể chuyện về một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc nơi khác 
-HS quan sát tranh minh họa, đọc thầm các yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
2-Gv kể chuyện 
Giọng kể cần truyền cảm 
-Gv chỉ kể 4 đoạn tương ứng với 4 tranh trong Sgk . Bỏ lại đoạn 5 để hs tự phỏng đoán .
-Giọng kể chậm rãi , diễn tả rõ lời nói từng nhân vật , bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên , tả vẻ đẹp của con nai , tâm trạng người đi săn .
-Hs nghe .
3-Hướng dẫn kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện 
a)Kể lại từng đoạn của câu chuyện 
VD :
-Đoạn 1 gắn với tranh 1 : Một buổi tối , người đi săn bụng bảo dạ “ Mùa trám chín, nai về rồi . Mai ta phải đi săn thôi.” Thế là anh chuẩn bị súng và đồ dùng cho buổi săn hôm sau .
b)Đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào và kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán 
-Thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không? Chuyện gì xảy ra sau đó ?
-Gv kể tiếp đoạn 5 của câu chuyện .
c)Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện .
-Người đi săn có bắn con nai không ?Vì sao ?
+Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lập lại nguyên văn từng lời của cô.
-Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?
-Hs kể bằng lời của mình, không quá phụ thuộc vào lời kể của cô. 
-Hs kể theo cặp . Sau đó kể trước lớp .
-Hs kể theo cặp . Sau đó kể trước lớp .
-1 hs kể toàn bộ câu chuyện .
-Người đi săn thấy con nai quá đẹp , rất đáng yêu dưới ánh trăng , nên không nỡ bắn nó. Vì con nai quá đẹp , người đi săn say mê ngắm nó nên quên giương súng . . . 
-Hãy yêu quý và bảo vệ thiên nhiên , bảo vệ các loài vật quý. Đừng phá hủy vẻ đẹp của thiên nhiên ! 
4-Củng cố , dặn dò 
-Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe .
-Chuẩn bị nội dung cho tiết KC tuần 12 : tìm và đọc kĩ một câu chuyện em đã được nghe , được đọc có nội dung bảo vệ môi trường .
-Nhận xét tiết học 
SINH HOẠT

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan lop 5 13 CKTKN.doc